Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Mình đang làm đồ án tốt nghiệp về vấn đề này,thiết kế bộ PID tự chỉnh,thật sự cũng chưa gặp và hình dung ra cái này,bạn nào đã đọc qua hay có chút ít kinh nghiệm về phần này thì góp ý cho mình với.Thank tất cả
Đối với 1 bộ PID thường thì các tham số Kp, Ti, Td được xem là ko thay đổi trong quá trình làm việc, với bộ PID này thì cần phải có các phương pháp nhận dạng đối tượng điều khiển tìm được các tham số tối ưu của bộ PID, mỗi bộ tham số này chỉ tối ưu với một đối tượng điều khiển mà thôi.
Đối với bộ PID tự chỉnh định tham số thì các tham số Kp, Ti, Td sẽ được tự động điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng, với bộ PID này thì không cần phải nhận dạng đối tượng (lưu ý với bạn là khâu nhận dạng đối tượng là khâu khá là khó khăn, và độ chính xác không cao) và có thể nói là phù hợp với hầu hết các đối tượng điều khiển (do tham số PID là tự điều chỉnh được).
Bộ PID tự chỉnh thường sẽ bao gồm 2 vòng điều khiển, vòng điều khiển trong cùng sử dụng bộ PID truyền thống, vòng điều khiển ngoài cùng sẽ được dùng để điều chỉnh các tham số Kp, Ti, Td.
Có rất nhiều bộ điều khiển thích hợp cho vòng điều khiển ngoài cùng, mình thường thấy người ta dùng bộ ĐK mờ. Bạn có thể search trên mạng các tài liệu về Fuzzy PID, hay Auto Turning PID... để biết thêm.
Hi vọng những điều trên giúp ích được cho bạn. Thân ái !
Lâu lắm mới mò vào đây xem. Kiến thức quên gần hết rồi, nhưng đọc cũng thấy ngứa nghề tý. Nếu tôi nhớ không nhầm trong cuốn Truyền động điện có một mạch nguyên lý của bộ PID tự chỉnh. Đó là mạch điều khiển động cơ. Bạn thử ngó qua xem.
Mình đang làm đồ án tốt nghiệp về vấn đề này,thiết kế bộ PID tự chỉnh,thật sự cũng chưa gặp và hình dung ra cái này,bạn nào đã đọc qua hay có chút ít kinh nghiệm về phần này thì góp ý cho mình với.Thank tất cả
Vấn đề nằm trong sách " lý thuyết điều khiển hiện đại" của cô Nguyễn Phương Hà, bạn có thể kiếm sách này tham khảo.
xem trong phần PID mờ hoặc PID thích nghi. Mờ thì có thể khả thi hơn. Còn thích nghi chưa thấy ai làm thực tế được cả. Luận văn tôi cũng theo hướng PID thích nghi để điều khiển tay máy. nhưng cuối cùng cũng dừng lại ở PID mờ. Bạn cứ tìm hiểu ròi có gút mắc gì mọi người cùng thảo luận
Đạo khả đạo phi thường đạo
Danh khả danh phi thường danh
Mình cũng đang nghiên cứu quyển lý thuyết điều khiển tự động hiện đại của thầy Nguyễn Thương Ngô.rất cảm ơn những ý kiến đóng góp của các bạn.Tại mình tìm hiểu thiên về PLC hơn còn về phần dklttd thì còn nhiều bỡ ngỡ quá,hi vong làm kịp tiến độ để ra trường ^^
Uống rượu 1 mình, thấy trang này nhớ lại cách đây vài chục năm hàn thiếc với inox cực kỳ khó, phải dùng acid Hcl tác dụng lên kẻm Zn để có Zncl2 làm thuốc trợ hàn, lúc đó làm gì có acid Hcl và thuốc trợ hàn?
À, sản phẩm họ thiết kế ra, họ yêu cầu mình chứng minh là sau chỉnh sửa thì 1 là gỡ jump cắm lại không hư mạch, 2 là gỡ jump thì 220Vdc vẫn dùng được led áp thấp 20V mà không hư led như mình báo, nên họ hiểu rõ mà....
Bài học kiểu trực tuyến dù là loại đơn giản bậc nhất cũng vẫn cần chú tâm. Chỉ bật tai nghe lên thì không có loại nào thấm nổi đâu. Cách hay hơn, dễ hơn là kiếm phim tiếng Anh nào đó xem, ban đầu bật phụ đề tiếng Việt, nghe và...
Comment