Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tích Phân, Vi phân trong điều khiển tự động.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tích Phân, Vi phân trong điều khiển tự động.

    Mong ai có thể cho e ví dụ để ứng dụng tích phân và vi phân bằng lm358 trong lý thuyết điều khiển tự động. Mình biết lm358 là bộ khuếch đại opam. Nhưng ứng dụng tích phân như thế nào?

  • #2
    Op-amp đã được dùng để làm các mạch thuật toán điều khiển từ thời khai sinh ra ngành này.

    Ví dụ điển hình nhất là bộ điều khiển tỷ lệ vi tích phân PID thần thánh
    1. Kp là thành phần tỷ lệ, được hiện thực hóa bởi bộ khuếch đại bằng op-amp. Mạch khuếch đại op-amp đầy rẫy trên mạng, đồng thời cũng được dạy chi tiết bên Điện tử
    https://www.electronics-tutorials.ws/opamp/opamp_1.html
    https://en.wikipedia.org/wiki/Operational_amplifier

    2. Ki là thành phần tích phân, được hiện thực hóa bởi bộ tích phân op-amp, mạch cũng đầy trên mạng
    https://www.electronicshub.org/opera...as-integrator/
    https://www.electronics-tutorials.ws/opamp/opamp_6.html
    https://en.wikipedia.org/wiki/Op_amp_integrator

    3. Kd là thành phần vi phân, được hiện thực hóa bởi bộ vi phân op-amp, ví dụ cũng không thiếu
    https://www.electronics-tutorials.ws/opamp/opamp_7.html

    Tất nhiên op-amp còn làm được nhiều việc hơn nữa. Nó là thành phần cơ bản của máy tính hệ tương tự (analog computer), ra đời trước máy tính số (digital computer) thông dụng bây giờ.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Hệ thống điều khiển tự động kết hợp giữa hàm truyền và hàm hồi tiếp. Hàm hồi tiếp được thiết kế để tạo một mạch khép kín (closed loop) có độ dự trữ pha trên 90 độ (phase margin) và dự trữ biên (gain margin) trên 0dB. Người thiết kế sẽ dùng phương pháp vẻ đồ thị Bode để xác định độ khuếch đại và độ trễ pha của hàm tổng.

      Thí dụ điển hình nhất là mạch nguồn xung hạ áp (Buck) dùng hồi tiếp áp. Hàm truyền của mạch Buck sẽ có một độ lợi nào đó và kết hợp với điểm cực bậc hai do sự kết hợp giữa L và C. Để mạch lúc nào cũng ổn định khi có sự biến đổi của tãi hay nguồn mình phải dùng hàm hồi tiếp. Trong trường hợp này hàm hồi tiếp bậc 3 là khả thi nhất để bù trừ lại độ dốc của hàm truyền.

      Tôi có viết một số bài về hàm truyền cho mạch Buck. Phân tích hàm hồi tiếp bậc 1, 2 và 3.

      https://www.youtube.com/watch?v=BL1ntUBHAwk&t=332shttps://www.youtube.com/watch?v=BL1ntUBHAwk&t=332s

      https://www.youtube.com/watch?v=_-JGYfpq-VA

      https://www.youtube.com/watch?v=kr-7c1A0aQ0
      https://www.youtube.com/watch?v=Rp_qQNnar8g&t=34s

      Comment


      • #4
        Tích phân là cộng dồn các sai số lại. Nhờ vậy mà các sai số dù rất nhỏ sau khi cộng lại thành một con số đủ lớn giúp cho việc điều khiển chính xác hơn.

        Một số máy X quang dùng mạch tích phân dòng điện để tính ra thông số mAs. Khi mAs đạt đến giá trị cài đặt thì nó ngắt tia X. Nhờ vậy mà liều tia luôn ổn định dù cho bóng đèn có bị lão hoá.
        sau.ph

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
          Tích phân là cộng dồn các sai số lại. Nhờ vậy mà các sai số dù rất nhỏ sau khi cộng lại thành một con số đủ lớn giúp cho việc điều khiển chính xác hơn.

          Một số máy X quang dùng mạch tích phân dòng điện để tính ra thông số mAs. Khi mAs đạt đến giá trị cài đặt thì nó ngắt tia X. Nhờ vậy mà liều tia luôn ổn định dù cho bóng đèn có bị lão hoá.
          Dòng đỏ : SAI. mAs là mA và S là giây Nếu chụp 20mAs, đầu đèn 200mA, thì S =20/200=0,1 s.
          Chẳng tích phận gì cả.


          Dòng xanh: Sai . Đầu đèn lão hóa, tia x sẽ ít, nhiều tia mềm hay không có.
          Thay đổi Mas chẳng nói lên điều gì.

          Comment


          • #6
            Theo link của ad bqviet thì ngõ ra của mạch tích phân sẽ bằng biên độ dạng sóng ngõ vào nhân với thời gian. Như vậy chỉ cần lấy tín hiệu dòng điện trên R shunt đưa vào mạch tích phân thì ngõ ra sẽ tỉ lệ với mA.s

            Click image for larger version

Name:	C71663C1-5D27-4947-AF1F-340F13A24E58.jpeg
Views:	4066
Size:	82.3 KB
ID:	1718723


            Tia mềm hay cứng là do điện thế của bộ cao áp, không phải do bóng đèn.

            Bóng đèn già thì Ca tốt giảm phát xạ, dòng AK giảm dẫn đến mAs giảm nếu như mạch điều khiển dùng timer có thời gian phát tia cố định.
            sau.ph

            Comment


            • #7
              Mạch tích phân dùng opamp trong máy X quang:

              Click image for larger version

Name:	30EC3ECF-33F2-4BAC-B237-52F0B03D82C8.jpeg
Views:	4212
Size:	189.4 KB
ID:	1718725
              sau.ph

              Comment


              • #8
                Thầy bói sờ voi liên tục phát biểu nhảm nhí.

                Bóng đèn X quang lão hóa không phát tia x, dùng mạch tích phân cắm đầu cắm cổ phát tia vào người bệnh nhân .NGU thế.
                .

                Comment


                • #9
                  Dĩ nhiên là mạch tích phân chỉ có tác dụng với bóng bị yếu do lão hoá thôi, còn bóng không phát tia được nữa là bóng hư mất rồi.
                  sau.ph

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                    Dĩ nhiên là mạch tích phân chỉ có tác dụng với bóng bị yếu do lão hoá thôi, còn bóng không phát tia được nữa là bóng hư mất rồi.
                    Bóng x quang lão hóa sẽ có nhiều bụi than nơi tim đèn. Chính các bụi than này làm tia x mềm đi, hình chụp bị lem nhem và phải thay đầu đèn.

                    Nhà sản xuất x quang nào NGU quá vậy?
                    Cái phim chụp lem nhem bác sĩ không đọc được phim vẫn cố chụp đưa bệnh nhân "ăn tia bức xạ nhiều hơn bình thường"?

                    Comment


                    • #11
                      Mạch tích phân chỉ khắc phục hiện tượng tia yếu dần theo thời gian thôi. Khi bóng đã hết vòng đời thì phải thay, máy nào cũng vậy. Bác chỉ cố tình lấy trường hợp bóng hư rồi đổ thừa tại mạch. Nói thế thì có khác gì lấy mạch ổn áp lắp vào cục pin hết cạn, điện áp ra không đủ rồi lại chê mạch ổn áp ngu.

                      Tim đèn, ca tốt, anot khi bị nung nóng sẽ bốc hơi kim loại rồi bám vào thành bóng tạo thành mảng đen (không phải than). Mảng này đủ lớn sẽ làm short cao thế. Vì nó rất mỏng nên cản tia không đáng kể. Nếu có thì nó cũng chỉ cản tia mềm giống như lớp filter thôi. Bác nói làm mềm tia X là sai rồi.

                      (Trong anot có chứa than graphit để hấp thụ nhiệt. Than này mà thoát được ra ngoài thì anot lủng, bể rồi. Đó là bóng hư chứ không phải bị lão hoá)
                      sau.ph

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                        Mạch tích phân chỉ khắc phục hiện tượng tia yếu dần theo thời gian thôi. Khi bóng đã hết vòng đời thì phải thay, máy nào cũng vậy. Bác chỉ cố tình lấy trường hợp bóng hư rồi đổ thừa tại mạch. Nói thế thì có khác gì lấy mạch ổn áp lắp vào cục pin hết cạn, điện áp ra không đủ rồi lại chê mạch ổn áp ngu.

                        Tim đèn, ca tốt, anot khi bị nung nóng sẽ bốc hơi kim loại rồi bám vào thành bóng tạo thành mảng đen (không phải than). Mảng này đủ lớn sẽ làm short cao thế. Vì nó rất mỏng nên cản tia không đáng kể. Nếu có thì nó cũng chỉ cản tia mềm giống như lớp filter thôi. Bác nói làm mềm tia X là sai rồi.

                        (Trong anot có chứa than graphit để hấp thụ nhiệt. Than này mà thoát được ra ngoài thì anot lủng, bể rồi. Đó là bóng hư chứ không phải bị lão hoá)
                        Tôi khôg cần phải tranh luận với thầy bói mù về sự lão hóa của bóng đèn x quang, chỉ cần biết bóng đèn lão hóa hình chụp sẽ lem nhem là đủ rồi .
                        Cố gắng kéo dài thời gian phát tia x vào bệnh nhân để có được tấm hình lem nhem chỉ có TLM nghĩ ra mà thôi vì thế hệ máy mới hạn chế thời gian phát tia x vào bệnh nhân.

                        Thầy bói mù sờ tài liệu, chụp hình minh chứng nên phát biểu mắc cười chết đi được.

                        Comment


                        • #13
                          Mạch tích phân chỉ để ổn định lượng mAs. Bác cố tình lái sang trường hợp bóng bị hư. Nếu không dùng tích phân mà dùng timer chẳng lẽ hình không bị lem nhem khi bóng hết date?

                          Yêu cầu quan trọng của máy X quang là phải ra tia đúng và đủ (KV, mAs). Bác lại chế ra "máy X quang hạn chế thời gian phát tia", hình chụp ra trắng tươi bác sĩ đọc không được phải cho bệnh nhân chụp lại còn hại hơn.
                          sau.ph

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi T.L.M Xem bài viết
                            Mạch tích phân chỉ để ổn định lượng mAs. Bác cố tình lái sang trường hợp bóng bị hư. Nếu không dùng tích phân mà dùng timer chẳng lẽ hình không bị lem nhem khi bóng hết date?

                            Yêu cầu quan trọng của máy X quang là phải ra tia đúng và đủ (KV, mAs). Bác lại chế ra "máy X quang hạn chế thời gian phát tia", hình chụp ra trắng tươi bác sĩ đọc không được phải cho bệnh nhân chụp lại còn hại hơn.
                            Ha.ha.ha bóng lão hóa chụp lem nhem người ta thay bóng mới, chỉ có thầy bói mù sờ tài liệu phát biểu mạch tích phân dùng cho bóng lão hóa

                            Comment


                            • #15
                              TLM nói bóng lão hoá nhằm chỉ bóng cũ, yếu, nhưng vẫn còn dùng được.

                              Bác cố tình vặn vẹo bóng lão hoá là bóng hư cũ, không dùng được nữa.

                              Trước khi bị lem nhem, mạch tích phân và mạch timer cái nào cho mAs ổn định hơn?

                              Bác rất giỏi, tại sao lại không giải thích vì sao bóng cũ lại cho ra tia mềm?
                              sau.ph

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              xinlancao Tìm hiểu thêm về xinlancao

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X