Kính thưa các bạn trong diễn đàn dientuvietnam.net. Mình xin tự giới thiệu mình là sv ngành vật lý hạt nhân trường ĐHKHTN HN. Hiện nay mình đang làm một dự án có liên quan đến việc trong đó phải truyền dữ liệu từ điểm A-Điểm B cách nhau tầm 20km đổ lại sao cho kinh tế nhất và có thể ứng dụng được trong thực tế. Dự án này đặc biệt quan trọng vì nếu làm được danh tiếng của cả nước ta sẽ vang dội trên trường khoa học, các phần khác bọn mình có thể giải quyết được, nhưng việc truyền dữ liệu này(cả hình ảnh, cả tín hiệu sensor...) mình chưa từng nghiên cứu tới( dự án này đề nghị nếu dùng phương pháp truyền trực tiếp ko dùng sóng di động GSM có sẵn là tốt nhất, vệ tinh thì chấp nhận được, tín hiệu phải là vô tuyến phát ra không gian.) Các bạn có thể giúp mình là mình nên đọc những tài liệu gì về vấn đề này, hay có gợi ý gì cũng được, mình xin chân thành cảm ơn!
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Lời đề nghị được giúp đỡ.
Collapse
X
-
Nếu yêu cầu dùng vô tuyến, truyền cả hình ảnh, dữ liệu (giá trị sensor), mà lại kinh tế nhất, giải pháp tối ưu là dùng 3G (GSM), vừa rẻ, nhanh hơn vệ tinh, vừa có giá trị đầu tư nhỏ, khoảng cách thì vô tư. Còn muốn dùng phương án truyền trực tiếp thì mua các hệ thống bộ đàm số, hoặc là chất lượng hơn thì dùng các bộ thu/phát sóng truyền hình (lắp đặt một đài truyền hình nhỏ) sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của bạn
-
Nhưng bạn cho mình hỏi là sóng 3G thì độ cao so với mặt nước biển mà vẫn có thể truyền dữ liệu được là bao nhiêu? Bộ đàm số và bộ thu phát sóng truyền hình bạn có tài liệu nào ko? Có thể cho mình tên được không? Mình xin cảm ơn!
Comment
-
Nguyên văn bởi qwerty68 Xem bài viếtNhưng bạn cho mình hỏi là sóng 3G thì độ cao so với mặt nước biển mà vẫn có thể truyền dữ liệu được là bao nhiêu? Bộ đàm số và bộ thu phát sóng truyền hình bạn có tài liệu nào ko? Có thể cho mình tên được không? Mình xin cảm ơn!
Mình không có sẵn tài liệu về bộ đàm số và bộ thu phát sóng tryền hình, mình chuyên làm về GSM thôi. Nhưng nếu bạn nói rõ nhu cầu mình có thể tư vấn giúp
Comment
-
Nguyên văn bởi qwerty68 Xem bài viếtKính thưa các bạn trong diễn đàn dientuvietnam.net. Mình xin tự giới thiệu mình là sv ngành vật lý hạt nhân trường ĐHKHTN HN. Hiện nay mình đang làm một dự án có liên quan đến việc trong đó phải truyền dữ liệu từ điểm A-Điểm B cách nhau tầm 20km đổ lại sao cho kinh tế nhất và có thể ứng dụng được trong thực tế. Dự án này đặc biệt quan trọng vì nếu làm được danh tiếng của cả nước ta sẽ vang dội trên trường khoa học, các phần khác bọn mình có thể giải quyết được, nhưng việc truyền dữ liệu này(cả hình ảnh, cả tín hiệu sensor...) mình chưa từng nghiên cứu tới( dự án này đề nghị nếu dùng phương pháp truyền trực tiếp ko dùng sóng di động GSM có sẵn là tốt nhất, vệ tinh thì chấp nhận được, tín hiệu phải là vô tuyến phát ra không gian.) Các bạn có thể giúp mình là mình nên đọc những tài liệu gì về vấn đề này, hay có gợi ý gì cũng được, mình xin chân thành cảm ơn!
Tại sao không nhờ bên khoa điện viễn thông trường bạn nhỉ ? hay ngành nào đó kiểu như vậy .Tôi nghĩ như vậy hay hơn đấy có nhiều chuyên gia về lĩnh vực này .Ở DTVN cũng chó nhiều cao thủ nhưng không thể chỉ hết cho bạn được .
Comment
-
Mình nói thật là bọn mình dự định làm một dự án vệ tinh nho nhỏ, nhưng khác với vệ tinh thường là phải phóng lên quỹ đạo thì vệ tinh này sẽ được cố định bằng bóng thám không ở tầng bình lưu( tầm 15-20km so với mực nước biển) càng cao càng tốt, vệ tinh này sẽ có các chức năng tương tự như vệ tinh quan trắc thông thường. Bạn cho mình hỏi nếu ở đất liền độ cao như trên thì liệu sóng 3G có leo lên được không hả bạn? Mình xin chân thành cảm ơn!
Comment
-
ở độ cao 15-20km thì khẳng định là không có sóng GSM nào phát tới được, vì đơn giản là người ta không phát sóng GSM lên cao làm gì cho phí năng lượng.
Nếu bạn định làm vệ tinh nhỏ thì phải tìm hiểu các bộ thu phát sóng chuyên dụng (rất đắt). Bạn vào khoa DTVT - BKHN, bộ môn anten hỏi mấy thầy xem các thầy tư vấn thế nào
Bạn nên nhớ dự án chế tạo vệ tinh nhỏ của FPT tốn mấy tỉ đồng rồi mà chưa xong đấy nhé
Comment
-
ý tưởng treo vệ tinh bằng bóng thám không rất hay và khả thi hơn là phóng bằng tên lửa đẩy lên quỹ đạo như bên FPT đang làm. Bạn thử liên hệ với nhóm FPT đó xem về phần truyền nhận dữ liệu thì như thế nào.Diễn đàn , chuyên về máy tự chế, robot, mô hình , thủy lực, khí nén ... do các thành viên tự nghiên cứu và chế tạo.
Comment
-
Xin chào qwerty68, hôm nay tình cờ đọc được thread này anh là thành viên của nhóm FSpace bên FPT hiện đang chế tạo vệ tinh nhỏ F-1, đọc câu hỏi của em xin cung cấp 1 số thông tin như sau:
- Giải pháp cho bài toán truyền dữ liệu của em phụ thuộc rất nhiều vào lượng dữ liệu và tốc độ muốn truyền, mấy kbps, mấy Mbps? Năng lượng cung cấp của thiết bị gắn trên bóng thám không là bao nhiêu W? Sử dụng băng tần nào (VHF, UHF...?), khả năng định hướng ăngten ra sao?
- Ví dụ vệ tinh F-1 chỉ đặt mục tiêu hạn chế truyền dữ liệu với tốc độ 1200bps, điều chế AFSK do năng lượng sinh ra trên vệ tinh rất hạn chế (chỉ khoảng 1.5W), khoảng cách liên lạc lên đến hơn 1000km, sử dụng ăngten vô hướng (độ lợi (gain) thấp nhưng có ưu điểm phát sóng về mọi phía nên dễ thu)...
- Nếu gắn trên khí cầu thì có thể dùng giải pháp tương tự F-1 (tốc độ có thể đẩy lên 9600bps do k/c ngắn hơn) hoặc mua các modem/radio công suất cao hơn, dùng kỹ thuật điều chế phức tạp hơn (điều chế GMSK, BPSK...), ăngten định hướng có độ lợi cao thì tốc độ có thể lên đến vài trăm kbps hoặc một vài Mbps. Tuy nhiên chú ý tốc độ càng cao thì càng nhiều rủi ro nên cần phải tính toán cho kỹ.
Ngoài ra nhóm FSpace cũng rất quan tâm đến việc thả khinh khí cầu để nghiên cứu và thử nghiệm trên tầng bình lưu, vừa qua có gửi 1 số thiết bị sang Mỹ nhờ bạn bè bên đó cho bay lên độ cao 30km để test. Hiện tại nhóm đang nghiên cứu thử nghiệm tại ngay Việt Nam, nếu em quan tâm và thấy hứng thú thì liên hệ với anh qua email thuvt@fpt.edu.vn
Cheers,
ThưLast edited by thuvt; 23-08-2011, 00:10.
Comment
Bài viết mới nhất
Collapse
-
bởi nhathung1101Muốn đặt gì thì cũng phải có thông tin cơ bản. Việc nhỏ thế này mà phải dấu giếm thì người lớn không thèm làm đâu.
Cho bạn 3 ngày, không là sẽ xóa.-
Channel: Đặt hàng
Hôm qua, 22:02 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nhathung1101Schmit Trigger là chuẩn với điều kiện rise > 0,8V.
Bí thì dùng vi với tích gì đó, miễn đừng nói phân kẻo chó ở đây lại sủa nhặng.-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
Hôm qua, 21:57 -
-
bởi trungautMình cần đặt hàng thiết kế chế tạo mạch nghịch lưu 3 pha để cài đặt các thuật toán điều khiển động cơ FOC, DTC, ... Xin liên hệ trungaut@gmail.com để bàn chi tiết. Xin cảm ơn diễn dàn đăng tin!
-
Channel: Đặt hàng
Hôm qua, 14:27 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi tuyennhanCách ly dây điện vào , bộ nguồn và đèn khỏi khung xe thì có rò thật cũng không lo bị giật .
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
21-12-2024, 08:56 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi thetungBạn cho qua cái Tờ ri gơ Sờ mít ấy ......
-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
16-12-2024, 11:26 -
-
Trả lời cho Hỏi cách điều chế xungbởi nguyendinhvanCó gì mà khó ?
Răn cưa vuông đây
...-
Channel: Kỹ thuật điện tử tương tự
15-12-2024, 23:36 -
-
Trả lời cho hỏi về tụ điệnbởi ndp62Chữ " VENT" không phải là tên hãng sx tụ đâu ,vó thế là 1 ký hiệu liên quan tụ lowesr ?
-
Channel: Điện thanh
15-12-2024, 18:24 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi bqvietTrừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 22:02 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi namlangnhoE thử 3 cái nguồn nó đều giống nhau. Nên e làm tiếp địa luôn.
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 19:58 -
-
Trả lời cho Thắc mắc về nguồn tổ ong 12vbởi mèomướpDạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
-
Channel: Điện tử dành cho người mới bắt đầu
14-12-2024, 18:51 -
Comment