Thông báo

Collapse
No announcement yet.

ổn đinh tốc độ động cơ 1 chiều của khâu cuốn thu hồi giấy trong nhà máy giấy

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • ổn đinh tốc độ động cơ 1 chiều của khâu cuốn thu hồi giấy trong nhà máy giấy

    em đang làm thiêt kế môn học về điều khiển khâu quấn thu hồi giấy của nhà máy giấy bãi bằng. vấn đề ở đây là ổn định tốc độ động cơ từ đầu đến lúc cắt giấy. về phần cơ khí thì gồm có 3 trục quay một trục to lăn trên 2 truc nhỏ , 2 trục nhỏ gắn vào cơ cấu truyền động củ động cơ . em đang băn khoăn là nên chọn giải pháp nào cho bộ điều chỉnh cho hợp lý. em đang dịnh dùng plc điều khiển liệu có được không . nếu dùng plc thi phải đo tốc độ 2 động cơ và tất nhiên là dùng bộ đếm tốc độ cao của plc . em đangh dịnh dung con s7200 . liệu dùng plc thì có cần phải tổng hợp bộ đieu chỉnh mạch vong dòng điện , tốc độ gì không , vấn đề khó nữa là phải dùng đến modul tương tự nữa mà cái này em lại đang chưa biêt gi nhiều về nó cả. các bác giúp em với.

  • #2
    Xin góp ý với bạn 1 vài chi tiết như sau:

    1. Trước hết bạn cần xác định bạn sẽ điều chỉnh tốc độ cho 2 động cơ của trục quấn bằng phương pháp nào vì: khi bắt đầu quấn và khi cuộn giấy đã gần đủ thì vận tốc dài sẽ khác nhau do đó bạn cần giảm tốc độ động cơ trục lăn cho chậm lại nếu bạn không muốn bị đứt giấy. Để xác định khi nào cần giảm tốc động cơ bạn có thể dùng 1 cảm biến lực căng đo lực căng tờ giấy.

    2. đối với 2 trục quay cần lắp encorder cho mỗi trục để kiểm soát tốc độ quay thực tế.

    Còn về cái module tương tự thì bạn chịu khó đọc lại tài liệu của S7-200 hoặc dạo 1 vòng trrên diễn đàn sẽ thấy.

    Chúc bạn thành công
    |

    Comment


    • #3
      vận tốc dài ở đây là không đổi từ đầu đến lúc cắt giấy bác ạ. trục quấn giấy được gắn vào cơ cấu mà khi giấy nhiều lên thì tự đông nâng lên mà vẫn đảm bảo tốc đọ như vậy. vấn đề ở đây là việc ổn định tốc độ đông cơ thôi bác a.

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi luctadien Xem bài viết
        vận tốc dài ở đây là không đổi từ đầu đến lúc cắt giấy bác ạ. trục quấn giấy được gắn vào cơ cấu mà khi giấy nhiều lên thì tự đông nâng lên mà vẫn đảm bảo tốc đọ như vậy. vấn đề ở đây là việc ổn định tốc độ đông cơ thôi bác a.
        em nghĩ thiết bị của bác là làm cho cuộn giấy luôn căng, ko bị trùng đúng ko?
        Last edited by nhatson.elec; 14-04-2009, 11:37.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi luctadien Xem bài viết
          em đang làm thiêt kế môn học về điều khiển khâu quấn thu hồi giấy của nhà máy giấy bãi bằng. vấn đề ở đây là ổn định tốc độ động cơ từ đầu đến lúc cắt giấy. về phần cơ khí thì gồm có 3 trục quay một trục to lăn trên 2 truc nhỏ , 2 trục nhỏ gắn vào cơ cấu truyền động củ động cơ . em đang băn khoăn là nên chọn giải pháp nào cho bộ điều chỉnh cho hợp lý. em đang dịnh dùng plc điều khiển liệu có được không . nếu dùng plc thi phải đo tốc độ 2 động cơ và tất nhiên là dùng bộ đếm tốc độ cao của plc . em đangh dịnh dung con s7200 . liệu dùng plc thì có cần phải tổng hợp bộ đieu chỉnh mạch vong dòng điện , tốc độ gì không , vấn đề khó nữa là phải dùng đến modul tương tự nữa mà cái này em lại đang chưa biêt gi nhiều về nó cả. các bác giúp em với.
          Bạn đi làm thực tập trong nhà máy giấy rồi mà sao lại không chú ý đến thiết bị vậy bạn. Điều khiển ổn định tốc độ này là phần cực kỳ khó khăn vì nếu không cẩn thận thì băng giấy sẽ bị đứt ngay. Người ta dùng biến tần để ổn định tốc độ trong trường hợp này và dùng PLC để kiểm soát cũng như tham gia điều khiển tính toán trường hợp đường kính cuộng giáy tăng hay giảm để truyền tham biến đến biến tần (Cách đây hai số báo tôi có viết một bài về vấn đề này trên tạp chí "Công nghiệp tự động hóa", bạn có thể tham khảo nhưng mà nó nói về ngành thép và nguyên lý cơ bản là như nhau. Bạn sẽ phải dùng phương pháp điều khiển vector vòng kín thì mới làm được việc này. Mình thì chỉ quen với biến tần của Siemens thôi, bạn đã biết vận tốc dài không đổi rồi đúng không, từ đó ta chỉ tính vận tốc góc sao cho vận tốc dài không đổi khi đường kính của cuộn giấy tăng lên. Dùng encoder để đo tốc độ feedback tức là tốc độ góc thực sự của lô cuốn. Với mỗi một vòng thì đường kính của lô cuốn tăng lên bao nhiêu tức là ta đã biết tỷ lệ liên quan vận tốc góc, vận tốc dài và đường kính của cuộn giấy. Khi đó ta chỉ dùng PLC tính toán công théc và truyền tham chiếu đến biến tần và biến tần sẽ làm nhiệm vụ còn lại là OK.
          Chúc thành công.
          ,

          Comment


          • #6
            cảm ơn bác . em đang là sinh vien năm thứ 4 em đã biết gì về nhà máy này đâu , đây là bài thiêt kế môn học mà thầy giao em yêu cầu thôi.em chưa hiểu về biến tần vậy từ plc mình tính toán các tín hiệu mà encoder đưa về song có phải xử lý chuyển đổi tìn hiệu rồi mới đưa vào biền tần không hả bác . mà đầu ra của biến tần ở đây là nhưng tin hiẹu tương tự phải không bác.

            Comment


            • #7
              Dầu ra của biến tần là 3 pha sin wave ah, có thể ko phải sin wave nếu điều khiển vector.

              ngõ vào áp, 0-10V hoặc +-10V. hoặc vào dòng 4-20ma ( cái này hay dùng hơn, vì chống nhiễu tốt hơn). Đây là ngõ vào cơ bản của biến tần

              còn có các ngõ vào khác như RS485, CAN, profibus . cái này biến tần cao cấp mới có Nều dúng cho máy in chẳng hạn, mình ko thể điều khiển bằng áp hay bằng dòng được, vì trên 1 cái máy in có hàng chục con servo để căng>> dùng mạng là giải pháp. Dời mới nửa dùng đường truyến quang, ko dùng cable đồng.

              biến tần chạy với motor 3 pha ko dồng bộ. ko chạy được với motor DC

              Điều khiển căng cao cấp họ thường dùng AC servo điều khiển trực tiếp moment quay ko cần gắn thêm encoder hồi tiếp về PLC tính toán thì sẽ vất vả hơn
              Last edited by nhatson.elec; 15-04-2009, 12:48.

              Comment


              • #8
                mình dùng động cơ không đồng bộ 3 pha thì liệu mắc encoder vào cò khả thi không. nếu dùng động cơ 1 chiều thì có được không . không biêt thực tế họ có dùng động cơ 1 chiều vào trường hợp này không nhỉ.

                Comment


                • #9
                  dùng động cở ko đồng bộ, cần phỉa có PLC để kiểm soát. ngày nay động cơ DC được sử dụng thiểu số.

                  b/r

                  Comment


                  • #10
                    MÌnh đang làm đồ án môn trang bị điện nội dung như sau:
                    Tên đề tài : “Nghiên cứu tổng quan về truyền động điện cho trục tháo và trục quấn. Thiết kế chương trình điều khiển giữ tốc độ, sức căng không đổi cho các động cơ truyền động”.
                    Nhiệm vụ cần giải quyết trong đề tài :
                    1.Tổng quan về hệ thống truyền động trục tháo trục quấn
                    2. Tổng hợp hệ thống điều khiển truyền động điện
                    3. Mô phỏng hệ thống, đánh giá kết quả mô phỏng
                    Ai biết hướng làm hay co tài liệu gì về công nghệ trục tháo trục quấn thì chỉ mình với. Cám ơn nhiều!

                    Comment

                    Về tác giả

                    Collapse

                    luctadien Tìm hiểu thêm về luctadien

                    Bài viết mới nhất

                    Collapse

                    Đang tải...
                    X