Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một vấn đề thắc mắc về điện (nối đất)!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi chung1608 Xem bài viết
    bạn nói mắc 1 pha xuống đất là thế nào? chứ mà mắc 1 pha trực tiếp xuống đất đồng nghĩa là sự cố pha chạm đất đấy. Khi đó relay 50 (chính xác là con 50N) ở trạm hạ áp sẽ tác động và cắt máy cắt của nhánh sự cố ra. Còn relay 50 là mã số Relay bảo vệ hệ thống điện theo ANSI
    bạn không hiểu ý mình rồi. mình nói là nếu như không nối 1 dây xuống đất thì khi người mình sờ tay vào 1 trong 2 dây đều không bị giật. như vậy thôi.
    Never forget who you are!

    Comment


    • #17
      .... thật !

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi bonchen2011 Xem bài viết
        Cho e hỏi 1 câu hỏi hơi gà thế này, điện e đề cập đến đây là điện dân dụng 1 pha chúng ta đang xài. Thế này nhá, ht điện thì có 2 dây, dây nóng và dây nguội (hay dây pha và dây trung tính). Khi ta cầm vào dây nguội thì không bị giật. Cầm vào dây pha thì ta bị giật -> tức là dòng điện truyền từ dây pha qua người xuống đất.
        Như vậy nếu ta thay người bằng một cái bóng đèn dây tóc, một đầu đèn nối với dây pha, một đầu nối với đất thì bóng đèn có sáng không ạ??? Bác nào thử rồi thì cho e lời đáp với, cảm ơn nhiều!:khi506:
        mình là dân điện lực đây bạn ah. trả lời câu hỏi của bạn nhé! thứ nhất khi bạn nối 1 bóng đèn vào 1 dây pha và 1 đầu nối vào thanh sắt khoảng 1,5m cắm vào vùng đất có độ ẩm thì đèn sẽ sáng. ở nông thôn ng ta vẫn dùng cách này để dùng. tuy nhiên hiệu suất ko cao so với dây trung tính. thứ 2 là điện thế đc sản xuất từ các nhà máy rất cao. hàng trăm hàng ngàn kv. điện đc sản xuất là điện 3 pha 1 trung tính bạn nhé. ng ta nối đất từ dây trung tính để cho an toàn. còn nói về nối đât thì có rất nhiều loại.
        vd như: -Nối đất trung tính của mạng 3 pha 4 dây, (thông thường đặt tại TBA hạ thế và phía dưới tủ chính),
        - Nối đất chống sét, (không được nối chung mấy cái nối đất khác).
        -Nối đất an toàn, (chính là nối đất cho các vỏ máy, tủ điện....)
        -Nối đất ESD để xả tĩnh điện.
        bạn có bao giờ chạm vào vỏ cái CPU của máy tính đang chạy hay vỏ cái amply đang hát ở nhà chưa? nó sẽ giật tê tê. khi đó việc nối đât vỏ thiết bị rất cần thiết. chắc bạn cũng đã nhìn thấy mấy cái phích cấm 3 chân rồi chứ? có ng thắc mắc là tại sao lại có 3 chân trong khi 1 chân nóng và 1 chân nguội là đc rồi. xin thưa chân thứ 3 ở giữa là chân nối đất đấy. việc nối đất sẽ tránh nguy cơ giật và cháy nổ khi thiết bị chạm vỏ. và tại các nhà máy hay các trạm phân phối nếu ko nối đất thì khi sét đánh vào đường dây thì sẽ rât nguy hiểm. ko chỉ nguy cho lưới mà còn ảnh hưởng rất lớn về hộ tiêu thụ.
        "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
        yahoo:
        gmail:

        Comment


        • #19
          còn việc nếu như ko nối đất tại các nhà máy thì khi mình chạm vào dây khi đang đứng dưới đất thì có bị giật ko? khi đó mạng điện của mình nó sẽ giống như 1 cái acquy xoay chiều rồi bạn. mình nghĩ nó se ko giật( theo mình nghi thôi). còn thực tế thì chẳng có nhà máy nào ko nối đất đâu bạn ah. đó là 1 việc làm tất yếu.
          "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
          yahoo:
          gmail:

          Comment


          • #20
            vấn đề nối đất còn nhiều thứ liên quan tới vận hành hệ thống lưới rất phức tạp. Điểm hình nếu ko nối đất thì điểm trung tính của hình Y có hiện tượng bị trôi đi về phía pha nào nhiều tải nhất, làm 2 pha còn lại tăng áp lên. Nói chung nối đất rất phức tạp ^^! Ở Mỹ có nhiều vùng điện lưới vào có 1 dây, còn hộ tiêu thụ tự nối đất đấy. Mà muốn giảm điện trở nối đất xuống đúng mức cho phép và đảm bảo kĩ thuật thì theo tính toàn sơ bộ, số cọc phải đóng hơi bị nhiều.

            Comment


            • #21
              đúng rồi nhiều ngừoi ngĩ rằng nối đất chỉ là đơn giảm nhưg thực tế ko phải vậy. nếu nó ko cần thiết thì ng ta sẽ ko làm rồi.
              "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
              yahoo:
              gmail:

              Comment


              • #22
                Nguyên văn bởi nguyenthily
                Điên xoay chiều mình dùng được lấy từ mạng điên 3 pha 4 dây. Tức là đâu ra của máy biến áp được mắc theo kiểu hình sao. Khi phân phối điện người ta sẽ tính toán cho tải trên 3 pha cố gắng cân bằng nhau, khi đó dòng điện trên dây trung hòa = 0. Nhưng thực tế thì không bao giờ được như vậy, nên để đam bảo cho dòng trên dây trung hòa =o người ta sẽ nối đất dây trung hòa ngay tại trạm biến áp. Chính nhờ có sự nối đất này mà khi bạn mắc 1 dây pha và nối xuống đất thì bóng đèn vẫn sáng. Do việc mình tự nối tiếp đất sẽ không đảm bảo trở kháng là nhỏ nhất nên điện áp sẽ không đạt 220v, khi đó bóng đèn sẽ sáng yếu hơn.
                mắc delta thì gắn thêm MBA tạo trung tính giả.

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi nhquangdt3k5 Xem bài viết
                  nhưng nếu không mắc 1 pha xuống đất thì khi mình sờ vào 1 dây sẽ không bị giật.
                  Theo lý thuyết là như vậy. Nhưng thực tế không thể nào cách ly hoàn toàn lưới điện với đất. Thí dụ như có 1 cành cây chạm vào dây điện, hay trời mưa làm cột điện bị ướt, hay một nhà nào đó có thiết bị chạm vỏ...

                  Nếu nối dây trung tính với đất thì điện áp các dây pha so với đất là 220V. Nếu không nối đất, lỡ có 1 dây pha chạm đất thì 2 pha còn sẽ có điện thế 380V so với đất.

                  Nếu không nối đất, Lỡ máy biến thế 12KV/380V bị chạm sơ cấp với thứ cấp thì người dân sẽ gặp nguy hiểm.

                  Comment


                  • #24
                    chính xác. chỉ còn thắc mắc là tại sao lại gọi điện lực là nhà đèn nhỉ? ???
                    "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
                    yahoo:
                    gmail:

                    Comment


                    • #25
                      Bởi vì lý do lịch sử, khi người Pháp mới mang điện sang thuộc địa, máy chạy điện rất ít và điện chủ yếu dùng để chiếu sáng cho khu phố tây và số rất ít nhà giàu bản xứ. Đối với người dân thời đó, nhà máy điện là nơi có nhiều đèn nhất. Trên tàu thủy hiện nay người ta vẫn gọi máy phát điện là "máy đèn" để phân biệt với máy chính - động cơ chính kéo chân vịt.

                      Một số tên cũ
                      Nhà đèn = nhà máy điện, sở điện lực
                      Nhà dây thép = bưu điện
                      Nhà đoan = thuế vụ, hải quan
                      Nhà ... thổ : miễn bàn
                      Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

                      Comment


                      • #26
                        Nguyên văn bởi bqviet Xem bài viết
                        Bởi vì lý do lịch sử, khi người Pháp mới mang điện sang thuộc địa, máy chạy điện rất ít và điện chủ yếu dùng để chiếu sáng cho khu phố tây và số rất ít nhà giàu bản xứ. Đối với người dân thời đó, nhà máy điện là nơi có nhiều đèn nhất. Trên tàu thủy hiện nay người ta vẫn gọi máy phát điện là "máy đèn" để phân biệt với máy chính - động cơ chính kéo chân vịt.

                        Một số tên cũ
                        Nhà đèn = nhà máy điện, sở điện lực
                        Nhà dây thép = bưu điện
                        Nhà đoan = thuế vụ, hải quan
                        Nhà ... thổ : miễn bàn
                        khâm phục khâm phục. mình là dân điện lực mà còn chưa rõ như thế. rất hay về câu trả lời của bạn, khoái nhất là câu cuối "nhà thổ: ...miễn bàn".
                        "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
                        yahoo:
                        gmail:

                        Comment


                        • #27
                          Nguyên văn bởi thuandienluc Xem bài viết
                          khâm phục khâm phục. mình là dân điện lực mà còn chưa rõ như thế. rất hay về câu trả lời của bạn, khoái nhất là câu cuối "nhà thổ: ...miễn bàn".
                          bạn không rành là vì có thể bạn ko ở Sài Gòn. Cái biến áp treo cột cũng có tên là bình điện đấy ^^!

                          Comment


                          • #28
                            sài gòn chánh cống bạn nhé. chắc tại mình it kinh nghiệm nên chưa đủ thâm hậu để biết.
                            "điều quan trọng khi lập nghiệp ko phải ở thành phố hay ở quê, mà quan trọng là chúng ta nhận định ra hướng đi nào là đúng"
                            yahoo:
                            gmail:

                            Comment


                            • #29
                              Cảm ơn các bạn nhiều nhá, mình còn khá nhiều thắc mắc về điện, nhớ lại mình sẽ hỏi tiếp. Mình thì học điện tử nhưng nhận thấy nhu cầu việc làm bên điện công nghiệp nhiều (có lẽ ngành điện tử nước mình còn "chuối" quá nên ít đất đề phát triển), nên mình bon chen, thắc mắc về điện 1 tí!

                              Comment


                              • #30
                                Một câu hỏi nữa là (xoay quanh điện dân dụng thôi). Giả sử trong nhà ta không có bất kì một thiết bị bảo vệ nào (cầu chì, CB,...) thì khi xảy ra chập điện thì sẽ như thế nào??? Nhà đèn có cơ chế hay thiết bị bảo vệ nào ko (mình nghe nói có CB tự động của nhà đèn sẽ nhảy)? Khi xảy ra chập như vậy thì cách khắc phục thế nào? (có cần phải kêu nhân viên điện lực tới bật lại CB (nếu có) không?).
                                Giờ mình mua cái CB (đen đen loại 1 pha), mắc 2 dây vào, sau đó cho chập điện thì cái CB đó sẽ tự ngắt phải không ạ?
                                Và cho mình hỏi cái nữa là cấu trúc đường điện từ nhà đèn đến nhà dân là như thế nào? (qua các thiết bị gì? cách đấu nối ra sao?).
                                Điện là một lĩnh vực cần an toàn cao, câu hỏi của e có thể hơi gà nhưng e nghĩ cần tìm hiểu kĩ lý thuyết trước cho chắc!

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                bonchen2011 Tìm hiểu thêm về bonchen2011

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X