Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mắc 6 led 3W như thế nào là tiết kiệm nhất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mắc 6 led 3W như thế nào là tiết kiệm nhất

    Chào mọi người. Hiện mình có 6 led 3W, muốn lắp thành 1 đèn 4 tấć. Mình sử dụng nguồn là bình 6V-4Ah, cho mình hỏi là mắc theo kiểu nào là tiết kiệm điện nhất có thể - với điều kiện là thắp sáng tối đa 700mA cho mỗi led.

    Ý kiến cá nhân của mình là dùng mạch ổn dòng dùng LM317 cho mỗi con, nhưng như thế thì mất tới 6 con LM317. Không biết là có cách nào khác tốt hơn không, mong mọi người hướng dẫn.

    Ý kiến khác, mình tính dùng 2 con LM2576, mỗi con mắc song song với 3 con led 3W. Không biết ý mọi người thế nào.?



    Có đôi điều mình hơi thắc mắc về mạch ổn dòng. Trước giờ mình chỉ tạo mạch nguồn dòng để nuôi 1 con led, vậy giả sử mình tạo nguồn dòng 1400mA để nuôi 2 con led 3W mắc song song. Nếu 1 trong 2 con led chết, vậy có phải là con led còn lại phải chịu toàn bộ 1400mA và chết ngay tức khắc không.? Nếu đúng như vậy thì phải làm thế nào để an toàn.?
    Last edited by TheHouse; 01-01-2012, 18:40.

  • #2
    đúng, nó sẽ ăn hết sạch sành sanh 1,4A kia nếu áp đủ cao, nhưng tại sao ai cung chơi ổn dòng nhỉ, ổn dòng bất lợi la ko kiểm soát đc khi mắc //, vậy tại sao ko ổn áp, mình dùng ổn áp có bao giờ chết LED đâu?
    TamPhieuLuuKy@yahoo.com
    092 2838 712 --->>

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
      đúng, nó sẽ ăn hết sạch sành sanh 1,4A kia nếu áp đủ cao, nhưng tại sao ai cung chơi ổn dòng nhỉ, ổn dòng bất lợi la ko kiểm soát đc khi mắc //, vậy tại sao ko ổn áp, mình dùng ổn áp có bao giờ chết LED đâu?
      Thì nào giờ cũng chơi ổn áp không à. Nhưng phải mắc thêm trở công suất, mà phải mắc trở tới 5W hoặc 10W mới chịu nổi. Một lần mình tính toán ra với công suất trở chỉ vào khoảng 0.7W, mình dùng hẳn điện trở 2W, mà nó vẫn nóng hổi.

      Theo công thức R = (Vnguồn - Vled)/Iled. Trong đó Vled mình chọn là 3.7V và Iled là 700mA. Tính toán xong, lắp mạch thì thấy Vled đo được lúc nào cũng là 3.5V. Dòng điện thì không đo được vì không có công cụ đo. Vì tạm thời không kiểm soát được dòng điện, nên mình muốn làm thử mạch ổn dòng, vì nghe nói, mạch ổn dòng sẽ cho ra độ sáng đều nhau giữa các led. Với lại không phải dùng trở công suất, nên tiết kiệm hơn.

      Comment


      • #4
        Theo ý mình:
        - Với tải 700mA, dropout voltage của LM317 cỡ 2V, cộng với 1.25V từ Vout về ADJ nữa là mất 3.15V, như thế dùng bình 6V chắc không đủ để thắp LED 3W.
        - Dùng một con LM2576 cho một LED thì OK, mỗi tội hơi tốn kém
        - Mình không nghĩ lắp 3 con LED song song vào nguồn ổn áp khi không có trở hạn dòng là tốt, cháy LED như chơi.
        - Lắp chơi chơi thì dùng cách thông thường của bạn là OK, kết hợp mạch ổn áp và trở hạn dòng, an toàn và tiết kiệm.
        - Lắp mạch số lượng lớn thì nên dùng mạch boost chuyên dụng điều khiển LED: nâng áp lên cao rồi lắp LED nối tiếp, điều khiển dòng.
        Linh kiện điện tử KME
        www.kme.com.vn

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi eric255 Xem bài viết
          Theo ý mình:
          - Với tải 700mA, dropout voltage của LM317 cỡ 2V, cộng với 1.25V từ Vout về ADJ nữa là mất 3.15V, như thế dùng bình 6V chắc không đủ để thắp LED 3W.
          - Dùng một con LM2576 cho một LED thì OK, mỗi tội hơi tốn kém
          - Mình không nghĩ lắp 3 con LED song song vào nguồn ổn áp khi không có trở hạn dòng là tốt, cháy LED như chơi.
          - Lắp chơi chơi thì dùng cách thông thường của bạn là OK, kết hợp mạch ổn áp và trở hạn dòng, an toàn và tiết kiệm.
          - Lắp mạch số lượng lớn thì nên dùng mạch boost chuyên dụng điều khiển LED: nâng áp lên cao rồi lắp LED nối tiếp, điều khiển dòng.
          Bạn có mạch boost nào chuyên dụng đk led ko, cho mình tham khảo. Nó có phải là mạch nâng áp không. Nếu vậy thì làm sao để đảm bảo được nguồn vào cung cấp đủ cho nguồn ra.? VD như mình có nguồn vào là 6V-4Ah, muốn nâng lên 12V để mắc 3 led nối tiếp thì sẽ tương đương với nguồn 12V-2Ah đúng không nhỉ.?

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
            Bạn có mạch boost nào chuyên dụng đk led ko, cho mình tham khảo. Nó có phải là mạch nâng áp không. Nếu vậy thì làm sao để đảm bảo được nguồn vào cung cấp đủ cho nguồn ra.? VD như mình có nguồn vào là 6V-4Ah, muốn nâng lên 12V để mắc 3 led nối tiếp thì sẽ tương đương với nguồn 12V-2Ah đúng không nhỉ.?
            Nguồn vào 6V-4Ah sẽ cho nguồn ra 12V-2Ah nếu hiệu suất của mạch boost là 100%. Tất nhiên không có mạch nào đạt hiệu suất 100% như vậy, mạch thực tế đạt cỡ 90-95% là tốt rồi. Ví dụ về mạch LED driver dạng boost trên mạng rất nhiều, bạn serch sẽ ra ngay. IC thì chắc không sẵn có ở VN rồi.
            Linh kiện điện tử KME
            www.kme.com.vn

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
              Dòng điện thì không đo được vì không có công cụ đo. .
              bạn dùng Vom đo sụt áp trên trở rồi dùng công thứ I=U/R sẽ tính được dòng thôi

              còn 6 led của bạn nên chia thành 3 nhánh //, mối nhánh gồm 2 led nối tiếp sẽ an toàn hơn. để xui xẻo có chết thì cũng còn vớt vát. chứ mắc // hết là tèo hết 6 em khi có sự cố

              với cách mắc này thì bạn cần 3 con 317 thay vì 6 con như bạn nói. và bạn nên set ở 500mA thôi cho an toàn. và nếu như có hư 1 drive thì mình mất 2 led thôi.

              tuy nhiên cũng còn nhiều phương án khác phù hợp hơn bạn có thể tìm thêm, mình chỉ tư vấn cách đơn giản khỏi dùng mạch boost
              Last edited by likes; 02-01-2012, 15:59.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi eric255 Xem bài viết
                Nguồn vào 6V-4Ah sẽ cho nguồn ra 12V-2Ah nếu hiệu suất của mạch boost là 100%. Tất nhiên không có mạch nào đạt hiệu suất 100% như vậy, mạch thực tế đạt cỡ 90-95% là tốt rồi. Ví dụ về mạch LED driver dạng boost trên mạng rất nhiều, bạn serch sẽ ra ngay. IC thì chắc không sẵn có ở VN rồi.
                dùng uc3845 co dc ko?

                Comment


                • #9
                  Khi áp vào thấp (bình 6V) thì nên dùng MC34063 kết hợp với tranzito tăng dòng, mắc thành mạch ổn dòng Step-Up. Các Led thì mắc nối tiếp, như vậy khi điện áp bình thay đổi thì độ sáng của Led được ổn định.
                  Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                  Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                  Comment


                  • #10
                    thế này, chẳng ai lại dùng mạch boost chi cho tổn hao, với led cs nhỏ tẹo này cũng chẵng ai dùng buck(tôi có dùng vì yêu cầu cs hơi lớn vì lớn thì tụ lớn nên ko lợi), ám ổn áp thì cũng ko ai dùng trở CS thưa bạn, vì CS trở chỉ quyết định chạy thoi gian dài con trở có "thơm" hay ko thôi, chứ công suất tiêu tán vẫn vậy, nên nóng là chuyện đúng đắng, ko nóng mới hoản, còn chơi kiểu dòng thì an toàn khi mắc 1 led đơn, nhưng tại sao tui cũng làm Led CS mà ko dùng, bởi vì cs tiêu tán vẫn xãy ra ngay trên con điện trờ Sun, công suất tieu tán nhỏ nên bạn ko thấy nóng thôi, tui làm về led hiệu suất cao nên phải tính toán cực kỳ kỹ, tốt nhất theo tôi, mắc // nhiểu led, chơi kiểu ổn áp(con nào yếu, lỗi tèo ráng chiệu), áp đặt vào led 1w ở chợ trời NT là 3v đúng, nhưng dòng bé tạo khoản 220mA, bạn cứ thử đi, nó tối om, 220mAx3v mới 660mW, chưa đạt 900mW mà, bạn mún sáng hơm thì cứ tăng áp dần lên rồi chốt lại, mùn bền + tối thì 3v là ok, tui toàn chạy 3.6v, 450mA(160% công suất đm), test lâu rồi, đang chờ em nó tèo, chẵng em nào chiệu tèo cả....

                    à, tôi gợi ý cho nhé, bạn dùng led cs thường thì dùng pwm hồi tiếp áp, ko trờ hạn cái gì hết, hạn làm gì cho hao, đúng áp là chạy, nó ko phải hiện tượng thác đổ như DIODE đâu mà sợ chết, nhớ lọc lại = tụ khi pwm cho ổn định, lọc = tụ to và 1 tụ thật nhỏ cỡ 103 để đỡ hao, pwm = cái gì thì tùy ý thích

                    đối với các lại tải thuần như thế này, chỉ cấp đúng áp là chạy, trở chỉ là 1 phương pháp cân áp theo dòng và gây hao phí

                    tui đã từng làm bộ nguồn cho cây xăng = phương pháp này đấy, nếu bạn làm nguồn = BA thường, sẽ cháy cây xăng, còn BAX thì lõi ở vn mình ko biết chất lượng thế nào, và ko có nhiều, vậy thì sao? bộ nguồn ko có BA là bộ nguồn ko tỏa nhiệt...hahaha
                    TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                    092 2838 712 --->>

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi likes Xem bài viết
                      bạn dùng Vom đo sụt áp trên trở rồi dùng công thứ I=U/R sẽ tính được dòng thôi

                      còn 6 led của bạn nên chia thành 3 nhánh //, mối nhánh gồm 2 led nối tiếp sẽ an toàn hơn. để xui xẻo có chết thì cũng còn vớt vát. chứ mắc // hết là tèo hết 6 em khi có sự cố

                      với cách mắc này thì bạn cần 3 con 317 thay vì 6 con như bạn nói. và bạn nên set ở 500mA thôi cho an toàn. và nếu như có hư 1 drive thì mình mất 2 led thôi.

                      tuy nhiên cũng còn nhiều phương án khác phù hợp hơn bạn có thể tìm thêm, mình chỉ tư vấn cách đơn giản khỏi dùng mạch boost
                      Nếu dùng theo cách đó thì mình đang chạy với dòng điện = 1A. R hạn dòng = 1.5ohm, công suất trên trở cũng là 1.5W luôn. Nhưng hôm nay đã mắc trở 10W cho oách. Hắn vẫn nóng. Mình nghĩ phải có cách nào đó khắc phục. Đó là test với nguồn 12V & 3led 3W nối tiếp. Khi trở nóng, mình nghĩ R có sai số lớn hơn, nên có dụng cụ đo vẫn tốt hơn.


                      Nguyên văn bởi superhieu1 Xem bài viết
                      thế này, chẳng ai lại dùng mạch boost chi cho tổn hao, với led cs nhỏ tẹo này cũng chẵng ai dùng buck(tôi có dùng vì yêu cầu cs hơi lớn vì lớn thì tụ lớn nên ko lợi), ám ổn áp thì cũng ko ai dùng trở CS thưa bạn, vì CS trở chỉ quyết định chạy thoi gian dài con trở có "thơm" hay ko thôi, chứ công suất tiêu tán vẫn vậy, nên nóng là chuyện đúng đắng, ko nóng mới hoản, còn chơi kiểu dòng thì an toàn khi mắc 1 led đơn, nhưng tại sao tui cũng làm Led CS mà ko dùng, bởi vì cs tiêu tán vẫn xãy ra ngay trên con điện trờ Sun, công suất tieu tán nhỏ nên bạn ko thấy nóng thôi, tui làm về led hiệu suất cao nên phải tính toán cực kỳ kỹ, tốt nhất theo tôi, mắc // nhiểu led, chơi kiểu ổn áp(con nào yếu, lỗi tèo ráng chiệu), áp đặt vào led 1w ở chợ trời NT là 3v đúng, nhưng dòng bé tạo khoản 220mA, bạn cứ thử đi, nó tối om, 220mAx3v mới 660mW, chưa đạt 900mW mà, bạn mún sáng hơm thì cứ tăng áp dần lên rồi chốt lại, mùn bền + tối thì 3v là ok, tui toàn chạy 3.6v, 450mA(160% công suất đm), test lâu rồi, đang chờ em nó tèo, chẵng em nào chiệu tèo cả....

                      à, tôi gợi ý cho nhé, bạn dùng led cs thường thì dùng pwm hồi tiếp áp, ko trờ hạn cái gì hết, hạn làm gì cho hao, đúng áp là chạy, nó ko phải hiện tượng thác đổ như DIODE đâu mà sợ chết, nhớ lọc lại = tụ khi pwm cho ổn định, lọc = tụ to và 1 tụ thật nhỏ cỡ 103 để đỡ hao, pwm = cái gì thì tùy ý thích

                      đối với các lại tải thuần như thế này, chỉ cấp đúng áp là chạy, trở chỉ là 1 phương pháp cân áp theo dòng và gây hao phí

                      tui đã từng làm bộ nguồn cho cây xăng = phương pháp này đấy, nếu bạn làm nguồn = BA thường, sẽ cháy cây xăng, còn BAX thì lõi ở vn mình ko biết chất lượng thế nào, và ko có nhiều, vậy thì sao? bộ nguồn ko có BA là bộ nguồn ko tỏa nhiệt...hahaha
                      Không hiểu cái chi luôn, lần đầu làm với mấy cái mạch công suất thế này, thấy yếu kiến thức thật. Nếu vậy thì mai sẽ test con led 3W với áp là 3.7V và không dùng trở xem sao. Thú thật là cũng hơi sợ, vì mắc theo kiểu ổn áp mà dòng thả trôi thì không biết thế nào. Nhưng gắn trở vào thì đúng là hao phí & sinh nhiệt thật.


                      Mình không hiểu, dùng PWM hồi tiếp áp là sao.? PWM cho led thì mình biết rồi đó. Mà hiện tượng thác đổ như diode là thế nào vậy ? với diode thì áp rơi trên nó là 0.6v, qua diode thì sụt đi 0.6v thôi, thế thác đổ là gì vậy bạn ?

                      Comment


                      • #12
                        Led có tính ổn áp tương tự diode ổn áp vậy. VD 1 con Led siêu sáng 5 li: điện áp 3,1V cấp cho led thì dòng qua nó là 20mA, tăng lên 3,2V thì dòng tăng vọt lên 30mA. Áp tăng có vài % thì dòng tăng 150%, chắc "thác đổ" gì đó là vấn đề này ! Với led 1W mình đã đấu thẳng vào pin 3,7V không vấn đề gì, con 3W có thể chịu được áp lớn hơn.
                        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi TheHouse Xem bài viết
                          Nếu dùng theo cách đó thì mình đang chạy với dòng điện = 1A. R hạn dòng = 1.5ohm, công suất trên trở cũng là 1.5W luôn. Nhưng hôm nay đã mắc trở 10W cho oách. Hắn vẫn nóng. Mình nghĩ phải có cách nào đó khắc phục. Đó là test với nguồn 12V & 3led 3W nối tiếp. Khi trở nóng, mình nghĩ R có sai số lớn hơn, nên có dụng cụ đo vẫn tốt hơn.




                          Không hiểu cái chi luôn, lần đầu làm với mấy cái mạch công suất thế này, thấy yếu kiến thức thật. Nếu vậy thì mai sẽ test con led 3W với áp là 3.7V và không dùng trở xem sao. Thú thật là cũng hơi sợ, vì mắc theo kiểu ổn áp mà dòng thả trôi thì không biết thế nào. Nhưng gắn trở vào thì đúng là hao phí & sinh nhiệt thật.


                          Mình không hiểu, dùng PWM hồi tiếp áp là sao.? PWM cho led thì mình biết rồi đó. Mà hiện tượng thác đổ như diode là thế nào vậy ? với diode thì áp rơi trên nó là 0.6v, qua diode thì sụt đi 0.6v thôi, thế thác đổ là gì vậy bạn ?
                          uhm, thà dòng cũng hơi lo, vì mấy cái led nó ko đồng bộ, còn dò dòng thì điện trở Sun phải thật bé để giảm hao phí, đồng thời nt các led lại với nhau để giảm dòng, tận dụng áp, các mạch chuyên nghiệp mước ngoài, họ dò áp đấy bạn, thế mới hay, vì dò áp chính xác, thì mấy con Led cũng chẵng nhảy dòng lung tung đâu, ít lắm, con nào quá yếu sẽ sáng nhất và sẽ chết, còn dò dòng thì cứ đều đều, cái sáng tốt, cái ko, mà lại hao phí, tùy đấy, tớ thì thấy mấy thằng châu âu làm toàn áp.

                          pwm hoi tiếp áp, vd thế này cho dễ chơi: bình 12v, băm xung 50% áp tb là 6v, áp cực đại vẫn là 12v, gắn tụ chưa gắn tải áp là 12v lun, nhưng khi cho qua tụ lọc và gắn tải thì áp sẽ có khả năng tụt do tải đủ đô, vì pwm là nó khống chế công suất cấp bằng cách điều tiết dòng(dòng ngắt quãn, áp vẫn cực đại 12v nhé), nên khi tải đủ đô, thì áp sụt(cảm nhận qua cầu chia áp bằng điện trở-cầu này mắc //với tụ lọc nguồn ra, rồi đem so sánh với mức cần), sụt quá thì giãn rộng xung ra để cấp thêm năng lượng, áp lại trồi lên từ từ(do tụ và độ rông xung chỉnh có mức độ) cứ thế mà gần như ổn định, đó gọi là hồi tiếp áp

                          sẵn tiện nói luôn hồi tiếp dòng cho bác, thôi tương tự, bác coi hình cho lẹ

                          led.pdf
                          TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                          092 2838 712 --->>

                          Comment


                          • #14
                            còn cái thác đổ là thế này, mình cũng chẵng đc học bên bách khoa, chỉ mua sách rồi đọc ké trường bạn thôi, con diode zener khi chưa đủ áp phân cực ngược, thì dòng rỉ rất nhỏ, nhưng khi áp đủ vượt qua tiếp giáp(gọi là "thủng" tiếp giáp) thì dòng đổ qua rất lớn, nên tại sao ngta lại gắn con điện trở trước zener để gây sụt áp, hô hô hô mọi người vẫn hay gọi là trở hạn dòng cho LED, cho zener, nhưng riêng cá nhân tôi nghĩ nó phải là trở sụt áp là chính xác nhất, rồi, suy gnhi4 coi tui nói đúng ko nhé==> con led cs nó cũng có hiện tượng thác đổ nhưng ko đáng kể, vì áp tăng khá cao nó mới nhảy qua ào ào==>suy ra tiếp coi tại sao họ lại dùng trở cho Led, và Led cs...vậy tại sao ta ko cấp áp luôn cho hoàn hảo?

                            tôi nói theo sự hiểu của mình thôi, chứ thật sự mà nói, tui chưa đc học điện tử chuyên như các bạn, tui chỉ mới lòng vòng trở, tụ, trans, fet thôi, mong đc góp ý
                            TamPhieuLuuKy@yahoo.com
                            092 2838 712 --->>

                            Comment


                            • #15
                              Tùy từng hãng sản xuất mà áp cho led của họ khác nhau. Bạn chủ thớt không nói rõ led của bạn màu gì để anh em còn ước lượng mà tính.
                              Nhưng theo mình đã từng lắp các loại bóng này thì nên mắc nối tiếp và tốt nhất nên dùng nguồn 24 hoặc 48V sẽ tiết kiệm. Còn trở hạn dòng thì mỗi dãy nên cần ít nhất 1 cái. Không có trở mà mình chia dòng kỹ cũng vẫn sáng như thường, chẳng sao cả lại đỡ phí. Nhưng chỉ cần 1 vài con trong 1 vãi dãy chết, khi đó dòng sẽ dồn qua các dãy còn lại khiến chúng phải làm việc quá sức >> nhanh tèo cả đám.
                              Vấn đề nhiệt năng thất thoát thì đến con led khi chạy đã nóng khủng khiếp rồi, 1 con trở thì có sao đâu. Với lại mình làm cái đèn 43 dãy mình còn chẳng tiếc (thực ra không phải không tiếc vì mất đến mấy chục W, nhưng vì đầu tư đám đó rất đắt nên chấp nhận) thì một vài dãy có tốn thêm bao nhiêu đâu.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              TheHouse Tìm hiểu thêm về TheHouse

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X