Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bác nào phân tích cho em mạch này

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bác nào phân tích cho em mạch này

    Thầy cho bt lớn cần phân tích mạch này , em tìm hiểu nó dạng mạc hồi tiếp so quang nhưng em cũng không rõ nguyên lý hoạt động
    Bác nào rảnh vào phân tích hộ em cái

  • #2
    Đây là bộ nguồn dao động nghẹt mà
    Last edited by thuongdtqb; 30-03-2012, 00:59.
    ★♀♥♂Oº°(¯`◦_ _◦´¯)°ºO♂♥♀ღ ★

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi badalata102 Xem bài viết
      Thầy cho bt lớn cần phân tích mạch này , em tìm hiểu nó dạng mạc hồi tiếp so quang nhưng em cũng không rõ nguyên lý hoạt động
      Bác nào rảnh vào phân tích hộ em cái
      hi.mình thì biết chút ít về điện tử thôi, nếu mình phân tích sai thì các bác chỉ dùm nhé.
      Mạch này là bộ nguồn sửa dụng mạch dao động nghẹt. Mach dao động nghẹt gồm các linh kiện sau:Biến áp xung T1, Sò công suất nguồn Q13007,R2 C2,R1 DZ1,R3 C4 D1.
      về mạch cầu và tụ lọc nguồn thì mình không nói đến nửa chắc bạn kung biết.
      Con Q13007 là con công suất nguồn biến áp xung (T1)
      Thứ nhất về phần sơ cấp biến áp xung: Dòng điện xoay chiều đi qua cầu chì xong qua cầu diode để nắn điện AC thành DC. Dòng điện này nạp cho tụ C1 ( lúc này tụ này có điện áp là 220x1.414=310VDC), khi tụ nạp đầy thì tụ sẻ xả, dòng điện chạy qua R1, R2 và DZ1 để phân cực cho Q13007 với R2+Dz là cầu phân áp ổn định điện áp cho cực B con Q13007. Đồng thời dòng điện từ tụ xả ra củng chạy qua cuộn dây L1,12 nằm trong biến áp xung làm nguồn nuôi cho Con Q13007. cuộn dây L2,11 trong biến áp xung (T1) kết hợp với C2, R2 là mạch hồi tiếp dương ( điều kiện cho mạch dao động nghẹt họat động).
      Thứ hai về phần thứ cấp biến áp xung: 2 Con D1 thì nắn dòng xoay chiều sau biến áp thành dong một chiều, ( vì là biến áp xung nên bến thứ cấp trước con điot là dòng xoay chiều xung vuông nha bạn). Tụ C5 lọc nguồn sau khi chình lưu, Tụ C6 lọc nhiểu tần số cao. R5 là trở hạn dòng cấp nguồn cho Ic so quang( Opto). IC KA431 dùng để dò sai. R8, R9 + biến trở là mạch phân áp lấy điện áp mẩu đưa tới con KA431 để dò sai ( mạch này là mạch hồi tiếp).
      Nguyên tắc hoạt động:
      Dòng điện AC qua cầu điot nắn thành dòng DC chạy qua tụ C1 cấp nguồn cho Q13007, đồng thời R2 kết hợp với DZ1 ổn định điện áp định thiên cho Q13007 Làm việc. Khi Q13007 hoạt động sẻ gióng nư một rơle ngắt mở cực nhanh (tự dao động) sẻ xuất hiện dòng cảm ứng qua cuộn thứ cấp biến áp xung đồng thời lấy điện áp hồi tiếp dương (thông qua cuộn dây L2,11 trong biến áp xung (T1) kết hợp với C2, R2 ) đưa vào chân B con Q13007 để tạo điều kiện cho mạch dao động nghẹt này dao động. Khi mach dao động thì bên thứ cấp của biến áp xung sẻ cảm ứng tạo ra dòng điện xoay chiều sóng vuông với 2 mức điện khác nhau. Dòng điện xoay chiều này qua 2 con điót sẻ nắn thành dòng điện 1 chiều DC. Dòng điện 1 chiều sau khi nắn se đi qua Tụ C5 là tụ lọc nguồn chính bên thứ cấp( tụ này làm nhiện vụ san bằng điện áp khỏi nhấp nhô sau khi nắn điện, bạn tham khảo thêm phần chỉnh lưu ). Đồng thời dòng điện sau khi nắn bên thứ cấp sẻ đi qua mạch phân áp (R8,R9 và biến trở, biến trở này để chỉnh điện áp chuẩn cho việc lấy mẩu) để lấy mẩu điện áp chuẩn đưa đến cho con KA431 để dò sai. Con KA431 sẻ dò điện áp sai rồi đưa đến cho con Opto để truyền tính hiệu điện áp sau khi dò sai về chân B con Q13007 để dao động sau khi sửa sai.
      Nguyên tắc hồi tiếp của mạch hồi tiếp:
      Giả sử không biết lý do gì làm cho điện áp AC của mạng điện 50HZ đưa vào cầu đi ốt tăng cao sẻ làm cho con Q13007 dẩn mạnh lên, con Q13007 dẩn mạnh đồng nghĩa với việc điện áp ra bên thứ cấp biến áp xung tăng lên, điện áp bên thứ cấp tăng lên thì điện áp lấy mẩu ở mạch lấy mẩ tăng lên làm cho điện áp dò sai qua con KA431 tăng lên theo. Khi điện áp dò sai tăng lên + điện áp R5 kung tăng lên (vì điện áp bên thứ cấp tăng lên) làm cho con IC so quang (Opto) dẩn mạnh lên. Khi con opto dẩn mạnh lên thì dòng điện sẻ chạy qua cực CE transistor trong opto tăng lên, mà cực C của transistor trong opto nối với cực B con Q13007 vì thế nếu dòng qua CE trong con opto tăng lên sẻ làm cho dòng điện phân cực cho con Q13007 giảm xuống. mà dòng phân cực cho con Q13007 giảm xuống thì đồng nghỉa với việc con Q13007 làm việc chậm lại ( dòng chảy qua CE con Q13007 giảm ) mà con Q13007 làm việc chậm lại thì điện áp bên thứ cấp biến áp xung giảm xuống.
      Giả sửa thứ 2 nếu như điện áp AC trước điot giảm xuống thì bạn phân tích như mình nhưng ngược lại nhé.
      Bạn chú Ý L2,11 trong biến áp xung là bên thứ cấp đó nha. Tụ thì lọc là chủ yếu. Mạch này là bộ nguồn sửa dụng mach dao động nghẹt vì thế mass trong mạch là mass cách ly ( có nghỉa là mass bên phần sơ cấp và bên thứ cấp của biến áp xung là hoàn toàn khác nhau). và nếu như không có mạch hồi tiếp dương thì mạch này hoàn toàn không hoạt động.
      Nếu như bạn làm mạch này trên thực tế thì nhớ mắc thêm 1 con Transistor sau con opto để có tác dụng sửa sai nhé ( chân B con sửa sai mắc vào chân C bên con BJT trong Opto, Chân c con sửa sai mắc vào chân C con Q13007, chân e nối mass), có thể lắp thêm cuộn dây lọc nhiểu cao tần và trở khử từ trước cầu điót để có tác dụng lọc nhiểu 50HZ nhé. Không nên cho mạch hoạt động ở chế độ không tải vì có thể làm cho con Q13007 nóng quá mà chết đó.
      Chúc vui
      Last edited by thuongdtqb; 30-03-2012, 01:07.
      ★♀♥♂Oº°(¯`◦_ _◦´¯)°ºO♂♥♀ღ ★

      Comment


      • #4
        cam on ban, ban viet rat hay. ban co the bu sung mach hon nua khong?
        Nếu như bạn làm mạch này trên thực tế thì nhớ mắc thêm 1 con Transistor sau con opto để có tác dụng sửa sai nhé ( chân B con sửa sai mắc vào chân C bên con BJT trong Opto, Chân c con sửa sai mắc vào chân C con Q13007, chân e nối mass), có thể lắp thêm cuộn dây lọc nhiểu cao tần và trở khử từ trước cầu điót để có tác dụng lọc nhiểu 50HZ nhé. Không nên cho mạch hoạt động ở chế độ không tải vì có thể làm cho con Q13007 nóng quá mà chết đó. ban cho so do nhu ban noi tren di
        cam on nhieu.

        Comment


        • #5
          Bác thuongdtqb có thể giải thích rõ hơn về cách mà mạch dao động tạo ra đưa vào Q1 được không. Em không rõ đoạn này. tks bác trước nhé.

          Giải pháp điện tử của bạn

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi vuxuansyhut Xem bài viết
            Bác thuongdtqb có thể giải thích rõ hơn về cách mà mạch dao động tạo ra đưa vào Q1 được không. Em không rõ đoạn này. tks bác trước nhé.
            làm sao mà con pc817 khóa dc con 13007 đây nếu không lắp thêm đèn đệm?
            Điện tử Nghĩa Phượng- SN268, pTân Long,tp Thái Nguyên,. SDT: 097 833 7568 - 091 373 0268
            cung cấp các loài đầu chảo K+ VTC / AVG KTS T2

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi hoavov Xem bài viết
              cam on ban, ban viet rat hay. ban co the bu sung mach hon nua khong?
              Nếu như bạn làm mạch này trên thực tế thì nhớ mắc thêm 1 con Transistor sau con opto để có tác dụng sửa sai nhé ( chân B con sửa sai mắc vào chân C bên con BJT trong Opto, Chân c con sửa sai mắc vào chân C con Q13007, chân e nối mass), có thể lắp thêm cuộn dây lọc nhiểu cao tần và trở khử từ trước cầu điót để có tác dụng lọc nhiểu 50HZ nhé. Không nên cho mạch hoạt động ở chế độ không tải vì có thể làm cho con Q13007 nóng quá mà chết đó. ban cho so do nhu ban noi tren di
              cam on nhieu.
              mình khong có thời gian vẻ lại. bạn tham khảo mạch này nhé
              mạch lọc nhiểu cao tần và khử từ
              Click image for larger version

Name:	Untitled.png
Views:	1
Size:	29.2 KB
ID:	1364399

              Sửa sai
              Click image for larger version

Name:	Untitled1.png
Views:	1
Size:	46.6 KB
ID:	1364400

              Bảo vệ đèn CS
              Click image for larger version

Name:	Untitled.png
Views:	1
Size:	29.8 KB
ID:	1364401
              2 sơ đồ trên mình không gải thích nửa mà giải thích sơ dồ này
              - Q3 hoạt động khi điện áp ra chập phụ tải, khi đó đèn sẻ dẩn đấu tắ ddienj áp chân B đèn cs xuống mass
              - Nguyên lý:
              + khi phụ tải bị chập dòng điện qua đèn cs tăng cao làm đèn bị hỏng. Từ chân E đèn cs có điện trở nhiệt Re để lấy sụt áp Ubv. sụt áp này đưa đến chân B đèn bảo vệ Q3 và Q3 sẻ đua điện áp B đèn cs xuống mass
              + khi phụ tải chập -> dòng chảy qua đèn CS Q1 tăng -> Ubv tăng -> Q3 dẩn mạnh làm mất dao động Q1 -> Q1 tạm thời ngưng dẩn
              + Khi Q1 ngưng dẩn -> áp bảo vệ Q1 không còn và Q1 dẩn trở lại sau đó lại bị ngắt bới mạch bảo vệ Q3 -> lặp đi lặp lại thành tự kích.

              chúc vui
              ★♀♥♂Oº°(¯`◦_ _◦´¯)°ºO♂♥♀ღ ★

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vuxuansyhut Xem bài viết
                Bác thuongdtqb có thể giải thích rõ hơn về cách mà mạch dao động tạo ra đưa vào Q1 được không. Em không rõ đoạn này. tks bác trước nhé.
                L11/R2/C2: khung cộng hưởng RC
                L11: cuộn hồi tiếp có nhiệm vụ tạo điện áp theo hiệu ứng lenz duy trì dao động. (hiệu ứng lenz bạn dò googoel nhé)
                R3/C4/D1: khử ddienj áp ngược chống ngắt dao động
                cơ bản chức năng à như vậy. dựa vào chưc năng có thể hiểu rỏ nguyên lý tạo dao dộng và duy trì dao động.
                chúc vui
                ★♀♥♂Oº°(¯`◦_ _◦´¯)°ºO♂♥♀ღ ★

                Comment


                • #9
                  Cho em hỏi giá trị tụ C4 là bao nhiêu vậy ạ? Một cái nữa là FUSE (F1) là gì vậy ạ?
                  Em còn chưa được rành về cái này mong các anh chị có kinh nghiệm giúp đỡ.

                  Comment


                  • #10
                    Cho em hỏi giá trị tụ C4 là bao nhiêu vậy ạ? Một cái nữa là FUSE (F1) là gì vậy ạ?
                    Em còn chưa được rành về cái này mong các anh chị có kinh nghiệm giúp đỡ.

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi thuongdtqb Xem bài viết
                      mình khong có thời gian vẻ lại. bạn tham khảo mạch này nhé
                      mạch lọc nhiểu cao tần và khử từ
                      [ATTACH=CONFIG]49122[/ATTACH]

                      Sửa sai
                      [ATTACH=CONFIG]49123[/ATTACH]

                      Bảo vệ đèn CS
                      [ATTACH=CONFIG]49124[/ATTACH]
                      2 sơ đồ trên mình không gải thích nửa mà giải thích sơ dồ này
                      - Q3 hoạt động khi điện áp ra chập phụ tải, khi đó đèn sẻ dẩn đấu tắ ddienj áp chân B đèn cs xuống mass
                      - Nguyên lý:
                      + khi phụ tải bị chập dòng điện qua đèn cs tăng cao làm đèn bị hỏng. Từ chân E đèn cs có điện trở nhiệt Re để lấy sụt áp Ubv. sụt áp này đưa đến chân B đèn bảo vệ Q3 và Q3 sẻ đua điện áp B đèn cs xuống mass
                      + khi phụ tải chập -> dòng chảy qua đèn CS Q1 tăng -> Ubv tăng -> Q3 dẩn mạnh làm mất dao động Q1 -> Q1 tạm thời ngưng dẩn
                      + Khi Q1 ngưng dẩn -> áp bảo vệ Q1 không còn và Q1 dẩn trở lại sau đó lại bị ngắt bới mạch bảo vệ Q3 -> lặp đi lặp lại thành tự kích.

                      chúc vui
                      Bạn cho hỏi tác dụng của Diode 4148 là gì vậy ? Lõi biến áp xung mình dùng loại gì vậy bạn. Kích thước dây quấn có giống nhau không. Tại mình cũng đang tìm hiểu về mạch tự kích này mà chưa biết rõ nên mạn phép hỏi hơi nhiều nhé...Thanks

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      badalata102 Tìm hiểu thêm về badalata102

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X