Vài kinh nghiệm chia sẻ với bà con.
Trên thị trường hiện có 2 loại xe sử dụng điện để chạy Mô-tơ là xe đạp điện (kéo tay ga là chạy) và xe đạp trợ lực điện (phải đạp, mô-tơ xe mới chạy và hỗ trợ cho người đạp).
Đối với xe đạp điện thực sự (kéo ga) thì chủ yếu đặt động cơ ở sau, vì: An toàn hơn so với đặt ở trước, xe này có thể chạy đến 35km/h hoặc hơn, nếu đặt ở trước sẽ không an toàn, do loại này động cơ khỏe (cỡ từ 300w trở lên) trọng lực của xe đặt ở bánh sau nhiều hơn, độ ma sát lớn hơn bánh trước sẽ không bị trượt.
Đối với loại trợ lực thì có thể đặt ở trước, giữa hoặc sau:
a) Đặt trước:
- Không mất an toàn lắm do tốc độ chậm.
- Theo SANYO thì khi đạp sẽ có nguồn năng lượng truyền tới bánh sau, đồng thời có nguồn năng lượng do mô-tơ trước làm lực tác động lên xe đều ở các trước và sau - giống như xe hai cầu vậy, se vẫn cân bằng không ảnh hưởng gì.
- Có thể sử dụng năng lượng khi xuống dốc, đạp xuôi gió, phanh từ ngay chính mô-tơ trước (lúc đó hoạt động như một dynamo phát điện).
Nhược điểm: Khi mất điện đạp nặng, bánh trước nặng, khó lái. Nếu dừng xe trên cát, đá mà bình mới sạc đầy khi bắt đầu đi, mô-tơ có thể kéo mạnh gây trượt bánh trước (tôi đã bị vài lần).
b) Đặt ở giữa xe (ngay giữa giò xe)
- Cân bằng trọng tâm xe.
- Khi mất điện đạp nhẹ.
Nhược điểm: không sử dụng năng lượng khi phanh, xuống dốc,..).
c) Đặt sau xe:
- Trọng tâm xe dồn về sau an toàn hơn.
- Có thể sử dụng năng lượng khi phanh, xuống dốc,.. nhưng đề (speed gear - số) phức tạp, không dùng loại chìm được mà dùng loại nhiều lip.
Nhược: Khi hết điện đạp nặng.
Về lý thuyết loại này phải được sản xuất nhiều nhưng thực tế chỉ có 2 loại trên là được sản xuất nhiều (không thấy có tài liệu nào nói rõ nguyên nhân).
Trên thị trường hiện có 2 loại xe sử dụng điện để chạy Mô-tơ là xe đạp điện (kéo tay ga là chạy) và xe đạp trợ lực điện (phải đạp, mô-tơ xe mới chạy và hỗ trợ cho người đạp).
Đối với xe đạp điện thực sự (kéo ga) thì chủ yếu đặt động cơ ở sau, vì: An toàn hơn so với đặt ở trước, xe này có thể chạy đến 35km/h hoặc hơn, nếu đặt ở trước sẽ không an toàn, do loại này động cơ khỏe (cỡ từ 300w trở lên) trọng lực của xe đặt ở bánh sau nhiều hơn, độ ma sát lớn hơn bánh trước sẽ không bị trượt.
Đối với loại trợ lực thì có thể đặt ở trước, giữa hoặc sau:
a) Đặt trước:
- Không mất an toàn lắm do tốc độ chậm.
- Theo SANYO thì khi đạp sẽ có nguồn năng lượng truyền tới bánh sau, đồng thời có nguồn năng lượng do mô-tơ trước làm lực tác động lên xe đều ở các trước và sau - giống như xe hai cầu vậy, se vẫn cân bằng không ảnh hưởng gì.
- Có thể sử dụng năng lượng khi xuống dốc, đạp xuôi gió, phanh từ ngay chính mô-tơ trước (lúc đó hoạt động như một dynamo phát điện).
Nhược điểm: Khi mất điện đạp nặng, bánh trước nặng, khó lái. Nếu dừng xe trên cát, đá mà bình mới sạc đầy khi bắt đầu đi, mô-tơ có thể kéo mạnh gây trượt bánh trước (tôi đã bị vài lần).
b) Đặt ở giữa xe (ngay giữa giò xe)
- Cân bằng trọng tâm xe.
- Khi mất điện đạp nhẹ.
Nhược điểm: không sử dụng năng lượng khi phanh, xuống dốc,..).
c) Đặt sau xe:
- Trọng tâm xe dồn về sau an toàn hơn.
- Có thể sử dụng năng lượng khi phanh, xuống dốc,.. nhưng đề (speed gear - số) phức tạp, không dùng loại chìm được mà dùng loại nhiều lip.
Nhược: Khi hết điện đạp nặng.
Về lý thuyết loại này phải được sản xuất nhiều nhưng thực tế chỉ có 2 loại trên là được sản xuất nhiều (không thấy có tài liệu nào nói rõ nguyên nhân).
Comment