Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
Trong thiết kế làm sao cân bằng không bền càng gần cân bằng bền càng tốt chứ. Trừ khi nó hy sinh cái này để được cái khác tốt hơn.
Chẳng lẽ về quê phải mang vào chỗ bằng phẳng và nền cứng mới có chỗ để dựng được cái xe hay sao e?
Trong kỹ thuật hàng hải, hàng không và ô tô người ta phải thiết kế để hệ thống có trọng tâm thấp chứ k phải nâng nó lên cao.
Anh Minh Hà không chú ý em phân tích cân bằng sao ? Xe đạp với hàng hải, hàng không và ô tô không cùng hệ cân bằng, sao so sánh được. Vả lại :
380g + con người 50 Kg + xe 12 Kg = 62,38 g ;
Cái motor so với cả hệ :
0.380 / 62,38 = 0,006
... thì cái trọng tâm của cả hệ dời đi bao xa, nhất là khi nó đã ở vị trí cân bằng ?
Em không tin là các anh đã quên hết qui luật số lớn.
Nguyên văn bởi Cooloo
Hoan hô du kích Trảng Bàng
Dùng liềm cắt cỏ kéo càng trực thăng .
Cái liềm đó anh Cooloo đang vác trên vai đó chứ gì. Cũng gớm "nhể".
Lần này nữa thôi nhé.
Nó là dựng xe tức là đi đến nơi rồi chứ k phải có người ngồi lên.
Có thể dựa vào tường, vào cột điện hay đứng bằng chân chống. Nhưng trọng tâm càng cao thì cái chân chống càng phải ra xa nên tốn diện tích. Với xe hiện tại thiết kế cho chân chống có sẵn lúc đó lắp motor và AQ lại phải hàn lại cái chân chống.
Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.
Biến tần
Máy giặt
Lò vi sóng
Bếp từ.
Tủ lạnh.
Điều hòa
Nhắc đến ông Trần Đại Nghĩa - các bác đã hiều vấn đề rồi đó
Bài học số 1:
Sam 2 đủ vươn tầm tới B52 , nhưng vì Nga giữ lòng với Mỹ, chỉ cam kết viện trợ vũ khí thô sơ cho VN. Khi bắn được B52 mấy anh bộ đội nhà ta phải dương đông kích tây, rùm beng lên cái vụ cưa đuôi, cải tiến tên lửa.
Bài học 2: B52 gây nhiễu, qua mặt các rada hiện đại (Nga nói rằng Rada đi kèm với Sam 2 không phát hiện được). Chúng ta bắn được vậy phải chăng là do khí tài hiện đại của Nga hay áp dụng theo kiểu nông dân VN?
Bác opendoor2507 đúng là anh hùng cứu mỹ nhân thật. Nhưng trước đó đã có 2 anh hùng rồi (1 anh Mod nào đó tách luồng, và vanco) đã cứu luồng của Mỹ nhân khỏi lưới đạn mà chính anh cũng đã bắn.
Bác có thể dẫn chứng mấy cái này dùm không. Tớ muốn nghiên cứu thêm về 2 chuyện trên (nga giữ lòng mỹ và B52 gây nhiễu) nhưng không biết kiếm trong sách nào.
LH phân tích ý cân bằng hay không cân bằng có quan trọng không là sai.
Như LH nói đúng, độ lệch của trọng tâm xe không ảnh hưởng lớn khi có người ngồi, nhưng sai khi không có người.
LH càng sai hơn khi người ta càng muốn thiết kế xe càng hướng tới cân bằng bền càng tốt, nó làm cho xe ổn định hơn. Lưu ý là người ngồi trên xe kể cả xe máy và xe đạp đều có chuyển động nghiêng qua nghiêng lại, chứ không ngồi thẳng đứng được. Cái cổ xe là dùng để lắc và giữ thăng bằng chứ không chỉ dùng để lái không thôi. Đồng chí nào làm mô phỏng chuyển động của xe đạp và học Vật lý đại cương của chương trình PFIEV chắc sẽ biết bài toán này. (cho lên thêm một nấc chứ lấy vật lý 12 thì chưa giải quyết được thật )
LH phân tích thiết kế xe thì phải phân tích vào các điểm sau:
- Độ dài sườn chính: từ trục pedan lên tới ghế ngồi
- Độ dài sườn ngang: từ trục pedan đến líp sau
- Góc trục lái
- Góc ghế ngồi
- Góc trục sau
Đây là các điểm cơ bản để thiết kế một cái xe đạp nói chung. Tùy theo loại xe, tính năng xe mà người ta thay đổi các thông số này, nó cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Nhưng nói là không chú ý tới việc chuyển trọng tâm về việc cân bằng bền là sai, thiết kế một cái xe đạp điện mà vẽ như cái xe đạp thường rồi bảo là thích bỏ đâu cũng được cũng là sai.
Xin lỗi chưa thấy cái hình, chả hiểu anh em nói gì, coi từ đầu luồng tới đây chỉ thấy mấy bài này nên chỉ phân tích tới đây...
Kỹ Nghệ Không Gian Mỹ NASA ăn cắp khoa học hỏa tiển của VN :
Chiếc Apolo của Mỹ đã không thể bay tới mặt trăng . Sau khi cho gián điệp CIA vào miền Bắc VN nghiên cứu thì thấy chỉ cần ăn gian bớt một số thuốc bồi và cưa bớt một khúc của hỏa tiển là ta có thể bay thoải mái con gà mái .
Tụi không gian Mỹ về bắc chước VN chặt hết một khúc Phi thuyền , trộn một số thuốc bồi giả vào và đã bay thẳng vào mặt trăng .
Hiện nay kỹ thuật này cũng còn được ta xài khá phổ biến trong rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật . Ví dụ điển hình là cầu Cần Thơ ....
Vì vậy, câu nói hướng tới cân bằng bền là sai với thực tiễn kỹ thuật.
Thế thiết kế cho nó cái chân trống làm quái gì !
Hướng tới cân bằng bên là đặt cái động cơ hay acqui thấp thôi, hoặc không xa trọng tâm cũ của xe khi chưa lắp. Lúc đó trọng tâm (khối tâm) của toàn bộ xe không xa so với điểm lật, momen quay làm lật xe có giá trị nhỏ đi từ đó mức độ cân bằng của xe tăng lên. Hướng tới cân bằng bên ở chỗ đó. Không hướng tới cân bằng bền thì người ta thiết kế trọng tâm thấp làm quái gì.
Khi có người ngồi lên thì đặt động cơ, acqui lên giỏ xe cũng được, vì trọng lượng của nó nhỏ so với cả hệ, còn khi xe đạp dừng, không có người ngồi lên xem dư lào. Có khi hàn lại chân trống.
Hướng tới cân bằng bên là đặt cái động cơ hay acqui thấp thôi, hoặc không xa trọng tâm cũ của xe khi chưa lắp. Lúc đó trọng tâm (khối tâm) của toàn bộ xe không xa so với điểm lật, momen quay làm lật xe có giá trị nhỏ đi từ đó mức độ cân bằng của xe tăng lên. Hướng tới cân bằng bên ở chỗ đó. Không hướng tới cân bằng bền thì người ta thiết kế trọng tâm thấp làm quái gì.
Khi có người ngồi lên thì đặt động cơ, acqui lên giỏ xe cũng được, vì trọng lượng của nó nhỏ so với cả hệ, còn khi xe đạp dừng, không có người ngồi lên xem dư lào. Có khi hàn lại chân trống.
Thật là ... hết biết .
Cân bằng bền và cân bằng không bền khác nhau về định nghĩa vật lý, do đó khác nhau về bản chất kỹ thuật học.
Trong hình là bài học cân bằng phổ thông cơ sở. Trong đó mô tả hai trạng thái cân bằng, và chúng chỉ có thể hướng đến nhau khi một trong hai cái bị lộn ngược.
Hạ thấp trọng tâm ở trạng thái cân bắng ban đầu thì chỉ làm cho nó cân bằng hơn chứ không thể hướng đến trạng thái cân bằng khác.
Cân bằng bền và cân bằng không bền khác nhau về định nghĩa vật lý, do đó khác nhau về bản chất kỹ thuật học.
Trong hình là bài học cân bằng phổ thông cơ sở. Trong đó mô tả hai trạng thái cân bằng, và chúng chỉ có thể hướng đến nhau khi một trong hai cái bị lộn ngược.
Hạ thấp trọng tâm ở trạng thái cân bắng ban đầu thì chỉ làm cho nó cân bằng hơn chứ không thể hướng đến trạng thái cân bằng khác.
Tiếc thật ...
Lan Hương
Vậy LH bảo khi cái xe dừng lại, dựng chân chống thì nó là bền hay không bền?
Cân bằng bền là trạng thái mà khi vật bị tác động khỏi trạng thái này một chút thì nó lại có xu hướng trở về trạng thái cân bằng cũ. Như vậy vật có cần bằng bền khi trọng tâm thấp nhất.
Cân bằng không bền là trạng thái mà khi vật bị tác động khỏi trạng thái này một chút thì nó sẽ có xu hướng tiếp tục rời bỏ trạng thái cân bằng cũ. Vật cân bằng không bền khi trọng tâm cao nhất.
Nếu một chiếc xe đạp không có chân trống thì nó là cân bằng không bền, người ta hướng nó đến cân bằng bên bằng cách cho nó thêm chân trống. Khi dựng chân trống xe, nếu đẩy chiếc xe không quá mạnh về 1 phía thì nó đều có xu hướng tự quay trở lại vị trí khi dựng chân trống.
Người ta đã đạt gần đến mức độ cân bằng bền khi thiết kế những chiếc xe tự cân bằng theo mô hình con lắc ngược, vậy hướng tới cân bằng bền là sai về thực tiễn kĩ thuật chỗ nào.
Cân bằng bền là khi điểm đặt (treo) của hệ lực cao hơn trọng tâm như khi móc treo tấm lịch trên tường. Cân bằng không bền là khi điểm đặt (treo) đó thấp hơn trọng tâm, như .... xe hai bánh.
Còn cái định nghĩa này thì thật là 3D. Xét con lắc hoặc tấm lịch nhé. Trọng tâm càng thấp hơn điểm đặt thì càng vui. Cung cấp cho nó tí lực xem nó dao động đến bao giờ.
Theo định nghĩa "cân bằng không bền là điều kiện cân bằng có trọng tâm cao hơn một điểm đặt đủ nhỏ" thì Xe đạp là cân bằng không bền.
Biểu hiện của cân bằng không bền là nó luôn luôn có khả năng đổ (nghiêng) ở trạng thái tự nhiên (không có chân chống).
Và không hề tồn tại một chiếc xe đạp (truyền thống) cân bằng bền trừ khi đó là chiếc xe trẻ em hay người khuyết tật có các bánh phụ để có chân đế lớn.
Vì vậy, câu nói hướng tới cân bằng bền là sai với thực tiễn kỹ thuật.
Lan Hương.
Câu nói này là đúng, hoàn toàn không sai, tất cả mọi hệ thống đều có xu hướng chuyển động để chuyển về cân bằng bên. Cho dù là cân bằng "không bền". Bản thân chữ không bền có nghĩa là nó có xu hướng chuyển động để làm cho hệ thống trở về với trạng thái cân bằng bền.
Bản thân chiếc xe đạp nếu thả ra hoàn toàn không có cân bằng, có nghĩa là nếu LH không đạp xe thì xe sẽ đổ. Và nếu LH có đạp xe mà cổ xe bị khoá cứng thì xe sẽ đổ.
Tính ổn định của hệ thống, xin em quá giang qua bên mấy bác điều khiển một chút, chứ em cứ ngồi với mấy bác cơ khí kiểu này thì em lại chưa học được hết nghề của các bác cơ khí mà nói càn rồi.
LH cho F biết, trong thiết kế các xe đạp, F kể ra 5 thông số ở trên, LH kể cho F nghe tiếp xem người thiết kế xe đạp người ta sẽ chú trọng vào các thông số nào, mối quan hệ của các thông số đó ra sao?
Nếu LH biết thiết kế xe đạp thì chắc hẳn biết rõ điều này.
Còn về việc khối lượng của xe tính khoảng 12kg, thì cái cục gì F không biết (vì không theo dõi từ đầu) chỉ nặng có 0.3kg đó có thể đâu cần quan tâm. Người ta vẫn để cái cả cái giỏ đi chợ chở xe đạp đi vù vù ngoài đường đấy thôi, đâu cần tới xe đạp điện.
Nhưng khi chở nặng quá kiểu các cô gái Sài Gòn đi tải đàn, thì họ chẳng bao giờ đặt em đạn lên cao cho nó cân bằng không bền đâu. F chỉ nói là thiết kế mà xu hướng tiến tới cân bằng không bền là nói sai. Các thiết kế người ta đều muốn hướng tới ổn định, và trọng tâm ở dưới thấp thì nó sẽ làm hệ xe đạp càng ổn định. Bản thân cái xe không hề cân bằng, trừ khi nó được dựng đứng lại, trọng tâm rơi vào mặt chân đế.
Việc em treo thì trọng tâm cũng rơi vào mặt chân đế thôi.
Nếu giờ có một nguồn cấp không đổi, cho là năng lượng không đổi. Hệ có một thế năng + động năng, thế thì thế năng tăng động năng sẽ thế nào? thế năng giảm động năng sẽ thế nào?
F chưa thấy tài liệu nói xu hướng thiết kế xe đạp là nâng mọi thứ lên cao để cho nó "cân bằng không bền" cả. Đúng ở điểm nó có thể không gây nhiều ảnh hưởng do nó quá nhẹ chẳng hạn, chứ nói thế này...
Nếu có tài liệu tham khảo nào xin cho F xem một cái cho mở rộng tầm nhìn, chứ thực F không nghĩ ra được, có thể nó sẽ tối ưu ở một điểm nào đó mà có thể F không làm về thiết kế khung xe nên không được rõ.
Cái cô Lành này Ương thật Do đâu mà cô nói "Cân bằng bền và cân bằng không bền khác khác nhau về bản chất kỹ thuật học" chứ. Điều mà PT nhớ trong Vật lý cấp III (thực tế chẳng nhớ là ở lớp nào nữa):
- Một (hệ) vật gọi là cân bằng khi và chỉ khi trọng lực (không phải trọng tâm nhé) của nó đi qua mặt chân đế.
- Một (hệ) vật ở trạng thái cân bằng, khi ta tác dụng một lực vuông góc với trọng lực (đủ để di chuyển trọng tâm một khoảng Delta d), nếu trọng tâm của hệ thấp xuống thì đó là hệ (vật) cân bằng không bền. Ngược lại nếu trọng tâm của hệ được nâng lên thì đó là hệ (vật) cân bằng bền
Vậy Khi một vật (cuốn lịch chẳng hạn) được treo (H.1) , trọng tâm thấp hơn mặt chân đế (chính là điểm treo). Do bán kính quay của dây treo nên khi bạn kéo ngang cuốn lịch thì trọng tâm được nâng lên. Do vậy nó có xu hướng trở về trạng thái cân bằng cũ cân bằng bền
Trường hợp chiếc xe đạp 2 bánh được giữ cân bằng trên 2 bánh (H.2) , khi tác động 1 lực ngang thì trọng tâm của nó bị hạ thấp (vì trọng tâm cao hơn tâm quay) do vậy nó có xu hướng đổ kềnh sao cho trọng tâm được hạ thấp và khi đó mặt chân đế là rộng nhất, cân bằng không bền
Khi xe đạp chuyển động (có điều khiển) giữ được cân bằng, cân bằng động, vì khi xe nghiêng trái, trọng tâm hạ thấp bên trái, ta phải điển khiển bánh xe sang phải để tạo một lực ngang, kéo trọng tâm sang phải và hợp lực đi qua mặt chân đế (đường nối điểm tiếp xúc 2 bánh với mặt đường). Hoặc ta phải có tốc độ đủ lớn sao cho hợp lực của lực ly tâm và trọng lực cũng đi qua mặt chân đế. Và ngược lại khi xe nghiêng phải.
Trong trường hợp xe nghiêng và ta muốn vòng xe về cùng phía nhưng tốc độ lớn quá, lực ly tâm lớn hơn cần thiết để giữ cân bằng nên hợp lực đã kéo bay cả "hệ" người và xe. Kết quả là đo đường.
Trường hợp vẫn chiếc xe đạp trên, bạn thiết kế cái bánh xe rộng và bằng như bánh ô tô, thì bạn không cần phải lắc qua lắc lại để giữ cân bằng nữa. Vì khi xe nghiêng bên nào đó (trọng tâm vẫn trong mặt chân đế nhé) thì trục quay của hệ sẽ nằm bên mép bánh xe bên đó. Khi ấy trọng tâm của hệ lại cao lên, xu hướng rơi trở lại vị trí cũ.
PT.
Attached Files
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Hế hế LH bị làm sao thế, ngộ chữ hả. Tớ không hiểu thế nào là "bản chất kỹ thuật học", mấy cả "chúng chỉ có thể hướng tới nhau khi một trong 2 bị lộn ngược". He he,
Mấy cả tớ nghĩ như cái hình bạn vẽ thì phải thế này mới là cân bằng bền chứ nhỉ. Ke ke, bạn thử dựng quả trứng gà lên xem nó có ngã về vị trí có trọng tâm thấp hơn không?
OD, em vẽ cái hình đó sai rồi, cái nốt xanh là LH vẽ cái điểm treo đó chứ, đâu phải là như quả trứng. Cái này em đọc không kỹ rồi.
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ và xu hướng chuyển đổi số, ngành điện tử đang trở thành một trong những lĩnh vực thu hút nhiều doanh nhân và nhà đầu tư. Việc thành lập công ty trong ngành này không chỉ giúi hạn ở việc sản xuất phần cứng mà còn mở rộng sang các dịch vụ...
Trừ trường hợp công suất (rất) thấp, hầu như tất cả các loại nguồn xung thông thường đều có tụ nhỏ 1 - 10nF nối giữa sơ cấp và thứ cấp, để thoát nhiễu và để chống hiện tượng tương tự tĩnh điện. Vụ này đã thảo luận vài...
Dạ chú sắm con át chống giật và thay nguồn tổ ong khác cho an toàn ạ. Đa phần nguồn xung đều xả nhiễu của bên thứ cấp về điện lưới qua 1 con tụ nên cảm giác tê sẽ khó xác định rõ ràng là do rò điện hay là nó vốn vậy...
Xin chào mọi người. E có sử dụng 1 cục nguồn tổ ong 12v-30A chạy đèn led xe trà sữa. Mà thợ thi công bị rò điện nên điện rò ra khung xe. E dùng đồng hồ đo điện ở khung xe và cả output thì thấy có dòng điện xoay chiều hơn 100v. Nên chạm...
Comment