Thông báo

Collapse
No announcement yet.

giúp em với các anh chị (Xray)

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • giúp em với các anh chị (Xray)

    cho em biết ưu và nhược điểm của máy rửa phim tự động dùng trong X_Quang
    .Thanks ^^~

  • #2
    Nguyên văn bởi sirpam Xem bài viết
    cho em biết ưu và nhược điểm của máy rửa phim tự động dùng trong X_Quang
    .Thanks ^^~
    Hiện nay máy rửa phim x-quang có 2 loại là:
    1- Loại phim cổ điển: loại này dùng hóa chất để rửa, ưu điểm nhanh gọn.Khuyết điểm khi hóa chất yếu cần tăng liều bức xạ tia x lên bệnh nhân, hóa chất mới thì ngược lại.
    2- Loại kỹ thuật số: loại này thực ra là 1 máy in nhiệt,dân x quang thường gọi là máy in khô.Phim này dễ bị hư hỏng khi bảo quản ở nhiệt độ cao .
    Bạn nên Post bài qua điện tử y sinh sẽ có nhiều người giúp bạn.Thân

    Comment


    • #3
      Về từ ngữ có thể nói thế này:
      Máy ở mục số 1 thường gọi là máy rữa film tự động
      Máy ở mục số 2 gọi là máy in film, máy in film có hai loại, máy in nhiệt và máy in laser. Máy laser in film đẹp hơn do có độ phân giải cao hơn, máy in nhiệt khó bảo quản film hơn do dễ biến đổi vì nhiệt hơn. Loại máy in này không khác máy in vi tính bao nhiêu, chỉ khác ở chỗ là quá đắt ( vài trăm M) và máy của hãng nào thì dùng film của hãng đó.

      Ưu điểm của máy rữa film tự động:
      Thời gian rữa film rất nhanh, cái đầu tiên 60 giây, những cái kế tiếp khoảng 30 giây
      Không cần sấy film vì đã có máy sấp bên trong
      Kích thước máy nhỏ gọn, chỉ khoảng 60 x 70 x 50cm
      Hệ thống ống dẫn nước và hóa chất khép kín nên không vun vãi hóa chất và nước ra bên ngoài
      Mức độ tiêu hao hóa chất nhiều hơn rữa bằng tay một chút
      Chất lượng film ra đồng đều trong 100 film gần nhau
      Nói chung kỹ thuật viên X quang sẽ đỡ vất vả nhiều hơn
      Nhược điểm:
      Giá máy hơi đắt ( vài chục M đến hàng trăm M)
      Thỉnh thoảng làm kẹp film dẫn đến hỏng film
      Bảo quản không tốt sẽ gây xướt film do cạn bám trên các trục cao su
      Máy hay dở chứng nếu sử dụng không quen
      Không thể chữa cháy film khi chụp không đúng yếu tố ( khi rữa film bằng tay, nếu chụp không đúng có thể sửa lại được nếu kỹ thuật viên có kinh nghiệm)
      Thân!

      Comment


      • #4
        em cảm ơn hai anh ,thầy giáo ra bài tập mà ko kiếm được sách đọc !may mà có hai anh .Em cảm ơn nhiều nha

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
          Hiện nay máy rửa phim x-quang có 2 loại là:
          1- Loại phim cổ điển: loại này dùng hóa chất để rửa, ưu điểm nhanh gọn.Khuyết điểm khi hóa chất yếu cần tăng liều bức xạ tia x lên bệnh nhân, hóa chất mới thì ngược lại.
          2- Loại kỹ thuật số: loại này thực ra là 1 máy in nhiệt,dân x quang thường gọi là máy in khô.Phim này dễ bị hư hỏng khi bảo quản ở nhiệt độ cao .
          Bạn nên Post bài qua điện tử y sinh sẽ có nhiều người giúp bạn.Thân
          Loại thứ 2 có giống con này ko bác:


          Sony UP-DF500

          Nói chung dùng con này thì ko phải nghĩ. Thời gian ra nhanh vô đối. Thông thường từ khi send lệnh đến khi ra phim mất khoảng gần phút. Nhược điểm của nó là yêu cầu đi kèm với hệ thống kỹ thuật số. Vì vậy các hệ XQ cũ ko dùng đc.
          Nếu sử dụng một hệ DR chuẩn gồm tấm chụp DR, DR readout control box, Software Console, DICOM printer thì thời gian chụp đến khi lấy phim hết khoảng 5 min. Bạn cứ tưởng tượng chu trình thế này: Cởi quần (áo), chụp, mặc quần (áo) xong là có phim. Trong khi với hệ cũ thì thời gian này mất tối thiểu là 20 min nếu quen biết còn ko thì phải là 1 tiếng đổ lên.
          VNARMY có làm software part time cho bên VietBa IT nên có tiếp xúc với một vài dự án DR Xray của bên đó nên về đây bốc phét với các bác cho vui. Nếu có chỗ nào ko đúng thì cứ coi như em nói đùa.
          AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
          Xem thêm tại Online Store ---> Click here
          Mob: 0982.083.106

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
            Loại thứ 2 có giống con này ko bác:


            Sony UP-DF500

            Nói chung dùng con này thì ko phải nghĩ. Thời gian ra nhanh vô đối. Thông thường từ khi send lệnh đến khi ra phim mất khoảng gần phút. Nhược điểm của nó là yêu cầu đi kèm với hệ thống kỹ thuật số. Vì vậy các hệ XQ cũ ko dùng đc.
            Nếu sử dụng một hệ DR chuẩn gồm tấm chụp DR, DR readout control box, Software Console, DICOM printer thì thời gian chụp đến khi lấy phim hết khoảng 5 min. Bạn cứ tưởng tượng chu trình thế này: Cởi quần (áo), chụp, mặc quần (áo) xong là có phim. Trong khi với hệ cũ thì thời gian này mất tối thiểu là 20 min nếu quen biết còn ko thì phải là 1 tiếng đổ lên.
            VNARMY có làm software part time cho bên VietBa IT nên có tiếp xúc với một vài dự án DR Xray của bên đó nên về đây bốc phét với các bác cho vui. Nếu có chỗ nào ko đúng thì cứ coi như em nói đùa.


            Đa số các bv tp HCM sử dụng máy in phim cho các máy x quang đời cũ . Máy in phim này có casette riêng biệt, khi đã chụp ktv cho casette vào máy in , máy sẽ tự scan hình vào máy tính và xóa hình trên casette để tái sừ dụng . Các máy này không thể gọi là CR hoặc DR được vì nó chỉ là máy in thuần túy .Bạn viết Software Console theo tiêu chuẩn DICOM là cao thủ rồi,nhiều người trong ngành còn ko biết DICOM là cái gì nữa,bạn "siêu" thật. Thân

            Comment


            • #7
              em làm thực hành ở bệnh viện tỉnh hải dương cũng dùng laọi máy như anh vi van pham nói .công nhận nó rất thuận tiện

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                Đa số các bv tp HCM sử dụng máy in phim cho các máy x quang đời cũ . Máy in phim này có casette riêng biệt, khi đã chụp ktv cho casette vào máy in , máy sẽ tự scan hình vào máy tính và xóa hình trên casette để tái sừ dụng . Các máy này không thể gọi là CR hoặc DR được vì nó chỉ là máy in thuần túy .Bạn viết Software Console theo tiêu chuẩn DICOM là cao thủ rồi,nhiều người trong ngành còn ko biết DICOM là cái gì nữa,bạn "siêu" thật. Thân
                Bác nói thế em ngượng. Bên em mới chỉ đang phát triển phần mềm PACS và RIS thôi. Chứ phần giao tiếp với tấm cảm biến DR thì là dự án trong tương lai thui.
                Sắp tới nếu suôn sẻ thì bên Việt Ba sẽ vào lắp một hệ DR cho bệnh viện Chợ Rẫy (?). Nếu rảnh rỗi thì em cũng theo vào. Hy vọng được gặp gỡ tán phét với bác.
                AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                Mob: 0982.083.106

                Comment

                Về tác giả

                Collapse

                sirpam Tìm hiểu thêm về sirpam

                Bài viết mới nhất

                Collapse

                Đang tải...
                X