Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin hướng dẫn làm cái lò sấy với dây điện trở nhiệt

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin hướng dẫn làm cái lò sấy với dây điện trở nhiệt

    Xin chào các anh chị.

    Chẳng qua là em muốn làm 1 một cái lò sấy, để sấy sản phẩm sau khi sơn, vì em chuẩn bị mở tiệm sơn xe.

    Kích thước lò là: Dài 1.2m - Rộng 0.8m - Cao 1m

    Em mua sẵn 3 dây diện trở nhiệt loại 1KW/1 dây

    Như vậy có đủ để cho lò nung lên đến 250 độ C không ạ. Và cách đấu dây điện trở với nhau như thế nào.

    Đấu 3 dây điện trở nhiệt song song với nhau rồi đấu vào nguồn 220V hay là đấu 3 dây điện trở nhiệt nối tiếp rồi đầu vào nguồn 220V.

    Mong được các anh chị giúp đỡ. Chứ em gà mờ đoạn này quá.

  • #2
    Các thông số của bác cũng gần "tương đương' như một cái lò bánh mì cỡ nhỏ rồi đó. Sơ bộ ngó qua thì tổng công suất = 3x1kW e là không đủ đâu bác ah. Bác nhìn các lò bánh mì họ vẫn phải chơi điện 3-phase đó. Ngoài ra, còn các yếu tố khác: bảo ôn thế nào? tuần hoàn nhiệt ra sao? chế độ gia nhiệt (tăng/giảm/ủ) thế nào? Bác nghiên cứu thêm rồi trao đổi tiếp.
    Thân ái,

    Comment


    • #3
      Nguyên văn bởi thuaimi Xem bài viết
      Các thông số của bác cũng gần "tương đương' như một cái lò bánh mì cỡ nhỏ rồi đó. Sơ bộ ngó qua thì tổng công suất = 3x1kW e là không đủ đâu bác ah. Bác nhìn các lò bánh mì họ vẫn phải chơi điện 3-phase đó. Ngoài ra, còn các yếu tố khác: bảo ôn thế nào? tuần hoàn nhiệt ra sao? chế độ gia nhiệt (tăng/giảm/ủ) thế nào? Bác nghiên cứu thêm rồi trao đổi tiếp.
      Thân ái,
      Thanks anh nhiều. Em làm khung bằng tôn sắt, ở giữa lót bông thủy tinh chịu nhiệt. còn về tuần hoàn nhiệt là sao anh.em đã thử search goole nhưng chưa ra.

      Em cũng đã lắp thử dây điện trở nhiệt vào. Đấu 3 dây song song với nhau rồi đấu vào nguồn 220v.

      Nhiệt độ theo can nhiệt đo được lên 150 độ C. Nhưng mà thơi gian lên lâu quá. gần 40' mới được 150 độ C.

      Vậy xin anh chỉ giáo thêm là với thể tích lò như vậy, em cần bao nhiêu KW. và nên đi dây điện trở nhiệt như thế nào ạ.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi jinpado Xem bài viết
        Thanks anh nhiều. Em làm khung bằng tôn sắt, ở giữa lót bông thủy tinh chịu nhiệt. còn về tuần hoàn nhiệt là sao anh.em đã thử search goole nhưng chưa ra.
        Tuần hoàn nhiệt, ý của tôi là kiểu dùng quạt gió đối lưu để nhiệt "trải" đều trong buồng lò.

        Nguyên văn bởi jinpado Xem bài viết
        Em cũng đã lắp thử dây điện trở nhiệt vào. Đấu 3 dây song song với nhau rồi đấu vào nguồn 220v.

        Nhiệt độ theo can nhiệt đo được lên 150 độ C. Nhưng mà thơi gian lên lâu quá. gần 40' mới được 150 độ C.
        Nghe như vậy là đã thấy THIẾU CÔNG SUẤT rồi (đúng như tôi dự). Ngoài ra, còn có các yếu tố điều khiển gia nhiệt (tăng/giảm tốc độ thế nào, chế độ ủ nhiệt ra sao; đều sẽ tác động liên quan đến chất lượng thành phẩm (sơn) của bác.

        Nguyên văn bởi jinpado Xem bài viết
        Vậy xin anh chỉ giáo thêm là với thể tích lò như vậy, em cần bao nhiêu KW. và nên đi dây điện trở nhiệt như thế nào ạ.
        Tôi không có nhiều kinh nghiệm thiết kế lò sấy, vả lại đã lâu rồi cũng không làm món này. Những phán đoán như trên là theo kinh nghiệm (còn sót lại) của mấy công trình xa xưa thôi. Bác cứ tìm hiểu thêm rồi trao đổi ở đay, sẽ có nhiều thành viên khác hỗ trợ nhiệt tình.

        Thân ái,

        Comment


        • #5
          Bạn nên dành đất làm 1 cái lò dài, sản phẩm đi chầm chậm từ ngoài vào qua vùng nhiệt độ tăng dần; đên chỗ sấy chính thức thì dừng lại trong khoảng thời gian ấn định; sau đó đi chậm qua vùng nhiệt độ giảm dần... đến khi ra ngoài nhiệt độ sản phẩm còn khoảng 7-8 chục độ thì bề mặt sơn mới đẹp và bền.
          Nếu bạn có nhiều hàng thì bạn nên thiết kế băng tải để sản phẩm xếp hàng vào và ra lò.
          Như vậy thì bạn sẽ phải đầu tư cái lò sấy thật hoành tráng. Công suất có lẽ phải gấp 2-3 lần công suất hiện có thì mới hy vọng vùng trung tâm có thể đạt được nhiệt độ 250 độ.
          Về tuần hoàn nhiệt: Không khí nóng bốc lên cao -> phía trên nóng hơn phía dưới. Ngoài cửa lò nguội hơn giữa lò. Bạn có giải pháp gì để giữ cho nhiệt độ trong vùng sấy đồng đều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới ?
          Ý tưởng của bạn rất thú vị. Chúc bạn thành công.
          Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

          Comment


          • #6
            Sản phẩm cho vào lò sấy 250 độ C, đem ra nhăn như da bà già.
            Sản phẩm trong lò 250 độ C sẽ mau chóng bay hơi khô bề mặt, nhưng bên trong chưa khô. Sơn bề mặt co lại tạo nếp nhăn. Mấy lò sấy sơn chỉ có 80 độ C. Vào goole xem thử.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
              Bạn nên dành đất làm 1 cái lò dài, sản phẩm đi chầm chậm từ ngoài vào qua vùng nhiệt độ tăng dần; đên chỗ sấy chính thức thì dừng lại trong khoảng thời gian ấn định; sau đó đi chậm qua vùng nhiệt độ giảm dần... đến khi ra ngoài nhiệt độ sản phẩm còn khoảng 7-8 chục độ thì bề mặt sơn mới đẹp và bền.
              Nếu bạn có nhiều hàng thì bạn nên thiết kế băng tải để sản phẩm xếp hàng vào và ra lò.
              Như vậy thì bạn sẽ phải đầu tư cái lò sấy thật hoành tráng. Công suất có lẽ phải gấp 2-3 lần công suất hiện có thì mới hy vọng vùng trung tâm có thể đạt được nhiệt độ 250 độ.
              Về tuần hoàn nhiệt: Không khí nóng bốc lên cao -> phía trên nóng hơn phía dưới. Ngoài cửa lò nguội hơn giữa lò. Bạn có giải pháp gì để giữ cho nhiệt độ trong vùng sấy đồng đều từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới ?
              Ý tưởng của bạn rất thú vị. Chúc bạn thành công.
              Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
              Sản phẩm cho vào lò sấy 250 độ C, đem ra nhăn như da bà già.
              Sản phẩm trong lò 250 độ C sẽ mau chóng bay hơi khô bề mặt, nhưng bên trong chưa khô. Sơn bề mặt co lại tạo nếp nhăn. Mấy lò sấy sơn chỉ có 80 độ C. Vào goole xem thử.
              Dạ thanks hai anh MOD. Em sơn tĩnh điện, nên nhiệt độ phải từ 200 - 250 độ C. Bỏ vào nung hấp khoảng 10 phút là lấy ra.
              Để tuần hoàn nhiệt độ như mấy anh chỉ, e tính lắp thêm 2 cái quạt nhỏ ở phía trên 2 góc để nó thổi đều đều.

              Nhưng em thắc mắc là em xài mấy cây điện trở nhiệt, mỗi cây dài 80cm, vừa với bề ngang của cái lò. Nhưng em cứ không biết là nối mấy cây điện trở nhiệt này theo kiểu gì. Song song hay nối tiếp với nhau. Kiểu nào thì cây điện trở nhiệt nhanh nóng hơn ạ. E gà về khâu tính toán này lắm. Nên mong mấy anh giúp đỡ

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi jinpado Xem bài viết
                Dạ thanks hai anh MOD. Em sơn tĩnh điện, nên nhiệt độ phải từ 200 - 250 độ C. Bỏ vào nung hấp khoảng 10 phút là lấy ra.
                Để tuần hoàn nhiệt độ như mấy anh chỉ, e tính lắp thêm 2 cái quạt nhỏ ở phía trên 2 góc để nó thổi đều đều.

                Nhưng em thắc mắc là em xài mấy cây điện trở nhiệt, mỗi cây dài 80cm, vừa với bề ngang của cái lò. Nhưng em cứ không biết là nối mấy cây điện trở nhiệt này theo kiểu gì. Song song hay nối tiếp với nhau. Kiểu nào thì cây điện trở nhiệt nhanh nóng hơn ạ. E gà về khâu tính toán này lắm. Nên mong mấy anh giúp đỡ
                Lúc trước tôi có làm lò nướng thể tích 4m3 công suất 24kw. Lò của bạn 1m3 phải là 6kw.
                Nối các điện trở song song công suất mới lớn.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi jinpado Xem bài viết
                  Nhưng em thắc mắc là em xài mấy cây điện trở nhiệt, mỗi cây dài 80cm, vừa với bề ngang của cái lò. Nhưng em cứ không biết là nối mấy cây điện trở nhiệt này theo kiểu gì. Song song hay nối tiếp với nhau. Kiểu nào thì cây điện trở nhiệt nhanh nóng hơn ạ. E gà về khâu tính toán này lắm. Nên mong mấy anh giúp đỡ
                  Có lẽ bạn nói "cây điện trở nhiệt" là nói đến các trở nhiệt bằng SiC (hay được gọi là thanh Cac-bua Si-lic)?.
                  Nếu đúng là các thanh Cac-bua Si-lic thì bạn không dùng được đâu.

                  Bạn phải dùng dây điện trở mới được. Phân bố dây sao cho nhiệt độ lò đồng đều theo chiều ngang; dùng quạt khuấy để nhiệt phân bố đều trong lò. Khi sản phẩm vào lò thì nhiệt độ giảm xuống sau đó mới tăng lên từ từ. Do đó tôi khuyên bạn nên có thêm phần sấy nóng sản phẩm trước khi sấy khô để giảm thời gian sấy khô.
                  Theo tôi, với 3kW mà lò của bạn đạt nhiệt độ 150 độ là ngoài sức tưởng tượng đấy. Hoặc giả đạt nhiệt độ ấy với lò không;... khi có sản phẩm thì chỉ đạt đến 90 độ là cùng.
                  Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                  Comment


                  • #10
                    Chắc bạn dùng loại sơn hấp nên phải nung nóng để các hạt sơn nóng chảy ra tạo độ bóng và bám chắc hơn vào bề mặt sơn.
                    Còn 40 phút mà đạt được 150 độ thì cách nhiệt tốt đấy. Nếu khối lượng chi tiết cần sơn nặng tương đương với khối lượng vỏ trong của lò thì cần thêm khoảng 40 phút nữa lò mới đạt 150 độ (nhiệt dung riêng của không khí khá nhỏ nên có thể bỏ qua).
                    Để rút ngắn thời gian đi khoảng 1/2 thì công suất của lò cần tăng gấp 2 lần lên 6KW.
                    Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                    Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                    Comment


                    • #11
                      và để nâng nhiệt độ từ 150 lên 250 độ thì phải tăng công suất thêm mấy lần nữa, anh hoangtam ơi ?.
                      Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                        Theo tôi, với 3kW mà lò của bạn đạt nhiệt độ 150 độ là ngoài sức tưởng tượng đấy. Hoặc giả đạt nhiệt độ ấy với lò không;... khi có sản phẩm thì chỉ đạt đến 90 độ là cùng.
                        Sản phẩm nằm bên trong lò nên chỉ thu nhiệt lượng để nóng lên chứ hoàn toàn không tham gia vào quá trình thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài. Do đó lò vẫn đạt được đến 150 độ nhưng với thời gian lâu hơn (tùy vào khối lượng sản phẩm).
                        Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                        Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi HTTTTH Xem bài viết
                          và để nâng nhiệt độ từ 150 lên 250 độ thì phải tăng công suất thêm mấy lần nữa, anh hoangtam ơi ?.
                          Có 1m3 thôi mà chơi 6KW là đủ rồi bác ơi ! Để đạt nhiệt độ cao hơn mà cứ tăng công suất lên thì chết tiền điện, phải sử lí thêm phần bảo ôn thôi là hay hơn cả.
                          Chuyển điện điều hòa Nhật, nồi cơm IH ... từ 100V sang 220V
                          Hoàng Thanh Tâm- Km32, QL32 Hà Nội - Sơn Tây-ĐT:0912242352

                          Comment


                          • #14
                            Lớp vỏ bên trong buồng nên làm bằng nhôm để hấp thu nhiệt nhanh. Buồng bên trong khoét 1 lỗ đường kính 3cm thông ra không khí bên ngoài, có nắp xoay để đậy lại. (giải thích: không khí có hơi nước, hơi nước sẽ khuyếch tán trong buồng hấp khó lên 250 độ. Phải mở nắp ra để hơi nước thoát ra ngoài, sau đó đậy lại sẽ mau đạt nhiệt độ).Không khí nóng bay lên trên.Nếu đặt quạt trong buồng sấy chẳng bao lâu sẽ hư quạt. Mua quạt hút, thổi ra bên hông, đặt quạt bên ngoài buồng sấy, làm ống dẩn hút không khí nóng bên trên thổi xuống bên dưới.

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                              Sản phẩm nằm bên trong lò nên chỉ thu nhiệt lượng để nóng lên chứ hoàn toàn không tham gia vào quá trình thất thoát nhiệt ra môi trường bên ngoài. Do đó lò vẫn đạt được đến 150 độ nhưng với thời gian lâu hơn (tùy vào khối lượng sản phẩm).
                              Xin lỗi, ý tôi là khi lò ở nhiệt độ 150, đưa sản phẩm vào thì nó (chỉ số trên đồng hồ đo) chỉ còn 90 độ. Tất nhiên sau 1 thời gian (1 tiếng đồng hồ chẳng hạn), nhiệt độ sẽ tăng lên... như thế thì có đạt yêu cầu sấy sơn nữa hay không ?.

                              Nguyên văn bởi hoangtam741 Xem bài viết
                              Có 1m3 thôi mà chơi 6KW là đủ rồi bác ơi ! Để đạt nhiệt độ cao hơn mà cứ tăng công suất lên thì chết tiền điện, phải sử lí thêm phần bảo ôn thôi là hay hơn cả.
                              Nên thiết kế công suất lớn hơn, khi nhiệt độ đạt nhiệt độ yêu cầu thì ta ngắt điện.
                              Công suất lớn là để giảm thời gian gia nhiệt cho sản phẩm, nhanh chóng bù thất thoát khi đóng mở cửa, vv...
                              Tổng công suất sử dụng hầu như không thay đổi, nhưng kéo dài thời gian sẽ gây tốn điện, sản phẩm chậm ra lò (thời gian sấy mà chủ thớt mong muốn chỉ vài chục phút)
                              Nói chung tất cả các lò nung, sấy đều được thiết kế dư công suất, sợi đốt phải chịu được nhiệt độ cao hơn nhiệt độ yêu cầu, vv... Nếu không đạt như trên thì là "lò yếu".
                              Last edited by HTTTTH; 31-10-2014, 10:32.
                              Chưa đỗ tú tài, nên vẫn còn phải đi học.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              jinpado Tìm hiểu thêm về jinpado

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X