Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Độ khuếch đại dòng (Beta) của transistor không cố định, xem datasheet cũng thấy nhiều giá trị. Vậy làm sao xác định trị số khuếch đại dòng của transistor khi thiết kế mạch.
datasheet hay tài liệu kĩ thuật chỉ cho biết hệ số k đại dòng cực đại của trandito
còn khi thiết kế mạch
muốn biết thì chỉ có cách xác định dòng Ic, Ib
rồi áp dụng ct bê ta= Ic/Ib
Mình cũng đã đoán vậy. Tức là khi làm 1 mạch có ứng dụng mạch khuếch đại dùng transistor thì ta chỉ có thể ước lượng thông số bê ta là khoảng vài chục tới vài trăm đúng ko.
Mình cũng đã đoán vậy. Tức là khi làm 1 mạch có ứng dụng mạch khuếch đại dùng transistor thì ta chỉ có thể ước lượng thông số bê ta là khoảng vài chục tới vài trăm đúng ko.
ừ người ta có thể dùng phần mềm mô phỏng để xác định
còn trong thực tế ráp mạch thì khó khăn hơn
Mình cũng đã đoán vậy. Tức là khi làm 1 mạch có ứng dụng mạch khuếch đại dùng transistor thì ta chỉ có thể ước lượng thông số bê ta là khoảng vài chục tới vài trăm đúng ko.
ƯỚC LƯỢNG???
Nếu vậy chỉ đốt linh kiện mà thôi!
Tất nhiên chúng ta vẫn bị phụ thuộc vào nguồn linh kiện (chất lượng linh kiện), nhưng những công thức là không thể bỏ qua!
Trong môn điện tử không có từ "ước lượng", mà chỉ có:
Công thức + Kinh nghiệm thực tế
Còn bạn muốn xác định hệ số khuếch đại? Nó phụ thuộc vào mạch do bạn thiết kế chứ không phải datasheet! Bởi nhà sản xuất tạo cho bạn thông số cao nhất mà linh kiện đó có thể đạt được chứ không phải lắp thế nào nó cũng chạy như thế!!!
Thông thường nếu bạn thiết kế tốt thì mạch sẽ làm việc ổn định khi thông số của lnh kiện (thí dụ như bê ta chẳng hạn) thay đổi trong một phạm vi cho phép.
Vì thế, bạn có toàn quyền ước lượng một thông số ban đầu để làm cơ sở tính toán. Thí dụ như bạn cho tạm bê ta = 50. Sau đó sẽ tính toán mạch dựa trên con số 50 này.
Sau khi tính toán xong, bạn xem lại phần ổn định khi thông số ước lượng bị thay đổi từ min đến max thí dụ từ 25 đến 100 chẳng hạn. Nếu các thông số vào và ra thay đổi trong phạm vi hẹp, thì bài toán của bạn đã đạt được sự ổn định cần thiết.
Tuy nhiên, thông thường các tài liệu đều cho bạn một con số thường gặp (typical), nó nằm ở khoảng giữa các trị số min và max. bạn có thể lấy con số này để tính toán.
Độ khuếch đại dòng (Beta) của transistor không cố định, xem datasheet cũng thấy nhiều giá trị. Vậy làm sao xác định trị số khuếch đại dòng của transistor khi thiết kế mạch.
thanks
Thường dựa vào đặc tuyến hFE-IC, theo yeu cầu thiết kế ta có giả thiết là IC, sau đó suy ra hFE để phân cực cho BJT
Trên đồng hồ vạn năng Sanwa960 có thang đo hệ số KĐ dòng của transisto .
Chỉ việc cắm con Transisto vào đúng chỗ là biết ngay được bê-ta vào thời điểm đó .
Nếu muốn biét nó biến động thế nào thì lấy bật lửa đốt nóng nó lên , sẽ thấy kim chỉ thay đổi .
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
Trên đồng hồ vạn năng Sanwa960 có thang đo hệ số KĐ dòng của transisto .
Chỉ việc cắm con Transisto vào đúng chỗ là biết ngay được bê-ta vào thời điểm đó .
Nếu muốn biét nó biến động thế nào thì lấy bật lửa đốt nóng nó lên , sẽ thấy kim chỉ thay đổi .
Nói mấy cái vớ vẩn như trên thì ai mà chẳng biết. Đến trẻ con còn biết
chắc định câu bài đây
ừ người ta có thể dùng phần mềm mô phỏng để xác định
còn trong thực tế ráp mạch thì khó khăn hơn
Trong tất cả các phần mềm mô phỏng thì thông số khuyếch đại dòng của Transisto đều do người ta phải khai báo vào theo tên linh kiện . Trên cơ sở số liệu đó phần mềm sẽ tính toán mô phỏng các số liệu kế tiếp .
Nhiều Linh kiện có sẵn trong phần mềm được nhà sản xuất phần mềm khai báo sẵn từ trước . Đó không phải là giá trị thực tiễn .
Cùng một tên Linh kiện nhưng khác nguồn gốc sản xuất thì giá trị cũng có sự sai số
Cố học sử dụng thành thạo 5>6 phần mềm mô phỏng khác nhau nhé !
Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc . nguyendinhvan1968@gmail.com Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng
ví dụ ta cần thiết kế nguồn dòng cung câp dòng Ic=45mA cho tải là R2=100 ohm, Q2 = 2N2222
Sử dụng Proteus ta có đặc tuyến IC-VCE của 2N2222, ví dụ ta có điểm Q(45mA, 6,71V) và giá trị IB cần cung cấp cho Base là IB= 300uA
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Dạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.
Comment