I. PHẦN CỨNG
1. Yêu cầu thiết kế
Thiết kế một hệ thống RFID đơn giản có khả năng:
Đọc, ghi và hiển thị dữ liệu từ tag RFID.
Giao tiếp và hiển thị dữ liệu trên máy tính
Khoảng cách đọc 5 centimet.
Giá thành vừa phải, thiết kế nhỏ gọn.
Lưu tag và nhận diện tag đã lưu, nếu đúng tag đã lưu thì tác động relay.
2. Sơ đồ khối hệ thống
3. Chọn phương án thiết kế
3.1. Khối xử lý trung tâm
Yêu cầu thiết kế: tốc độ cao, nhiều tính năng, giá thành hợp lý, có ngôn ngữ lập trình hỗ trợ người dùng.
Phương án 1: Họ vi điều khiển 8051
Phổ biến, giá thành thấp, tốc độ thấp, ít tính năng, khả năng chống nhiễu thấp.
Ngôn ngữ lập trình: sử dụng ngôn ngữ Assembly, C, Bascom.
Phương án 2: Vi điều khiển AVR
Phổ biến, tốc độ cao, giá thành đắt hơn so với họ vi điều khiển 8051.
Có tích hợp nhiều module ADC, PWM, EEPROM…
Ngôn ngữ lập trình: Assembly, C,Basom..
Phương án 3: Vi điều khiển PIC
Tốc độ cao, giá thành vừa phải so với họ vi điều khiển AVR
Có tích hợp sẵn ADC, PWM … đồng thời hỗ trợ các chuẩn giao tiếp thông dụng như: UART, I2C.
Ngôn ngữ lập trình: Assembly, C.
Chọn vi xử lý PIC vì tốc độ đọc nhanh, giá thành vừa phải, có thể sử dụng ngôn ngữ C dùng phần mềm CCS, trình biên dịch này có hàm hỗ trợ cho việc đọc và ghi RFID, có các hàm để giao tiếp máy tính và hiển thị trên LCD đơn giản.
3.2. Khối hiển thị
Yêu cầu thiết kế: nhỏ gọn, hiển thị được các thông tin cần thiết, sử dụng ít năng lượng, giá thành hợp lý.
Phương án 1: Dùng LED ma trận, điều khiển hiển thị phức tạp, mạch có kích thước lớn, tốn nhiều chân để điều khiển.
Phương án 2: Dùng LCD việc điều khiển hiển thị dễ dàng hơn, kích thước nhỏ, gọn, ít tốn chân điều khiển, giá thành vừa phải so với led ma trận.
Chọn phương án sử dụng LCD vì kích thước nhỏ gọn, ngôn ngữ C trong trình biên dịch CCS có hỗ trợ các hàm giúp cho việc hiển thị trên LCD đơn giản.
3.3. Khối đọc (Reader)
Yêu cầu thiết kế: có thể đọc dữ liệu từ tag ở khoảng cách gần (nhỏ hơn 10 cm), giá cả hợp lý.
Phương án 1: dùng chip EM4095 của hãng EM Microelectronic, là loại chip có thể ghi/đọc tag, giá thành thấp, tần số từ 100 đến 150 kHz, khoảng cách đọc gần.
Phương án 2: dùng chip U2270B của hãng Atmel, là loại chip có thể ghi/đọc, hoạt động ở tần số từ 100 kHz đến 150 kHz, giá thành đắt hơn so với EM4095.
Chọn chip EM4095 vì giá thành vừa phải, phù hợp với yêu cầu thiết kế.
3.4. Tag
Yêu cầu thiết kế: phù hợp với IC Reader, giá thành hợp lý.
Nếu khối đọc ta chọn chip EM4095 thì khi chọn tag phải chọn tag của cùng một nhà sản xuất.
Chọn các tag sau:
+ Tag 4120 là tag chỉ đọc giá thành rẻ và phù hợp với chip reader EM4095
+ Tag 4150 là tag đọc/ghi giá thành rẻ và phù hợp với chip reader EM4095
3.5. Khối giao tiếp máy tính
Yêu cầu thiết kế: Có khả năng truyền và nhận dữ liệu lên máy tính
Phương án 1: Giao tiếp theo chuẩn RS485, mạch có kích thước lớn phức tạp trong cách truyền và nhận chương trình
Phương án 2: Giao tiếp theo chuẩn RS232, mạch có kích thước phù hợp. Đồng thời có khả năng giao tiếp với máy tính và nạp dữ liệu cho vi điều khiển PIC theo hướng bootloader. Tức là truyền nhận dữ liệu và nạp lên vi điều khiển chỉ bằng 2 chân RXD và TXD.
Chọn cách giao tiếp theo kiểu RS232 đơn giản phù hợp với yêu cầu.
1. Yêu cầu thiết kế
Thiết kế một hệ thống RFID đơn giản có khả năng:
Đọc, ghi và hiển thị dữ liệu từ tag RFID.
Giao tiếp và hiển thị dữ liệu trên máy tính
Khoảng cách đọc 5 centimet.
Giá thành vừa phải, thiết kế nhỏ gọn.
Lưu tag và nhận diện tag đã lưu, nếu đúng tag đã lưu thì tác động relay.
2. Sơ đồ khối hệ thống
3. Chọn phương án thiết kế
3.1. Khối xử lý trung tâm
Yêu cầu thiết kế: tốc độ cao, nhiều tính năng, giá thành hợp lý, có ngôn ngữ lập trình hỗ trợ người dùng.
Phương án 1: Họ vi điều khiển 8051
Phổ biến, giá thành thấp, tốc độ thấp, ít tính năng, khả năng chống nhiễu thấp.
Ngôn ngữ lập trình: sử dụng ngôn ngữ Assembly, C, Bascom.
Phương án 2: Vi điều khiển AVR
Phổ biến, tốc độ cao, giá thành đắt hơn so với họ vi điều khiển 8051.
Có tích hợp nhiều module ADC, PWM, EEPROM…
Ngôn ngữ lập trình: Assembly, C,Basom..
Phương án 3: Vi điều khiển PIC
Tốc độ cao, giá thành vừa phải so với họ vi điều khiển AVR
Có tích hợp sẵn ADC, PWM … đồng thời hỗ trợ các chuẩn giao tiếp thông dụng như: UART, I2C.
Ngôn ngữ lập trình: Assembly, C.
Chọn vi xử lý PIC vì tốc độ đọc nhanh, giá thành vừa phải, có thể sử dụng ngôn ngữ C dùng phần mềm CCS, trình biên dịch này có hàm hỗ trợ cho việc đọc và ghi RFID, có các hàm để giao tiếp máy tính và hiển thị trên LCD đơn giản.
3.2. Khối hiển thị
Yêu cầu thiết kế: nhỏ gọn, hiển thị được các thông tin cần thiết, sử dụng ít năng lượng, giá thành hợp lý.
Phương án 1: Dùng LED ma trận, điều khiển hiển thị phức tạp, mạch có kích thước lớn, tốn nhiều chân để điều khiển.
Phương án 2: Dùng LCD việc điều khiển hiển thị dễ dàng hơn, kích thước nhỏ, gọn, ít tốn chân điều khiển, giá thành vừa phải so với led ma trận.
Chọn phương án sử dụng LCD vì kích thước nhỏ gọn, ngôn ngữ C trong trình biên dịch CCS có hỗ trợ các hàm giúp cho việc hiển thị trên LCD đơn giản.
3.3. Khối đọc (Reader)
Yêu cầu thiết kế: có thể đọc dữ liệu từ tag ở khoảng cách gần (nhỏ hơn 10 cm), giá cả hợp lý.
Phương án 1: dùng chip EM4095 của hãng EM Microelectronic, là loại chip có thể ghi/đọc tag, giá thành thấp, tần số từ 100 đến 150 kHz, khoảng cách đọc gần.
Phương án 2: dùng chip U2270B của hãng Atmel, là loại chip có thể ghi/đọc, hoạt động ở tần số từ 100 kHz đến 150 kHz, giá thành đắt hơn so với EM4095.
Chọn chip EM4095 vì giá thành vừa phải, phù hợp với yêu cầu thiết kế.
3.4. Tag
Yêu cầu thiết kế: phù hợp với IC Reader, giá thành hợp lý.
Nếu khối đọc ta chọn chip EM4095 thì khi chọn tag phải chọn tag của cùng một nhà sản xuất.
Chọn các tag sau:
+ Tag 4120 là tag chỉ đọc giá thành rẻ và phù hợp với chip reader EM4095
+ Tag 4150 là tag đọc/ghi giá thành rẻ và phù hợp với chip reader EM4095
3.5. Khối giao tiếp máy tính
Yêu cầu thiết kế: Có khả năng truyền và nhận dữ liệu lên máy tính
Phương án 1: Giao tiếp theo chuẩn RS485, mạch có kích thước lớn phức tạp trong cách truyền và nhận chương trình
Phương án 2: Giao tiếp theo chuẩn RS232, mạch có kích thước phù hợp. Đồng thời có khả năng giao tiếp với máy tính và nạp dữ liệu cho vi điều khiển PIC theo hướng bootloader. Tức là truyền nhận dữ liệu và nạp lên vi điều khiển chỉ bằng 2 chân RXD và TXD.
Chọn cách giao tiếp theo kiểu RS232 đơn giản phù hợp với yêu cầu.
Comment