Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vi xử lý 8bit Sigma K3

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #61
    1. Khi mình làm package, số chân phải theo chuẩn nên sẽ có một vài chân là NC để vào form.
    2. Về bộ nhớ thì nó truy xuất song song 4Kx12-bit, cho nên phải dùng 2 chip nhớ 8-bit, 1 chip dùng 8-bit, chip còn lại dùng 4-bit. Các bit không sử dụng thì bỏ qua. Phải có một công cụ giúp cắt 12-bit ra thành 2 phần để nạp vào 2 chip. Giống như cái thường có sẵn trên các bộ lập trình, mình có thể lựa chọn byte cao hoặc byte thấp vậy đó.

    Comment


    • #62
      Tất nhiên là vậy. Nhưng dùng bus ngoài sao k dùng Hbyte và L byte mà vẫn phải để 14 bit nhỉ? Thêm cái MMU là xong.
      vhdl hay verilog thì có vài dòng thôi mà.?
      Hay cứ chơi như cái KIT cho chắc đã.
      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

      Biến tần
      Máy giặt
      Lò vi sóng
      Bếp từ.
      Tủ lạnh.
      Điều hòa

      Comment


      • #63
        Nếu dùng tools cho Micrcohip thì chắc con này chỉ modify mấy file .h phải không anh D_F_F ?
        Anh D_F_F có thể phân tích tại sao con này lại phải dùng EEPROM ngoài ? Lợi ích chỗ nào nhỉ ? Trong khi nhược điểm thì thấy rõ.

        Comment


        • #64
          Nguyên văn bởi phamthaihoa Xem bài viết
          Nếu dùng tools cho Micrcohip thì chắc con này chỉ modify mấy file .h phải không anh D_F_F ?
          Anh D_F_F có thể phân tích tại sao con này lại phải dùng EEPROM ngoài ? Lợi ích chỗ nào nhỉ ? Trong khi nhược điểm thì thấy rõ.
          Có 2 lý do để SigmaK3 dùng ROM ngoài:
          1. Đối với lĩnh vực thiết kế vi mạch thì khó khăn nhất chính là thiết kế layout cho bộ nhớ. Vì đây là sản phẩm đầu tay nên nhóm kỹ thuật của ICDREC chưa đủ tự tin để đưa ROM vào SigmaK3.
          2. Còn 1 lý do khác quan trọng hơn nhưng có lẽ là không liên quan nhiều đến khía cạnh kỹ thuật nên D_F_F xin phép đuợc bỏ qua. Tuy nhiên, D_F_F xin nói rõ là nếu đơn thuần việc chế tạo vi mạch SigmaK3 là để kinh doanh như các loại MCU thông thường thì việc dùng ROM ngoài chắc chắn là không hề có ưu điểm gì.

          Comment


          • #65
            Về việc làm ASM compiler thì không phải là vấn đề khó, cái này có thời gian tí là xong.

            Về việc sử dụng port, với 100 chân mà D_F_F bảo add thêm chỉ 1 port, như vậy thì có bao nhiêu chân bỏ trống? Nếu bỏ trống nhiều quá thì đúng như bác MH nói, bỏ chơi cho vui à?

            Có thể cung cấp cho F kiến trúc cơ sở của Sigma để xem không? Cũng cần tìm hiểu xem cái gọi là tương thích và phát triển từ core này là như thế nào.

            Chúc vui
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #66
              Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
              Về việc làm ASM compiler thì không phải là vấn đề khó, cái này có thời gian tí là xong.

              Về việc sử dụng port, với 100 chân mà D_F_F bảo add thêm chỉ 1 port, như vậy thì có bao nhiêu chân bỏ trống? Nếu bỏ trống nhiều quá thì đúng như bác MH nói, bỏ chơi cho vui à?

              Có thể cung cấp cho F kiến trúc cơ sở của Sigma để xem không? Cũng cần tìm hiểu xem cái gọi là tương thích và phát triển từ core này là như thế nào.

              Chúc vui
              D_F_F hân hạnh là một trong những người tham gia dự án từ những ngày đầu từ khi dự án còn đang đi thuyết phục để được chấp nhận và tài trợ (D_F_F là người sửa chữa dự án lần thứ 2 nhưng vẫn chưa đạt, tên SigmaK3 là do D_F_F đặt ở thời điểm này đó nha , nhưng nhờ thầy Hoàng thì đến lần thứ 3 thầy Hoàng đã thuyết phục được hội đồng ). Sau đó D_F_F hợp tác với ICDREC để thảo luận với các kỹ sư của Synopsys và triển khai công cụ EDA của họ, xây dựng kiến trúc và chịu trách nhiệm một phần thiết kế của SigmaK3 (nhóm của D_F_F có 3 người), còn 1 nhóm 3 người khác nữa. Phải nói là dự án này đã trải qua rất nhiều khó khăn mới có thể hoàn thành. Các bạn của ICDREC cũng đã có rất nhiều cố gắng để tiếp cận với các kiến thức mới (toàn bộ code là do các bạn của ICDREC thực hiện, không có "mượn tạm" ở đâu hết) và nay cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm bổ ích.
              Tuy nhiên, dự án này đã kết thúc nên D_F_F cũng đã tạm thời kết thúc hợp tác (không biết có được tiếp tục tham gia các dự án khác không). Do đó xin lỗi F là D_F_F không nên cung cấp thông tin về kiến trúc SigmaK3 (mấy cái đó nên do ICDREC công bố, và thật ra đã công bố trong buổi báo cáo vào thứ 6 cách đây vài tuần tại ĐHBK TPHCM). Mong các bạn hiểu và thông cảm.
              Last edited by D_F_F; 23-01-2008, 22:57.

              Comment


              • #67
                Vì F ở nước ngoài, nên không có điều kiện tham gia hội thảo tại VN. Với tư cách là người tham gia hội thảo, DFF hoặc bạn nào đó có thể cho F biết kiến trúc của SigmaK3? Chỉ cần các thông tin sơ bộ mà ICDREC đã công bố, không cần các thông tin chi tiết.

                Chứ cho tới nay, theo như những thảo luận này thì SigmaK3 vẫn chưa có một tương lai sáng sủa nào (theo F).

                Có thể các bạn hiểu rất rõ cách làm sao để SigmaK3 giống Microchip, nhưng điều quan trọng nhất mà hầu hết mọi người lờ mờ, đó là tại sao MCHP đứng đầu thế giới về 8-bit chỉ trong vòng 10 năm. (Chính thức phát triển core đầu tiên vào năm 1989, triển khai sản xuất và bán sản phẩm năm 1992, tới năm 2002 đứng đầu thế giới về tổng sản phẩm chip bán ra, tới năm 2004 đứng đầu thế giới về $ và sản phẩm). Nếu SigmaK3 muốn thắng, dù là một chiến thắng nhỏ thôi, cũng phải hiểu được lý do này.

                Về mặt technique, chưa có kết quả mới, dù rằng trong quá trình thiết kế các bạn sử dụng những công cụ nào đó "mạnh". Về mặt technology, thực chất các bạn học nhiều hơn là hướng đến thị trường. Về mặt market, hình như trong dự án này chưa hướng tới cho nên không có gì để bàn.

                Tổng kết về cách tư duy theo kiểu một số người vẫn làm:
                - Nghiên cứu một công nghệ, thấy công nghệ đó hay, lao vào nghiên cứu và thiết kế. Thiết kế xong được đã rồi mới tính tới chuyện dùng nó vào đâu sau.

                Tổng kết về cách tư duy nên làm:
                - Tìm hiểu chung tất cả các công nghệ, bản chất các công nghệ. Tìm hiểu bài toán đặt ra, lựa chọn công nghệ phù hợp, nghiên cứu công nghệ sâu, thiết kế giải quyết bài toán đó.

                Trong các thảo luận trên mặc dù F rất ủng hộ những thành quả đạt được và cũng đã biện hộ với bác MH về những cái bác MH bắt quá chặt, nhưng giờ tới lượt F phản biện bạn về nghiên cứu của ICDREC.

                0) Có bao nhiêu công nghệ sản xuất chip mà các bạn đã nắm trước khi bắt đầu phát triển cái này? Công nghệ có nghĩa là mang tính quy trình, chứ không phải là kiểu bạn dùng phần mềm này, con này hay con kia,...
                1) Bài toán đặt ra là gì?
                2) Tại sao sử dụng core MCHP để phát triển trong khi thị trường VN thì 8051 vẫn chiếm đa số (có thể trên diễn đàn thì lực lượng dùng PIC nhiều, nhưng thực tế hiện nay 8051 vẫn chiếm đa số)?

                Xin lỗi vì F hỏi những câu rất ngờ nghệch mà có thể nhiều người cho rằng đó là một sự "xúc phạm" với những người đã làm ra cả con chip. Nhưng thực lòng F đặt lại 3 câu hỏi củ chuối này bởi nó sẽ làm rõ bản chất về năng lực phát triển của SigmaK3. Xin phép sự nhẫn nại của DFF vì đây là vấn đề rất quan trọng, các bạn đi theo cách nào là quan trọng chứ không phải kết quả của bạn là gì, bởi nếu xét về kết quả thì kết quả này gần như 0 hoặc 1/10. Vậy ở đây chúng ta đánh giá về tiềm năng, và đánh giá về tiềm năng thì chúng ta xem xét ngược lại từ cách đi.

                Chúc vui.
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #68
                  Vấn đề SigmaK3 nên khép lại thì hơn. Trên tinh thần hoanh nghênh, dám nghĩ dám làm, làm xong rồi mình sẽ tham khảo nhau về ý kiến.
                  Tớ hoanh nghênh dự án này, muốn biết nhiều thông tin về nó, không bàn đến thành công về hiệu quả kinh tế, chúng ta cứ hiểu rằng nó là tiền đề cho sự ra đời của các chip mạnh hơn dzo chính tay VN làm sau này.
                  Không làm, không công bố -> làm sao biết được khả năng của điện tử VN ở mức nào ??

                  Comment


                  • #69
                    Về việc làm ASM compiler thì không phải là vấn đề khó, cái này có thời gian tí là xong.
                    Không hề dễ dàng đâu anh. Có rất nhiều kỹ thuật nằm trong đó. Để viết được một Compiler đơn giản thôi cũng cần phải có kiến thức sâu về Computer Architecture, MicroProcessor Architecture, và Compiler Algorithm. Làm chip design thì mấy cái này phải lắm rõ giống như kiểu bài toán nháy Led dùng VDK ấy.

                    Để làm ra được một con chip hoàn chỉnh như dự án của SigmaK3 là một điều đáng mừng và đáng hoan nghênh. Một bước khởi đầu cho nhưng thành công sau này của Semiconductor Vietnam.

                    Nếu bạn nào có kit FPGA ngon ngon thì có thể lên trang opensource.org để tìm kiếm các core vi xử lý về chạy thử, từ 8051, avr, pic, risc, 16-bit,... đều có cả. Ngôn ngữ là VHDL hay Verilog đều có. Khi bạn đọc code của họ mới thấy các kỹ sư nc ngoài họ giỏi như thế nào khi viết nguyên một core MCU với đầy đủ tập lệnh. Anh bạn tôi đang có làm core PIC trên cái Kit DE2.

                    Theo tôi, vì Vietnam ta phát triển chậm hơn và bị nhiều hạn chế nên việc tiếp thu công nghệ nc ngoài là việc nên làm và để phát triển lên. Anh F nói năm 89 MC nó start, nhưng MC nó lại ở Mỹ, trong khi đó những năm 89, 90 thập kỷ trước, thằng Mỹ nó cấm vận Vietnam thì thử hỏi có nc nào dám đến Vietnam chào mời công nghệ. Đến cái ăn còn khó thì nói j đến chuyện phát triển điện tử khi mà cái súng của thằng Mỹ nó kè kè. mà tiên sư bọn Mỹ khốn nạn, đi cấm vận Vietnam làm cho nc nhà chậm phát triển. Nó mà ko cấm thì tương lai không biết thế nào.
                    Mãi những năm gần đây, thế giới mới dần dần đến với Vietnam thì ta mới có cơ hội tiếp xúc nhiều và lúc đó anh SV vietnam mới biết đến con 8051, con PIC...mặt mũi nó ra sao và rồi diễn đàn mới ngày càng sôi động như bây h. Nói mở cửa nhưng vẫn có một số chỗ vietnam bị đóng (a F đã bao h thử nhập trực tiếp từ Mỹ một con ARM9 của ATMEL theo đường chính ngạch chưa?). Các lĩnh vực khác em không nói, nhưng về điện tử thì bọn Mỹ và nhiều nc nó vẫn luôn dè chừng với Vietnam. Nó chỉ muốn Vietnam là người mua, nó là người bán, chứ không muốn điều ngược lại.

                    Vậy nên, hnay Vietnam đã làm ra được một còn chip, dù là nhỏ bé thôi nhưng đó là điều đáng hoan nghênh đáng cổ vũ. Anh F vân luôn nói mấy chữ "Made in Vietnam" đấy thôi.
                    Diễn đàn là nơi ta phát triển các ý tưởng, phát huy tài năng. Vậy nên hãy: "Rise To Challenge"

                    ps: Sắp tới, sớm thôi, sẽ có cty Panasonic Semiconductor Vietnam
                    Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                    CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                    0988006696
                    linhnc308@gmail.com
                    http://linhnc308.blogspot.com

                    Comment


                    • #70
                      - Nhập từ Mỹ thì nhập được, theo chính ngạch nhập được.
                      - Vấn đề ở đây không phải là chậm hay nhanh, công nghệ hay không công nghệ, chúng ta có những thiệt thòi xác định, nhưng phương pháp tiếp cận vấn đề, giải quyết vấn đề phải thật rõ ràng.

                      Lúc đầu F nghe nói thì hiểu theo nghĩa ủng hộ, nhưng nếu chỉ phát triển thêm một port như vậy thì thực chất sự sáng tạo vượt lên là ở đâu?

                      Dòng baseline có 12 bit, midrange 14 bit. Theo F hiểu khi công bố làm theo 16C54 nghĩa là bắt chước kiến trúc của baseline. Khi F nghe nói mở rộng port thì chuyện này là làm được, F ủng hộ.

                      Chuyện compiler em hiểu thế nào chứ làm một cái compiler ASM rất dễ. Có thể vì em chưa hiểu nguyên tắc nên nói nó khó. Khẳng định rằng nó hoàn toàn dễ. Làm DEASM cũng dễ. Vấn đề là không có tiền xứng đáng nên không làm thôi. Thị trường không lớn. Nhưng nếu mở ra cả một dòng chip, thì chuyện làm một trình dịch ASM và DEASM cho nó không có vấn đề gì.

                      - F hỏi mấy câu trên đúng là cắc cớ thật, nhưng nó chỉ ra rõ bản chất lắm, vậy rất muốn nghe DFF cho biết thêm thông tin. Ngoài ra, F thiết nghĩ việc này cũng đã được hội đồng phản biện hỏi, cho nên F nghĩ cái này không có gì là bí mật cả, chỉ muốn nghe người trong cuộc phân tích thôi.

                      Chúc vui
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • #71
                        Một số điểm mà D_F_F có thể trao đổi với F như sau:
                        Q: Có bao nhiêu công nghệ sản xuất chip mà các bạn đã nắm trước khi bắt đầu phát triển cái này? Công nghệ có nghĩa là mang tính quy trình, chứ không phải là kiểu bạn dùng phần mềm này, con này háay con kia,...
                        A: Tất cả bắt đầu từ zero. Nhóm làm việc chỉ được trang bị các kiến thức từ sách vở, internet cũng như các bạn khác ở Việt Nam thôi. Nhóm chưa từng có ai làm việc trong lĩnh vực này (theo nghĩa là đã làm ra chip thật sự). Mọi thứ phải bắt đầu từ đầu, từ việc chọn công cụ của hãng nào, dùng tool gì của hãng, nên chế tạo ở công nghệ nào, đặt hàng ở đâu... Cũng phải cám ơn các kỹ sư training của Synopsys đã hỗ trợ nhóm làm việc rất nhiều, chính họ là những người giúp đỡ nhóm dự án hoàn thành được công việc.
                        Q: Bài toán đặt ra là gì?
                        A: Nắm được qui trình thiết kế và chế tạo một chip thật sự như thế nào, cần phải có những gì, cần bổ sung gì. Quan trọng nhất là đào tạo được con người.
                        Q: Tại sao sử dụng core MCHP để phát triển trong khi thị trường VN thì 8051 vẫn chiếm đa số (có thể trên diễn đàn thì lực lượng dùng PIC nhiều, nhưng thực tế hiện nay 8051 vẫn chiếm đa số)?
                        A: Mục đích là thiết kế RISC, và như F cũng biết thì 8051 không phải là RISC.
                        Q: Lúc đầu F nghe nói thì hiểu theo nghĩa ủng hộ, nhưng nếu chỉ phát triển thêm một port như vậy thì thực chất sự sáng tạo vượt lên là ở đâu?
                        A: Việc thêm một port không được xem là cải tiến, sáng tạo gì cả. Đơn giản là 16C5x có ít hơn SigmaK3 một port thôi.

                        Ngoài ra, D_F_F cũng muốn trao đổi thêm mấy lời:
                        Mục đích quan trọng nhất của dự án này là đào tạo được một đội ngũ nhân lực. Việc SigmaK3 được chọn là dòng thấp nhất, không có một cải tiến gì so với của MICROCHIP là vì nhóm hoàn toàn không có ý định nghiên cứu, cải tiến gì cả. Tâm niệm của nhóm là phải tập đi, trước khi tập chạy. SigmaK3 hiện đã hoàn thành version2 và rất nhiều các thành phần ngoại vi của một hệ dùng RISC, nhưng đó vẫn còn là chuyện của tương lai. Công việc đến đây chưa phải đã đủ và chưa bao giờ dừng lại.

                        Mong là các bạn hiểu là nhóm dự án chưa bao giờ tự mãn về việc ra đời của SigmaK3. Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên của chính người Việt Nam lên vùng đất mới thôi. Nói đùa cho vui như thế này (mong là F và các bạn đừng hiểu lầm D_F_F), Mỹ đã đưa người lên mặt trăng, vậy sao TQ vẫn cố làm việc đó để làm gì nếu không có ích . Mong các bạn hiểu và ủng hộ.
                        Rất cám ơn sự theo dõi và trao đổi của tất cả các bạn.

                        Comment


                        • #72
                          Nguyên văn bởi D_F_F Xem bài viết
                          Một số điểm mà D_F_F có thể trao đổi với F như sau:
                          Q: Có bao nhiêu công nghệ sản xuất chip mà các bạn đã nắm trước khi bắt đầu phát triển cái này? Công nghệ có nghĩa là mang tính quy trình, chứ không phải là kiểu bạn dùng phần mềm này, con này háay con kia,...
                          A: Tất cả bắt đầu từ zero. Nhóm làm việc chỉ được trang bị các kiến thức từ sách vở, internet cũng như các bạn khác ở Việt Nam thôi. Nhóm chưa từng có ai làm việc trong lĩnh vực này (theo nghĩa là đã làm ra chip thật sự). Mọi thứ phải bắt đầu từ đầu, từ việc chọn công cụ của hãng nào, dùng tool gì của hãng, nên chế tạo ở công nghệ nào, đặt hàng ở đâu... Cũng phải cám ơn các kỹ sư training của Synopsys đã hỗ trợ nhóm làm việc rất nhiều, chính họ là những người giúp đỡ nhóm dự án hoàn thành được công việc.
                          Q: Bài toán đặt ra là gì?
                          A: Nắm được qui trình thiết kế và chế tạo một chip thật sự như thế nào, cần phải có những gì, cần bổ sung gì. Quan trọng nhất là đào tạo được con người.
                          Q: Tại sao sử dụng core MCHP để phát triển trong khi thị trường VN thì 8051 vẫn chiếm đa số (có thể trên diễn đàn thì lực lượng dùng PIC nhiều, nhưng thực tế hiện nay 8051 vẫn chiếm đa số)?
                          A: Mục đích là thiết kế RISC, và như F cũng biết thì 8051 không phải là RISC.
                          Q: Lúc đầu F nghe nói thì hiểu theo nghĩa ủng hộ, nhưng nếu chỉ phát triển thêm một port như vậy thì thực chất sự sáng tạo vượt lên là ở đâu?
                          A: Việc thêm một port không được xem là cải tiến, sáng tạo gì cả. Đơn giản là 16C5x có ít hơn SigmaK3 một port thôi.

                          Ngoài ra, D_F_F cũng muốn trao đổi thêm mấy lời:
                          Mục đích quan trọng nhất của dự án này là đào tạo được một đội ngũ nhân lực. Việc SigmaK3 được chọn là dòng thấp nhất, không có một cải tiến gì so với của MICROCHIP là vì nhóm hoàn toàn không có ý định nghiên cứu, cải tiến gì cả. Tâm niệm của nhóm là phải tập đi, trước khi tập chạy. SigmaK3 hiện đã hoàn thành version2 và rất nhiều các thành phần ngoại vi của một hệ dùng RISC, nhưng đó vẫn còn là chuyện của tương lai. Công việc đến đây chưa phải đã đủ và chưa bao giờ dừng lại.

                          Mong là các bạn hiểu là nhóm dự án chưa bao giờ tự mãn về việc ra đời của SigmaK3. Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên của chính người Việt Nam lên vùng đất mới thôi. Nói đùa cho vui như thế này (mong là F và các bạn đừng hiểu lầm D_F_F), Mỹ đã đưa người lên mặt trăng, vậy sao TQ vẫn cố làm việc đó để làm gì nếu không có ích . Mong các bạn hiểu và ủng hộ.
                          Rất cám ơn sự theo dõi và trao đổi của tất cả các bạn.
                          Chưa hiểu gì về PIC nhưng theo 1 mod của PIC Việt Nam nói thì PIC là kiến trúc CISC.
                          Ban đầu đặt rất nhiều hy vọng vào nó nhưng đến bây giờ vẫn chưa có được datasheet nên bắt đầu lung lay rồi.
                          AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                          Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                          Mob: 0982.083.106

                          Comment


                          • #73
                            Về datasheet thì D_F_F cũng không rõ lắm. Tuy nhiên, theo D_F_F thì sẽ chưa có datasheet vào lúc này vì hiện chưa có tester nên không lấy được thông số.

                            Comment


                            • #74
                              Em không phải là dân làm về mạch điện tử hay vi điều khiển, nhưng em băn khoăn chút về 1 số khâu:
                              1. Design --> dùng hàng loạt software loằng ngoằng gì đó, cái này thì tùy mỗi bác máu cái nào thì dùng cái đó
                              2. Lithography: Đây là khâu trung tâm của sản xuất chip, khâu này thực hiện cần các bước:
                              - Từ Design đưa vào litho: nếu dùng photolithography theo kiểu thương phẩm truyền thống thì cũng chỉ ra mấy con chip to đùng dùng nát nước ra rồi, bước này thì đơn giản. Convert từ Design của các khối thuật toán ra các mạch chi tiết của litho để in trên mask (là dạng negative film) thì cũng là 1 bước khá loằng ngoằng.
                              Nếu dùng E-beam lithography (cái này mới có khả năng cho các bác các device xịn với mật độ transistor cao) thì lại là một bước không đơn giản để từ design đưa vào pattern.
                              - Etching, lift off: cái này cũng không quá nặng, nhưng cũng ko đơn giản
                              - Oxidize, diffusion.... cái này nghe thì đơn giản, nhưng là bước quan trọng để tạo ra tính chất của device (bước lithography nói trên mới chỉ cho pattern mà thôi).
                              - Assembly: cái này bác gì nói rồi
                              - Package:...

                              Em không rõ sản phẩm mà ta gọi là "Made in Vietnam" đã làm những khâu nào trong các bước ban đầu nói trên?

                              Comment


                              • #75
                                Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
                                Chưa hiểu gì về PIC nhưng theo 1 mod của PIC Việt Nam nói thì PIC là kiến trúc CISC.
                                Ban đầu đặt rất nhiều hy vọng vào nó nhưng đến bây giờ vẫn chưa có được datasheet nên bắt đầu lung lay rồi.
                                Xin được hỏi ai đã nói PIC có kiến trúc CISC?

                                Thân,
                                Biển học mênh mông, sức người có hạn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                VNarmy Tìm hiểu thêm về VNarmy

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X