Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hệ định hướng dàn pin mặt trời theo vị thí mặt trời

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Nguyên văn bởi toinhoem1001 Xem bài viết
    1.Thế cần bao nhiêu con mắt để tìm ra vùng tối ưu?và cách bố trí của nó thế nào?
    2.Chơi với đèn điện thì đề tài vô nghĩa.
    3.Một lần quay thì tốn hết bao nhiêu điện so với lượng pin mặt trời thu về?Nếu không cố định có lẽ dàn pin này sẽ ngoe ngoẩy suốt ngày.
    4.Nếu ko mò từ xó mấy sinh viên ra thì lấy đâu ra tiền để nuôi thân bây giờ?
    1/Chột 1 con như cái rada còn quét được nữa là!

    2/Không thích chơi với đèn, như mà cứ thằng nào cương, ánh sáng mạnh là chơi!

    3/Chỉ quay cái con mắt thôi, tìm được đúng hướng thì bảo thằng chân đế nó quay, chứ dắt thằng pin MT tò tò theo sau lưng để làm gì!

    4/ Vô nghĩa, không phải là ngôn ngữ máy, máy không hiểu, máy chỉ hiểu những biến nào nó mà nó cảm biến được!

    Comment


    • #17
      Dùng nguyên lí tương tự như ban hanguyen, có thay đổi tí chút như sau :

      \\\\\///// --> dẫn hướng sáng
      o o --> quang trở
      _________ --> tấm pin mat trời

      bạn dùng 2 nhóm dẫn hướng sáng là những tấm mỏng màu đen mờ ( để không phản xạ ánh sáng) đặt song song nhau, cụ thể chiều cao của tấm >10mm, đặt cách nhau 1~2mm. hai nhóm này đặt lệch nhau ~15 độ là vừa. bọc kín xung quanh hai nhóm này để ánh sáng không chiếu vào được ( trừ phí trên !)

      Phía dưới đật 2 quang trở như mô tả trên hình.
      Nguyên lý so sánh độ sáng nhận được từ 2 quang trở , khi bằng nhau là ánh sáng đang chiếu thẳng từ trên xuống.
      Quang trở phía nào mạnh hơn thì xoay hệ thống về phí đó cho được độ sáng bằng nhau.

      PP này đơn giản và hiệu quả, tránh được ánh sáng tán xạ khi trời có mây che, vì thực ra lúc đó vẫn có 1 hướng thẳng vào mắt trời có độ sáng cao nhất . Còn đến mức các hướng ánh sá

      Comment


      • #18
        PP này đơn giản và hiệu quả, tránh được ánh sáng tán xạ khi trời có mây che, vì thực ra lúc đó vẫn có 1 hướng thẳng vào mắt trời có độ sáng cao nhất .
        Còn đến mức các hướng ánh sáng đều như nhau thì không cần xoay nữa !

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi mita-e Xem bài viết
          PP này đơn giản và hiệu quả, tránh được ánh sáng tán xạ khi trời có mây che, vì thực ra lúc đó vẫn có 1 hướng thẳng vào mắt trời có độ sáng cao nhất .
          Còn đến mức các hướng ánh sáng đều như nhau thì không cần xoay nữa !
          Theo mình nghĩ có thể làm một bộ định hướng theo thời gian trong ngày thay vì làm một bộ định hướng theo ánh sáng mặt trời, sẽ có thể đơn giản hơn? Mặt trời dường như là cố định tại một vị trí trên bầu trời theo khoảng thời gian tương ứng.

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi toinhoem1001 Xem bài viết
            thế cơ cấu quay tá lã đó là gì?nó có phân biệt được ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn điện ko?thế lúc không có mặt trời thì nó quay đi đâu?và trong khoảng thời gian giao động bao lâu thì nó tìm thấy nơi có ánh sáng mạnh nhất?(nghĩa là nó luôn trong trạng thái tìm kiếm...???)
            Có cái đèn nào mà ban ngày nó át được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời không bạn. Mà người ta mang đèn ra trời sáng thắp để làm gì.
            Khi không có ánh sáng mặt trời hoặc mặt trời bị mây che thì khi đó hiệu suất rất kém và chẳng là được gì. Khi đó nó muốn quay đi đâu thì quay chẳng sao cả, khi nào có mặt trời ta tính tiếp.
            Với mạch của MRGIANG thế nào mình chưa xem nhưng với mạch 4 quang trở thì mặt trời luôn trong tầm ngắm nên nó dễ dàng tìm thấy vị trí sao cho ánh sáng mặt trời là mạnh nhất. Khi mặt trời bị mây che thì nó vẫn hướng về mặt trời vì phía đó cường độ sáng mạnh nhất.

            Comment


            • #21
              Đúng vậy?Mình cũng đồng ý với Cuongcon vì mặt trời quay theo một quĩ đạo cố đình và tốc độ quay ta có thể biết được.Do đó làm một bộ điều khiển theo quỹ đạo đó là hợp lí nhất,dù có hay không có mặt trời thì cũng ko hề tốn năng lượng,với lạ không phải tìm vị trí nữa.Thêm vào đó thời gian mặt trời mọc và lặn ta cũng có thể tính ra
              Nói chung là có quỹ đạo rồi thì lo gì thu với không thu được năng lượng
              Nuôi con trẻ tại :
              Culi Manager tại :

              Comment


              • #22
                Không thể được nếu bạn đã từng nghiên cứu thiên văn. Quỹ đạo trái đất xác định nhưng trục quay của trái đất nghiêng 65,5 độ nên từ trái đất ta thấy quỹ đạo của mặt trời luôn thay đổi theo từng ngày. Nếu cắm 1 chiếc cọc xuống đất và đánh dấu vị trí bóng của nó ta sẽ thấy nó thay đổi mỗi ngày có 1 quỹ đạo riêng. Nếu lập trình hay không lập trình thì nó vẫn thu được năng lượng nhưng điều cần thiết là năng lượng đó phải cực đại.

                Comment


                • #23
                  Đúng là trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó là 65,5 độ. Nhưng quỹ đạo của trái đất so với mặt trời là không thay đổi(quỹ đạo hình elip),chỉ có khoảng cách của nó và trái đất là thay đổi nên có những ngày đông chí,hạ chí,thu phân,xuân phân...lúc đó mặt trời gần hoặc xa so với trái đất nhất.
                  Còn ở đây ta sử dụng la bàn điện tử,sẽ biết được hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn...từ đó ta có thể di chuyển dàn pin theo.
                  Làm gì mà quỹ đạo mặt trời thay đổi từng ngày,bác xem lại kiến thức địa lí của mình đi.Mặt trời chỉ quay xung quanh nó thôi.Nó có quay theo hành tinh nào đâu mà xuất hiện quỹ đạo.
                  Last edited by toinhoem1001; 01-02-2010, 00:15.
                  Nuôi con trẻ tại :
                  Culi Manager tại :

                  Comment


                  • #24
                    Hướng mặt trời thay đổi theo từng mùa , do vậy pp xoay theo quỹ đạo định sẳn có thể không tốui ưu

                    Comment


                    • #25
                      Nguyên văn bởi toinhoem1001 Xem bài viết
                      Đúng là trái đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của nó là 65,5 độ. Nhưng quỹ đạo của trái đất so với mặt trời là không thay đổi(quỹ đạo hình elip),chỉ có khoảng cách của nó và trái đất là thay đổi nên có những ngày đông chí,hạ chí,thu phân,xuân phân...lúc đó mặt trời gần hoặc xa so với trái đất nhất.
                      Còn ở đây ta sử dụng la bàn điện tử,sẽ biết được hướng mặt trời mọc và mặt trời lặn...từ đó ta có thể di chuyển dàn pin theo.
                      Làm gì mà quỹ đạo mặt trời thay đổi từng ngày,bác xem lại kiến thức địa lí của mình đi.Mặt trời chỉ quay xung quanh nó thôi.Nó có quay theo hành tinh nào đâu mà xuất hiện quỹ đạo.
                      Đây là lí thuyết về thiên văn học, Địa lí chỉ là phần nhỏ.

                      Bó tay cái bác này. Bác mới nên xem lại, vì trái đất quay quanh mặt trời và góc nghiêng của truch trái đất so với mặt phẳng quỹ đạo ( thực ra không phải mặt phẳng mà là hình xoắn ốc trong không gian) nên tại cùng 1 điểm (cùng 1 thời gian trong các ngày ) sẽ có lúc mặt trời lệch về phía nam, có lúc lệch về phía bắc, có lúc mọc muộn hơn, có lúc mọc sớm hơn . Độ lệch, thời gian mọc phụ thuộc vào từng ngày trong năm và không ngày nào giống ngày nào ( mặt trời sẽ mọc sớm hơn hoặc muộn hơn ngày hôm sau 1 phút ). Vì thế mới có 4 mùa và có 4 ngày đặc biệt Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí. 4 ngày đó phân biệt không phải dựa vào khoảng cách giữa mặt trời và trái đất mà dựa vào góc nghiêng của tia sáng từ mặt trời xuống xích đạo hay là trục của trái đất. Tui đâu có nói mặt trời quay quanh trái đất mà bác phải hiểu là : " Quỹ đạo dịc chuyển của mặt trời trên bầu trời khi quan sát tại mặt đất. Mặt trời không đứng im mà nó vẫn quay theo quỹ đạo của nó. Quỹ đạo của nó có tâm là tâm dải Ngân Hà. Hệ mặt trời chỉ là phần rất nhỏ của Dải Ngân Hà.
                      Last edited by duong_act; 01-02-2010, 01:42.

                      Comment


                      • #26
                        Nói chung là không nên xoáy sâu vào vấn đề này nữa.Vì mình thấy đề tài này khá hay nên ta cần thảo luận nhiều hơn.
                        Nuôi con trẻ tại :
                        Culi Manager tại :

                        Comment


                        • #27
                          Chịu khó đọc Tam Quốc Chí của La Quán Trung xem Gia Cát Lượng tinh thông những môn học nào.

                          Cố gắng học tập theo!

                          Như thế sẽ trở thành 1 nhà thiết kế tuyệt vời!



                          Nhưng cái hay nhất của GCL vẫn là sự vận dụng linh hoạt kiến thức vào từng trường hợp thực tế riêng biệt!

                          Comment


                          • #28
                            chào mọi người, mình cũng đang tìm hiểu và có 1 chút thông tin về về mảng này.

                            Trước hết, mục đích của hệ thống này là làm tăng hiệu suất của tấm pin mặt trời. Chúng ta chú ý hiệu suất ở đây tức là năng lượng tạo ra do có hệ thống điều khiển phải lớn hơn tổng năng lương khi không có điều khiển + năng lượng nuôi hệ điều khiển

                            Ví dụ: Trong 1 ngày
                            khi không có điều khiển, pin mặt trời tạo ra 10 số điện (10kw/h)
                            khi có điều khiển, pin mặt trời tạo ra 15 số điện
                            năng lương nuôi bộ điều khiển (nuôi mạch, nuôi động cơ) là 2 số điện

                            vậy hiệu suất ở đây là

                            H = (15 - (10+2) ) /10 = 30%

                            Comment


                            • #29
                              Hệ thống điều khiển nói chung gồm 3 phần:

                              - sensor (loại LDR là phổ biến)
                              - xử lý
                              -động cơ và khung cơ khí

                              Bộ xử lý lại chia làm 2 loại
                              - loại dùng vi điều khiển + ADC
                              - loại dùng các opam (mạch so sánh) và các linh kiện phụ trợ

                              ở đây chúng ta nói đến phần sensor và mạch xử lý dùng vi điều khiển để điều khiển đông cơ

                              Nguyên lý hoạt đông như sau:
                              Điều khiển tấm pin luôn hướng theo mặt trời (vuông góc với ánh nắng) cần 2 trục tự do (quay trong không gian) mỗi trục tự do được điều khiển bởi 1 động cơ và 2 (tối thiểu) sensor ánh sáng đi kèm



                              2 sensor được bố trí trên mặt tấm pin và song song với tấm pin







                              Khi hoạt động, bộ điều khiển liên tục đọc cường độ ánh sáng do 2 sensor đưa về thông qua 1 bộ ADC.
                              Nếu giá trị ADC đọc về nhỏ hơn 1 giá trị ngưỡng nào đó thì có nghĩa là trời có mây
                              Nếu giá trị ADC đọc về rất nhỏ (gần =0) có nghĩa là trời tối

                              Giá trị ADC
                              0 |-------ngưỡng trời tối------------trời có mây-------------trời nắng----------giữa trưa hè----->đầy dải ADC

                              Việc xác định các ngưỡng trời tối, trời có mây và trời nắng được xác định bằng thực nghiệm. Có được các giá trị này thì ta mới có thể điều khiển các chế độ làm việc cho bộ định hướng hoạt động tối ưu được.

                              Khi giá trị ADC đọc về lớn hơn ngưỡng có mây, ta có thể tiến hành cho hệ thống làm việc. vì nếu không, điện tao ra lại đem nuôi hết động cơ thì còn gọi gì là nâng cao hiệu suất nữa

                              2 giá trị cường độ ánh sáng do 2 sensor đưa về ta lưu vào 2 biến

                              Giả sử cường độ ánh sáng sensor bên trái lớn hơn cường độ ánh sáng sensor bên phải, khi đó bộ định hướng sẽ điều khiển tấm pin quay về phía trái, trong quá trình quay, liên tục đọc ADC của 2 sensor về và so sánh cho đến khi nào chúng bằng nhau, lúc này dừng động cơ và có thể hiểu: Mặt trời đang ở giữa 2 sensor
                              Tương tự như vậy khi giá trị ADC của sensor phải lớn hơn

                              Ta quan sát hình sau



                              State A và State C là 2 trạng thái cần điều khiển
                              State B là trạng thái ổn định, mặt trời đã ở giữa, lúc này pin mặt trời có hiệu suất cao nhất. ta cho dừng động cơ

                              Chú ý: nếu là 1 hệ thống hoạt động thực tế (không phải trong phòng thí nghiệm) thì phải sau 1 khoảng thời gian (5 phút chẳng hạn) thì ta mới điều khiển 1 lần. vì nếu điều khiển liên tục, động cơ sẽ tiêu thụ hết năng lượng chứa trong bình acquy của pin mặt trời

                              Last edited by dungimi43; 01-02-2010, 13:14.

                              Comment


                              • #30
                                Điều khiển tấm pin theo mùa (xuân, hạ, thu, đông) cũng là 1 vấn đề

                                chúng ta đã biết, với mỗi mùa khác nhau, tại 1 địa điểm nhất đinh, mặt trời sẽ có 1 góc chiếu khác nhau.

                                tôi không rành về thiên văn nhưng các bạn có thể tham khảo mấy hình sau






                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                hongthanh487 Tìm hiểu thêm về hongthanh487

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X