Theo giới kinh doanh, hiện sức tiêu thụ xe đạp điện tăng rất nhanh. Những năm trước, mỗi cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp điện thường chỉ tiêu thụ được vài chục xe/tháng, cao nhất cũng chưa tới 100 xe. Còn hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất từ 1.000- 2.000 xe/tháng nhưng vẫn không đủ hàng để bán. Ông Vũ Tiến Hảo, Giám đốc Công ty Cơ điện Delta, cho biết do sản xuất không kịp bán nên nhiều khi phải từ chối cả các đơn đặt hàng lớn.
Chủ một cơ sở sản xuất xe đạp điện tại TPHCM tiết lộ trước đây do hàng tiêu thụ chậm nên các cơ sở sản xuất cạnh tranh nhau bằng chất lượng và dịch vụ. Còn bây giờ mạnh ai nấy làm, nhiều cơ sở mua toàn linh kiện rẻ tiền để lắp ráp, miễn sao có hàng nhanh để bán. Nhiều người muốn hốt bạc nhanh cũng tranh thủ nhập xe nguyên chiếc về bán (chủ yếu là nguồn xe Trung Quốc). Loại xe này chất lượng rất phức tạp, giá nhập chỉ khoảng 2 triệu đồng/xe, nhưng khi bán ra thị trường giá được đẩy lên 3 triệu - 4 triệu đồng/xe. Nhiều điểm lắp ráp sang tận Trung Quốc tìm mua linh kiện với mức giá cực rẻ, chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/bộ về lắp ráp.
Tiền vá quá tiền may
Nguồn xe vốn đã vô cùng phức tạp, những điểm bán xe lại luôn tìm cách đẩy giá xe “dỏm” lên gần bằng với xe có chất lượng và quảng cáo là hàng Đài Loan, Hàn Quốc, thậm chí “nổ” là Nhật Bản để đánh lừa người mua.
Ông Lê Xuân Tiến (quận 7- TPHCM) nói ông mua xe đạp điện mới hoàn toàn nhưng chỉ sử dụng được khoảng 3 tháng thì xe liên tục bị mất điện (dù ngày nào cũng sạc bình). Nhiều khi chỉ chạy được khoảng 1 km là hết bình. Mang xe đến điểm bán xe thì bị “nhốt” đến 2 tuần mới được gọi đến nhận xe. Khi đến, họ yêu cầu phải thay bình điện mới với giá 500.000 đồng. Chị Quyên (Bình Thạnh-TPHCM) cũng “ẵm” về một xe đạp điện với giá 6,8 triệu đồng để đi làm. Ba tuần đầu không có gì xảy ra, nhưng đến tuần thứ tư bắt đầu có chuyện. Xe đang chạy ngon trớn thì không biết lý do gì đứng máy, không cách nào khởi động lại được. Tấp vào điểm sửa xe đạp nhờ sửa thì họ lắc đầu; tìm đến tiệm sửa xe máy gần đó cũng bị từ chối. Vừa đạp vừa đẩy tìm gần cả giờ mới có tiệm nhận sửa. Thế nhưng cũng chỉ chạy được 2 ngày xe lại hư tiếp...
Thê thảm hơn là trường hợp của bà Hạnh (nhà ở Trần Đình Xu, quận 1-TPHCM). Cũng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chiếc xe đạp điện của bà bị yếu điện. Mang ra tiệm sửa xe thì họ yêu cầu phải thay bình, bà đồng ý. Thế nhưng khi tính tiền, bà mới tá hỏa, vì tốn gần 2 triệu đồng cho 4 bình điện (do đây là loại xe sử dụng đến 4 bình điện nhưng khi mua bà không biết). Tưởng tốn tiền cỡ đó đã yên, nào ngờ chỉ chưa đầy tuần lễ, xe lại dở chứng. Lần này thợ lại bảo: Xe hư mạch điều khiển, muốn thay phải tốn thêm 400.000 đồng...
Cái khó của xe đạp điện là không phải ai cũng sửa được vì nó không giống xe đạp cũng chẳng phải xe gắn máy. Phải là thợ có hiểu biết về điện cũng như điện tử mới xử lý tốt các trục trặc. Do lượng xe ngày càng nhiều, chất lượng xe lại quá thấp nên hư hỏng liên miên; trong khi đó các điểm sửa xe đạp điện bài bản lại quá ít nên nhiều điểm sửa xe đạp hoặc xe gắn máy không có tay nghề cũng nhận sửa. Với thợ tay ngang, cứ thấy xe không có điện là đòi thay bình điện, mạch điều khiển gặp trục trặc cũng đòi thay nguyên bo mạch, tay ga... nên gây tốn kém không cần thiết cho khách hàng.
Trích từ : http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/219631.asp
Chủ một cơ sở sản xuất xe đạp điện tại TPHCM tiết lộ trước đây do hàng tiêu thụ chậm nên các cơ sở sản xuất cạnh tranh nhau bằng chất lượng và dịch vụ. Còn bây giờ mạnh ai nấy làm, nhiều cơ sở mua toàn linh kiện rẻ tiền để lắp ráp, miễn sao có hàng nhanh để bán. Nhiều người muốn hốt bạc nhanh cũng tranh thủ nhập xe nguyên chiếc về bán (chủ yếu là nguồn xe Trung Quốc). Loại xe này chất lượng rất phức tạp, giá nhập chỉ khoảng 2 triệu đồng/xe, nhưng khi bán ra thị trường giá được đẩy lên 3 triệu - 4 triệu đồng/xe. Nhiều điểm lắp ráp sang tận Trung Quốc tìm mua linh kiện với mức giá cực rẻ, chỉ khoảng hơn 1 triệu đồng/bộ về lắp ráp.
Tiền vá quá tiền may
Nguồn xe vốn đã vô cùng phức tạp, những điểm bán xe lại luôn tìm cách đẩy giá xe “dỏm” lên gần bằng với xe có chất lượng và quảng cáo là hàng Đài Loan, Hàn Quốc, thậm chí “nổ” là Nhật Bản để đánh lừa người mua.
Ông Lê Xuân Tiến (quận 7- TPHCM) nói ông mua xe đạp điện mới hoàn toàn nhưng chỉ sử dụng được khoảng 3 tháng thì xe liên tục bị mất điện (dù ngày nào cũng sạc bình). Nhiều khi chỉ chạy được khoảng 1 km là hết bình. Mang xe đến điểm bán xe thì bị “nhốt” đến 2 tuần mới được gọi đến nhận xe. Khi đến, họ yêu cầu phải thay bình điện mới với giá 500.000 đồng. Chị Quyên (Bình Thạnh-TPHCM) cũng “ẵm” về một xe đạp điện với giá 6,8 triệu đồng để đi làm. Ba tuần đầu không có gì xảy ra, nhưng đến tuần thứ tư bắt đầu có chuyện. Xe đang chạy ngon trớn thì không biết lý do gì đứng máy, không cách nào khởi động lại được. Tấp vào điểm sửa xe đạp nhờ sửa thì họ lắc đầu; tìm đến tiệm sửa xe máy gần đó cũng bị từ chối. Vừa đạp vừa đẩy tìm gần cả giờ mới có tiệm nhận sửa. Thế nhưng cũng chỉ chạy được 2 ngày xe lại hư tiếp...
Thê thảm hơn là trường hợp của bà Hạnh (nhà ở Trần Đình Xu, quận 1-TPHCM). Cũng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chiếc xe đạp điện của bà bị yếu điện. Mang ra tiệm sửa xe thì họ yêu cầu phải thay bình, bà đồng ý. Thế nhưng khi tính tiền, bà mới tá hỏa, vì tốn gần 2 triệu đồng cho 4 bình điện (do đây là loại xe sử dụng đến 4 bình điện nhưng khi mua bà không biết). Tưởng tốn tiền cỡ đó đã yên, nào ngờ chỉ chưa đầy tuần lễ, xe lại dở chứng. Lần này thợ lại bảo: Xe hư mạch điều khiển, muốn thay phải tốn thêm 400.000 đồng...
Cái khó của xe đạp điện là không phải ai cũng sửa được vì nó không giống xe đạp cũng chẳng phải xe gắn máy. Phải là thợ có hiểu biết về điện cũng như điện tử mới xử lý tốt các trục trặc. Do lượng xe ngày càng nhiều, chất lượng xe lại quá thấp nên hư hỏng liên miên; trong khi đó các điểm sửa xe đạp điện bài bản lại quá ít nên nhiều điểm sửa xe đạp hoặc xe gắn máy không có tay nghề cũng nhận sửa. Với thợ tay ngang, cứ thấy xe không có điện là đòi thay bình điện, mạch điều khiển gặp trục trặc cũng đòi thay nguyên bo mạch, tay ga... nên gây tốn kém không cần thiết cho khách hàng.
Trích từ : http://www.nld.com.vn/tintuc/kinh-te/219631.asp
Comment