Thông báo

Collapse
No announcement yet.

giúp về thu phát hồng ngoại

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • giúp về thu phát hồng ngoại

    em đang làm mạch thu phát hồng ngoại dùng 2248/2249 dùng điều khiển quạt 3 tốc độ, vấn đề của em là em đang muốn hiển thị tốc độ trên 1 led 7 đoạn mà thôi (nhấn tốc độ 1 thì nó hiển thị số 1, 2 thì hiển thị số 2, 3 thì hiển thị số 3) mong các anh giúp đỡ.

  • #2
    bạn ơi, chắc bạn có mạch rồi, bạn post lên mình xem với, mình cũng đang muốn làm một cái điều khiển từ xa giống như bạn.
    Cho mình hỏi thêm tí, bạn có tài liệu nào nói về PT2248 và PT2249 không thì send cho mình với, mình muốn tìm hiểu hai con đấy trước khi làm mạch,
    hỏi thêm câu nữa là: bạn có biết tín hiệu ra ( xung ở các đầu ra) của PT2249 khi mình nhấn một nút trên mạch phát dùng PT2248 không,
    thanks bạn nhiều,...! nếu như biết xung ra thì chắc phần hiển thị số tốc độ của quạt chắc mình có thể design được mạch cho bạn,
    chòa, chúc ngày tốt lành.!

    Comment


    • #3
      bạn dùng 7447 dk led 7 đoạn.muốn hiển thị số nào thì lấy mức logic ra ở chân ic 2249 dk ngõ vào của 7447 <n_tanphung@yahoo.com>

      0979177184

      Comment


      • #4
        này là mạch 2249
        này là mạch 2248
        các ngõ ra và vào ứng với các kí hiệu H1->H5, S1->S5 ấy(S là không liên tục: nghĩa là mình nhấn nút thì sẽ có 1 xung ra, đại khái nó như clock ấy; còn H là liên tục: nghĩa là nhấn giữ thì nó sẽ giữ mức 1, còn thả ra thì nó về 0)

        còn đây là data sheet của 2 con 2248 và 2249
        http://www.mediafire.com/?15195tfaa55ie52

        nếu bạn có gì không hiểu thì có thể gửi mail cho mình hoặc trao đổi qua yahoo cũng được <trannhutritue@yahoo.com>

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi silverfang9 Xem bài viết
          em đang làm mạch thu phát hồng ngoại dùng 2248/2249 dùng điều khiển quạt 3 tốc độ, vấn đề của em là em đang muốn hiển thị tốc độ trên 1 led 7 đoạn mà thôi (nhấn tốc độ 1 thì nó hiển thị số 1, 2 thì hiển thị số 2, 3 thì hiển thị số 3) mong các anh giúp đỡ.
          theo mình để đơn giản và tiết kiệm nhất thì bạn làm như sau
          Click image for larger version

Name:	hien thi so quat.JPG
Views:	1
Size:	76.0 KB
ID:	1347450

          Comment


          • #6
            Mình xem datasheet của hai con 2248 và 2249 thì thấy cần phải có sự tương thích code giữa Ti với Ci của 2 con. nhưng nhìn lại mạch trên mình có thấy giống với datasheet của nó đâu , bạn chỉ hộ mình chỗ này với,..
            còn về phần hiển thị tốc độ quạt thì nếu như bạn nói các xung ra như vậy thì mình có ý kiến như thế này:
            chúng ta sẽ dùng 74148 là IC mã hóa ưu tiên mã hóa số thập phân từ 0-7 thành mã BCD (hoặc 74147 mã hóa từ 0-9)=> sau đó cho tín hiệu ra đến 7447 rồi ra led 7seg là được.
            và mình muốn mở rộng ý tưởng cho mạch này như sau: ko biết liệu có khả năng không:
            đó là :
            1. dùng 2 con 2248 và 2249 để thu-phát điều khiển một thiết bị nào đó từ xa ( ví dụ quạt)
            2. ghép nối thêm các mạch phụ bao gồm mạch hẹn giờ, mạch hiển thị tốc độ, hiển thị thời gian hẹn giờ( nếu như dùng tới chức năng hẹn giờ), mạch lưu trạng thái để phòng trường hợp quạt đang chạy thì mất điện -> khi có điện quạt vẫn hoạt động ở trạng thái trước đó
            các bạn cho ý kiến nha, mình biết có thể dùng vi điều khiển nhưng mà dùng một con VĐK để làm một cái mạch không như thế thì phí, hơn nữa mình muốn có sự sáng tạo từ những cái gì đơn giản mà không cần tới những cái quá phức tạp

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi vietlamdt Xem bài viết
              theo mình để đơn giản và tiết kiệm nhất thì bạn làm như sau
              [ATTACH=CONFIG]29178[/ATTACH]
              Proteus bạn đang dùng là bản 7. bao nhiêu đấy mà có con PT2249 và 2248 trong thư viện, mình đang dùng bản 7.5, không có hai con đấy để mà mô phỏng thử xem sao,..

              Comment


              • #8
                đây bạn

                mình sử dụng trạng thái đầu tiên, ở bên con 2249 chỉ có Code2 và Code3 nên mặc nhiên bên con 2248 chân T1 mình nối với diode và nối về chân C -> nghĩa là mức 1
                2 chân T2 T3 k nối diode tương ứng mức 0 và tương ứng bên con 2249 chân Code2 và Code 3 nối GND

                để cho chắc bạn có thể nối diode tất cả các chân bên 2248 về chân C, và bên 2249 thì Code2 và Code3 nối tụ và về GND(hoặc bỏ không cũng đc)
                Last edited by silverfang9; 14-05-2011, 23:35.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi vietlamdt Xem bài viết
                  theo mình để đơn giản và tiết kiệm nhất thì bạn làm như sau
                  [ATTACH=CONFIG]29178[/ATTACH]
                  cái này mình nhấn nó mới hiển thị số mà bạn, vấn đề đặt ra là nhấn nút nó giữ nguyên trạng thái số đó, nhấn nút khác thì hiển thị số khác ấy

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi hoadang Xem bài viết
                    Proteus bạn đang dùng là bản 7. bao nhiêu đấy mà có con PT2249 và 2248 trong thư viện, mình đang dùng bản 7.5, không có hai con đấy để mà mô phỏng thử xem sao,..
                    mình cũng chỉ dùng bản 7.7 thôi. 2 con pt này là mình tự tạo để vẽ mạch in cho dễ thôi chứ cũng có mô phỏng được đâu

                    Comment


                    • #11
                      Nguyên văn bởi hoadang Xem bài viết
                      Proteus bạn đang dùng là bản 7. bao nhiêu đấy mà có con PT2249 và 2248 trong thư viện, mình đang dùng bản 7.5, không có hai con đấy để mà mô phỏng thử xem sao,..
                      con này phải tự tạo ấy
                      mình đang dùng con 2248 với 2249 này để điều khiển quạt như sau:
                      1.nút on/off
                      2.tốc độ 1,2,3 hiển thị trên 1 led 7 đoạn
                      3.timer 4 cấp(ví dụ: 15 phut, 30 phut, 60 phut, 120phut)

                      Comment


                      • #12
                        Nguyên văn bởi silverfang9 Xem bài viết
                        cái này mình nhấn nó mới hiển thị số mà bạn, vấn đề đặt ra là nhấn nút nó giữ nguyên trạng thái số đó, nhấn nút khác thì hiển thị số khác ấy
                        theo mạch của mình thì nó hoạt đông đúng theo yêu cầu của bạn đấy chứ.
                        theo mạch trên của mình thì: nút ấn H1 để điều khiển tắt quạt (hiển thị số 0 ở led 7 đoạn), nút ấn H2,H3,H4 để điều khiển các tốc độ 1,2,3 của quạt (tương ứng hiển thị số 1,2,3 ở led 7 đoạn)
                        ở trạng thái bình thường khi ta chưa tác động vào các nút ấn thì các đầu ra từ H1-H4 có mức 0
                        khi ta ấn 1 nút để chọn tốc độ nào đó, ví dụ là chọn số 1 thì chân H2 ở pt2249 có mức 1 (5v) (chân H2 này cũng phải được nối với trans+relay để đóng cắt quạt chạy số 1) , diode số 5 và số 9 (từ trái sang) dẫn làm cho thanh b và thanh c của led 7 thanh sáng->hiển thị số 1
                        khi bạn ấn chọn các tốc độ khác thì cũng tương tự
                        bạn nhìn vào các hình dưới sẽ thấy dễ hiểu hơn
                        Click image for larger version

Name:	VI DU.JPG
Views:	1
Size:	80.6 KB
ID:	1347452

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi silverfang9 Xem bài viết
                          đây bạn

                          mình sử dụng trạng thái đầu tiên, ở bên con 2249 chỉ có Code2 và Code3 nên mặc nhiên bên con 2248 chân T1 mình nối với diode và nối về chân C -> nghĩa là mức 1
                          2 chân T2 T3 k nối diode tương ứng mức 0 và tương ứng bên con 2249 chân Code2 và Code 3 nối GND


                          để cho chắc bạn có thể nối diode tất cả các chân bên 2248 về chân C, và bên 2249 thì Code2 và Code3 nối tụ và về GND(hoặc bỏ không cũng đc)
                          theo như bạn nói là bạn sử dụng theo trạng thái đầu tiên mà sơ đồ bạn lại vẽ như vậy thì các nút bấm từ S1-S5 thành ra thừa, có cho vào cũng không có tác dụng điều khiển gì cả

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi hoadang Xem bài viết
                            và mình muốn mở rộng ý tưởng cho mạch này như sau: ko biết liệu có khả năng không:
                            đó là :
                            1. dùng 2 con 2248 và 2249 để thu-phát điều khiển một thiết bị nào đó từ xa ( ví dụ quạt)
                            2. ghép nối thêm các mạch phụ bao gồm mạch hẹn giờ, mạch hiển thị tốc độ, hiển thị thời gian hẹn giờ( nếu như dùng tới chức năng hẹn giờ), mạch lưu trạng thái để phòng trường hợp quạt đang chạy thì mất điện -> khi có điện quạt vẫn hoạt động ở trạng thái trước đó
                            các bạn cho ý kiến nha, mình biết có thể dùng vi điều khiển nhưng mà dùng một con VĐK để làm một cái mạch không như thế thì phí, hơn nữa mình muốn có sự sáng tạo từ những cái gì đơn giản mà không cần tới những cái quá phức tạp
                            "mình biết có thể dùng vi điều khiển nhưng mà dùng một con VĐK để làm một cái mạch không như thế thì phí": với 1 mạch có nhiều yêu cầu như vậy mà bạn không dùng vđk thì chắc chi phí phải cao hơn so với khi bạn dùng vđk rất nhiều lần là đằng khác, sao lại nói dùng vđk là phí được.

                            Comment


                            • #15
                              S1->S5 để điều khiển cái khác bạn à (ví dụ: đèn hay các thiết bị khác), mạch hiển thị số 1 2 3 ấy mình phải giữ luôn phím nó mới ở mức 1, thả ra thì về 0 mất rồi, sao mà nó lưu trạng thái hiển thị số được chứ.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              silverfang9 Tìm hiểu thêm về silverfang9

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X