Thông báo

Collapse
No announcement yet.

liên quan tụ điện

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • liên quan tụ điện

    xin chào các anh trên diễn đàn.........mới đăng ký được một tài khoản.lên trên này muốn hỏi ý kiến anh em tý.a em chi em ve cái tụ dùm với.em có 1 số câu hỏi còn v...v....
    1.tụ hoạt động trong điện DC và AC như thế nào
    2. tụ không có cực ( tụ hóa) khác gì so với tụ không có cực tính( tụ giấy)
    3 quá trình truyền tín hiệu của tụ như thế nào
    4 quá trình nạp xã của tụ ra sao( khi nào xã và khi nao nạp)
    .................
    em lên mạng nhưng em không thấy chỉ những vấn đề này
    mong các anh chỉ dùm với...........thank you nhiều

  • #2
    Bạn tìm quyển Cấu kiện điện tử, hoặc quyển Giáo trình vật liệu linh kiện và ứng dụng, hoặc trong trang lqv77.com... để tìm hiểu về này.

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi l_electronic Xem bài viết
      xin chào các anh trên diễn đàn.........mới đăng ký được một tài khoản.lên trên này muốn hỏi ý kiến anh em tý.a em chi em ve cái tụ dùm với.em có 1 số câu hỏi còn v...v....
      1.tụ hoạt động trong điện DC và AC như thế nào
      2. tụ không có cực ( tụ hóa) khác gì so với tụ không có cực tính( tụ giấy)
      3 quá trình truyền tín hiệu của tụ như thế nào
      4 quá trình nạp xã của tụ ra sao( khi nào xã và khi nao nạp)
      .................
      em lên mạng nhưng em không thấy chỉ những vấn đề này
      mong các anh chỉ dùm với...........thank you nhiều
      Đôi khi kiến thức nó đã có sẵn trong ta, chỉ tại ta quên mà thôi. Sở dĩ tôi nói vậy là vì (nếu tôi không lầm) tụ điện đã được học ngay từ phổ thông!
      Thôi thì bạn đã tốn công đăng ký tài khoản rồi thì tôi sẽ đáp ứng yêu cầu vậy.
      Tụ điện là linh kiện gồm 2 bản cực làm bằng chất dẫn điện đặt song song nhau, có 1 chất cách điện ở giữa gọi là chất điện môi. Chất cách điện có thể là mica, gốm, dầu, nilon, không khí... Và chất cách điện cũng được dùng để làm tên gọi cho tụ. Các loại tụ gốm , mica, không khí... đều là loại không có cực tính, tức không cần phân biệt đâu là bản cực âm, đâu là bản cực dương. Các loại tụ như tụ hóa , tụ tantannium là loại tụ có cực tính, tức tụ có phân biệt đâu là bản cực dương và đâu là bản cực âm. Vì vậy trên thân tụ có ghi dấu cực tính.
      Đối với dòng điện 1 chiều (DC), giữa 2 bản cực là một lớp cách điện nên sẽ khộng có dòng điện đi qua. Vì I=0 nên R=V/I => vô cực. Vậy tụ điện có sức cản là vô cực Ohm đối với DC.
      Tuy nhiên, khi quan sát hiện tượng tĩnh điện lúc tụ điện được nối vào nguồn DC ta thấy:
      Điện tích âm của nguồn sẽ tích vào bản cực nối với nó, Điện tích dương sẽ bị hút ra khỏi bản cực nối với cực dương. Sau một thời gian thì sẽ không còn hiện tượng trên nữa, lúc này giữa 2 bản cực sẽ có điện áp tương đương với điện áp nguồn DC. Hiện tượng này gọi là tụ nạp điện.
      Điện tích tụ nạp sẽ được tính theo công thức : Q= C.V
      Trong đó Q là điện tích (đơn vị là Cu-lông); C là điện dung của tụ điện (đơn vị là Fara) và V là điện áp nạp trên tụ (đơn vị là Vôn)
      Bây giờ nếu nối vào 2 bản cực của tụ một bóng đèn thì đèn sẽ lóe sáng lên một thời gian. Đó là do tụ điện xả điện đã được nạp trong tụ chạy qua bóng đèn.
      Dòng điện xả được tính theo công thức: W = 1/2 CV bình phương. Trong đó W là điện năng (đơn vị là Jun), C là điện dung (đơn vị là Fara), V là điện áp trên tụ (đơn vị là Vôn).
      Đối với dòng điện xoay chiều (AC): trong phần đầu của chu kỳ, điện áp sẽ tăng lên từ điểm 0, nó sẽ nạp điện cho tụ giống như đói với dòng DC đã nói ở phần trên, khi điện áp được đưa lên tới đỉnh và giảm dần xuống tới mức thấp hơn điện áp đã được nạp trong tụ (trước đó), thì tụ sẽ xả điện. Tụ sẽ được nạp điện và phóng điện như vậy trong các chu kỳ nối tiếp của sóng AC.
      Nếu ta mắc bóng đèn vào mạch tụ điện với dòng AC, đèn sẽ sáng (liên tục). Đó là nhờ quá trình nạp và xả liên tục (của nguồn AC)có tác dụng như một dòng điện đi qua tụ điện làm đèn sáng. Độ sáng của đèn sẽ tùy thuộc vào tần số của nguồn AC.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
        Đôi khi kiến thức nó đã có sẵn trong ta, chỉ tại ta quên mà thôi. Sở dĩ tôi nói vậy là vì (nếu tôi không lầm) tụ điện đã được học ngay từ phổ thông!
        Thôi thì bạn đã tốn công đăng ký tài khoản rồi thì tôi sẽ đáp ứng yêu cầu vậy.
        Tụ điện là linh kiện gồm 2 bản cực làm bằng chất dẫn điện đặt song song nhau, có 1 chất cách điện ở giữa gọi là chất điện môi. Chất cách điện có thể là mica, gốm, dầu, nilon, không khí... Và chất cách điện cũng được dùng để làm tên gọi cho tụ. Các loại tụ gốm , mica, không khí... đều là loại không có cực tính, tức không cần phân biệt đâu là bản cực âm, đâu là bản cực dương. Các loại tụ như tụ hóa , tụ tantannium là loại tụ có cực tính, tức tụ có phân biệt đâu là bản cực dương và đâu là bản cực âm. Vì vậy trên thân tụ có ghi dấu cực tính.
        Đối với dòng điện 1 chiều (DC), giữa 2 bản cực là một lớp cách điện nên sẽ khộng có dòng điện đi qua. Vì I=0 nên R=V/I => vô cực. Vậy tụ điện có sức cản là vô cực Ohm đối với DC.
        Tuy nhiên, khi quan sát hiện tượng tĩnh điện lúc tụ điện được nối vào nguồn DC ta thấy:
        Điện tích âm của nguồn sẽ tích vào bản cực nối với nó, Điện tích dương sẽ bị hút ra khỏi bản cực nối với cực dương. Sau một thời gian thì sẽ không còn hiện tượng trên nữa, lúc này giữa 2 bản cực sẽ có điện áp tương đương với điện áp nguồn DC. Hiện tượng này gọi là tụ nạp điện.
        Điện tích tụ nạp sẽ được tính theo công thức : Q= C.V
        Trong đó Q là điện tích (đơn vị là Cu-lông); C là điện dung của tụ điện (đơn vị là Fara) và V là điện áp nạp trên tụ (đơn vị là Vôn)
        Bây giờ nếu nối vào 2 bản cực của tụ một bóng đèn thì đèn sẽ lóe sáng lên một thời gian. Đó là do tụ điện xả điện đã được nạp trong tụ chạy qua bóng đèn.
        Dòng điện xả được tính theo công thức: W = 1/2 CV bình phương. Trong đó W là điện năng (đơn vị là Jun), C là điện dung (đơn vị là Fara), V là điện áp trên tụ (đơn vị là Vôn).
        Đối với dòng điện xoay chiều (AC): trong phần đầu của chu kỳ, điện áp sẽ tăng lên từ điểm 0, nó sẽ nạp điện cho tụ giống như đói với dòng DC đã nói ở phần trên, khi điện áp được đưa lên tới đỉnh và giảm dần xuống tới mức thấp hơn điện áp đã được nạp trong tụ (trước đó), thì tụ sẽ xả điện. Tụ sẽ được nạp điện và phóng điện như vậy trong các chu kỳ nối tiếp của sóng AC.
        Nếu ta mắc bóng đèn vào mạch tụ điện với dòng AC, đèn sẽ sáng (liên tục). Đó là nhờ quá trình nạp và xả liên tục (của nguồn AC)có tác dụng như một dòng điện đi qua tụ điện làm đèn sáng. Độ sáng của đèn sẽ tùy thuộc vào tần số của nguồn AC.
        như vậy là cả 2 loại tụ đều không cho dòng dc di qua hả sư huynh .con dong ac mắc như thế nào.em thấy nhiều hình mắc tụ có cực lúc thì đầu vào là cưc + lúc thì cực -.mong anh chinh dum cho nay ti.........hihihi

        Comment

        Về tác giả

        Collapse

        l_electronic Tìm hiểu thêm về l_electronic

        Bài viết mới nhất

        Collapse

        Đang tải...
        X