96% doanh nghiệp Việt Nam liên quan tới tham nhũng
Wednesday, September 24, 2008
Hà Nội (NV) - Theo kết quả cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu năm 2008” do Ernst&Young - một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - thực hiện và công bố hôm 22 Tháng Chín, có tới 96% doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn, xác nhận từng có liên quan đến hối lộ hay tham nhũng trong vòng hai năm gần đây. Tỷ lệ này cao gấp đôi mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương (56%), gấp khoảng 4 lần mức trung bình toàn cầu (24%) và cao hơn rất nhiều lần so với một số quốc gia trong khu vực như: Singapore (7%), Malaysia (16%), Philippin (17%). Trung Quốc - một quốc gia nổi tiếng về tham nhũng - cũng thua xa Việt Nam (81%).
Ðây là lần đầu tiên, Ernst&Young đưa Việt Nam vào cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu”. “Khảo sát gian lận toàn cầu” được tiến hành theo định kỳ (2 năm/lần). Các cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu” thường tập trung vào tình trạng tham nhũng - hối lộ, cũng như khả năng kiểm soát gian lận của các doanh nghiệp. Ersnt&Young cho biết họ đã thực hiện 1,186 cuộc phỏng vấn lãnh đạo cao cấp của nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia.
Riêng ở Việt Nam, Ernst&Young đã thực hiện 25 cuộc phỏng vấn và 60% doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn thừa nhận từng bị yêu cầu đưa hối lộ để có hoặc được tiếp tục nhận các hợp đồng. Tỷ lệ này tại Việt Nam ngang với Nam Hàn và cao hơn mức trung bình toàn cầu là 23%. Ngoài ra, có đến 48% doanh nghiệp Việt Nam xác nhận từng bị mất hợp đồng vào tay đối thủ cạnh tranh chỉ vì không chịu đưa hối lộ.
Dựa vào kết quả đã nêu, ông Rob Morris - trưởng bộ phận dịch vụ điều tra gian lận và giải quyết tranh chấp của Ernst&Young ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương khẳng định: “Hai năm qua, tham nhũng ở Việt Nam khá cao”.
Kết quả khảo sát của Ernst&Young còn cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật ở Việt Nam rất thấp, chỉ có 24% so với mức trung bình toàn cầu là 40% (Singapore đến 85%).
Ông Rob Morris nhận xét, vai trò của kiểm toán nội bộ trong phát hiện tham nhũng ở Việt Nam chưa được chú trọng. Chưa đến 20% doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ kiểm toán nội bộ, trong khi đây là hoạt động được các quốc gia khác đề cao để đo mức độ minh bạch tài chính.
Bên cạnh đó, có đến 88% doanh nghiệp Việt Nam không biết luật chống tham nhũng nước ngoài (còn được gọi là FCPA - Luật chống tham nhũng của Mỹ) trong khi đây lại được xem là chuẩn mực quốc tế cho khung pháp lý chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.
Kết quả cuộc khảo sát do Ernst&Young thực hiện hoàn toàn phù hợp với một thống kê được Việt Nam công bố hồi Tháng Sáu vừa qua. Theo đó, 14/15 vụ tham nhũng bị phát giác có liên quan đến doanh nghiệp.
Ðến đầu Tháng Bảy, đa số những người tham gia một cuộc thảo luận về tham nhũng trên báo điện tử VietNamNet, cùng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam buộc phải “nuôi” tham nhũng. Tuy là đối tượng bị các tham quan “hành hạ” nhiều nhất nhưng rất ít doanh nghiệp dám lên tiếng tố cáo.
Các chuyên gia đã thử phân loại và xác định có ba dạng tham nhũng liên quan đến doanh giới. Ðó là: Tham nhũng phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các nhu cầu của doanh nghiệp (gây khó dễ, chậm thực thi hay cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định để doanh nghiệp buộc phải hối lộ) - tham nhũng lặt vặt. Tham nhũng phát sinh khi có sự câu kết giữa doanh nghiệp với người có chức vụ, quyền hạn ở khu vực công để giành được lợi thế cạnh tranh hoặc các hợp đồng bất hợp pháp - tham nhũng lớn. Tham nhũng phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp - chủ yếu là trong các doanh nghiệp nhà nước.
Những người tham dự cuộc thảo luận kể trên cho rằng, dù muốn hay không, doanh nghiệp vẫn bị buộc phải chấp nhận những hình thức tham nhũng lặt vặt và xem chúng như một loại “chi phí bôi trơn” để hoạt động sản xuất kinh doanh, thuận lợi, dễ dàng. Thậm chí, “chi phí bôi trơn” đã được doanh giới xem như điều mặc nhiên và họ không thèm bận tâm nữa. Suy nghĩ phải “chi” cho “xong việc” đã trở thành phổ biến, cũng vì vậy chỉ có 3% trong số 6,700 doanh nghiệp tham gia một cuộc khảo sát về tham nhũng cho rằng “tham nhũng gây khó khăn lớn” cho họ.
Tuy nhiên điều này không làm giảm sự nguy hại của tham nhũng tới môi trường kinh doanh. Ai cũng biết, tham nhũng góp phần đẩy chi phí sản xuất, kinh doanh tăng vọt. Những vụ tham nhũng lặt vặt song có hệ thống được các chuyên gia xác định là làm tổn hao cho toàn xã hội. Các nghiên cứu xác định, trong nhiều trường hợp, tệ tham nhũng trở thành ác mộng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi họ luôn phải trả nhiều tiền hơn cho những nhu cầu lẽ ra không tốn tiền hoặc chi phí rất nhỏ.
Các chuyên gia còn xác định, tham nhũng là “con đường tuyệt vời” để nhiều doanh nghiệp có lợi thế đặc biệt trong cạnh tranh bóp chết đối thủ hoặc “rút ruột” nhà nước. Môi trường “kinh điển” cho dạng tham nhũng này là mua sắm thông qua đấu thầu hay các dự án đầu tư công, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Sau khi hối lộ để có được hợp đồng, những doanh nghiệp này bắt đầu “thu hồi vốn” bằng cách “rút ruột” hay gian lận. Hệ quả là không chỉ ngân sách nhà nước bị teo tóp mà toàn xã hội phải hứng chịu những sản phẩm “tồi mà đắt”.
Những doanh nghiệp có lợi thế trong cuộc đua đưa hối lộ kiểu này là các doanh nhân có quan hệ “thân tình” với các quan chức. Thiệt thòi luôn thuộc về những doanh nghiệp nhỏ. Theo nhiều chuyên gia, tham nhũng càng phát triển, môi trường cạnh tranh càng thiếu lành mạnh, “cá lớn luôn nuốt cá bé”. Ðiều đó không chỉ nhiều doanh nghiệp trong nước bị bóp chết mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngần ngại.
Trong khi các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế vừa vận động, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia chống tham nhũng bằng cách đưa ra những quy tắc ứng xử về đạo đức kinh doanh (ví dụ chỉ được tặng những món quà có giá trị không quá 100 USD/lần/món, giới hạn các chi phí ngoài công việc như đưa công chức đi du lịch, mua sắm, tài trợ cho những khóa học...) hoặc ở Mỹ, năm 1997, chính phủ Mỹ ban hành một đạo luật cho phép khởi tố các công ty Mỹ hối lộ công chức nước ngoài, hoặc công ước của OECD với sự tham gia của 35 quốc gia xem việc hối lộ xuyên quốc gia, cũng giống như hối lộ trong nước thì Việt Nam không có những qui định kiểu này. Cũng vì vậy, các tập đoàn, công ty của nước ngoài thường xuyên đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, chống tham nhũng theo kiểu chỉ xử các doanh nghiệp sẽ ít hiệu quả. Vì ở góc độ kinh doanh, nếu tốn tiền mà có lợi thì doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng “nuôi” tham nhũng. Ngay cả các tập đoàn, công ty của Mỹ, dù bị chi phối bởi luật pháp Mỹ và các công ước quốc tế nhưng khi vào Việt Nam vẫn phải “nhập gia tùy tục”, bằng cách “khoán” cho bên thứ ba thực hiện việc tặng những món quà có giá trị “trên 100 USD”.
Chính ông Trần Ðức Lượng, cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, công khai than rằng: “Môi trường xã hội, môi trường kinh doanh càng kém minh bạch thì tham nhũng càng nhiều và doanh nghiệp càng khó nói không”. Ông này kể: “Nhiều doanh nghiệp nói thẳng, nghiêm túc thì chúng tôi thiệt”.
Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế đều là hệ quả của sự liên kết giữa giới lãnh đạo chính quyền với các tập đoàn thiếu đạo đức. Ðó là thảm họa cho nền kinh tế và điều này đang diễn ra tại Việt Nam.
Wednesday, September 24, 2008
Hà Nội (NV) - Theo kết quả cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu năm 2008” do Ernst&Young - một công ty kiểm toán hàng đầu thế giới - thực hiện và công bố hôm 22 Tháng Chín, có tới 96% doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn, xác nhận từng có liên quan đến hối lộ hay tham nhũng trong vòng hai năm gần đây. Tỷ lệ này cao gấp đôi mức trung bình của khu vực Châu Á Thái Bình Dương (56%), gấp khoảng 4 lần mức trung bình toàn cầu (24%) và cao hơn rất nhiều lần so với một số quốc gia trong khu vực như: Singapore (7%), Malaysia (16%), Philippin (17%). Trung Quốc - một quốc gia nổi tiếng về tham nhũng - cũng thua xa Việt Nam (81%).
Ðây là lần đầu tiên, Ernst&Young đưa Việt Nam vào cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu”. “Khảo sát gian lận toàn cầu” được tiến hành theo định kỳ (2 năm/lần). Các cuộc “Khảo sát gian lận toàn cầu” thường tập trung vào tình trạng tham nhũng - hối lộ, cũng như khả năng kiểm soát gian lận của các doanh nghiệp. Ersnt&Young cho biết họ đã thực hiện 1,186 cuộc phỏng vấn lãnh đạo cao cấp của nhiều doanh nghiệp tại các quốc gia.
Riêng ở Việt Nam, Ernst&Young đã thực hiện 25 cuộc phỏng vấn và 60% doanh nghiệp Việt Nam được phỏng vấn thừa nhận từng bị yêu cầu đưa hối lộ để có hoặc được tiếp tục nhận các hợp đồng. Tỷ lệ này tại Việt Nam ngang với Nam Hàn và cao hơn mức trung bình toàn cầu là 23%. Ngoài ra, có đến 48% doanh nghiệp Việt Nam xác nhận từng bị mất hợp đồng vào tay đối thủ cạnh tranh chỉ vì không chịu đưa hối lộ.
Dựa vào kết quả đã nêu, ông Rob Morris - trưởng bộ phận dịch vụ điều tra gian lận và giải quyết tranh chấp của Ernst&Young ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương khẳng định: “Hai năm qua, tham nhũng ở Việt Nam khá cao”.
Kết quả khảo sát của Ernst&Young còn cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật ở Việt Nam rất thấp, chỉ có 24% so với mức trung bình toàn cầu là 40% (Singapore đến 85%).
Ông Rob Morris nhận xét, vai trò của kiểm toán nội bộ trong phát hiện tham nhũng ở Việt Nam chưa được chú trọng. Chưa đến 20% doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ kiểm toán nội bộ, trong khi đây là hoạt động được các quốc gia khác đề cao để đo mức độ minh bạch tài chính.
Bên cạnh đó, có đến 88% doanh nghiệp Việt Nam không biết luật chống tham nhũng nước ngoài (còn được gọi là FCPA - Luật chống tham nhũng của Mỹ) trong khi đây lại được xem là chuẩn mực quốc tế cho khung pháp lý chống tham nhũng trên phạm vi toàn cầu.
Kết quả cuộc khảo sát do Ernst&Young thực hiện hoàn toàn phù hợp với một thống kê được Việt Nam công bố hồi Tháng Sáu vừa qua. Theo đó, 14/15 vụ tham nhũng bị phát giác có liên quan đến doanh nghiệp.
Ðến đầu Tháng Bảy, đa số những người tham gia một cuộc thảo luận về tham nhũng trên báo điện tử VietNamNet, cùng cho rằng doanh nghiệp Việt Nam buộc phải “nuôi” tham nhũng. Tuy là đối tượng bị các tham quan “hành hạ” nhiều nhất nhưng rất ít doanh nghiệp dám lên tiếng tố cáo.
Các chuyên gia đã thử phân loại và xác định có ba dạng tham nhũng liên quan đến doanh giới. Ðó là: Tham nhũng phát sinh trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các nhu cầu của doanh nghiệp (gây khó dễ, chậm thực thi hay cố tình đặt ra các yêu cầu sai quy định để doanh nghiệp buộc phải hối lộ) - tham nhũng lặt vặt. Tham nhũng phát sinh khi có sự câu kết giữa doanh nghiệp với người có chức vụ, quyền hạn ở khu vực công để giành được lợi thế cạnh tranh hoặc các hợp đồng bất hợp pháp - tham nhũng lớn. Tham nhũng phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp - chủ yếu là trong các doanh nghiệp nhà nước.
Những người tham dự cuộc thảo luận kể trên cho rằng, dù muốn hay không, doanh nghiệp vẫn bị buộc phải chấp nhận những hình thức tham nhũng lặt vặt và xem chúng như một loại “chi phí bôi trơn” để hoạt động sản xuất kinh doanh, thuận lợi, dễ dàng. Thậm chí, “chi phí bôi trơn” đã được doanh giới xem như điều mặc nhiên và họ không thèm bận tâm nữa. Suy nghĩ phải “chi” cho “xong việc” đã trở thành phổ biến, cũng vì vậy chỉ có 3% trong số 6,700 doanh nghiệp tham gia một cuộc khảo sát về tham nhũng cho rằng “tham nhũng gây khó khăn lớn” cho họ.
Tuy nhiên điều này không làm giảm sự nguy hại của tham nhũng tới môi trường kinh doanh. Ai cũng biết, tham nhũng góp phần đẩy chi phí sản xuất, kinh doanh tăng vọt. Những vụ tham nhũng lặt vặt song có hệ thống được các chuyên gia xác định là làm tổn hao cho toàn xã hội. Các nghiên cứu xác định, trong nhiều trường hợp, tệ tham nhũng trở thành ác mộng đối với các doanh nghiệp nhỏ khi họ luôn phải trả nhiều tiền hơn cho những nhu cầu lẽ ra không tốn tiền hoặc chi phí rất nhỏ.
Các chuyên gia còn xác định, tham nhũng là “con đường tuyệt vời” để nhiều doanh nghiệp có lợi thế đặc biệt trong cạnh tranh bóp chết đối thủ hoặc “rút ruột” nhà nước. Môi trường “kinh điển” cho dạng tham nhũng này là mua sắm thông qua đấu thầu hay các dự án đầu tư công, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Sau khi hối lộ để có được hợp đồng, những doanh nghiệp này bắt đầu “thu hồi vốn” bằng cách “rút ruột” hay gian lận. Hệ quả là không chỉ ngân sách nhà nước bị teo tóp mà toàn xã hội phải hứng chịu những sản phẩm “tồi mà đắt”.
Những doanh nghiệp có lợi thế trong cuộc đua đưa hối lộ kiểu này là các doanh nhân có quan hệ “thân tình” với các quan chức. Thiệt thòi luôn thuộc về những doanh nghiệp nhỏ. Theo nhiều chuyên gia, tham nhũng càng phát triển, môi trường cạnh tranh càng thiếu lành mạnh, “cá lớn luôn nuốt cá bé”. Ðiều đó không chỉ nhiều doanh nghiệp trong nước bị bóp chết mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngần ngại.
Trong khi các quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế vừa vận động, vừa bắt buộc các doanh nghiệp phải tham gia chống tham nhũng bằng cách đưa ra những quy tắc ứng xử về đạo đức kinh doanh (ví dụ chỉ được tặng những món quà có giá trị không quá 100 USD/lần/món, giới hạn các chi phí ngoài công việc như đưa công chức đi du lịch, mua sắm, tài trợ cho những khóa học...) hoặc ở Mỹ, năm 1997, chính phủ Mỹ ban hành một đạo luật cho phép khởi tố các công ty Mỹ hối lộ công chức nước ngoài, hoặc công ước của OECD với sự tham gia của 35 quốc gia xem việc hối lộ xuyên quốc gia, cũng giống như hối lộ trong nước thì Việt Nam không có những qui định kiểu này. Cũng vì vậy, các tập đoàn, công ty của nước ngoài thường xuyên đưa hối lộ cho viên chức Việt Nam.
Các chuyên gia cho rằng, chống tham nhũng theo kiểu chỉ xử các doanh nghiệp sẽ ít hiệu quả. Vì ở góc độ kinh doanh, nếu tốn tiền mà có lợi thì doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng “nuôi” tham nhũng. Ngay cả các tập đoàn, công ty của Mỹ, dù bị chi phối bởi luật pháp Mỹ và các công ước quốc tế nhưng khi vào Việt Nam vẫn phải “nhập gia tùy tục”, bằng cách “khoán” cho bên thứ ba thực hiện việc tặng những món quà có giá trị “trên 100 USD”.
Chính ông Trần Ðức Lượng, cục trưởng Cục Chống Tham Nhũng, công khai than rằng: “Môi trường xã hội, môi trường kinh doanh càng kém minh bạch thì tham nhũng càng nhiều và doanh nghiệp càng khó nói không”. Ông này kể: “Nhiều doanh nghiệp nói thẳng, nghiêm túc thì chúng tôi thiệt”.
Hầu hết các cuộc khủng hoảng kinh tế đều là hệ quả của sự liên kết giữa giới lãnh đạo chính quyền với các tập đoàn thiếu đạo đức. Ðó là thảm họa cho nền kinh tế và điều này đang diễn ra tại Việt Nam.