Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin giúp em hỏi về một số linh kiện???

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin giúp em hỏi về một số linh kiện???

    Một số linh kiện em lấy từ các radio và một số thiết bị khác, thấy hình dáng khá lạ , em không biết nó là loại gì? công dụng thế nào.
    Anh chị nào biết chỉ em với, em xin cảm ơn!!!
    LK này có 3 chân, đánh số từ 1 đến 3, mã ghi trên thân: 050M/2701/TDK


    Uploaded with ImageShack.us

    Và một số khác....


    Uploaded with ImageShack.us
    Attached Files

  • #2
    4. varistor
    5. tụ nhôm
    6. tụ nhôm
    7. diode
    8. tụ mica
    9. dây điện với ferite core/noise filter/lọc ồn
    Last edited by KVLV; 07-12-2011, 10:35.
    Mãi đi tìm vàng.

    Comment


    • #3
      1. Điện trở nhiệt có hệ số nhiệt trở dương (điện trở khi nguội thì thấp, khi nóng thì R cao, rất cao). Đây là điện trở dùng nối tiếp với cuộn khử từ cho đèn hình (TV hoặc màn vi tính dùng ống tia điện tử - CRT)
      2. Có thể cũng là điện trở nhiệt có hệ số nhiệt trở dương, trong TV HITACHI nghĩa địa có dùng loại này.
      3. Diode đời cũ. Đầu bo tròn là đầu Kathode của diode.
      4. Không hẳn là varistor, còn có thể là tụ gốm hoặc điện trở nhiệt NTC (hệ số nhiệt trở âm, khi nóng thì điện trở giảm so với khi nguội). Và tất nhiên cũng có thể là varistor.
      5 và 6. Tụ giấy, cái 5. là của TV đèn điện tử Nhật đời xưa, cái 6. của CCCP. Điện môi là giấy tẩm dầu cao thế, hoặc PVC.
      7. Bó tay vì không thấy rõ. Chỉ có thể là diode. Chưa khẳng định nếu như chưa đo.
      8. Tụ mylar hay tụ PP (poly propylen), có điện môi là poly propylen. Tụ này tốt à nghen, vì hệ số nhiệt khá thấp.
      9. Có thể coi như là 1 cuộn cảm, tham gia chống nhiễu cao tần / hoặc đóng vai trò của 1 cảm kháng.
      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

      Comment


      • #4
        Cảm ơn các anh đã chỉ giúp
        Linh kiện số 4 có cách nào xác định bằng đồng hồ điện tử ko ạ? làm sao phân biệt được tụ gốm, điện trở nhiệt và varistor? Hình như mấy con NTC và varistor hay dùng trong nguồn xung máy tính loại tốt để làm cầu chì chống sét,... có lúc dùng cả 2 loại này trên mạch luôn.
        Last edited by cachuato; 07-12-2011, 22:14.

        Comment


        • #5
          Linh kiện số 4:
          * Nếu điện trở = vô cùng: không phải là NTC/PTC.
          Ta đo sự "phóng nạp" (như đo tụ điện, chú ý đo ở thang điện trở lớn nhất, dùng đồng hồ kim cho dễ nhìn). Nếu có hiện tượng phóng nạp, đó là tụ. Nếu không có, đó có thể là VDR.
          Nếu không có đồng hồ kim, mà chỉ có đồng hồ số thì bạn nạp cho nó bằng pin khoảng 6V, sau đó đo điện trở khi "xả điện tích" là biết đó là tụ hay VDR.
          * Nếu đo được giá trị điện trở thì nó có thể là NTC (hoặc PTC).
          Xác định đây là NTC hay PTC rất đơn giản: Mắc linh kiện này với 1 bóng đèn tim. Bật điện lên, làm cho nó nóng lên nhờ máy sấy tóc hay mỏ hàn, xảy ra 2 trường hợp:
          Nếu đèn tối dần: Linh kiện này là PTC.
          Ngược lại, đó là NTC.
          Lưu ý rằng nếu dùng điện lưới thì cẩn thận kẻo điện giật !!!
          * Trường hợp cuối cùng: linh kiện này đã chết, không thể xác định được bản thân nó (thời quá khứ) là gì, và cũng chẳng cần nữa.
          Đây chỉ là những phương pháp để dự đoán linh kiện này là gì. Kết quả sẽ chính xác hơn nếu có trị số của linh kiện đó. Ví dụ 471J thì thường là giá trị của tụ (470pF), nhưng 471 cũng có thể là trị số của NTC/PTC (giá trị điện trở ở nhiệt độ phòng bằng 470 Ôm) hay VDR (điện áp giới hạn là 470V). Từ các giá trị kiểu như trên, ta có phương pháp thử chính xác hơn.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi cachuato Xem bài viết
            Cảm ơn các anh đã chỉ giúp
            Hình như mấy con NTC và varistor hay dùng trong nguồn xung máy tính loại tốt để làm cầu chì chống sét,... có lúc dùng cả 2 loại này trên mạch luôn.
            NTC thường dùng trong mạch kiểm soát nhiệt độ của mạch điện tử
            VDR thường dùng chống sét qua nguồn (ví dụ mắc VDR loại >400V song song với đường cấp điện), hoặc hạn chế xung cao áp trong một số trường hợp cần thiết.
            VDR cũng có thể được dùng chống sét cho cả tới đường dây cao thế. Khi sét đánh vào đường dây, VDR sẽ chập mạch xuống đất làm cắt automat tổng...
            Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

            Comment

            Về tác giả

            Collapse

            cachuato Tìm hiểu thêm về cachuato

            Bài viết mới nhất

            Collapse

            Đang tải...
            X