Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Em muốn hỏi mọi người về nguyên lý hoạt động, tần số của mạch công suất trong máy rửa siêu âm ạ.

    Dạ, em xin chào mọi người, chuyện là kỳ này, em đang thực hiện đồ án môn học với đề tài là làm mạch siêu âm tần số cho bồn rửa siêu âm. Em có tìm hiểu qua 1 số trang web và video Youtube, nhưng lại chỉ có thông tin chung chung mà không phải chỉ rõ ràng về nguyên lý hoạt động của mạch. Vì thế mà hiện tại em vẫn chưa rõ ràng trong vấn đề mạch hoạt động như thế nào và làm sao để mạch có thể tạo ra được tần số 40kHz. Hiện mạch ở ảnh phía dưới là mạch mà em làm nhưng chỉ đạt được tần số 28-29kHz, em đã thử thay đổi tụ và trở nhưng không cải thiện được gì nhiều.
    Về phần mạch mà em gửi phía dưới, em xin được cung cấp thêm thông tin về mạch:
    - Điện áp đầu vào V1: Sử dụng điện 220VAC/50Hz
    - C1(ngõ ra): tụ xám 3nF
    - Tụ C3: tụ cao áp(màu xanh dương) 470pF
    - Tụ C4=C5: tụ kẹo nâu CBB22 334J630V - giá trị=330nF
    - Tụ C7=C6: Tụ vàng 1uF
    - Tụ C8: Tụ vàng 0,22uF
    - D1, D2, D3, D4: 4 con diode HER208 kết hợp thành cầu diode
    - L5L6: Cuộn lọc
    - Transistor Q1, Q2: J13009-2
    - R1: Điện trở công suất 5W 10Ohm
    - R2=R3: Điện trở 470Ohm
    - R4=R10=R6=R7: điện trở 47kOhm
    - R5: Điện trở công suất 5W 2.2Ohm
    - R8=R9: Điện trở 100kOhm
    - D5, D6: Diode xung FR157
    - L1=L2(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến):2mH
    - L3(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến): 150uH
    ( L1, L2, L3 đều quấn chung 1 vòng xuyến)
    - TR1: Biến áp xung, cái này em đo độ tụ cảm ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp của nó thì có giá trị lần lượt là 670uH và 380uH
    - L4(Cuộn cảm nhưng được quấn quanh lõi biến áp): 2mH
    - TRANDUCER: Ngõ ra của mạch, kết nối đến 2 đầu tranducer có tần số 40kHz, công suất mỗi con là 50W
    Em rất muốn biết được nguyên lý hoạt động của mạch và liệu phải tính toán như thế nào mới có thể đạt được tần số 40kHz ạ.
    Rất mong được mọi người chỉ bảo.
    Em xin cảm ơn ạ!

  • #2
    Click image for larger version

Name:	image_99529.png
Views:	792
Size:	208.2 KB
ID:	1734376

    Dạng mạch dao động... nghẹt nửa cầu này khó khống chế tần số lắm bạn. Sao không dùng mạch cơ bản đơn giản là dao động đa hài ấy, kích xung cho cặp BJT công suất muốn bao nhiêu kHx đã có công thức sẵn!

    Comment


    • #3
      Do đợt đó khi mình kiếm mạch để làm thì thấy trong mấy cái máy rửa siêu âm bán ngoài thị trường nó làm theo kiểu mạch này, thêm vào việc tìm mấy cái link về làm mạch rửa siêu âm cũng thấy dùng như vậy nên mình theo làm. Không làm thì thôi chứ làm rồi thấy khó chỉnh tần số như mong muốn quá.

      Comment


      • #4
        Theo nguyên lí dao động của mạch và theo công thức tính thời hằng của tụ, áp dụng cho các trị số trong mạch, mình cjhi3 có thể đoán theo nhận định của mình như sau:

        1.Mạch R6C4 để nạp tụ C4 từ 0V lên 0.63*110V ( mạch chỉnh lưu không tụ lọc, lấy áp qua cầu chia đôi thế nên khoảng 110VDC là điện áp max nạp tụ) mất thời hằng là:

        T1 = R6C4 = 0.01551s

        2.Mạch R2C4 xả tụ C4 từ 0.63*110V xuống còn 0.63*[0.63*110V] mất thời hằng là:

        T2 = R2C4 = 0.072897s

        Giả sử khi áp tại C4 lên 0.63V thì transistor dẫn mạnh rồi ngưng ngay vì bị hồi tiếp âm (mạch này có đặc điểm dđ nhanh). Như vậy bạn hãy lập phương trình để tìm khoảng thời gian T bằng bao nhiêu mà sau thời gian đó thì tụ C4 vừa nạp vừa xả mà áp tại nó bằng 0.63V, đó chính là chu kì dao động của mạch và tần số là khoảng 1/T Hz

        Mình tạm tính như thế, mời các bạn vào tính giúp bạn ấy xem cách tính như thế hợp lí chưa ha!

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi matnetgia99 Xem bài viết

          Giả sử khi áp tại C4 lên 0.63V thì transistor dẫn mạnh rồi ngưng ngay vì bị hồi tiếp âm (mạch này có đặc điểm dđ nhanh). Như vậy bạn hãy lập phương trình để tìm khoảng thời gian T bằng bao nhiêu mà sau thời gian đó thì tụ C4 vừa nạp vừa xả mà áp tại nó bằng 0.63V, đó chính là chu kì dao động của mạch và tần số là khoảng 1/T Hz

          Mình tạm tính như thế, mời các bạn vào tính giúp bạn ấy xem cách tính như thế hợp lí chưa ha!


          Mời các thầy vào tính hộ.
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi SteinsK Xem bài viết
            Dạ, em xin chào mọi người, chuyện là kỳ này, em đang thực hiện đồ án môn học với đề tài là làm mạch siêu âm tần số cho bồn rửa siêu âm. Em có tìm hiểu qua 1 số trang web và video Youtube, nhưng lại chỉ có thông tin chung chung mà không phải chỉ rõ ràng về nguyên lý hoạt động của mạch. Vì thế mà hiện tại em vẫn chưa rõ ràng trong vấn đề mạch hoạt động như thế nào và làm sao để mạch có thể tạo ra được tần số 40kHz. Hiện mạch ở ảnh phía dưới là mạch mà em làm nhưng chỉ đạt được tần số 28-29kHz, em đã thử thay đổi tụ và trở nhưng không cải thiện được gì nhiều.
            Về phần mạch mà em gửi phía dưới, em xin được cung cấp thêm thông tin về mạch:
            - Điện áp đầu vào V1: Sử dụng điện 220VAC/50Hz
            - C1(ngõ ra): tụ xám 3nF
            - Tụ C3: tụ cao áp(màu xanh dương) 470pF
            - Tụ C4=C5: tụ kẹo nâu CBB22 334J630V - giá trị=330nF
            - Tụ C7=C6: Tụ vàng 1uF
            - Tụ C8: Tụ vàng 0,22uF
            - D1, D2, D3, D4: 4 con diode HER208 kết hợp thành cầu diode
            - L5L6: Cuộn lọc
            - Transistor Q1, Q2: J13009-2
            - R1: Điện trở công suất 5W 10Ohm
            - R2=R3: Điện trở 470Ohm
            - R4=R10=R6=R7: điện trở 47kOhm
            - R5: Điện trở công suất 5W 2.2Ohm
            - R8=R9: Điện trở 100kOhm
            - D5, D6: Diode xung FR157
            - L1=L2(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến):2mH
            - L3(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến): 150uH
            ( L1, L2, L3 đều quấn chung 1 vòng xuyến)
            - TR1: Biến áp xung, cái này em đo độ tụ cảm ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp của nó thì có giá trị lần lượt là 670uH và 380uH
            - L4(Cuộn cảm nhưng được quấn quanh lõi biến áp): 2mH
            - TRANDUCER: Ngõ ra của mạch, kết nối đến 2 đầu tranducer có tần số 40kHz, công suất mỗi con là 50W
            Em rất muốn biết được nguyên lý hoạt động của mạch và liệu phải tính toán như thế nào mới có thể đạt được tần số 40kHz ạ.
            Rất mong được mọi người chỉ bảo.
            Em xin cảm ơn ạ!
            Ku dùng thiết bị gì để đo?
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết

              Ku dùng thiết bị gì để đo?
              em dùng ossiloscope để đo tần số đầu ra, còn giá trị độ tự cảm thì có dùng mạch đo tụ điện cuộn cảm này ạ:

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi SteinsK Xem bài viết
                Dạ, em xin chào mọi người, chuyện là kỳ này, em đang thực hiện đồ án môn học với đề tài là làm mạch siêu âm tần số cho bồn rửa siêu âm. Em có tìm hiểu qua 1 số trang web và video Youtube, nhưng lại chỉ có thông tin chung chung mà không phải chỉ rõ ràng về nguyên lý hoạt động của mạch. Vì thế mà hiện tại em vẫn chưa rõ ràng trong vấn đề mạch hoạt động như thế nào và làm sao để mạch có thể tạo ra được tần số 40kHz. Hiện mạch ở ảnh phía dưới là mạch mà em làm nhưng chỉ đạt được tần số 28-29kHz, em đã thử thay đổi tụ và trở nhưng không cải thiện được gì nhiều.
                Về phần mạch mà em gửi phía dưới, em xin được cung cấp thêm thông tin về mạch:
                - Điện áp đầu vào V1: Sử dụng điện 220VAC/50Hz
                - C1(ngõ ra): tụ xám 3nF
                - Tụ C3: tụ cao áp(màu xanh dương) 470pF
                - Tụ C4=C5: tụ kẹo nâu CBB22 334J630V - giá trị=330nF
                - Tụ C7=C6: Tụ vàng 1uF
                - Tụ C8: Tụ vàng 0,22uF
                - D1, D2, D3, D4: 4 con diode HER208 kết hợp thành cầu diode
                - L5L6: Cuộn lọc
                - Transistor Q1, Q2: J13009-2
                - R1: Điện trở công suất 5W 10Ohm
                - R2=R3: Điện trở 470Ohm
                - R4=R10=R6=R7: điện trở 47kOhm
                - R5: Điện trở công suất 5W 2.2Ohm
                - R8=R9: Điện trở 100kOhm
                - D5, D6: Diode xung FR157
                - L1=L2(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến):2mH
                - L3(Cuộn cảm quấn quanh vòng xuyến): 150uH
                ( L1, L2, L3 đều quấn chung 1 vòng xuyến)
                - TR1: Biến áp xung, cái này em đo độ tụ cảm ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp của nó thì có giá trị lần lượt là 670uH và 380uH
                - L4(Cuộn cảm nhưng được quấn quanh lõi biến áp): 2mH
                - TRANDUCER: Ngõ ra của mạch, kết nối đến 2 đầu tranducer có tần số 40kHz, công suất mỗi con là 50W
                Em rất muốn biết được nguyên lý hoạt động của mạch và liệu phải tính toán như thế nào mới có thể đạt được tần số 40kHz ạ.
                Rất mong được mọi người chỉ bảo.
                Em xin cảm ơn ạ!
                Em cập nhật xíu nha mọi người, thì bữa trước em có mượn cái ossiloscope để đo lại thì mạch có tần số ngõ ra là 35kHz, sau khi em thay đổi L1=L2=1,5mH thì tần số có giảm xuống còn xấp xỉ 34kHz. Đổi L4=4.6mH và TR1 em có thay thành 1 con biến áp đo độ tụ cảm ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp của nó thì có giá trị lần lượt là 1.4mH và 888uH thì lúc này tần số đầu ra em đo được là 29kHz, sau đó có đổi thêm L1=L2 về giá trị ban đầu thì nó vẫn đo đầu ra được 29kHz. Em thấy như vậy việc thay đổi L4 sẽ ảnh hưởng đến tần số ngõ ra nhiều hơn so với việc thay đổi L1, L2.

                Comment


                • #9
                  bạn giảm con C4, C5 (và giặt R song song với chúng) xem tần số tăng lên không

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  SteinsK mình hiện là sinh viên năm cuối, đang có hứng thú nghiên cứu về các mạch siêu âm ạ. Tìm hiểu thêm về SteinsK

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X