Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mạch tạo xung vuông biên độ 12V tần số thay đổi từ 10Hz đến 1MHz

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mạch tạo xung vuông biên độ 12V tần số thay đổi từ 10Hz đến 1MHz

    Các bác ơi em đang làm 1 mạch phát xung vuông biên độ 12V tần số thay đổi từ 10Hz đến 1MHz dùng IC 555, được tính theo công thức:
    f=1/[0,693xC1x(R1+2xR2)]
    em chọn R1=500(Ohm) ; C1=1nF.
    Để đạt được tần số tối đa 1MHz. Ta có:
    1MHz=1/[0,693xC1x(R1+2xR2)]
    Suy ra R2=472(Ohm)
    Tương tự để đạt tần số tối thiểu 10Hz. Suy ra R3(biến trở)=72(MOhm)
    Nhưng khi ra chợ mua thì người ta nói là biến trở tối đa chỉ được 2M, không lẻ giờ phải gắn 36 cái biến trở sao trời. Vả lại theo như datasheet thì chỉ có loại 7555 hoặc TLC 555 mới đạt tới 1MHz, mà ngoài chợ chỉ có bán 2 loại là LM555 và NE555. Bác nào có phương án khả thi xin giúp giùm em với. Em có gửi kèm sơ đồ dưới đây. Xin giúp giùm, cám ơn nhìu!
    Attached Files

  • #2
    Thế sao anh không chia thành nhiều thang nhỏ cho dễ. Thí dụ từ 10 đến 100, từ 100 đến 1000, ... rồi từ 100k đến 1M.

    Để chia thành nhiều thang thì có thể:
    1/. dùng một switch chuyển, thay đổi tụ điện.
    2/. dùng mạch chia tần số phía sau.
    Nhóc thích nghịch điện,
    Nhóc thích xì păm,
    Nhóc thích trêu mấy anh.
    Hi hi.

    Comment


    • #3
      Anh chưa hiểu cách em nói có thể nói rõ hơn 1 chút được không. Với lại chưa chắc mấy con LM555 hoặc NE555 có thể đáp ứng được tần số 1MHz nữa.

      Comment


      • #4
        ... í của cô nhóc muốn nói là dùng SW để thay đổi giá trị của C như vầy nè, nhóc chỉ được mỗi cái là nói hay bị ... đúng ...hihi....
        Attached Files

        Comment


        • #5
          Đồng ý là dùng SW để chọn C,như vậy việc R chỉ cần chọn cố định+1 biến trở nhưng mình xin góp ý là ko nên chọn R quá bé như thế,ít ra cũng phải chọn R từ vài k trở lên(chọn quá bé cỡ vài trăm ôm sẽ làm tăng công suất tiêu thụ của mạch)

          Comment


          • #6
            Lại mạch tạo xung vuông

            Nhưng hình như con LM555 chỉ đạt được tần số tối đa là 100Khz thôi. Nên em mới chuyển sang phương án dùng con NE566, con này tần số tối đa lên đến 1Mhz lận. Nhưng ko bít ngoài Nhật Tảo có bán ko, với lại ko bít ngoài thị trường có bán biến dung 100MicroFara ko ta vì em định dùng biến dung để điều chỉnh tần số. Bác nào bít xin giúp dùm thời gian gấp lắm rùi, em gửi kèm sơ đồ mạch nhờ các bác chỉ giáo giúp. à quên nữa trong mạch có tín hiệu Mod input là gì vậy, còn nguồn Vc nó=75% hoặc 100% V+, ko lẽ mình phải dùng 2 nguồn độc lập hả ta. À còn tần số được tính theo cthức:
            f=2[(V+) - Vc]/R.C.V+
            Mà thui để em gửi lun sơ đồ và datasheet lên lun
            Attached Files

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi minhlong
              , với lại ko bít ngoài thị trường có bán biến dung 100MicroFara ko ta vì em định dùng biến dung để điều chỉnh tần số
              Diode biến dung (varicap) có giá trị khoảng vài chục pF thôi (không đến hàng MF đâu.... )
              Nguyên văn bởi minhlong
              trong mạch có tín hiệu Mod input là gì vậy, còn nguồn Vc nó=75% hoặc 100% V+, ko lẽ mình phải dùng 2 nguồn độc lập hả ta
              Mod input (Modulation Input) là ngã vào của tín hiệu điều chế (khi đưa tín hiệu vào pin 5 thì tần số của sóng vuông sẽ thay đổi liên tục theo thời gian, giống như nguyên lý điều chế tần số FM vậy mà... )

              Về cấp nguồn, chỉ cần nguồn đơn thôi, áp nguồn nuôi trong khoảng từ 10V đến 24VDC là Ok.
              Attached Files

              Comment


              • #8
                Vậy thì mình chỉ cần cấp nguồn V+ thôi, còn đầu Mod input thì mình sẽ dùng mạch gì để thay đổi áp Vc làm cho tần số thay đổi, xin bác Mhz chỉ giáo dùm, đa tạ.

                Comment


                • #9
                  ... bác dùng biến trở VR mắc vào pin 5 (xem sơ đồ) để thay đổi áp Vc.
                  Attached Files

                  Comment


                  • #10
                    Cám ơn bác MHz nhiều nha nhưng khi mình thay đổi áp Vc thì không biết nó có ảnh hưởng đến biên độ sóng ngõ ra ko ta vì em cần biên độ 12 V. Nhân đây cho hỏi bác MHz xài cách gì mà vẽ mạch đẹp quá vậy, chứ tiểu đệ chỉ biết dùng ORCAD vẽ rồi chụp lại thôi, ^_^

                    Comment


                    • #11
                      Mà khoan ở mạch trên bác MHz tính Vc bằng cách nào vậy, lỡ giúp tiểu đệ rồi giúp cho trót luôn đi ^_^ ,ở nhà đệ tính bằng cách lấy Vcc/(R2 + VR + R3) rồi nhân cho (VR + R3) nhưng chắc ko đúng vì khi ta thay bất kỳ giá trị VR nào thì nó cũng ra Vc = 11,9V. vậy làm sao mình thay đổi áp Vc được
                      help me!!!!!!!!!!!!

                      Comment


                      • #12
                        ... áp dụng định luật Ohm vào mạch nối tiếp gồm nhiều điện trở, ta sẽ có áp ở điểm A (VA) và đểm B (VB) thay đổi trong khoảng từ 9V đến 11,9V khi ta thay đổi biến trở từ vị trí B đến A.... (xem hình)
                        Attached Files

                        Comment


                        • #13
                          Bác MHz có trên diễn đàn ko làm ơn chỉ dùm đệ cách tính áp Vc cho cái mạch mà bác vừa cho với, vì đệ tính bằng cách lấy Vcc/(R2 + VR + R3) rồi nhân với (VR + R3) mà chắc nó sai quá vì khi mình thử thay đổi VR bằng nhiều giá trị khác nhau thì nó vẫn cho 1 KQ Vc=11,9 V.vậy thì sai chắc rồi còn gì. Thôi lỡ giúp rồi thì giúp cho trót đi ^_^

                          Comment


                          • #14
                            Cám ơn bác nha em đang xem

                            Comment


                            • #15
                              Nhưng mà ở đây mình đang cần tính Vc mà chứ đâu phải Va, Vb

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              minhlong Tìm hiểu thêm về minhlong

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X