Sử dụng camera không dây.Phần ghi hình mình dùng card tại máy tính. Giống camera quan sát thôi...
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Điều khiển Robot từ xa bằng máy tính
Collapse
X
-
CHƯƠNG V
SƠ LƯỢC VI ĐIỀU KHIỂN AT89S52
Chương này giới thiệu sơ lược về vi điều khiển AT89S52, các tập lệnh cơ bản dùng trong lập trình Robot và những tính năng ưu việt của nó mà các vi điều khiển khác không có.
5.1.TỔNG QUAN VỀ AT89S52:
ATMEL AT89S52 là một thành viên của họ MCS – 51 kinh điển, có đầy đủ những tính năng của MCS – 51, bên cạnh đó nó còn có thêm những tính năng đáng chú ý sau :
- Tương thích với chuẩn công nghiệp họ MCS – 51.
- 8K Byte bộ nhớ trong, cho phép ghi xóa đến 1000 lần.
- 256 x 8bit RAM nội.
- 32 cổng vào ra lập trình được.
- 3 bộ Timer / Counter 16 bit.
- Có đến 8 nguồn ngắt.
- Khả năng giao tiếp song công nối tiếp.
- Con trỏ dữ liệu kép.
- Có thêm chế độ nghỉ
AT89S52 tiêu hao công suất thấp, có khả năng xử lí cùng lúc 8 bit dữ liệu,
thiết bị xây dựng tương thích về dạng đóng gói và chân linh kiện như họ 8051.Bộ nhớ Flash lập trình được cho phép ghi xóa nhiều lần. Thêm vào đó nó còn cung cấp dao động trên chip và 2 chế độ nguồn điều khiển được bằng phần mềm : Chế độ Ilde Mode cho phép ngừng CPU trong khi RAM, Timer / Counter, Serial Port và các hệ thống ngắt vẫn đang hoạt động ; chế độ Power – down lưu dữ liệu vào RAM, không cho phép thực thi các chương trình con cho đến khi xuất hiện một ngắt kế tiếp hay phần mềm điều khiển chế độ nguồn được reset.
Hình 5.1 – Sơ đồ chân.
5.1.1. Sơ đồ khối :
Hình 5.2 – Sơ đồ khối bên trong.
5.1.2. Mô tả chân linh kiện :
- VCC: Chân cấp nguồn.
- GND : Chân nối đất .
- Port 0: là đầu vào ra 8 bit với cực máng (Drain) để hở. Cổng 0 có chức năng kép là vừa sử dụng cho địa chỉ và vừa sử dụng cho dữ liệu. Khi nối tới bộ nhớ ngoài thì nó vừa cung cấp cả địa chỉ lẫn dữ liệu với sự hỗ trợ của 74LS373. Với các điện trở kéo lên được nối tới cổng nhằm tạo thành cổng đầu vào lập trình thì trong chương trình phải ghi 1 lên tất cả các bit của Port 0.
- Port 1 : Từ chân 1 → 8 , là cổng vào ra lập trình. Nó không cần điện trở kéo lên bên ngoài vì đã có điện trở nội kéo lên. Trong quá trình tái lập có thể định nghĩa thành cổng ra. Ngoài ra chân P1.0, chân P1.1 có thể định dạng thành một Timer / Counter 2.
- Port 2 : Có điện trở kéo lên bên trong, nó cũng có 8 chân vào ra lập trình được như cổng 1. Port 2 có khả năng định địa chỉ mạnh hơn các cổng khác nên nó được dùng để truy cập bộ nhớ chương trình ngoài cùng với tính năng của cổng P0 tạo ra địa chỉ 16 bit với bộ nhớ ngoài .
- Port 3 : Cũng là cổng vào ra 8 bit lập trình được nhưng nó thường được sử dụng với tính năng là những ngắt phần cứng bên ngoài, bộ định thời, bộ đếm chương trình, chân cho phép đọc dữ liệu từ bên ngoài vào hay viết dữ liệu ra. Chân P3.0 và P3.1 dùng trong phát, nhận dữ liệu khi truyền thông nối tiếp.
- Reset : chân 9, nếu ở mức cao trong 2 chu kì máy sẽ kết thúc chương trình đang thực thi, Reset chương trình về ban đầu. Giống như việc tắt bật nguồn, bộ nhớ sẽ xóa tất cả dữ liệu đang được lưu ở trên các thanh ghi.
- ALE/PROG : ALE ( Address Latch Enable) là xung đầu ra cho phép chốt địa chỉ byte thấp của bộ nhớ ngoài trong quá trình truy cập. Bình thường chân ALE này dao động so với tần số trên chip. Nên có thể dùng làm một Timer nhưng chú ý khi truy cập bộ nhớ thì lệnh Timer sẽ bị bỏ qua.
- PSEN : ( Programe Store Enable ) cho phép cất chương trình trong bộ nhớ ROM ngoài.
- XTAL1 & XTAL2: Đầu vào bộ dao động bê ngoài. Thạch anh được sử dụng phổ biến nhất. Ngoài ra người ta còn nối thêm 2 tụ 33pF, một đầu của tụ điện được nối
xuống đất.
Hình 5.3 – Sơ đồ nối với dao động ngoài .
5.1.3. Sơ đồ bộ nhớ các thanh ghi đặc biệt và các giá trị khi Reset :
Hình 5.4 – Bản đồ vùng nhớ đặc biệt.
a. T2CON :
TF2 EXF2 RCLK TCLK EXEN2 TR2 C/T2 CP/RL2
- TCON2 Adress = 0C8H
- Giá trị thanh ghi sau lệnh Reset : 0000 0000B
Trong đó :
Bit Chức năng
TF2 Cờ tràn bộ đếm/định thời.
EXF2 Cờ ngoài Timer2 .
RCLK Cho phép nhận xung đồng hồ.
TCLK Cho phép truyền xung đồng hồ.
EXEN2 Cho phép dùng Timer2 ngoài
TR2 Cho phép ngừng/khởi động Timer2.
CP/RL2 Nạp lại giá trị.
b. AUXR Auxiliary Register ) Thanh ghi phụ.
- - - WDIDLE DISRTO - - DISALE
- Địa chỉ : 8EHNuôi con trẻ tại :
Culi Manager tại :
Comment
-
Nguyên văn bởi vinasheva Xem bài viếtCác bác cho em hỏi dùng 2 vi điều khiển để giao tiếp với nhau từ xa mình không dùng RF thì có thể dùng cách nào khác không?
Comment
-
- Card ở đây không phải là card màn hình mà là card DVR ( digital video recoder ) có tích hợp Ethernet.dùng để xử lí hình ảnh từ camera. Bạn có thể dùng Webcam nhưng máy bạn phải là laptop và có wireless nhưng robot của bạn có đảm bảo an toàn khi chạy ko là mình ko biết nhé. Lỡ mà nó tông cái ầm lên thì đi đời cái laptop đó...heheh. nên dùng camera cho an toàn...
-Dùng hồng ngoại là phương pháp hợp với túi tiền của sv nhất còn wireless phải cần có chip chuyên dụng và hiểu biết nhiều về mạng nữa.Nuôi con trẻ tại :
Culi Manager tại :
Comment
-
b. AUXR Auxiliary Register ) Thanh ghi phụ.
- - - WDIDLE DISRTO - - DISALE
- Địa chỉ : 8EH
- Giá trị sau lệnh Reset : XXX0 0XX0B
Bit Chức năng
WDIDLE Cho phép/không cho phép WDT trong.
DISRTO Cho phép/không cho phép Reset ngoài.
DISALE Cho phép/không cho phép ALE
c. Dual Data Pointer Registers : Con trỏ dữ liệu kép cho phép truy cập cả 2 dữ liệu thuộc bộ nhớ trong và ngoài. Con trỏ dữ liệu kép cung cấp DP0 tại đốt ROM 82H – 83H, DP1 ở 84H – 85H.
d. Power off Flag : (POF) cờ tắt nguồn, ở vị trí bit 4 của thanh ghi PCON. Bình thường có giá trị 1 nếu được ghi 0 sẽ ngưng mọi chương trình hoạt động và Reset chương trình về đầu .
e. AUXR1 : Thanh ghi phụ 1
- - - - - - - DPS
- Địa chỉ : A2H
- Giá trị sau lệnh Reset : XXXX XXX0B
DPS : (Data Pointer Register Seclect ) Chọn con trỏ dữ liệu.
0 : Chọn DP0
1 : Chọn DP1
5.2. TÍNH NĂNG ĐẶC BIỆT :
MSC – 51 có không gian nhớ riêng cho chương trình và dữ liệu, có khả năng hỗ trợ lên tới 64Kbyte bộ nhớ riêng bên ngoài định địa chỉ được.
- Programe Memory : Chân EA có mức logic 0 thì chương trình sẽ truy cập bộ nhớ bên ngoài. Bình thường truy cập bộ nhớ nội trong chip thì chân EA được nối lên Vcc.
- Data Memory : Có thể thực thi 256 Byte trên RAM.
- Watchdog Timer : Gồm bộ định thời 13 bit và một thanh ghi đặc biệt điều khiển Reset nó ( Watchdog Timer Reset ). Nó được thiết kế với mục đích phục hồi khi CPU có thể bị đối tượng làm rối loạn. Mặc định của nó là 1( disable ) . Khi hoạt động ta phải ghi giá trị 01EH hoặc 0E1H lên thanh ghi điều khiển WDTRST. Khi hoạt động nó sẽ tăng mỗi chu kỳ máy trong khi giao động vẫn hoạt động. Khi WDT tràn nó sẽ kích một xung dương lên chân Reset.
- UART : ( Univesal Asynchoronous Receiver Transmitter ) Bộ thu phát không đồng bộ dùng trong truyền thông nối tiếp.
- Timer2: Là bộ đếm/định thời 16 bit, chọn chế độ định thời hoặc bộ đếm thông qua bit C/T2 trên thanh ghi T2CON. Khi ở chế độ đếm nó có thể đếm 2 chiều lên và xuống nhờ việc ghi giá trị lên bit DCEN (Down Couter Enable) trên thanh ghi T2MOD.
- Lập trình cho bộ nhớ chế độ song song ( Paralell Mode ) :Ở chế độ này chân EA có mức điện áp 12V.Bộ nhớ sẽ được ghi từng byte mã lên nó theo thuật toán sau :
1. Đầu vào vị trí bộ nhớ đã sẵn sàng theo đường địa chỉ .
2. Tổng số byte dữ liệu vào đã sẵn sàng trên đường dữ liệu.
3. Các tín hiệu điều khiển đã chính xác theo bảng dưới.
4. Tăng EA/Vpp lên 12V
5. Kích xung lần 1 vào chân ALE/PROG để ghi Byte chương trình lên bộ nhớ Flash. Thời gian viết 1 Byte mất khoảng 50µs.
6. Lặp lại bước 1 cho đến bước 5, thay đổi địa chỉ và dữ liệu cho đến hết.
- Thăm dò dữ liệu : (Data Polling ) AT89S52 có tính năng thăm dò dữ liệu
để chỉ ra vị trí cuối cùng của một byte được truyền đi trong chu kỳ ghi. Một chu kỳ ghi kết thúc bằng việc lấy bù ở cổng P0.7.
- Ready / Busy ( Sẵn sàng / Đang bận ) : Quá trình xử lí Byte truyền có thể được thể hiện bằng tín hiệu Ready / Busy trên chân P3.0. Khi đang bận (Busy) chân P3.0 có mức logic 0 trong khi chân ALE được kéo lên cao báo hiệu dữ liệu đang được ghi ra. Nó có mức logic 1 khi đường truyền không hoạt động, báo hiệu Ready.
- Programe Verify ( Kiểm tra chương trình ) : khi khóa 2 bit LB1và LB2, dữ liệu không được ghi ra mà nó sẽ được kiểm tra lại trên đường địachỉ và dữ liệu.
- Reading the Signature Bytes ( Đọc Byte kí hiệu ) : Quá trình đọc byte kí hiệu
giống quá trình đọc vị trí 000H, 100H, 200H , khi đó :
000H = 1EH . Của nhà sản xuất ATMEL
100H = 52H . Loại chip AT89S52
200H = 06H
- Chip Erase ( xóa chip ) : Trong chế độ song song ( Paralell Mode ), tín hiệu xóa chip sẽ được thực hiện khi chân ALE / PROG có mức logic 0 trong 200ns – 500ns.
- Lập trình ở chế độ nối tiếp ( Serial Programe Mode ) : Mã chương trình có thể được ghi bằng cách dùng giao tiếp nối tiếp ISP trong khi chân Reset được kéo lên cao. Giao tiếp nối tiếp ISP gồm các chân : SCK ( P1.7), MOSI ( P1.5 ), MISO ( P1.6 ). Sau khi được kéo lên mức cao, trình cho phép ghi được thực thi trước khi toán tử được thực hiện. Khi ghi lại một chương trình thì quá trình xóa chip ( Chip Erase ) được gọi .
Xung clock của dao động thạch anh bên ngoài được nối tới chân XTAL1 có thể dùng làm xung clock cho chân SCK nhưng với tần số tối đa . Ví dụ dao động ngoài với tần số 33MHz thì SCK khoảng 2MHz.
- Thuật toán cho lập trình cổng nối tiếp : Việc viết chương trình và kiểm tra lỗi trên
Chip theo các bước sau đây :
1. Cấp nguồn cho chân Vcc và Gnd trên chip, đưa chân RST lên mức cao.
2. Cho phép hoạt động chương trình nối tiếp bằng cách gởi tín hiệu cho phép hoạt động cổng nối tiếp ( Programing Serial Enable )lên chân P1.5( MOSI ).Yêu cầu tần số trên chân SCK nhỏ hơn của XTAL1.
3. Một dãy mã sẽ được ghi lên 1 byte với sự kết hợp của địa chỉ và dữ liệu bên nhau tạo nên cấu trúc ghi tổng quát, chu kỳ ghi mất khoảng 1ms với mức nguồn 5V.
4. Tất cả các vị trí của bộ nhớ có thể được kiểm tra bằng cấu trúc đọc (Read Instruction ) tại cổng ra MISO ( P1.6).
5. Kết thúc quá trình, chân RST được đưa xuống mức thấp để vi điều khiển có thể hoạt động bình thường .
Data Polling ( Thăm dò dữ liệu ) : cũng có tác dụng trong trường hợp thực hiện chế độ nối tiếp. Bit cao nhất của byte cuối cùng (MSB) sẽ đánh dấu quá trình đã kết thúc lên MISO ( P1.6).
Hình 5.5 – Chương trình cổng nối tiếp.
5.3. CẤU TRÚC MỘT SỐ LỆNH DÙNG ĐỂ LẬP TRÌNH ROBOT :
5.3.1. Lệnh về bộ đếm, bộ định thời :
AT89S52 có 3 bộ đếm, định thời 16 bit lập trình được. Lưu ý khi được sử dụng làm bộ đếm thì tín hiệu ngõ vào có tần số thấp hơn tần số của chu kỳ lệnh chia 2, nghĩa là khoảng của giao động ngoài. Nếu muốn ta có thể dùng một ngắt phần mềm để định thời / đếm khi xuất hiện tràn bộ định thời /đếm.
- SFR điều khiển bộ định thời TCON ( Timer Control ) được dùng để khởi động hoặc dừng bộ định thời cũng như lưu giữ cờ tràn của bộ định thời.
TF1 TR1 TF0 TR0 IE1 IT1 IE0 IT0
- TF1 : Cờ tràn bộ định thời 1 ( Timer1 ).
- TR1 : Bit điều khiển cho phép hoặc không cho phép bộ đinh thời 1.
- TF0 : Cờ tràn bộ định thời 0 ( Timer 0).
- TR0 : Bit điều khiển cho phép hoặc không cho phép bộ định thời 0.
- IE1 : Cờ cạnh của ngắt ngoài 1
- IT1 : Bit cho phép ngắt kích khởi cạnh ở chân P3.3
- IE0 : Cờ cạnh ngắt ngoài 0.
- IT0 : Bit cho phép ngắt kích khởi cạnh trên chan P3.2.
- SFR cấu hình bộ định thời TMOD ( Timer Mode ) bằng cách thay đổi TMOD ta có thể điều khiển cả 2 bộ định thời cũng như nguồn tìn hiệu mà chúng sử dụng để đếm / định thời :
GATE C/T M1 M0 GATE C/T M1 M0
- GATE : Cho phép định thời / đếm hoạt động
- C/T : Chế độ đếm (Counter) / định thời (Timer).
- M1, M0 : Chọn Mode cho bộ định thời.
Các Mode định thời :
M0 M1 Chế độ định thời
0 0 Chế độ đếm / định thời 0,đếm/định thời13bit
0 1 Chế độ đếm /định thời 1,đếm/định thời16bit
1 0 Chế độ đếm /định thời 2,đếm/định thời 8bit nạp lại
1 1 Chế độ đếm /định thời 3, 2 bộ đếm/định thời 8bit.
5.3.2. Lệnh về ngắt ngoài : ( Extenal Interrupt)
Các ngõ vào ngắt này cho phép phần cứng bên ngoài yêu cầu một số phục vụ từ chip. Các ngắt ngoài này yêu cầu mức logic thấp hoặc xung từ cao xuống thấp trên chân P3.2 ( EX0 ), P3.3 ( EX1). Việc thiết lập ngắt kích khởi cạnh hoặc mức được thực hiện trên thanh ghi TCON. Khi ngắt được gọi, chương trình đang ở bất kì đâu
cũng nhảy tới vectơ ngắt và thực thi nó, sau đó nó quay lại thực hiện chương trình chính đó.
- Thanh ghi điều khiển ngắt : IE ( Interrupt Enable Register ) Cho phép hoặc cấm ngắt.
EA - ET2 ES ET1 EX1 ET0 EX0
- EA : Cấm / Cho phép tất cả các ngắt hoạt động.
- IE.6 : Dùng cho các ứng dụng tương lai.
- ET2 : Cho phép ngắt do tràn bộ định thời Timer2
- ES : Ngắt truyền thông nối tiếp.
- ET1 : Cho phép ngắt do tràn bộ định thời Timer1
- EX1 : Cho phép ngắt ngoài 1 hoạt động.
- ET0 : Cho phép ngắt do tràn bộ định thời Timer 0.
- EX0 : Cho phép ngắt ngoài 0 hoạt động.
- Thanh ghi ưu tiên ngắt : IP ( Interrupt Priority ) : Ưu tiên một ngắt nào đó so với các ngắt khác.
- - PT2 PS PT1 PX1 PT0 PX0
- PT2 : Ưu tiên ngắt do tràn Timer2
- PS : Ưu tiên ngắt truyền thông nối tiếp
- PT1 : Ưu tiên ngắt do tràn Timer1
- PX1 : Ưu tiên ngắt ngoài 1
- PT0 : Ưu tiên ngắt do tràn Timer0
- PX0 : Ưu tiên ngắt ngoài 0
5.3.3. Lệnh xử lí cơ bản :
Nhóm lệnh Logic và so sánh :
- ANL : Lệnh AND logic 2 toán hạng đích và nguồn, kết quả lưu trong đích. Lệnh có tác dụng toán hạng theo byte không ảnh hưởng tới cờ.
Cấu trúc lệnh : ANL đích, nguồn
- ORL : Lệnh OR logic 2 toán hạng đích và nguồn, kết quả lưu trong đích.
Cấu trúc lệnh : ORL đích, nguồn.
- XRL : Lệnh XOR logic 2 toán hạng đích và nguồn, kết quả lưu vào toán hạng đích. Đích thường là thanh ghi tổng còn nguồn là thanh ghi trong bộ nhớ hay giá trị cho sẵn.
Cấu trúc lệnh : XRL A, nguồn.
- CPL A : Lệnh lấy bù thanh ghi tổng, nghĩa là đổi các bit 1 trong thanh ghi tổng thành 0 và bit 0 thành 1.
Cấu trúc lệnh : CPL A
- CJNE : Lệnh so sánh giá trị thanh ghi đích và nguồn rồi nhảy tới vị trí tương đối nào đó. Toán hạng đích thường là thanh ghi tổng A, nguồn là hằng số so sánh. Lệnh này có ảnh hưởng đến cờ nhớ CY để biết đích lơn hơn hay nguồn lớn hơn.
Cấu trúc lệnh : CJNE đích, nguồn, địa chỉ tương đối.
Nhóm lệnh quay ( Rotate ) và tráo đổi (Swap) :
- RR : Lệnh quay phải không qua cờ nhớ CY. Toán hạng thường là thanh ghi tổng
Cấu trúc lệnh : RR A
- RRC : Lệnh quay phải có sự tham gia của cờ nhớ CY.
Cấu trúc lệnh : RRC A
- RL : Lệnh quay trái không ảnh hưởng tới cờ nhớ.
Cấu trúc lệnh : RL A
- RLC : Lệnh quay trái có ảnh hưởng tới cờ nhớ.
Cấu trúc lệnh : RLC A
- SWAP : Lệnh tráo đổi, chỉ có ảnh hưởng tới thanh ghi. Nó đổi 4 bit cao thành 4 bit thấp.
Cấu trúc lệnh : SWAP A
Nhóm lệnh 1 bit :
- SETB : Lệnh này đưa giá trị của bit chỉ định lên 1
Cấu trúc lệnh : SETB bit
- CLR : Lệnh này đưa giá trị bit chỉ đinh xuống 0.
Cấu trúc lệnh : CLR bit
- CPL : Lệnh lấy bù bit
Cấu trúc lệnh : CPL bit
- JB : Lệnh nhảy nếu bit có giá trị 1, lệnh nhảy này có tác dụng trong 128 Byte.
Cấu trúc lệnh : JB bit, đích
- JNB : Lệnh nhảy nếu bit có giá trị 0, lệnh này cũng có tác dụng khi nhãn cần nhảy nằm trong 128 Byte.
Cấu trúc lệnh : JNB bit, đích.
- JBC : Lệnh nhảy nếu bit cờ CY có giá trị 1
Cấu trúc lệnh : JBC đích.
Nhóm lệnh nhảy và tạo vòng lặp :
- JZ : Lệnh nhảy tới đích nếu giá trị thanh ghi A bằng 0.
Cấu trúc : JZ đích
- JC : Lệnh nhảy nếu cờ nhớ CY có giá trị 1
Cấu trúc lệnh : JC đích
- JNC : Lệnh nhảy nếu cờ nhớ có giá trị 0
Cấu trúc lệnh : JNC đích
- LJMP, SJMP, JMP : Lệnh nhảy không điều kiện nhưng mỗi lệnh có khoảng cách nhảy khác nhau. LJMP cho phép nhảy tới mọi vị trí trong bộ nhớ thì SJMP, JMP giới hạn tới vị trí nhất định.
Cấu trúc lệnh : LJMP ( SJMP, JMP ) nhãn
- DJNZ : Lệnh tạo vòng lặp, nhảy tới nhãn khi giá trị thanh ghi chưa bằng 0.
Cấu trúc lệnh : DJNZ nhãn.
- ACALL, LCALL, CALL : Lệnh gọi chương trình con. LCALL có thể gọi chương trình con ở vị trí bất kỳ trong 64Kbyte bộ nhớ.
Cấu trúc lệnh : ACALL ( LCALL, CALL ) hàm con .
Nhóm lệnh số học :
- ADD : Cộng 2 toán hạng, kết quả lưu trong đích.
Cấu trúc lệnh : ADD A, nguồn
- SUBB : Trừ đại số 2 toán hạng, kết quả lưu váo đích. Thường là thanh ghi tổng.
Cấu trúc lệnh : SUBB A, nguồn.
- MUL : Nhân 2 byte, kết quả là phép toán 16 bit lưu trong thanh ghi A và B.
Cấu trúc lệnh : MUL AB
- DIV : Chia 2 byte, tử số phép chia đặt trong A và mẫu số đặt trong B, kết quả lưu trong A, dư lưu trong B.
Cấu trúc lệnh : DIV ABNuôi con trẻ tại :
Culi Manager tại :
Comment
-
Nguyên văn bởi leemjnhwuong Xem bài viếtbạn có thể dùng wireless hoặc hồng ngoai
Y!M: vinasheva
Comment
-
Nguyên văn bởi toinhoem1001 Xem bài viếtnếu tìm hiểu thật sự thì cái này cũng giống nguyên tắc thu phát bình thường thôi. cái này là sóng RF hiện bán tại chợ Nhật Tảo Tp HCM rất nhiều. Giá của một bộ thu phát như vậy không quá 100kY!M: vinasheva
Comment
-
Modul hồng ngoại thì có thể tự làm nhưng sóng hồng ngoại chỉ có thể phát và thu theo một góc nhất định, nó không như RF,do đó cả bộ thu và phát phải đặt thẳng hướng,như vậy thì không phù hợp lắm với sự di chuyển của Robot. còn wireless thì mình ko biết ở đâu có bán...Nuôi con trẻ tại :
Culi Manager tại :
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nguyendinhvanSau bao năm nghiên cứu cái dtvn. Tôi phát hiện công thức này. Các anh em xem đúng bao nhiêu phần trăm nhé !
Chập thì thay. Cháy thì tháo
Làm thì láo. Báo thì hay
May thì khoe. Rủi thì bỏ
Thành tích nhỏ. Báo thành to
Làm cho có. Báo chi li
Sai cả li. Báo...-
Channel: Tâm tình dân kỹ thuật
hôm nay, 00:35 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11có chắc ko b, màn lcd phải có cao áp mới sáng, màn led thì ko có, ko có cáp chuyển đổi thì lắp thế nào đc ??...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 22:31 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ ý chú là màn oled ấy ạ. Cùng chuẩn lvds cùng độ phân giải thì cắm được ạ. Còn nó mà khác thì hơi khó vì oled các điểm ảnh nó tự phát sáng chứ ko dùng đèn nền như lcd. Cháu chỉ biết đến vậy thôi ạ. Chú muốn nghịch phải tự tìm hiểu kỹ trước khi mua thôi, khó mà ông thợ nào tư vấn vụ này...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 22:14 -
-
Trả lời cho Tự làm máy đo Cuộn cảmbởi bacthoHay đấy bạn ạ. Đây có thể hiểu là máy đo cuộn dây. Tiện đây xin cho hỏi bạn có hiểu rõ về máy nạp rôm pcb 45 của hãng thiên minh không giúp mình cách cài fw của nó với vì mình vừa được anh bạn cho nhưng lại không biết cài fw nên chưa dùng được. Nếu có thể thì bạn giúp mình với...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
Hôm qua, 21:48 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11màn của mình là LCD , giờ m muốn mua màn LED để thay thế (ko muốn dùng màn LCD nữa) , lên muốn hỏi xem có cáp chuyển đổi nào có thể cắm đc màn LED vào ko , tất nhiên phải có cùng số chân pin với màn cũ rồi . VD: màn cũ là lcd mỏng , 40 pin...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 21:43 -
-
Trả lời cho các bạn giúp mình về file HEX với!!!bởi bacthoBạn vào trang phuclanshop.com ,tìm đến góc kỹ thuật. Tác giả vương khánh hưng nói rất rõ về điều bạn tìm...
-
Channel: Vi điều khiển họ 8051
Hôm qua, 21:21 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi mèomướpDạ màn hình lcd đều có thể lai cấy cho nhau được hết ạ. Các loại cáp, bo mạch chuyển đổi lvds rất nhìu, với dòng sony còn phải nhổ cả chip nhớ của main cũ đưa lên gỗ thì mới lắp sang máy khác đc, chưa kể các bệnh về màu... ngay cả...
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 20:43 -
-
Trả lời cho Xin hỏi về màn hình laptopbởi yname11Màn của e là LCD , e muốn thay thế bằng màn led thì có cáp chuyển đổi nào thực hiện đc việc đó ko nhỉ, nếu có bác mách e với....
-
Channel: Thiết bị điện tử cá nhân
Hôm qua, 16:34 -
-
bởi bqvietServo cuối cùng vẫn chỉ là điều chỉnh tốc độ và đọc phản hồi vị trí
Qua cổng song song LPT cổ
https://www.electronicsforu.com/elec...eed-controller
Qua cổng USB - xem thêm đám FT232RL-
Channel: Điện tử công nghiệp
22-11-2024, 15:56 -
Comment