Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nguyên lý mạch dao động đa hài

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyên lý mạch dao động đa hài


    Đây là giải thích nguyên lý:
    .(giả sử con q1 dẫn trước) con nào dc dẫn thì xem như đọan mạch trên nó dc nối liền, cụ thể ở đây là nối mass. như thế, dòng ngay lập tức sẽ dc nạp cho tu điện nằm ở cực B của con đó. tụ điện ở con q2 kia cực dương xem như nối mass và ko dc nạp. vì tụ này dc nối với cực b của con trans q2 nên cực b của con này nhận mức áp thấp(xem như nối mass) vì thế nó từ chỗ dc kích chậm hơn dẫn đến ko dc kích luôn. Giống như một cuộc thi bắn súng, ai bắn nhanh hơn dù chỉ một phần triệu giây cũng làm die đối phương.
    nhưng ở đây con q2 ko die luôn, vì dòng điện sẽ thông qua R3 nạp cho tụ c1. điện áp trên c1 tăng dần, và khi điện áp trên c1 đủ lớn để kích họat q2 thì ngay lập tức q2 xem như nối mass. tụ c2 sẽ xả tòan bộ điệp áp xuống mass làm cho cực b của q1 hạ xuống điện áp 0V(nối mass) q1 ngắt. và q2 sống lại.
    nhưng q2 cũng ko sống lại lâu, vì tương tự như q2, tụ c2 của q1 cũng lại dc nạp điện thông qua điện trở R2 để đợi đến lúc điện áp đủ lớn và làm ngắt q2 tương tự như q2 đã làm với q1. cứ như thế, hai con ngắt nhau qua lại, tạo ra dòng điện nhấp nháy (chớp tắt). tốc độ chớp tắt ta có thể điều chỉnh thông qua việc chọn điện dung của tụ và điện trở r2,r3.
    Em ko hiểu chỗ tô màu đỏ. tại sao tụ có cực + và cực - như hình trên mà sao tụ lại nạp đc ? muốn tụ nạp thì phải có điện dương mắc vào cực + của tụ, điện âm mắc vào cực - của tụ. đằng này nó lại ngược lại thì sao nạp đc?

    đến khi tụ xã thì dòng điện xã đi xuống mass là đi qua C của bjt rồi xuống mass hay qua R ?
    Last edited by anhhuycan83; 03-12-2011, 17:51.

  • #2
    bác vinh hay bác chung hay eprom gì gì đó bớt chút time giúp mình với. thanks

    Comment


    • #3
      giả sử ban đầu Q2 dẫn bảo hòa, Q1 tắt, nên tụ C1 nạp từ Vcc qua R1 và Q2 xuống mass,nên có chiều cực tính như hình vẽ, tụ C1 càng nạp thì Vb2 càng giảm, Q2 chuyển sang chế độ dẫn khuyết đại,Ic giảm nên Vc/Q2 tăng => thông qua tụ C2 Vb1 tăng dần......... từ đó Q2 sẽ tắt, Q1 dẫn bảo hòa....cứ thế tiếp diễn. mạch này là mạch ko trag thái bền.hihi.theo minh biết là thế.có j chỉ bảo thêm

      Comment


      • #4
        - Giả sử ban đầu Q1 dẫn nhanh hơn Q2 , sẽ làm giảm nhanh áp trên cực C của Q1 qua tụ C1 làm tắt Q2.
        - Do Q2 tắt nên cực C của Q2 sẽ ở mức cao. Vì vậy tụ C2 sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R4.
        - Khi Q2 tự trở lai trạng thái bão hòa, điện áp trong tụ C2 sẽ xả dòng qua R2, sẽ tạo một điện áp âm trên cực B của Q1 và như vậy Q1 sẽ vào trạng thái tắt, cực C của nó sẽ ở mức cao
        - Do cực C Q1 ở mức cao, nên nó sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R1.
        - Khi C2 xả hết điện, Q1 sẽ trở lại trạng thái bão hòa, và lần này đến lượt C1 sẽ được xả dòng qua R3 và sẽ làm Q2 tắt.
        Qua phân tích ở trên, ta thấy thời gian tắt (ngưng dẫn) của 2 transistor phụ thuộc vào mạch xả điện C1-R3 và C2-R2. Vì vậy công thức để xác định chu kỳ của mạch dao động là :
        T= 0,7(R3*C1+R2*C2)
        Xác định mức nguồn Vcc và dòng bão hòa Ics và dùng định luật Ohm để tính Rc (trong mạch là R1 và R4)
        Rc= Vcc-Vces/Ics.
        Vces: Điện áp Vce bão hòa có thể tính tương đương 0
        Ics dòng Ic bão hòa của transistor.
        Last edited by Tuanhonglac; 04-12-2011, 08:47. Lý do: bổ sung

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
          - Giả sử ban đầu Q1 dẫn nhanh hơn Q2 , sẽ làm giảm nhanh áp trên cực C của Q1 qua tụ C1 làm tắt Q2.
          - Do Q2 tắt nên cực C của Q2 sẽ ở mức cao. Vì vậy tụ C2 sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R4.
          - Khi Q2 tự trở lai trạng thái bão hòa, điện áp trong tụ C2 sẽ xả dòng qua R2, sẽ tạo một điện áp âm trên cực B của Q1 và như vậy Q1 sẽ vào trạng thái tắt, cực C của nó sẽ ở mức cao
          - Do cực C Q1 ở mức cao, nên nó sẽ được nạp điện từ nguồn,dòng nạp lấy qua R1.
          - Khi C2 xả hết điện, Q1 sẽ trở lại trạng thái bão hòa, và lần này đến lượt C1 sẽ được xả dòng qua R3 và sẽ làm Q2 tắt.
          Qua phân tích ở trên, ta thấy thời gian tắt (ngưng dẫn) của 2 transistor phụ thuộc vào mạch xả điện C1-R3 và C2-R2. Vì vậy công thức để xác định chu kỳ của mạch dao động là :
          T= 0,7(R3*C1+R2*C2)
          Xác định mức nguồn Vcc và dòng bão hòa Ics và dùng định luật Ohm để tính Rc (trong mạch là R1 và R4)
          Rc= Vcc-Vces/Ics.
          Vces: Điện áp Vce bão hòa có thể tính tương đương 0
          Ics dòng Ic bão hòa của transistor.
          Trong bài viết này, chỗ dòng chữ màu xanh do tôi viết vội nên chưa rõ ý. Nay xin bổ sung như sau :
          - Do cực C Q1 ở mức cao, nên tụ C1 sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R1.
          Thành thật xin lỗi các bạn nhé!

          Comment


          • #6
            chài... chỉ em từng bước đi

            Comment


            • #7
              Click image for larger version

Name:	DSC_0000137.jpg
Views:	1
Size:	48.2 KB
ID:	1388553nho giup dum sao mach nay no hoai khong chay duoc la sao???
              Click image for larger version

Name:	DSC_0000135.jpg
Views:	1
Size:	57.9 KB
ID:	1388552 nhờ các bác sửa gúp hoặc chỉ chỗ sai giùm thanhkeu nhỏ tuấn honng lạc nhé
              Last edited by anhphatme; 17-11-2013, 12:29.

              Comment


              • #8
                có ai gium mih với sao ko có người giup mih nhi

                Comment


                • #9
                  có nè giúp gì

                  Comment


                  • #10
                    nói đi mai giúp cho
                    tốt nhất bạn vẽ bằng phần mềm up lên cho dễ coi nha.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi Tuanhonglac Xem bài viết
                      - Giả sử ban đầu Q1 dẫn nhanh hơn Q2 , sẽ làm giảm nhanh áp trên cực C của Q1 qua tụ C1 làm tắt Q2.
                      - Do Q2 tắt nên cực C của Q2 sẽ ở mức cao. Vì vậy tụ C2 sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R4.
                      - Khi Q2 tự trở lai trạng thái bão hòa, điện áp trong tụ C2 sẽ xả dòng qua R2, sẽ tạo một điện áp âm trên cực B của Q1 và như vậy Q1 sẽ vào trạng thái tắt, cực C của nó sẽ ở mức cao
                      - Do cực C Q1 ở mức cao, nên nó sẽ được nạp điện từ nguồn, dòng nạp lấy qua R1.
                      - Khi C2 xả hết điện, Q1 sẽ trở lại trạng thái bão hòa, và lần này đến lượt C1 sẽ được xả dòng qua R3 và sẽ làm Q2 tắt.
                      Qua phân tích ở trên, ta thấy thời gian tắt (ngưng dẫn) của 2 transistor phụ thuộc vào mạch xả điện C1-R3 và C2-R2. Vì vậy công thức để xác định chu kỳ của mạch dao động là :
                      T= 0,7(R3*C1+R2*C2)
                      Xác định mức nguồn Vcc và dòng bão hòa Ics và dùng định luật Ohm để tính Rc (trong mạch là R1 và R4)
                      Rc= Vcc-Vces/Ics.
                      Vces: Điện áp Vce bão hòa có thể tính tương đương 0
                      Ics dòng Ic bão hòa của transistor.
                      mạch thực tế là thế, nhưng e vẫn không hiểu tại sao lại giả sử Q1 dẫn trước, vì giá trị R1=R4, R2=R3, tụ như nhau (theo 1 ví dụ trong sách cho giá trị linh kiện), nên khi cắm điện ở hai đèn Q sẽ diễn ra như nhau, hai tụ đồng thời được nạp như nhau, nên nếu có dẫn hay tắt thì phải đồng thời hai Q cùng như nhau chứ

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi 123456q Xem bài viết
                        mạch thực tế là thế, nhưng e vẫn không hiểu tại sao lại giả sử Q1 dẫn trước, vì giá trị R1=R4, R2=R3, tụ như nhau (theo 1 ví dụ trong sách cho giá trị linh kiện), nên khi cắm điện ở hai đèn Q sẽ diễn ra như nhau, hai tụ đồng thời được nạp như nhau, nên nếu có dẫn hay tắt thì phải đồng thời hai Q cùng như nhau chứ
                        trong thực tế 2 transistor không hoàn toàn giống nhau về hFe nên bao giờ cũng có 1 con dẫn trước , và nó luôn dẫn trước khi vừa cấp nguồn .và mạch như vậy không bao giờ cho điều kiện cả 2 con cùng dẫn hoặc cũng tắt được , vì điều kiện để T1 tắt thì T2 phải dẫn và ngược lại

                        Comment


                        • #13
                          bạn 123456q suy nghĩ giống mình. bạn Quocthaibmt trả lời đã cho mình một suy nghĩ đúng. vì trước đây mình đi học được lắp mạch này mà không tài nào cho ra dao động được. thầy giáo loay hoay sửa mãi ko đươc. cuối cùng ko biết tại sao ông làm cho dao động đươc. và mình cũng vẫn thắc mắc mãi mấy năm trời. nên mình vẫn nghĩ là nếu mọi linh kiện đối xứng với nhau giống nhau 100% thì muốn nó dao động cần phải có sự tác động từ bên ngoài giống như trường hợp mình đã lắp mạch.

                          Comment

                          Về tác giả

                          Collapse

                          anhhuycan83 Tìm hiểu thêm về anhhuycan83

                          Bài viết mới nhất

                          Collapse

                          Đang tải...
                          X