Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc tí xíu về ngõ ra PT2272

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc tí xíu về ngõ ra PT2272

    Hi, chào mọi người. Hôm nay mình làm về mạch thu phát RF. Mình đang thắc mắc về 2 mã số của con PT2272, cụ thể là 2 mã sau:

    + PT2272-M4
    + PT2272-L4

    Trong đó, theo datasheet thì ngõ ra M là Momentary (chốc lát) & L là Latch (chốt).

    Vậy, chốt là khi mình bấm nút remote thì ngõ ra tương ứng sẽ được giữ lại (hold pulse), sau khi thả nút thì ngõ ra sẽ về 0. Hay là vẫn được giữ nguyên luôn ?

    Tương tự, với Momentary thì khi bấm nút remote, ngõ ra tương ứng sẽ ở dạng 1 chuỗi xung liên tục, hay là on trong 1 thời gian, rồi off luôn ?


    Ai làm về phần này rồi cho mình xin ý kiến. Để tham khảo trước khi mua đó mà.
    Cảm ơn đã góp ý. ^^

  • #2
    Như cách mà mã chữ cái đã thể hiện:
    - Chốt tức là khi bạn nhấn phím và thả phím ra thì ở mạch thu, tín hiệu vẫn được giữ lại và không trở về trạng thái ban đầu, phải nhấn thêm 1 lần nữa mới về trạng thái ban đầu.
    - Không tự giữ (momentary) là khi bạn nhấm phím bấm thì ở mạch thu, trạng thái thay đổi, thả phím thì về trạng thái ban đầu, nhấn giữ phím thì giữ trạng thái.

    Thân!
    "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần.Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận..."
    Lê lết, lay lất sống qua ngày! >:)

    Comment


    • #3
      Mình đã mua cái L4 về test. Kết quả là ngõ ra được giữ, nhưng bấm cái nữa nó ko tắt. Mà bấm phím khác nó mới tắt. Hơi hố tí xíu, dù sao cũng cảm ơn bạn đã chia sẻ.

      Comment


      • #4
        Vậy là mình nhớ nhầm về Latch rồi, ít dùng nên nhớ không kĩ.
        "Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần.Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận..."
        Lê lết, lay lất sống qua ngày! >:)

        Comment


        • #5
          L4 : bấm nút phát : Bên thu giữ trạng thái các nút nhấn . Nhả tay khỏi nút ... vẫn giữ thạng thái ( chốt ).

          Trạng thái ở đây do 4 đầu vào quyết định ( có thể có 4 mức logic hi , low đồng thời tùy ý ) bên thu sẽ chốt tương ứng ( nói đơn giản 4 trạng thái bên phát thế nào bên thu như vậy )

          M4 : bấm giữ nút ==> sáng , nhả nút tắt !
          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

          Comment


          • #6
            mấy cái này là mạch thu phát bằng sóng vô tuyến hả bạn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi congiola1991 Xem bài viết
              mấy cái này là mạch thu phát bằng sóng vô tuyến hả bạn
              Đúng rồi bạn.


              Nguyên văn bởi queduong Xem bài viết
              L4 : bấm nút phát : Bên thu giữ trạng thái các nút nhấn . Nhả tay khỏi nút ... vẫn giữ thạng thái ( chốt ).

              Trạng thái ở đây do 4 đầu vào quyết định ( có thể có 4 mức logic hi , low đồng thời tùy ý ) bên thu sẽ chốt tương ứng ( nói đơn giản 4 trạng thái bên phát thế nào bên thu như vậy )

              M4 : bấm giữ nút ==> sáng , nhả nút tắt !
              Vậy cái M4 mới đúng là cái mình cần mua.
              Anh queduong cho em hỏi thêm, trong datasheet có ghi là đối với M4, ngõ ra nó là ở dạng xung liên tục. Có cách nào để giữ cho ngõ ra luôn dùy trì ở mức 1 luôn ko anh (chỉ duy trì trong thời gian mình còn bấm giữ nút, buôn tay là trả về 0).


              Em dùng bộ thu phát này để thay cho các nút nhấn của mp3 player. Chạy thì có chạy, nhưng đôi khi không ổn định, em kích bằng C1815 để thay cho nút nhấn. Anh có thể góp ý gì cho em về phần này được không anh.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                Đúng rồi bạn.




                Vậy cái M4 mới đúng là cái mình cần mua.
                Anh queduong cho em hỏi thêm, trong datasheet có ghi là đối với M4, ngõ ra nó là ở dạng xung liên tục. Có cách nào để giữ cho ngõ ra luôn dùy trì ở mức 1 luôn ko anh (chỉ duy trì trong thời gian mình còn bấm giữ nút, buôn tay là trả về 0).


                Em dùng bộ thu phát này để thay cho các nút nhấn của mp3 player. Chạy thì có chạy, nhưng đôi khi không ổn định, em kích bằng C1815 để thay cho nút nhấn. Anh có thể góp ý gì cho em về phần này được không anh.
                M4 là đầu ra có tín hiệu khi giữ nút bấm ( nhả nút bấm thì mất ) ... việc đưa ra xung liên tục là do :
                Có bấn đề về việc bố trí mạch RF , hoặc liên quan đến bộ thu phát như Khoảng cách quá xa , bị nhiễu ( mất sóng , ngắt quãng ) , điện trở của Pt2262, PT2272 chưa đúng, anten không đúng v.v.

                ( chủ yếu tập trung ở tín hiệu sóng phát ra hoặc điện trở của PT2262/ PT2272 )

                Có nhiều yếu tố khiến đầu ra phập phù ( mà bạ nói là xung !!! ).

                ---
                Loại L4 nếu kết hợp với chân VT ( chân 17 của PT2272 ) cũng có thể giải quyết . Chân 17 của PT2272 sẽ là 1 khi tín hiệu phát tới đúng liên tục ( giữ nút ) và mất tín hiệu khi nhả nút ...
                Việc sử dụng IC and ( và ) kết hợp giữa chân 17 với 4 chân data out của PT2272 sẽ được cái tín hiệu Bấm tay giữ , nhả tay mất !!!

                IC and họ 74 , 40 có nhiều loại ... có thể dùng loại Nand ( not and ) nếu cần đảo tín hiệu đầu ra
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #9
                  Cảm ơn anh, em làm được rồi, đúng là cái M4 ngõ ra nó giữ khi mình giữ nút bấm trên remote. Chắc do em đọc datasheet mà hiểu sai.

                  Anh cho em hỏi thêm, có thể ứng dụng PT2262/2272 trong việc truyền data không anh, đặt biệt là data dạng analog. Em thấy mấy thiết bị điều khiển xe từ xa, có dùng các biến trở để điều khiển tốc độ xe. Vậy trong trường hợp này họ sẽ truyền data như thế nào vậy anh.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                    Cảm ơn anh, em làm được rồi, đúng là cái M4 ngõ ra nó giữ khi mình giữ nút bấm trên remote. Chắc do em đọc datasheet mà hiểu sai.

                    Anh cho em hỏi thêm, có thể ứng dụng PT2262/2272 trong việc truyền data không anh, đặt biệt là data dạng analog. Em thấy mấy thiết bị điều khiển xe từ xa, có dùng các biến trở để điều khiển tốc độ xe. Vậy trong trường hợp này họ sẽ truyền data như thế nào vậy anh.
                    PT2262/PT2272 chỉ được thiết kế dành cho điều khiển on/off và tốc độ của nó quá chậm .

                    Các đầu vào của nó đều là số ( 0,1 ) cho nên không thể đưa tín hiệu analog như âm thanh, điện áp biến thiên ..v..v vào đó được.

                    nếu truyền tốc độ chậm ( truyền số nhé ) vẫn có thể dùng được . Ước chừng chỉ chạy tốt ở 32 bít / giây ( he he ) ... bằng cách ta đưa 4 dữ liệu 0 , 1 vào 4 đầu vào ... kích hoạt chân TE ( active low ) ... truyền 4 bits đi ... sau đó ... ta disable cái chân TE , thay đổi dữ liệu ( 4 bits tiếp theo ) ... rồi lại kích hoạt ... Cứ như vậy mỗi lần ta truyền được 4 bits ... và 1 giây ước cừng sẽ đạt 8 lần truyền như vậy ( vì Pt2262/PT2272 xử lý chậm ...)

                    --- Các thiết bị điều khiển từ xa ??? sẽ được phân ra làm 1 vài loại cụ thể :
                    + loại chỉ on/off ( ta có thể dùng PT2262/PT2272 ) đơn thuần nó là số ... chủ yếu thực hiện các lệnh on/off như đóng cắt rơle, logic đầu ra
                    + loại kết hợp xử lý : ( các thiết bị đktx loại mới hay dùng) cho phép truyền cả tín hiệu analog và digital ... tín hiệu analog trong đktx thường là các giá trị điện áp .

                    Loại này thì thường dùng 1 thiết bị biến đổi trung gian : Ví dụ : Ta dùng MCU để biến đổi ADC ( analog sang digital ) ( tất nhiên việc chuyển đổi này cũng có thể dùng các IC (ADC )...
                    Các biến trở sẽ xác định mức điện áp rồi được chuyển ra các giá trị số tương ứng ... và được truyền đi .
                    Bên phần thu tái tạo lại tín hiệu dạng analog bằng cách nào đó ( như dùng PWM, DAC ) chẳng hạn ... chuyển đổi giá trị số thành điện áp.

                    + Điều khiển trực tiếp , tuyến tính : đặc điểm của nó là đáp ứng tốc độ rất nhanh , phần xử lý thường hay do thiết bị cuối ( thu nhận ) đảm nhiệm ...
                    có thể thay đổi giá trị analog đầu vào , điện áp , âm thanh rồi ghép thẳng vào mạch phát điều tần , điều pha ....
                    Trong mục này lại chia ra rất nhiều các thể loại :
                    VD : thay đổi điện áp để thay đổi tần số ghép , thay đổi cường độ để thay đổi mức logic ( như ta bật hệ thống micro vô tuyến tự động - đóng mở âm thanh vậy )

                    --- đktx là cả 1 ngành học rộng lắm !
                    Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                    Comment


                    • #11
                      PT2272 L4 cũng là con mình cần tìm

                      Comment


                      • #12
                        Cho em hỏi khi có tín hiệu đúng ở chân VT thì các ngõ data ra của pt2272-M4 ( chân 13,12,11,10) có điện áp = Vcc luôn hả? Trong datasheet ghi là output voltage: -0.3~VCC+0.3 có nghĩa là đang nói đến điện áp chân 13,12... phải không ạ?

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                          Hi, chào mọi người. Hôm nay mình làm về mạch thu phát RF. Mình đang thắc mắc về 2 mã số của con PT2272, cụ thể là 2 mã sau:

                          + PT2272-M4
                          + PT2272-L4

                          Trong đó, theo datasheet thì ngõ ra M là Momentary (chốc lát) & L là Latch (chốt).

                          Vậy, chốt là khi mình bấm nút remote thì ngõ ra tương ứng sẽ được giữ lại (hold pulse), sau khi thả nút thì ngõ ra sẽ về 0. Hay là vẫn được giữ nguyên luôn ?

                          Tương tự, với Momentary thì khi bấm nút remote, ngõ ra tương ứng sẽ ở dạng 1 chuỗi xung liên tục, hay là on trong 1 thời gian, rồi off luôn ?


                          Ai làm về phần này rồi cho mình xin ý kiến. Để tham khảo trước khi mua đó mà.
                          Cảm ơn đã góp ý. ^^
                          Momentary là khi bạn nhấn và giữ nút (có tín hiệu đầu vào đúng chuẩn) thì đầu ra có mức logic cao (on) còn khi bạn bỏ nút (không nhấn nữa) thì đầu ra có mức logic thấp (off);
                          Latch là khi bạn nhấn nút (đương nhiên là đúng chuẩn) thì đầu ra có mức logic cao, bạn không nhấn nữa nó vẫn giữ ở mức logic cao; để chuyển thành mức logic thấp thì bạn phải nhấn lại một lần nữa

                          Comment


                          • #14
                            Tất cả các đầu ra của PT2722 đều ở mức cao gần bằng Vcc mặc dù chưa bấm điều khiển.bác nào có kinh nghiệm tư vấn giúp em pal này với.cảm ơn các bác

                            Comment


                            • #15
                              Các bạn cho mình hỏi: Mình có bộ điều khiển từ xa sóng RF 315MHz dùng IC thu PT2272-m4 xài một thời gian thì IC nay hỏng (nóng và không bật tắt được) Sau khi thay 01 IC mới cùng mã số, nhấn các phím A, B, C, D trên remote thì chân 14 có lên mức cao nhưng các chân 10, 11,12,13, 17 không có phản ứng gì hết ráo (luôn là 0V), không lẻ IC mới bị hư hay các chân 1,2,3,4,5,6,7,8 mình đặt chưa đúng? khi tháo remote mình thấy L2 và L5 hàn xuống mass, bên mạch thu mình cũng làm tương tự (chân 2 và 5 hàn xuống mass) nhưng cũng không có gì thay đổi

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X