Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bắt đầu làm xe điện với Electric Baby Car

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bắt đầu làm xe điện với Electric Baby Car

    Hi,
    Tình hình là cu nhóc nhà mình rất thích chơi lái xe điện khi được đi công viên. Dạo này mùa mưa không đi được với lại cái máu DIY của tui nổi lên nên quyết định làm cho nó một cái xe chạy ắc quy. Theo tui tham khảo giá ở siêu thị BigC Huế thì xe này có mẫu mã đẹp nhưng nhìn về độ bền thì không cao và giá khá cao 1M6 hình như chưa có bình ắc quy kèm và mạch sạc. Hôm qua tui vừa mua bộ đề (starter) của xe máy về định quấn lại để làm động cơ cho xe. Sơ đồ mạch tạm thiết kế như hình sau:



    Sơ đồ trên điều khiển tốc độ động cơ bằng PWM và có bảo vệ ngắn mạch tầm 5A.

    Sơ đồ trên mới ở dạng thiết kế lý thuyết, bác nào đã từng làm vụ này xin cho vài kinh nghiệm về mạch điều khiển cũng như ghép nối cơ khí giữa động cơ và bánh xe.
    Cảm ơn các bác đã đọc bài, thân ái.
    Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
    Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

  • #2
    Theo em bác tìm cái động cơ bước, cái mô tơ đề xe máy băm xung cấp cho nó thì tẹt lửa chỗ tiếp xúc thanh quét.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
      Hi,
      Tình hình là cu nhóc nhà mình rất thích chơi lái xe điện khi được đi công viên. Dạo này mùa mưa không đi được với lại cái máu DIY của tui nổi lên nên quyết định làm cho nó một cái xe chạy ắc quy. Theo tui tham khảo giá ở siêu thị BigC Huế thì xe này có mẫu mã đẹp nhưng nhìn về độ bền thì không cao và giá khá cao 1M6 hình như chưa có bình ắc quy kèm và mạch sạc. Hôm qua tui vừa mua bộ đề (starter) của xe máy về định quấn lại để làm động cơ cho xe. Sơ đồ mạch tạm thiết kế như hình sau:



      Sơ đồ trên điều khiển tốc độ động cơ bằng PWM và có bảo vệ ngắn mạch tầm 5A.

      Sơ đồ trên mới ở dạng thiết kế lý thuyết, bác nào đã từng làm vụ này xin cho vài kinh nghiệm về mạch điều khiển cũng như ghép nối cơ khí giữa động cơ và bánh xe.
      Cảm ơn các bác đã đọc bài, thân ái.
      Em xin hoan nghinh đề tài này, nhưng em chỉ học hỏi thôi chứ không đủ kiến thức để góp ý!....Em cũng đang mài mò làm xe cho thằng nhóc.
      Cho em xin hỏi, cái nút reset trong lược đồ để làm gì?

      Đề tài này nếu có Bác ptoanel tham gia thì chắc là lý thú lắm. Cách nay 1 năm em có liên lạc email với Bác ấy, Bác ấy có gởi tặng em hình và bản vẽ thiết kế khung sường cộng với nhiếu ý kiến thú vị.
      |

      Comment


      • #4
        -Diode d4 dùng con 4007 điện thế ngược tối đa 1000v dòng 1 A.Khi động cơ chạy nhanh,dòng động cơ lớn ---->biến thiên I/t lớn------> điện thế ngược lớn,có thể >1000v ----->chết diode-------> chết irf 3205.

        -Nếu độ chế lại động cơ đề thì mua luôn cái động cơ có sẳn hộp số giãm tốc,giá thành tương đương,kết nối với bánh xe bằng dây sên.

        @tinhue:nút reset dùng khởi động lại khi động cơ > 5 A,mạch khóa irf 3205 không cho hoạt động.

        Comment


        • #5
          Hi,
          Xin cảm ơn sự góp ý của chú vi van pham, con xin trao đổi thêm một chút. Con D4 là diode tốc độ cao UF (ultra fast) nên nó có thể hoạt động ở tần số cao và có thể diệt được gai điện áp ngược, với nguồn nuôi 12VDC thì chắc không đến nổi làm nó chết chứ ạ? Về phần động cơ thì nó đi kèm luôn một hộp giảm tốc và có bánh răng ở ngoài, nếu cần tăng lực nữa thì có thể kết nối với sợi xích và dĩa để tăng lực kéo mạnh hơn. Động cơ này cũng sẽ quấn lại để hút dòng nhỏ bớt và có thể hoạt động thời gian dài hơn. Hiện tại Rotor của nó gồm 10 rãnh, 10 phiến góp, mỗi cuộn dây được quấn 3 vòng bằng dây có đường kính 1mm. Con định quấn lại dây 0.6mm và quấn mỗi cuộn 10 vòng, chú có kinh nghiệm trong vụ này thì bày cho con luôn nhé.
          Phần tháo dây đồng ra khỏi phiến góp cũng hơi khó bác nào có kinh nghiệm vụ này xin cho vài kinh nghiệm, tài liệu về quấn động cơ thì tui cũng sưu tập khá đầy đủ rồi nhưng chưa làm thực tế bao giờ nên cũng chưa dám manh động.
          Hình của cái động cơ đề đây:





          Rất mong nhận được nhiều lời góp ý của các bác.
          Thân ái.
          Last edited by Hard; 12-09-2011, 20:21.
          Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
          Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
            Hi,
            Xin cảm ơn sự góp ý của chú vi van pham, con xin trao đổi thêm một chút. Con D4 là diode tốc độ cao UF (ultra fast) nên nó có thể hoạt động ở tần số cao và có thể diệt được gai điện áp ngược, với nguồn nuôi 12VDC thì chắc không đến nổi làm nó chết chứ ạ? Về phần động cơ thì nó đi kèm luôn một hộp giảm tốc và có bánh răng ở ngoài, nếu cần tăng lực nữa thì có thể kết nối với sợi xích và dĩa để tăng lực kéo mạnh hơn. Động cơ này cũng sẽ quấn lại để hút dòng nhỏ bớt và có thể hoạt động thời gian dài hơn. Hiện tại Rotor của nó gồm 10 rãnh, 10 phiến góp, mỗi cuộn dây được quấn 3 vòng bằng dây có đường kính 1mm. Con định quấn lại dây 0.6mm và quấn mỗi cuộn 10 vòng, chú có kinh nghiệm trong vụ này thì bày cho con luôn nhé.
            Phần tháo dây đồng ra khỏi phiến góp cũng hơi khó bác nào có kinh nghiệm vụ này xin cho vài kinh nghiệm, tài liệu về quấn động cơ thì tui cũng sưu tập khá đầy đủ rồi nhưng chưa làm thực tế bao giờ nên cũng chưa dám manh động.
            Cái đề của Hard mới toanh vậy? Xài sang quá nhỉ? Thấy còn cã tem nhản? Mua bao nhiêu? hàng Nhật hay TQ? Em chỉ mua đồ củ ở Tạ Uyên Q5 TPHCM, giá 25K
            Em quấn lại 10 vòng dây 0.7mm, chay tốt.
            Mạch khóa IRF 3205, phải reset lại mới chạy thì không ổn lắm??? Hard có thể thiết kế lại để khống chế dòng tối đa (5A hoặc 7A) thôi chứ không cúp mạch.
            Thân ái!....
            Last edited by tinhue; 12-09-2011, 21:13.
            |

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
              Hi,
              Xin cảm ơn sự góp ý của chú vi van pham, con xin trao đổi thêm một chút. Con D4 là diode tốc độ cao UF (ultra fast) nên nó có thể hoạt động ở tần số cao và có thể diệt được gai điện áp ngược, với nguồn nuôi 12VDC thì chắc không đến nổi làm nó chết chứ ạ? Về phần động cơ thì nó đi kèm luôn một hộp giảm tốc và có bánh răng ở ngoài, nếu cần tăng lực nữa thì có thể kết nối với sợi xích và dĩa để tăng lực kéo mạnh hơn. Động cơ này cũng sẽ quấn lại để hút dòng nhỏ bớt và có thể hoạt động thời gian dài hơn. Hiện tại Rotor của nó gồm 10 rãnh, 10 phiến góp, mỗi cuộn dây được quấn 3 vòng bằng dây có đường kính 1mm. Con định quấn lại dây 0.6mm và quấn mỗi cuộn 10 vòng, chú có kinh nghiệm trong vụ này thì bày cho con luôn nhé.
              Phần tháo dây đồng ra khỏi phiến góp cũng hơi khó bác nào có kinh nghiệm vụ này xin cho vài kinh nghiệm, tài liệu về quấn động cơ thì tui cũng sưu tập khá đầy đủ rồi nhưng chưa làm thực tế bao giờ nên cũng chưa dám manh động.
              Hình của cái động cơ đề đây:


              Rất mong nhận được nhiều lời góp ý của các bác.
              Thân ái.
              1- điện áp ngược sinh ra trong trường hơp này là tích số hệ số tự cảm của động cơ với biến thiên I/t của động cơ,không lệ thuộc vào điện áp 12 volt .Cháu sử dụng dồng hồ đo ohm bằng kim,nguồn có 1,5 volt, khi đo các cuộn solenoid có hệ số tự cảm lớn mà bị điện giật bao giờ chưa?
              2-công thức thực hành tính đường kính dây dẫn là:d=căng số bậc 2 của I chia 2.Thí dụ dòng 9A.Căng số bậc 2 của 9 là 3 thì đường kính dây đồng là:3 chia 2 = 1,5 mm.
              Quấn mấy cái động cơ này chẳng có gì khó,nếu quấn ngược chiều thì cứ ngược chiều,không quấn khi thuận khi ngược. Cuối cùng cho chạy thử, đo dòng động cơ so sánh với công thức xem dây có chịu được cường độ đó không.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                1- điện áp ngược sinh ra trong trường hơp này là tích số hệ số tự cảm của động cơ với biến thiên I/t của động cơ,không lệ thuộc vào điện áp 12 volt .Cháu sử dụng dồng hồ đo ohm bằng kim,nguồn có 1,5 volt, khi đo các cuộn solenoid có hệ số tự cảm lớn mà bị điện giật bao giờ chưa?
                2-công thức thực hành tính đường kính dây dẫn là:d=căng số bậc 2 của I chia 2.Thí dụ dòng 9A.Căng số bậc 2 của 9 là 3 thì đường kính dây đồng là:3 chia 2 = 1,5 mm.
                Quấn mấy cái động cơ này chẳng có gì khó,nếu quấn ngược chiều thì cứ ngược chiều,không quấn khi thuận khi ngược. Cuối cùng cho chạy thử, đo dòng động cơ so sánh với công thức xem dây có chịu được cường độ đó không.
                Dạ cám ơn chú vi van pham, đúng là V=Ldi/dt ở đây cuộn dây chỉ có 10 vòng thì chắc cũng không đến nỗi chết diode đâu, mà cái này phải thử mới được, nếu bị hỏng diode thì có thể thay loại khác khủng hơn.
                Về đường kính dây quấn ở đây do dây cũ nó dùng cỡ 1mm nên khi tăng số vòng lên gấp 3 thì con cho tiết diện dây quấn nhỏ lui gấp 3, tính ra thì nó ở tầm 0.577mm nên chọn dây 0.6mm. Cũng có thể phải dùng dây cỡ 0.7mm cho chắc ăn vì động cơ đề nó làm việc chế độ ngắn hạn còn mình quấn lại để làm việc liên tục nên cần dây to hơn. Theo các tài liệu quấn dây, kích thước dây được tính toán theo công thức s=I/J. Với I là cường độ dòng điện, J là mật độ dòng điện. Đối với máy làm việc chế độ ngắn hạn có thể chọn J=9A/mm^2, chế độ dài hạn J=3-5A/mm^2.
                Chú có tài liệu gì hay về quấn động cơ không share cho con với?
                @tinhue: Cái đó tui mua nguyên cái bộ đề của Việt Nam dùng cho xe Dream, hãng Việt Sky thì phải, giá 190K trả bớt 10K mà không bán. Cái mạch khoá thì phải mở khoá nó mới chạy lại chứ, dùng reset cũng được mà không thì tắt điện rồi bật lại, cái đó là nguyên tắc cơ bản của mạch bảo vệ mà. Ở đây FET làm việc ở chế độ On/Off chứ không làm việc chế độ khuếch đại nên không khống chế dòng ở mức 5A được.
                Thân ái.
                Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                Comment


                • #9
                  1-Sao cháu lại dùng công thức S=i/j làm chi cho mệt vậy? công thức thực hành áp dụng dễ hơn không?

                  2-Quấn dây lên rotor rất đơn giản,cái khó là lên dây đồng cổ góp,tùy vào động cơ đặt vị trí chổi than như thế nào,vuông góc với tâm startor hay lệch 1 góc nào đó mà đặt dây đồng lên cổ góp.Lên sai dòng tăng rất nhiều,động cơ chạy chưa được 1 phút sẽ cháy ngay.
                  Cổ góp dùng cho dây 1mm,nay cháu dùng dây nhỏ hơn đừng giật sợi dây ra khỏi khe cổ góp ,nó rộng quá tán chặt dây rất nham nhở,xấu xí.Cháu cắt ngang sợi dây,dùng lưỡi cưa sắt mài mõng 2 bên,cưa dọc cổ góp tạo khe vừa cho dây đồng,sau đó dùng mủi đột tán lại.Khéo tay không ai biết là động cơ quấn lại.
                  Sau khi quấn không nên đổ keo AB kỹ quá,có thể phải quấn lại,đổ keo kỹ quá khó tháo ra,có khi rách cách điện phần đầu rotor .
                  3-Dòng điện không tuyến tính khi cháu tăng vòng dây lên gấp 3 đâu,do là động cơ DC nên dòng phụ thuộc nhiều vào điện trở cuộn rotor (khác với động cơ vạn năng AC)
                  4-Cuộn dây cho 1 lam đồng là 10 vòng,10 lam đồng là 100 vòng trên tiết diện khá lớn thì L cũng lớn đấy.Nếu diode chết cháu có thể nối tiếp 2 diode để tăng điện thế ngược
                  Last edited by vi van pham; 13-09-2011, 14:17.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                    1-Sao cháu lại dùng công thức S=i/j làm chi cho mệt vậy? công thức thực hành áp dụng dễ hơn không?

                    2-Quấn dây lên rotor rất đơn giản,cái khó là lên dây đồng cổ góp,tùy vào động cơ đặt vị trí chổi than như thế nào,vuông góc với tâm startor hay lệch 1 góc nào đó mà đặt dây đồng lên cổ góp.Lên sai dòng tăng rất nhiều,động cơ chạy chưa được 1 phút sẽ cháy ngay.
                    Cổ góp dùng cho dây 1mm,nay cháu dùng dây nhỏ hơn đừng giật sợi dây ra khỏi khe cổ góp ,nó rộng quá tán chặt dây rất nham nhở,xấu xí.Cháu cắt ngang sợi dây,dùng lưỡi cưa sắt mài mõng 2 bên,cưa dọc cổ góp tạo khe vừa cho dây đồng,sau đó dùng mủi đột tán lại.Khéo tay không ai biết là động cơ quấn lại.
                    Sau khi quấn không nên đổ keo AB kỹ quá,có thể phải quấn lại,đổ keo kỹ quá khó tháo ra,có khi rách cách điện phần đầu rotor .
                    3-Dòng điện không tuyến tính khi cháu tăng vòng dây lên gấp 3 đâu,do là động cơ DC nên dòng phụ thuộc nhiều vào điện trở cuộn rotor (khác với động cơ vạn năng AC)
                    4-Cuộn dây cho 1 lam đồng là 10 vòng,10 lam đồng là 100 vòng trên tiết diện khá lớn thì L cũng lớn đấy.Nếu diode chết cháu có thể nối tiếp 2 diode để tăng điện thế ngược
                    Dạ con cảm ơn những kinh nghiệm quý báu của chú, vấn đề đấu dây lên cổ góp con đọc trong tài liệu cũng khá kỹ rồi với lại cái này đơn giản nên mình cứ quấn lại y chang cái ban đầu là được rồi. Cái Rotor này nó không hàn dây lên cổ góp mà nó vắt qua rồi tán lại và phủ một lớp keo trắng và cứng như gốm sứ chứ không có hàn.
                    Ở động cơ đề này nó có một nhược điểm là kín như bưng không có một khe hở nào cả vì vậy vấn đề giải nhiệt của rotor cũng khá phức tạp đây. Nếu quấn tốt thì không sao chứ để nó sinh nhiệt nhiều thì rất nguy hiểm.
                    Thân ái.
                    Đường đến những ngày vinh quang không còn xa
                    Con đường chúng ta... chúng ta đã chọn.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
                      Dạ con cảm ơn những kinh nghiệm quý báu của chú, vấn đề đấu dây lên cổ góp con đọc trong tài liệu cũng khá kỹ rồi với lại cái này đơn giản nên mình cứ quấn lại y chang cái ban đầu là được rồi. Cái Rotor này nó không hàn dây lên cổ góp mà nó vắt qua rồi tán lại và phủ một lớp keo trắng và cứng như gốm sứ chứ không có hàn.
                      Ở động cơ đề này nó có một nhược điểm là kín như bưng không có một khe hở nào cả vì vậy vấn đề giải nhiệt của rotor cũng khá phức tạp đây. Nếu quấn tốt thì không sao chứ để nó sinh nhiệt nhiều thì rất nguy hiểm.
                      Thân ái.
                      Ái chà chà cháu chủ quan quá rồi đấy,lên dây đồng trên cổ góp không phải dễ đâu cháu.Tùy vào tốc độ,người ta sẽ canh sớm hay muộn trên diện hình học.Cháu gặp rotor có rãnh xéo (ko song song với trục) khi đặt dây lên cổ góp sẽ khóc thét lên đấy.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi Hard Xem bài viết
                        Hi,
                        Tình hình là cu nhóc nhà mình rất thích chơi lái xe điện khi được đi công viên. Dạo này mùa mưa không đi được với lại cái máu DIY của tui nổi lên nên quyết định làm cho nó một cái xe chạy ắc quy. Theo tui tham khảo giá ở siêu thị BigC Huế thì xe này có mẫu mã đẹp nhưng nhìn về độ bền thì không cao và giá khá cao 1M6 hình như chưa có bình ắc quy kèm và mạch sạc. Hôm qua tui vừa mua bộ đề (starter) của xe máy về định quấn lại để làm động cơ cho xe. Sơ đồ mạch tạm thiết kế như hình sau:
                        Hi!....
                        Mấy hôm nay, ngao du Huế, Đà Nẵng , Singapore, nên chỉ ghé qua dđ chút chút. Hôm nay về nhà mới có thì giờ online nhiều hơn.
                        Vấn đề Hard muốn DIY một con Electric Babycar cho bé, mình xin ũng hộ.
                        Các loại xe Babycar trên thị trường, dù đạp hay điện, nếu vừa túi tiền, tầm tầm 2M trở xuống, thì ôi thôi!, chỉ dùng cho Bé chụp hình hoặc dùng để đút cơm cho bé thì được, chứ để cho bé sữ dụng thì không ổn tí nào.
                        Nói chung, xe nội và cả xe ngoại mà mình được biếu tặng 2 chiếc thì mẩu mã rất bắt mắt, nhưng những đặc tính kỹ thuật cần thiết cho một xe CAR thì dù dể tính thế nào cũng khó chấp nhận được.

                        Nói chung, khi dân điện tử, muốn DIY một sản phẩm, cái khó khăn không phải là điện tử mà khó nhất lại là khâu thiết kế chế tạo cơ khí.. DIY phụ thuộc cơ khí rất nhiều.
                        Khâu điện tử thì mình xin nhường Bác Vivanpham đở đầu còn cơ khí chế tạo thí mình sẽ cố găng góp ý.
                        Trước hết mình xin up ành 2 chiếc Babycar đạp cơm để gây cảm hứng cho các bạn.
                        Chiếc TTK Custom, mình sản xuất năm 1981 (Đã 30 năm), lúc con đầu lòng 5 tuổi, hiện nay cháu nội vẩn đang dùng tốt / chiếc RIDE CAFE mình mới tái bản đầu năm 2011 cho cháu ngoại. Các bạn có thể đến RIDE CAFE tại 382/4 Nguyễn thi Minh Khai Q3 tpHCM uống 01 ly cafe và tận mục sở thị.
                        Tuy là mẩu Babycar đạp cơm, dùng cho 5t-12 tuổi nhưng nếu trẻ hiếu động, có thể rất vận tốc, chạy trong khuôn viên nhà có thể va quệt các chậu hoa, kiển, bong-sai bể như chơi.
                        Kỳ sau sẽ up bản vẽ Electric babycar.
                        Thân ái!!!
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi ptoanel Xem bài viết
                          Hi!....
                          Mấy hôm nay, ngao du Huế, Đà Nẵng , Singapore, nên chỉ ghé qua dđ chút chút. Hôm nay về nhà mới có thì giờ online nhiều hơn.
                          Vấn đề Hard muốn DIY một con Electric Babycar cho bé, mình xin ũng hộ.
                          Các loại xe Babycar trên thị trường, dù đạp hay điện, nếu vừa túi tiền, tầm tầm 2M trở xuống, thì ôi thôi!, chỉ dùng cho Bé chụp hình hoặc dùng để đút cơm cho bé thì được, chứ để cho bé sữ dụng thì không ổn tí nào.
                          Nói chung, xe nội và cả xe ngoại mà mình được biếu tặng 2 chiếc thì mẩu mã rất bắt mắt, nhưng những đặc tính kỹ thuật cần thiết cho một xe CAR thì dù dể tính thế nào cũng khó chấp nhận được.

                          Nói chung, khi dân điện tử, muốn DIY một sản phẩm, cái khó khăn không phải là điện tử mà khó nhất lại là khâu thiết kế chế tạo cơ khí.. DIY phụ thuộc cơ khí rất nhiều.
                          Khâu điện tử thì mình xin nhường Bác Vivanpham đở đầu còn cơ khí chế tạo thí mình sẽ cố găng góp ý.
                          Trước hết mình xin up ành 2 chiếc Babycar đạp cơm để gây cảm hứng cho các bạn.
                          Chiếc TTK Custom, mình sản xuất năm 1981 (Đã 30 năm), lúc con đầu lòng 5 tuổi, hiện nay cháu nội vẩn đang dùng tốt / chiếc RIDE CAFE mình mới tái bản đầu năm 2011 cho cháu ngoại. Các bạn có thể đến RIDE CAFE tại 382/4 Nguyễn thi Minh Khai Q3 tpHCM uống 01 ly cafe và tận mục sở thị.
                          Tuy là mẩu Babycar đạp cơm, dùng cho 5t-12 tuổi nhưng nếu trẻ hiếu động, có thể rất vận tốc, chạy trong khuôn viên nhà có thể va quệt các chậu hoa, kiển, bong-sai bể như chơi.
                          Kỳ sau sẽ up bản vẽ Electric babycar.
                          Thân ái!!!
                          Lâu lắm rồi mới thấy ông bạn già,tôi chơi với đám trẻ buồn quá.
                          Mấy chiếc xe Pt làm đẹp quá, sao không phủ kín lại như 1 chiếc xe hơi? Tôi góp ý Pt dùng giấy lịch dán lại làm thùng xe.Sau đó ra chợ Kim Biên mua sợi thủy tinh dùng con lăn sơn phủ lên lớp Polyester, chồng chất nhiều lớp lên cái khung bằng giấy lịch đó Pt sẽ có cái khung xe mà dân thợ gọi là composit đó.
                          Nghe Quanghien nói Pt ở saigon luôn rồi hả?

                          Comment


                          • #14
                            Góp ý thêm!....
                            @Hard.
                            _ Diode mắc // với cảm kháng gọi là diode free wheel.
                            _Con 4007 // motor sẽ chết > IRF chết theo.
                            _ 4007 không chết ví dòng mà chết vì dòng tức thời.
                            _ 4007 không chết ví áp mà chết vì tốc độ. (áp đánh ngược tỷ lệ thuận với vận tốc).
                            _ Trong các mạch tuyến tính thì có thể dùng 4007 làm D Free wheel.
                            _ Trong PWM không nên ( không bao giờ) dùng 4007 làm D Free Wheel vì lý do là tốc độ đáp ứng không đủ.
                            _ Trong vài trường hợp đặc biệt hơn, con 1N4148 ở tần dao động cũng phải bị loại.
                            Thân ái!...

                            Comment


                            • #15
                              Nếu diode chết cháu có thể nối tiếp 2 diode để tăng điện thế ngược
                              Chỗ này hình như bác hơi bị nhầm lẫn một chút. Khi có gai điện áp thì điốt phân cực thuận. Nếu chết điốt là do dòng cảm ứng quá lớn, phải mắc song song hoặc thay điốt chịu dòng lớn hơn.

                              Bác có thể hướng dẫn chi tiết cách làm vỏ bằng composit (mua nguyên vật liệu, pha chế...). Xin cám ơn bác trước.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              Hard Nothing to say Tìm hiểu thêm về Hard

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X