Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Vi xử lý 8bit Sigma K3

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Làm phần cứng như mấy anh TQ, nước ngoài chuyển giao công nghệ, sau đó mua luôn cả cty của nó, cách này cũng khá hay, còn đầu tư từ phần cứng đến đóng gói thì e hơi mệt. Không biết ở VN mình đã có bao nhiêu phòng sạch để làm Wafer + nghiên cứu, ngày trước ở ITIMS trong BKHN có một phòng do Hà Lan tài trợ xây dựng, nhưng còn wafer thì mua rồi về làm.

    Chả hiểu bài của mình viết đầu tiên (có ghi rõ nguồn hẳn hoi), giờ lại sang trang 2. Mà chủ topic thì lại bảo không thấy ở diễn đàn điện tử nào nói. ko biết bro này có vào đọc trước mà nói linh tinh vậy

    Chúc vui!

    Comment


    • #32
      Nguyên văn bởi thavali Xem bài viết
      Vì phần wafer thì biết chắc là VN không làm được rồi, nên cái quan trọng nhất sẽ là viết code và test. còn core trên mạng thì đầy. từ AVR, PIC, 8051 điều có. Em đoán là bác MH cũng không viết core bằng vhdl đâu mà xài luôn core mềm NIOS (altera) hay microblaze (xilinx) đã được nhúng sẵn trong NIOS (altera) hay EDK (xilinx) , chỉ config cho phù hợp với ứng dụng của mình thôi. Chứ viết hết bằng vhdl thì ...em bái phục sát đất bác MH lun
      Viết lấy hết bạn à. Tất nhiên có tham khảo học hỏi là không tránh khỏi. Nhưng khi làm thì lấy cái mình học, ghi nhớ ra làm chứ không mở cái có sẵn ra vừa làm vừa xem. Thế nên có thể coi như là của mình.
      Trên diễn đàn nhiều người bit cải core cho PDH bao gồm cả ghép kênh và interface ( 16 kênh cận đồng bộ), 1 kênh cho ethernet, 1 kênh nghiệp vụ và 1 kênh cho data là mình tự làm. sợt trên mạng cũng chẳng có đâu kể cả mua. Nó chỉ có thể mua được từng phần với giá rất cao. Thế mà cái core đó đang nằm trong nhà máy để sản xuất hàng loạt rồi.

      Nhưng mình vẫn có thắc mắc cái ông làm MCU này.
      1. Dịch bằng gì?
      2. Con này có 100 chân như vậy phải có port đến G hay H theo kiểu PIC.
      Vậy biên dịch kiểu gì. Bộ lênh 33 lênh của C54 có support lênh này đâu?
      Nếu không phải vậy thì chỉ còn cách tạo ra register rồi dùng lệnh latch hay read từ register này qua 1 port chuẩn nào đó.

      các cao thủ giải thích giùm.
      Còn viết compiler thì cái ông đó mà viết ngon thì khỏi phải chế chip làm gì, viết compiler luôn cho nhanh.
      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

      Biến tần
      Máy giặt
      Lò vi sóng
      Bếp từ.
      Tủ lạnh.
      Điều hòa

      Comment


      • #33
        Còn chỉ asm's thì chỉ cần 600K USD là có một máy công suất nhỏ để làm rồi. Còn chỉ in tên thôi hay xóa tên đi in tên khác thì 30K là đủ. Ông china toàn in kiểu này thôi .Có công ty tại VN đang quảng cáo cái máy này nhưng quên tên rồi. Tìm lại được sẽ post. Nó có cả video demo cách đóng gói wafer đấy.
        Ai muốn máy đóng gói này nhưng thủ công ( người + camera) cho các chip thông thường thì china bán rẻ đấy.
        Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

        Biến tần
        Máy giặt
        Lò vi sóng
        Bếp từ.
        Tủ lạnh.
        Điều hòa

        Comment


        • #34
          Khi Nào Con Chip Này Xuất- Duy Phi Tình Nghuyện Nghĩ Việc ở Nhà Viết Sách Tặng Cho Mọi Người- Những Ai Quan Tâm Và Muốn Tiếp Cận Nó.

          Comment


          • #35
            Nghe nói người ta design chip này bằng kit DE2 của ALTERA, theo quy trình của FPGA. Như vậy kết quả sẽ không tối ưu bằng quy trình ASIC về số lượng cổng, tốc độ xử lý...
            Một đều thắc mắc là tại sao lại là lõi PIC? nếu thế thì phải mua bản quyền của hãng Microchip trước khi thương mại hoá hay chăng? Mà cũng lạ, core PIC trên thế giới chỉ có một mình hãng Microchip sản xuất thì phải, khác với core 8051, ARM có nhiều nhà sản xuất chip khác nhau. Nếu ta sáng tạo core riêng cho VN thì có lẽ gặp khó khăn về tool hỗ trợ cho chip này.
            Thông tin về chip này ta chỉ biết chút về điện áp core, công suất tiêu thụ, công nghệ bán dzẫn, nhưng quan trọng là IO nó có phong phú hay không , chẳng hạn như PORT, UART, TIMER, ngắt...
            Như bạn thavali nói, trên mạng có rất nhiều source về các chip được làm từ FPGA, đặc biệt là trang www.opencores.org, và cũng không có gì ghê gớm lắm bởi đã có nhiều bạn sinh viên đã từng làm các đồ án môn học về tạo ra các CPU từ HDL. Chỉ khác có điều, dzự án này được cấp kinh phí sản xuất ra chip hoàn chỉnh, mình đoán không nhầm thì người ta đưa mẫu thiết kế sang Đài Loan hay Trung Quốc để sản xuất, vì nơi đây chắc có lẽ có những nhà máy sản xuất chip lớn trên thế giới.

            Comment


            • #36
              Nguyên văn bởi kiddy Xem bài viết
              Chả hiểu bài của mình viết đầu tiên (có ghi rõ nguồn hẳn hoi), giờ lại sang trang 2. Mà chủ topic thì lại bảo không thấy ở diễn đàn điện tử nào nói. ko biết bro này có vào đọc trước mà nói linh tinh vậy

              Chúc vui!
              Tại bạn đọc không kỹ. Vào thời điểm tôi post bài thì diễn đàn chưa có một thông tin gì cả.
              Còn thời điểm bạn post bài thì là sau và không có thông tin mới nên quản lý diễn đàn ghộp bài của bạn vào luồng này. Bài của bạn vào trang 2 chứng tỏ còn post sau 10 bài đầu tiên ở trang 1. Vậy bạn cũng nên đọc kỹ trước khi nói linh tinh.
              Chúc vui.
              AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
              Xem thêm tại Online Store ---> Click here
              Mob: 0982.083.106

              Comment


              • #37
                Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                Viết lấy hết bạn à. Tất nhiên có tham khảo học hỏi là không tránh khỏi. Nhưng khi làm thì lấy cái mình học, ghi nhớ ra làm chứ không mở cái có sẵn ra vừa làm vừa xem. Thế nên có thể coi như là của mình.
                Trên diễn đàn nhiều người bit cải core cho PDH bao gồm cả ghép kênh và interface ( 16 kênh cận đồng bộ), 1 kênh cho ethernet, 1 kênh nghiệp vụ và 1 kênh cho data là mình tự làm. sợt trên mạng cũng chẳng có đâu kể cả mua. Nó chỉ có thể mua được từng phần với giá rất cao. Thế mà cái core đó đang nằm trong nhà máy để sản xuất hàng loạt rồi.

                Nhưng mình vẫn có thắc mắc cái ông làm MCU này.
                1. Dịch bằng gì?
                2. Con này có 100 chân như vậy phải có port đến G hay H theo kiểu PIC.
                Vậy biên dịch kiểu gì. Bộ lênh 33 lênh của C54 có support lênh này đâu?
                Nếu không phải vậy thì chỉ còn cách tạo ra register rồi dùng lệnh latch hay read từ register này qua 1 port chuẩn nào đó.

                các cao thủ giải thích giùm.
                Còn viết compiler thì cái ông đó mà viết ngon thì khỏi phải chế chip làm gì, viết compiler luôn cho nhanh.
                Thực ra mục đích tạo cái luồng này để nghe thông tin từ những người trong cuộc.
                Vậy mà bây giờ vẫn bặt vô âm tín cứ để anh em bàn ra bàn vào như thầy bói xem voi vậy. Chán nhỉ.
                AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                Mob: 0982.083.106

                Comment


                • #38
                  Chào các bác,

                  Theo em nghe thấy đợt trước trong đó họ còn ấp ủ làm về phần thẻ từ thông minh (Thẻ từ smart card) vấn đề này được ba nhà khoa học là GS TS Đặng Lương Mô, GS TS Từ Trung Chấn và Tiến sĩ Nguyễn Bá Thuận .
                  Thông tin mời các bạn xem:
                  http://www.toquoc.gov.vn/vietnam/sho...p?newsId=15761
                  Thông tin thêm về GS TS Đặng Lương Mô:
                  Tiến sĩ Đặng Lương Mô sinh năm 1936 tại Kiến An, Hải Phòng. Ông thuộc lớp người đầu tiên được học bổng do Nhật Bản tặng Việt Nam kể từ sau thế chiến thứ II và đã tới Nhật Bản tháng 4 năm 1957. Tại đây, ông đã đỗ khoá kỹ sư điện tử đầu tiên của Đại học Tokyo (chỉ có sáu người). Ông tiếp tục học lên bậc sau đại học và đỗ bằng Thạc sĩ khoa học cơ khí tháng 3 năm 1964, rồi Tiến sĩ tháng 3 năm 1968. Năm 1976, Tiến sĩ Đặng Lương Mô làm việc cho công ty danh tiếng Toshiba, với chức vụ nghiên cứu viên cao cấp, chức vụ mà ông giữ cho tới ngày rời khỏi Toshiba năm 1983, để nhận hàm giáo sư chính ngạch tại Đại học Hosei.



                  Công trình nghiên cứu của ông có liên hệ tới "mô hình hoá và mô phỏng trang trí bán dẫn cho mạch kết tụ". Công trình tiêu biểu của ông là một mô hình cơ bản diễn tả đặc tính dòng điện. Mô hình này đã được cụ thể hoá ở mức độ 3 trong chương trình điện toán giải tích mạch điện tử thông dụng trên khắp thế giới, do trường Đại học California, ở Berkeley phát minh. Được coi là một nhân vật then chốt trong lĩnh vực "thiết kế, vận dụng máy tính", ông đã góp phần tổ chức nhiều cuộc hội thảo học thuật quốc tế, trong đó có hội thảo học thuật lớn nhất của Hội kỹ sư Mỹ IEEE. Ông còn được Hiệp hội Máy tính Mỹ ACM mời làm thuyết trình về hoạt động khảo cứu tại Nhật Bản, trên lĩnh vực mô phỏng bằng máy điện toán trang trí bán dẫn, trước thềm hội thảo khoa học quốc tế do Hiệp hội này và Hàn lâm viện Khoa học Liên Xô (cũ) đồng tổ chức vào năm 1991 tại Leningrad.

                  Tiến sĩ Đặng Lương Mô đã có trên một trăm bài khảo cứu cả bằng tiếng Anh lẫn tiếng Nhật và hai cuốn sách bằng tiếng Nhật là: Căn bản về mạch điện (soạn chung với Satoru Sone, là sách giáo khoa về mạch điện được dùng tại nhiều trường đại học Nhật Bản, do nhà xuất bản Shokodo ấn hành từ năm 1986, mỗi năm đều có tái bản); Kỹ thuật mô phỏng bằng máy điện toán tiến trình chế tạo và trang trí bán dẫn (cuốn sách đầu tiên trình bày có hệ thống, kỹ thuật dùng điện toán mô phỏng và dự đoán đặc tính của các trang trí bán dẫn, do nhà xuất bản Sangyo-Tokyo ấn hành năm 1988).
                  http://nguoivienxu.vietnamnet.vn/vin...2004/04/63164/
                  http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=71&id=31117
                  Ngoài ra ông còn viết một quyển sách về thiết kế chip bằng tiếng việt đó.
                  Quá trình hình thành Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch

                  Như đã nói, Thiết kế Vi mạch đòi hỏi nhiều chất xám, trí tuệ. Không những thế, công nghệ thiết kế vi mạch tiến bộ hàng tháng, thậm chí hàng tuần và hàng ngày. Do đó, không phải một cá nhân nào, một nhóm nghiên cứu nào, chỉ thu mình trong tháp ngà, lại có thể đạt tới đỉnh cao của công nghệ này được. Thiết kế vi mạch cần được hỗ trợ bởi công nghiệp để đi sát với thực tế, đồng thời, phải được sự hợp tác quốc tế để theo kịp với trào lưu tiến bộ của thế giới. Do đó, trước khi đề xuất phương án thành lập TTNC&ÐTTKVM, tôi đã đi một vòng tham quan (3) hai nước thường được coi là tiến bộ về công nghệ vi mạch, Mỹ và Nhật Bản, vào tháng 06 và tháng 07.2005, vừa qua.

                  Ở Mỹ, tôi đã tới thăm Ðại học California, ở Berkeley, thường được ví như Mecca của Thiết kế Vi mạch, và Ðại học Santa Clara, ở Thung lũng Silicon. Tại Ðại học California, Berkeley, tôi đã gặp lại GS Richard Newton, Hiệu trưởng Ðại học Công nghệ (Dean of Engineering), và tại Ðại học Santa Clara, tôi đã được GS Cary Yang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nano, tiếp. GS Newton với tôi là chỗ quen biết trên 20 năm qua. Ông hứa sẽ hợp tác về mặt đào tạo sau đại học, nhất là bậc tiến sĩ với TTNC&ÐTTKVM. Còn GS Yang thì đề nghị đứng ra làm cầu nối cho sinh viên Việt Nam sang Thung lũng Silicon thực tập trong các cơ sở thiết kế chế tạo vi mạch.

                  Ngoài ra, Thung lũng Silicon là nơi có hàng ngàn chuyên gia Việt kiều làm việc. Tôi đã tiếp xúc được với một số, trong đó có nhóm đã hợp tác một cách cụ thể là sẵn sàng cấp học bổng cho các sinh viên theo học về Thiết kế Vi mạch.

                  Ở Nhật, tôi đã đến thăm Ðại học Quốc gia Tokyo, nhất là Trung tâm Thiết kế và Giáo Dục Vi Mạch (VLSI Design and Education Center, viết tắt là VDEC), và Ðại học Kỹ thuật Toyohashi với Trung tâm Ươm trồng Công nghệ (Incubation Center - viết tắt TTUTCN). Tại Trung tâm VDEC của Ðại học Quốc gia Tokyo, tôi đã được GS Asada Kunihiro, Giám đốc VDEC, và GS Shibata Tadashi tiếp. Tại Trường ÐH Kỹ thuật Toyohashi, tôi đã gặp GS Nishinaga Tatau, Hiệu trưởng và GS Ishida Mako*** Giám đốc TTUTCN. Bốn vị giáo sư vừa kể, chỉ trừ GS Ishida là người mới sơ kiến, còn ba người kia đều là bạn đồng nghiệp của tôi đã trên 30 năm. Cả hai ÐH đều sẵn sàng hợp tác về mặt đào tạo và nghiên cứu của TTNC&ÐTTKVM. Trung tâm VDEC của Ðại học Quốc gia Tokyo sẵn sàng tiếp nhận sinh viên nghiên cứu bậc tiến sĩ do TTNC&ĐTTKVM gửi qua, và TTUTCN, ÐH Kỹ thuật Toyohashi thì sẵn sàng hợp tác về chế tạo thử nghiệm vi mạch. Ðể cụ thể hóa chương trình hợp tác này, GS Shibata thuộc Ðại học Quốc gia Tokyo nói ở trên, hiện đang hướng dẫn một nghiên cứu sinh vốn là giảng viên Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, do tôi giới thiệu. Và ÐH Kỹ thuật Toyohashi đã nhận cho hai nghiên cứu sinh do tôi giới thiệu sang Nhật, tham gia thực tập chế tạo vi mạch trong dịp hè sắp tới.

                  Ở Nhật, tôi còn đến thăm nhiều tập đoàn lớn về thiết kế và chế tạo vi mạch, như Toshiba, NTT Laboratories, NTT Electronics, và một tổ chức cấp học bổng sau đại học, là Quỹ Học bổng Rotary Yoneyama. Toshiba hứa hợp tác tích cực và để mở đầu chương trình hợp tác đó, Toshiba đã nhận lời tham gia vào Ban Cố vấn của TTNC&ĐTTKVM, và ngay trong năm tài chính 2005 này, đã cấp cho TTNC&ÐTTKVM hai suất học bổng tu nghiệp, mỗi suất 6 tháng. Hai giảng viên trẻ tuổi của Ðại học Bách khoa TP.HCM sẽ lên đường sang Nhật đầu tháng Giêng 2006 này để thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Toshiba. Quỹ Học bổng Rotary Yoneyama thì hứa sẽ gia tăng học bổng cho Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.

                  Ðược những hứa hẹn cụ thể về hợp tác quốc tế như trên, tôi đã đề nghị Ðại học Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm Nghiên Cứu và Giáo dục Thiết kế Vi mạch. Dưới đây, tôi giới thiệu sơ lược về tổ chức và chương trình hành động của trung tâm này trong những năm sắp tới.

                  Tổ chức và hoạt động Trung Tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch.

                  TTNC&ÐTTKVM tôi đề nghị thiết lập trong khuôn khổ Đại học Quốc gia TP.HCM có 5 mục đích sau:

                  (1) Chuyển giao công nghệ thiết kế vi mạch.
                  (2) Ðào tạo những chuyên gia hàng đầu về thiết kế vi mạch.
                  (3) Giúp đưa môn học liên quan đến vi mạch vào chương trình học chính quy của các đại học.
                  (4) Ðào tạo một thế hệ kỹ sư lành nghề về vi mạch.
                  (5) Góp phần vào việc gây dựng và vun trồng nền công nghiệp vi mạch.

                  Ngoài ra, để giúp Trung tâm khỏi phải lệ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu của Trung tâm có thêm cơ hội tiếp xúc với thực tế, một mô hình hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, kể cả với doanh nghiệp tư nhân, đã được đề xuất (xem hình dưới).




                  Ngày 05.08.2005, với Quyết định số 605/ÐHQG-HCM/KHCN, Ðại học Quốc gia TP.HCM đã giao cho Khu Công nghệ Phần mềm của Ðại học Quốc gia thiết lập Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch.

                  Ngày 08.08.2005, do Quyết định số 47/2005/QÐ/KHCNPM, Khu Công nghệ Phần mềm Ðại học Quốc gia TP.HCM đã thiết lập các bộ phận chuyên môn của TTNC&ÐTTKVM: thiết kế, đào tạo và CAD.

                  Cũng ngày 08.08.2005, bằng Quyết định số 43/2005/QÐ/KCNPM, Khu Công nghệ Phần mềm Ðại học Quốc gia TP.HCM đã bổ nhiệm Ban Giám đốc của TTNC&ÐTTKVM, gồm có: TS Võ Thiếu Hưng thuộc Khu Công nghệ Phần Mềm Ðại học Quốc gia TP.HCM làm Giám đốc, ThS Tống Văn On, Khoa Ðiện tử, Đại học Bách khoa TP.HCM, làm Phó Giám đốc, và TS Dương Anh Ðức, Khoa Công nghệ Thông tin, ÐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM, làm Phó Giám đốc.

                  Tiếp sau đó, Ban Giám đốc TTNC&ÐTTKVM đã phân công các cán bộ sau vào các bộ phận chuyên môn nói trên.

                  Bộ phận CAD: TS Dương Anh Ðức, TS Nguyễn Trí Tuấn, cả hai đều thuộc ÐHKHTN TP.HCM.

                  Bộ phận Thiết kế: ThS Tống Văn On, TS Ðinh Ðức Anh Vũ, thứ tự thuộc Khoa Ðiện tử và Khoa Công nghệ Thông tin, đều thuộc Ðại học Bách khoa TP.HCM.

                  Bộ phận Ðào tạo: ThS Hồ Trung Mỹ (Chủ nhiệm Bộ môn Ðiện tử, Ðại học Bách khoa TP.HCM), ThS Ngô Ðức Hoàng (Trưởng phòng Vi mạch, Bộ môn Ðiện tử, Ðại học Bách khoa TP.HCM), TS Trần Ðan Thư (ÐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM).

                  Xem như trên, TTNC&ÐTTHVM, Ðại học Quốc gia TP.HCM, là một tổ chức kết hợp các bộ phận có liên quan đến điện tử và vi mạch của hai trường đại học lớn là ÐHBK TP.HCM và ÐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Ngoài ra, TT còn có quan hệ hợp tác với Trung tâm Công nghệ cao TP.HCM về đào tạo nguồn nhân lực trung cấp để cung ứng cho công nghiệp theo nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp.

                  Vài hoạt động của TTNC&ÐTTKVM

                  Mặc dầu mới ra đời được 4 tháng, nhưng TTNC&ÐTTKVM đã có nhiều hoạt động đáng kể, điển hình là những hoạt động sau (4) :

                  [1] Phối hợp với Khoa Ðiện - Ðiện tử, ÐHBK TP.HCM tổ chức lớp Thiết kế Vi mạch đầu tiên từ tháng 07.2005 đến tháng 01.2006. Học viên gồm 35 sinh viên năm cuối ngành Ðiện tử - Viễn thông, được tuyển từ 70 sinh viên dự tuyển đầu vào. Những sinh viên này sẽ tốt nghiệp kỹ sư hoặc tháng 01.2006, hoặc tháng 07.2006. Sau khi tốt nghiệp và hoàn tất khóa học đặc biệt về thiết kế vi mạch, 20 trong số 30 sinh viên này sẽ được tuyển vào làm việc cho TTNC&ÐTTKVM kể từ tháng 02.2006. Ðây là lần đầu tiên tại Đại học Quốc gia TP.HCM, mà một khóa đào tạo Thiết kế Vi mạch bài bản hàn lâm, đã được tổ chức có quy mô bởi giảng viên người Việt Nam, nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển công nghiệp vi mạch của Việt Nam. Sự kiện có đến 70 sinh viên đã đăng ký tham gia khóa học là một biểu hiện đáng phấn khởi trước mối quan tâm của giới trẻ Việt Nam trước tương lai của một nền công nghiệp điện tử vi mạch Việt Nam. Chỉ tiếc rằng vì những hạn chế về cơ sở vật chất, TTNC&ÐTTKVM đã không thể thu nhận được toàn thể 70 sinh viên có thiện chí này. Và sau khi mãn khóa, TT cũng không thể tiếp nhận toàn bộ 35 người, mà chỉ có thể lưu lại dược 20 người. Tuy nhiên, tất cả những sinh viên đã tham gia lớp học này, đều có tiềm năng làm thành những hạt giống tốt để ươm trồng công nghệ điện tử vi mạch và như vậy đều có thể phục tốt trong những doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực thiết kế, chế tạo vi mạch.

                  [2] Tổ chức hội thảo chuyên đề với những nhà cung cấp công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế vi mạch (Sypnosys, Cadence) và thương thảo với họ nhằm thủ đắc (mua hoặc thuê) những công cụ như vậy để phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Riêng về điểm này, TTNC&ÐTTKVM hiện chưa có phương tiện, nhất là phương tiện tài chính để thỏa mãn nhu cầu này.

                  [3] Ðã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho hai cán bộ trẻ của Trung tâ m sang Nhật (kể cả khâu cuối cùng là xin thị thực nhập cảnh) thực tập thiết kế vi mạch tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hệ thống trên Chíp (SoC R&D Center) của tập đoàn Toshiba. Ðồng thời đã chuẩn bị cho hai cán bộ khác đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Mỹ và Nhật trong năm 2006.

                  [4] Ðã đăng ký đề tài nghiên cứu “Vườn ươm Công nghệ Thiết kế và Sản xuất thử Vi mạch.” Dự kiến hoàn tất đề tài nghiên cứu này trong 2 năm 2006 và 2007, với lực lượng nghiên cứu chủ yếu là các kỹ sư sắp tốt nghiệp lớp đào tạo thiết kế vi mạch nói ở [1] và với mục tiêu là thiết kế rồi chế tạo thử một con chip thuần túy Việt Nam. Ðồng thời cũng trong khuôn khổ nghiên cứu về thiết kế vi mạch, TT đã triển khai 6 đề tài luận văn tốt nghiệp và 2 đề tài luận văn Cao học ngay cho niên học hiện hành tại Khoa Ðiện - Ðiện tử, Ðại học Bách khoa TP.HCM.

                  [5] Ngoài ra, Trung tâm đã và sẽ tiếp tục tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực điện tử vi mạch, để tìm hiểu nhu cầu của những doanh nghiệp này đối với nguồn nhân lực có kỹ năng về thiết kế vi mạch, đồng thời tìm ra hướng hợp tác lâu dài với họ.

                  [6] Trong khuôn khổ hoạt động đào tạo, TT đã ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu và đào tạo với Bộ môn Ðiện tử, Khoa Ðiện Ðiện tử Ðại học Bách khoa TP.HCM.

                  [7] Trung tâm đã tiếp xúc và đang thảo luận với Trung tâm Công nghệ Cao TP.HCM về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong khuôn khổ phát triển Khu Công nghệ Cao (5).

                  Thay lời kết

                  Xem như trên, chỉ trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi có sáng kiến thiết lập, Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch Ðại học Quốc gia TP.HCM đã trở thành hiện thực và đã thực sự đi vào hoạt động như kể trên.

                  Tuy nhiên, vì phương tiện, nhất là phương tiện tài chính, hạn hẹp và nguồn nhân sự thiếu thốn, nhất là nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm công nghiệp, Trung tâm đã chỉ có thể bắt đầu bằng những bước đi thận trọng, nhưng vững chắc, để dần dần khắc phục những hạn chế ban đầu, rồi mới có thể mạnh tiến trên con đường phát triển hướng tới những mục tiêu đã đề ra.

                  Rất mong được sư lưu tâm của giới lãnh đạo Trung ương, nhất là lãnh đạo TP.HCM, để tạo điều kiện cho Trung tâm có thể phát triển vững chắc và vững bền, nhằm đóng góp hữu hiệu cho sự nghiệp xây dựng một nền công nghiệp vi mạch tại TP.HCM nói riêng, trong cả nước nói chung.

                  Trung tâm tha thiết trông đợi sự hợp tác của các chuyên gia Việt kiều, nhất là những chuyên gia hoạt động trong lãnh vực điện tử vi mạch, từ đào tạo tới chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, cộng tác trong nghiên cứu phát triển, v.v...
                  Last edited by Trent; 19-01-2008, 20:52.
                  Regards.

                  "Never stop thingking!"

                  Comment


                  • #39
                    Chào các bạn, đây là một số thông tin về SigmaK3 để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
                    1. Về thiết kế chế tạo: từ kiến trúc, mã thiết kế, kiểm tra, layout của chip đuợc xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật của Việt Nam hoàn toàn, chỉ có phần chế tạo thì phải đặt hàng chế tạo tại MOSIS với công nghệ TSMC 0.25um (cái này cũng giống như thiết kế mạch thì đi đặt mạch ở Kim Sơn vậy đó, vì Việt Nam chưa có FAB hoàn chỉnh).
                    2. Công cụ sử dụng là của Synopsys: ví dụ tổng hợp với Design Compiler, kiểm tra bằng VCS... Tham khảo trên www.synopsys.com để biết thêm về design flow của Synopsys.
                    3. Mã thiết kế đuợc viết hoàn toàn bằng Verilog, phần bộ nhớ sử dụng DesignWare của Synopsys.
                    4. Chip đuợc thiết kế dựa trên lõi PIC. Các kỹ sư phải tham khảo tập lệnh, kiến trúc của PIC để xây dựng chip từ đầu. Phải lưu ý là ở đây hoàn toàn không dùng các lõi PIC có sẵn nha. Từ tương thích PIC có nghĩa là tương thích về kiến trúc và tập lệnh, đảm bảo là vẫn có thể dùng compiler của Microchip.
                    5. Chip đuợc thiết kế nhắm đến chế tạo ASIC, không phải dùng trên FPGA.
                    6. Một số chi tiết về thiết kế, chip sử dụng 2 tầng pipeline, có bộ nhớ RAM bên trong, tuy nhiên không có ROM nội, do đó phải sử dụng bộ nhớ ngoài.
                    7. Chip đang trong giai đoạn thử nghiệm và nâng cấp nên hoàn toàn không thể so sánh giá của chip với các loại khác được (giá thành chế tạo của 1 chip vào khoảng 1000-1500$ chưa tính tiền lời nha .

                    Comment


                    • #40
                      Nguyên văn bởi D_F_F Xem bài viết
                      Chào các bạn, đây là một số thông tin về SigmaK3 để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
                      7. Chip đang trong giai đoạn thử nghiệm và nâng cấp nên hoàn toàn không thể so sánh giá của chip với các loại khác được (giá thành chế tạo của 1 chip vào khoảng 1000-1500$ chưa tính tiền lời nha .
                      Giá 1 con chip đó chỉ có 1000 $ thôi à? Vậy ai sẽ có khả năng mua?

                      Comment


                      • #41
                        Giá cao là tại vì mình làm prototype thôi. Cũng giống như làm PCB thôi mà, đặt số lượng ít thì giá thành trên 1 đơn vị cao thôi.

                        Comment


                        • #42
                          cái con này của VN design hay quá ! Chừng nào có sp thương mại nhất định sẽ dùng ! Nhưng không bít có chờ nổi không vì khi sợ chuyển nghề mất zùi !
                          Mạch nạp Little Programmer
                          MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                          Site Fukusei shop :

                          Comment


                          • #43
                            Nguyên văn bởi phucthinhel Xem bài viết
                            cái con này của VN design hay quá ! Chừng nào có sp thương mại nhất định sẽ dùng ! Nhưng không bít có chờ nổi không vì khi sợ chuyển nghề mất zùi !
                            kể ra đợi được cũng hơi lâu thật, nhưng mà không sao, vẫn làm Hobby được cơ mà, cái đó có ai cấm đâu. Sau khi nào rỗi lại mang nghề cũ ra hí hoáy he he

                            Chúc mừng cho VLSI của Vietnam.
                            Ethernet-RS232, PIC Webserver, RFID Reader
                            CallerID, Cảnh báo BTS, ...
                            0988006696
                            linhnc308@gmail.com
                            http://linhnc308.blogspot.com

                            Comment


                            • #44
                              ở đây có bác nào thực tập ở ICDREC thì cung cấp cho anh em 1 tí thông tin đi chứ !

                              Comment


                              • #45
                                Nguyên văn bởi D_F_F Xem bài viết
                                Chào các bạn, đây là một số thông tin về SigmaK3 để các bạn có thể hiểu rõ hơn:
                                1. Về thiết kế chế tạo: từ kiến trúc, mã thiết kế, kiểm tra, layout của chip đuợc xây dựng bởi đội ngũ kỹ thuật của Việt Nam hoàn toàn, chỉ có phần chế tạo thì phải đặt hàng chế tạo tại MOSIS với công nghệ TSMC 0.25um (cái này cũng giống như thiết kế mạch thì đi đặt mạch ở Kim Sơn vậy đó, vì Việt Nam chưa có FAB hoàn chỉnh).
                                2. Công cụ sử dụng là của Synopsys: ví dụ tổng hợp với Design Compiler, kiểm tra bằng VCS... Tham khảo trên www.synopsys.com để biết thêm về design flow của Synopsys.
                                3. Mã thiết kế đuợc viết hoàn toàn bằng Verilog, phần bộ nhớ sử dụng DesignWare của Synopsys.
                                4. Chip đuợc thiết kế dựa trên lõi PIC. Các kỹ sư phải tham khảo tập lệnh, kiến trúc của PIC để xây dựng chip từ đầu. Phải lưu ý là ở đây hoàn toàn không dùng các lõi PIC có sẵn nha. Từ tương thích PIC có nghĩa là tương thích về kiến trúc và tập lệnh, đảm bảo là vẫn có thể dùng compiler của Microchip.
                                5. Chip đuợc thiết kế nhắm đến chế tạo ASIC, không phải dùng trên FPGA.
                                6. Một số chi tiết về thiết kế, chip sử dụng 2 tầng pipeline, có bộ nhớ RAM bên trong, tuy nhiên không có ROM nội, do đó phải sử dụng bộ nhớ ngoài.
                                7. Chip đang trong giai đoạn thử nghiệm và nâng cấp nên hoàn toàn không thể so sánh giá của chip với các loại khác được (giá thành chế tạo của 1 chip vào khoảng 1000-1500$ chưa tính tiền lời nha .
                                F hoàn toàn đồng ý tư tưởng này. Trước tiên và cần nhất đó là thiết kế tại Việt Nam. Khi chúng ta có nhiều thiết kế hơn, chúng ta sẽ cần phải sản xuất. Lúc đó mua nguyên cả một dây chuyền sản xuất tất yếu là bọn nó càng thích bán. Bởi không chỉ sản xuất cho VN mà còn sản xuất cho cả bọn nó nữa.

                                Đầu tiên nhất trong một quy trình, vẫn là thiết kế, thử nghiệm, rồi sửa chữa. Tới khi nào có một thiết kế hoàn chỉnh rồi, lúc đó mới lên tiếng được. Ngày hôm nay ta làm được một con chip, mất nhiều thời gian và tiền bạc. Tới ngày mai, những kinh nghiệm kỹ sư đó tích luỹ, ta sẽ làm ra con chip mới, nhanh hơn, ít tiền hơn,...

                                http://blog.falleaf.net/index.php/2007/12/22/48 (Tặng các đồng chí bài hát này)

                                Chúc vui
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                VNarmy Tìm hiểu thêm về VNarmy

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X