Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điều khiển Robot từ xa bằng máy tính

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • share cho em sơ đồ nguyên lí cái remote được không pác.

    Comment


    • pác toinhoem1001 đâu rồi!

      Comment


      • tại cái laptop của mình đang đi bảo hành nên không thể post bài lên được nhưng nếu có câu hỏi gì mà mình có thể giúp sẽ trả lời các bạn.
        Nuôi con trẻ tại :
        Culi Manager tại :

        Comment


        • khi nào sửa xong laptop pác share cho em cái sơ đồ nguyên lí với nha. em cũng bận nên lười tạo thư viện quá.

          Comment


          • CHƯƠNG VI
            THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN ROBOT
            Trong chương này trình bày nguyên lí mạch và các bản thiết kế mạch cho đối tượng Robot cần điều khiển. Robot có 5 động cơ điều khiển chính, mạch cảm biến giúp Robot có khả năng dò đường tự động, mạch nhận sóng Radio từ máy tính .
            6.1. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MẠCH CỦA ROBOT :
            6.1.1. Mạch nguồn :

            Hình 6.1 – Sơ đồ mạch nguồn
            Mạch nguồn có tác dụng tạo ra điện áp một chiều 5V ổn định để nuôi cho vi
            điều khiển và một điện áp 12V nuôi cho mạch cảm biến giúp Robot dò đường dễ
            dàng. Đầu vào là nguồn nuôi 12V một chiều được lấy từ Accu, qua diod D1 chống mắc
            ngược cực nguồn có thể làm hỏng cả nguồn nuôi. Tụ C1 , C2 lọc điện áp nhấp nhô đầu vào và
            đầu ra. Hai tụ 104 C3, C4, dập hiện tượng tự kích và dao động cao tầng trong LM7805.
            Ở đầu vào ta mắc thêm diod Zener D2 12V chống quá áp cho IC nguồn. Chỉ thị đầu
            vào và đầu ra bằng 2 LED xanh và đỏ.
            Ưu điểm : Sơ đồ cho mạch ra với điện áp dao động trong khoảng 4,9 – 5,2V có
            thể nuôi ổn định cho vi điều khiển.
            6.2. Mạch cảm biến :

            Hình 6.2 – Sơ đồ mạch cảm biến.
            Mạch cảm biến có tác dụng giúp Robot dò line thẳng được dễ dàng. Do 2 động
            cơ một chiều sử dụng không đồng tốc nên ta sử dụng thêm mạch cảm biến này. Mạch
            được thiết kế cho 8 cảm biến quang đầu vào, được bố trí hàng ngang phía trước đầu
            Robot.
            Bộ so sánh LM324 tích hợp 4 bộ so sánh con trong nó,trong mạch này ta sử
            dụng 4 IC LM324 giúp cho việc chạy Layout cho mạch in được dễ dàng. Nguyên tắc
            so sánh : Điện áp chuẩn được chỉnh định bởi vi trở 100K đặt ở đầu V+ , điện áp so
            sánh lấy trên đầu ra của quang trở. Khi ở ngoài line ( vạch decal thẳng ), do không
            được chiếu sáng nên điên trở tối của quang trở lớn, khi đó V+ lớn hơn V- nên đầu ra
            LM324 có mức 1 (5V), Led báo hiệu không sáng do được mắc ở chế độ chờ mức 0.
            Khi vào line, do được chiếu sáng nên điện trở tối giảm, khi đó điện áp ở đầu V- tăng
            lớn hơn mức áp chuẩn trên vi trở, đầu ra so sánh lật từ mức 1 xuống mức 0, Led báo
            hiệu sáng. Đầu ra của LM324 được đưa vào Port 0 của vi điều khiển để sử dụng hiệu
            quả.
            Ưu điểm : Mạch so sánh linh hoạt, độ nhạy của quang trở giúp việc điều khiển
            nhanh chóng. Mặt khác, dùng quang trở không bị ảnh hưởng nhiều của nhiễu bên
            ngoài khi Robot di chuyển.

            6.3. Mạch động lực :
            Mạch động lực điều khiển động cơ một chiều tương ứng với các trạng thái của
            Robot . Nguồn cấp mạch lực là nguồn accu 12V.
            Dùng cách ly quang PC817 để cách ly phần điều khiển có điện áp thấp và phần
            lực có điện áp cao. Tiếp theo tầng cách ly là tầng khếch đại qua Transitor 2SD468
            được hạn dòng Colector bởi điện trở 330Ω. Mạch khuếch đại đẩy kéo gồm 2 Transitor
            2SD468 và 2SB562 ổn định điểm làm việc cho MOSFET IRF540 khoảng 10 – 10,2V
            đầu vào. Mosfet dẫn sẽ cho dòng đổ từ dương nguồn qua tiếp điểm thường kín của
            Rơle, qua động cơ, về cực D của IRF540. Động cơ đảo chiều nhờ hệ tiếp điểm thường
            hở của Rơle. Cầu chì sẽ chống ngắn mạch cho động cơ khi Robot bị kẹt. Diod mắc
            song song tải sẽ xả tải khi không cấp nguồn lực.

            Hình 6.3 – Sơ đồ mạch lực.

            6.4. Mạch điều khiển :

            Hình 6.4 – Sơ đồ nguyên lí mạch điều khiển.
            Sử dụng vi điều khiển AT89S52 thuộc họ 8051 kinh điển. Các Port được bố trí với các đầu vào ra như sau :
            - Port 0 : P0.0 → P0.4 dành cho đầu vào mạch thu, P0.5 → P0.7 dành cho các công tắc hành trình hạn chế hành trình nâng, hạ, trượt tới, trượt lui.
            - Port 1 : Dành cho 8 cảm biến quang dò line
            - Port 2 : Cho động cơ ( 3 động cơ chính và 1 động cơ dự phòng )
            - Port 3 : Cho động cơ, duy có chân P3.2 & P3.3 dành cho ngắt phần cứng bên ngoài.
            Ưu điểm khi sử dụng AT89S52 là có thêm một bộ Timer dùng cho truyền
            thông và bộ nhớ ROM hỗ trợ tới 8K thay vì 4K như các vi điều khiển khác. Và có thể
            nạp chương trình cho chip từ cổng Paralell bằng phần mềm ISP mà không phải rút chip AT ra vô.
            6.5. Hình ảnh thi công bo mạch :
            a. Phần cho Remote cầm tay :


            Hình 6.5 – Remote cầm tay .
            b. Phần cho bo điều khiển :

            Hình 6.6 – Bo điều khiển tổng hợp.
            c. Bo mạch động lực :

            Hình 6.7 – Bo động lực.
            Nuôi con trẻ tại :
            Culi Manager tại :

            Comment


            • gởi bongtc3...tham khao them nhe...
              Attached Files
              Nuôi con trẻ tại :
              Culi Manager tại :

              Comment


              • Bác toinhoem1001 cho hỏi tài liệu của bác pót lên có tựa sách là gì để mình tìm đọc, vì chữ kg mà kg có hình ,khó hiểu quá

                Comment


                • moi nguoi dau roi

                  Comment


                  • mình nhận đề tài :Nghiên cứu, chế tạo hệ thống điều khiển thiết bị từ xa được giám sát
                    thông qua camera - Giao tiếp với máy tính
                    mình chưa tìm được cách truyền từ xa bằng RF như thế nào?
                    Camera không dây mua ở đâu mà có giá phải chăng nhất?
                    Giao tiếp máy tính nữa
                    Mọi người nếu ai biết gì về đề tài thì giúp mình với nhé !!

                    Comment


                    • trước hết nên tìm hiểu cách truyền sóng RF trước đã rồi mới nghĩ đến chuyện điều khiển nó như thế nào?bạn phải tìm hiểu nguyên lí sóng RF và một số loại Modul truyền RF thông dụng hiện nay...vừa rồi có bạn bongtc3 cũng mới mua đc camera đó,bạn hỏi thử như thế nào,cũng tìm kiếm trên trang hangbinhdan.com đó
                      Nuôi con trẻ tại :
                      Culi Manager tại :

                      Comment


                      • tôi mơi nhận đề tài này,thấy các pác sôi nổi wa cho tham gia với các pác xem bộ modul này thử xem,tôi đang tính dùng bộ này http://www.mediafire.com/?otnhz1nnzjn ,giá cả có thể tham khảo trên trang chipletran.com
                        tom and jery !!!!!!!

                        Comment


                        • tôi lại hiểu khác với leminhvuong ở bài trước,tôi ngi
                          bộ modul wirelees gồm 2 bộ,bộ thu và bộ phát
                          bộ thu la con VDK1 để kêt nối vơi máy tinh
                          bộ phát là con VDK2
                          còn để điều khiển robo cần pải dùng đến con VDK3
                          vì 2 con VDK1 và VDK2 là những bộ modul,nó chỉ có nhiệm vụ thay thế đường truyền
                          tom and jery !!!!!!!

                          Comment


                          • Không cần phải phức tạp thế đâu?
                            1.Bộ thu và phát chỉ cần một con VDK nhưng ta phải có 2 modul thu và phát có tần số riêng để an toàn thôi(thậm chí không cần riêng ta có thể mã hóa các chân địa chỉ của 2 modul là có được sự khác biệt này rồi).Đó là lúc bạn điều khiển với mạch vòng kín : từ máy tính phát ra-->robot nhận và chấp hành-->phản hồi tín hiệu lại máy tính nhận là đã chấp hành xong việc đó,đợi lệnh tiếp theo--->máy tính thu nhận trạng thái và hiển thị lên màn hình.Lúc đó điều khiển mới tuyệt.
                            2.Bạn cần một VDK khác cũng có bộ thu,phát làm Remote cầm tay để điều khiển robot khi máy tính gặp trục trặc chẳng hạn.
                            Lâu quá chẳng có ai bàn nên mình cũng không post bài nữa.
                            Nuôi con trẻ tại :
                            Culi Manager tại :

                            Comment


                            • 2modul thu và phát la 2con VDK rồi còn j.ý của mình tính cả 2 conVDK trên modul là 3 con.
                              tom and jery !!!!!!!

                              Comment


                              • đồng ý thôi?thì nơi nào cần có lập trình thì nơi đó cần sự có mặt của VDK mà?
                                Nuôi con trẻ tại :
                                Culi Manager tại :

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                toinhoem1001 Tìm hiểu thêm về toinhoem1001

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X