Lý luận này nhằm mục đích chỉ ra phương hướng phát triển dientuvietnam. Tuy nhiên vì nó mang nhiều màu sắc của thị trường, cho nên F đưa nó vào đây.
F đưa ra mấy luận điểm chính như sau:
1) Vòng đời của một sản phẩm điện tử ngắn, thường là 1 năm. Do vậy cần phải có năng lực thiết kế sản phẩm điện tử nhanh thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. (vấn đề về năng lực thiết kế)
2) Việt Nam chưa thể sản xuất các linh kiện điện tử, do đó hầu hết phải nhập từ các nước trong khu vực, điều này gây nên vấn đề khó khăn cho ngành điện tử, chủ yếu là vấn đề thời gian thiết kế, bởi leadtime của các nhà sản xuất thường rất dài. Tất yếu cần các nhà cung cấp để phát triển thị trường. (vấn đề về sản xuất)
3) Giải quyết một bài toán, thường một bài toán được đặt ra, Mỹ giải quyết trong 3 năm (vì thường họ đặt ra trước), TQ trong 1 năm (thường ăn cắp công nghệ nhanh), vậy nếu muốn thắng được TQ thì ta phải giải quyết nhanh hơn nữa, hoặc tối thiểu là bằng với TQ. Thực tế cho thấy tốc độ giải quyết bài toán, thường là vấn đề hệ thống và lý thuyết của chúng ta rất yếu, nguồn đầu tư không hợp lý. Kết quả dẫn tới các nghiên cứu trở nên chậm chạp. Vậy cũng phải đặt vấn đề "làm thế nào để ăn cắp công nghệ nhanh"? Điều này cũng vô cùng quan trọng đối với VN. (vấn đề về đối thủ cạnh tranh và bản quyền công nghệ)
4) Thị trường thiết kế chưa tiếp xúc được các bài toán, những vấn đề thực tế. Đặc biệt những vấn đề mà người dân VN hàng ngày đối diện. Thực tế những nhà thiết kế chủ yếu đang chăm chú nhìn vào các đề tài được người ta nói đến sau khi ... đã đấu thầu xong, hoặc là những bài toán được tung ra thị trường thiết kế một cách bừa bãi. Tới khi làm xong, thì hầu như không còn chỗ đứng trên thị trường. Thiết kế phải đặt vấn đề tìm kiếm thị trường của mình, phải hiểu được nhu cầu của ngành điện tử, phải hiểu được những ứng dụng cần thiết, phải hoạch định được những phương hướng nhu cầu, và phải có kênh thông tin để tiếp cận và trao đổi các nhu cầu. Sáng tạo nhu cầu vào lúc này chưa thực sự cần thiết, bởi những nhu cầu hiện tại vẫn chưa giải quyết xong, và thị trường VN nói chung là rất lớn. (vấn đề về nhu cầu và xu hướng thị trường)
5) Những giải pháp hệ thống, những bài toán ở tầm chính phủ hầu hết đều không được công bố (tất nhiên thôi), nhưng những bài toán này nhìn chung cũng chưa được nghiên cứu một cách có phương pháp. Còn thiếu rất nhiều nhà nghiên cứu đề ra những hướng đi lý thuyết, đặc biệt là đề ra một cách công khai, rộng rãi đề mọi người đều có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm. (vấn đề về nghiên cứu khoa học).
6) Hiện nay các nhà thiết kế chủ yếu hoạt động theo kiểu manh múm, và chỉ phát triển các hình thức nhỏ. Chỉ có một vài công ty nghiên cứu thiết kế lớn, thực sự hình thành từ các tập đoàn lớn, còn lại chưa có một định hướng mạnh mẽ và sự am hiểu của các nhà thiết kế để xây dựng những công ty chuyên về thiết kế. (vấn đề về tính chuyên nghiệp trong thiết kế).
7) Một sản phẩm điện tử được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố, thiết kế điện tử, thiết kế mẫu mã, đăng ký bản quyền, dây chuyền sản xuất, phân phối sản phẩm,... Thực ra mọi loại sản phẩm hầu như đều trải qua những vấn đề này, thế nhưng chúng ta vẫn chưa có những đầu tàu thực sự để thâu tóm, hoặc tư vấn phát triển cho ngành. (vấn đề về chuyên gia tư vấn). Một số ngành đặc biệt mũi nhọn, vẫn có các chuyên gia tư vấn, ví dụ như viễn thông, dầu khí, nhưng đặc biệt trong thị trường gia dụng, dân dụng, thì chúng ta mất hẳn đầu tàu này. (lỗ hổng thị trường dân dụng, gia dung với 90 triệu dân).
Đây là những ý kiến mà F sẽ phân tích và khai thác để chuẩn bị cho việc phát triển diễn đàn. Rất mong các thành viên có tâm huyết cùng tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến xu hướng thị trường, và những bước đi tiếp theo cho dientuvietnam.
Có những thông tin F biết, có những thông tin F không thể biết, vậy F cũng muốn lắng nghe nhiều hơn để có thể đúc kết thành một hướng đi tốt cho diễn đàn chúng ta.
Chúc vui
F đưa ra mấy luận điểm chính như sau:
1) Vòng đời của một sản phẩm điện tử ngắn, thường là 1 năm. Do vậy cần phải có năng lực thiết kế sản phẩm điện tử nhanh thì mới có thể đáp ứng nhu cầu thị trường. (vấn đề về năng lực thiết kế)
2) Việt Nam chưa thể sản xuất các linh kiện điện tử, do đó hầu hết phải nhập từ các nước trong khu vực, điều này gây nên vấn đề khó khăn cho ngành điện tử, chủ yếu là vấn đề thời gian thiết kế, bởi leadtime của các nhà sản xuất thường rất dài. Tất yếu cần các nhà cung cấp để phát triển thị trường. (vấn đề về sản xuất)
3) Giải quyết một bài toán, thường một bài toán được đặt ra, Mỹ giải quyết trong 3 năm (vì thường họ đặt ra trước), TQ trong 1 năm (thường ăn cắp công nghệ nhanh), vậy nếu muốn thắng được TQ thì ta phải giải quyết nhanh hơn nữa, hoặc tối thiểu là bằng với TQ. Thực tế cho thấy tốc độ giải quyết bài toán, thường là vấn đề hệ thống và lý thuyết của chúng ta rất yếu, nguồn đầu tư không hợp lý. Kết quả dẫn tới các nghiên cứu trở nên chậm chạp. Vậy cũng phải đặt vấn đề "làm thế nào để ăn cắp công nghệ nhanh"? Điều này cũng vô cùng quan trọng đối với VN. (vấn đề về đối thủ cạnh tranh và bản quyền công nghệ)
4) Thị trường thiết kế chưa tiếp xúc được các bài toán, những vấn đề thực tế. Đặc biệt những vấn đề mà người dân VN hàng ngày đối diện. Thực tế những nhà thiết kế chủ yếu đang chăm chú nhìn vào các đề tài được người ta nói đến sau khi ... đã đấu thầu xong, hoặc là những bài toán được tung ra thị trường thiết kế một cách bừa bãi. Tới khi làm xong, thì hầu như không còn chỗ đứng trên thị trường. Thiết kế phải đặt vấn đề tìm kiếm thị trường của mình, phải hiểu được nhu cầu của ngành điện tử, phải hiểu được những ứng dụng cần thiết, phải hoạch định được những phương hướng nhu cầu, và phải có kênh thông tin để tiếp cận và trao đổi các nhu cầu. Sáng tạo nhu cầu vào lúc này chưa thực sự cần thiết, bởi những nhu cầu hiện tại vẫn chưa giải quyết xong, và thị trường VN nói chung là rất lớn. (vấn đề về nhu cầu và xu hướng thị trường)
5) Những giải pháp hệ thống, những bài toán ở tầm chính phủ hầu hết đều không được công bố (tất nhiên thôi), nhưng những bài toán này nhìn chung cũng chưa được nghiên cứu một cách có phương pháp. Còn thiếu rất nhiều nhà nghiên cứu đề ra những hướng đi lý thuyết, đặc biệt là đề ra một cách công khai, rộng rãi đề mọi người đều có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm. (vấn đề về nghiên cứu khoa học).
6) Hiện nay các nhà thiết kế chủ yếu hoạt động theo kiểu manh múm, và chỉ phát triển các hình thức nhỏ. Chỉ có một vài công ty nghiên cứu thiết kế lớn, thực sự hình thành từ các tập đoàn lớn, còn lại chưa có một định hướng mạnh mẽ và sự am hiểu của các nhà thiết kế để xây dựng những công ty chuyên về thiết kế. (vấn đề về tính chuyên nghiệp trong thiết kế).
7) Một sản phẩm điện tử được tổng hợp từ rất nhiều yếu tố, thiết kế điện tử, thiết kế mẫu mã, đăng ký bản quyền, dây chuyền sản xuất, phân phối sản phẩm,... Thực ra mọi loại sản phẩm hầu như đều trải qua những vấn đề này, thế nhưng chúng ta vẫn chưa có những đầu tàu thực sự để thâu tóm, hoặc tư vấn phát triển cho ngành. (vấn đề về chuyên gia tư vấn). Một số ngành đặc biệt mũi nhọn, vẫn có các chuyên gia tư vấn, ví dụ như viễn thông, dầu khí, nhưng đặc biệt trong thị trường gia dụng, dân dụng, thì chúng ta mất hẳn đầu tàu này. (lỗ hổng thị trường dân dụng, gia dung với 90 triệu dân).
Đây là những ý kiến mà F sẽ phân tích và khai thác để chuẩn bị cho việc phát triển diễn đàn. Rất mong các thành viên có tâm huyết cùng tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến xu hướng thị trường, và những bước đi tiếp theo cho dientuvietnam.
Có những thông tin F biết, có những thông tin F không thể biết, vậy F cũng muốn lắng nghe nhiều hơn để có thể đúc kết thành một hướng đi tốt cho diễn đàn chúng ta.
Chúc vui
Comment