F không biết về các cấp cao. Bởi ở VN thì RP là nhà phân phối duy nhất, làm việc trực tiếp với giám đốc sales khu vực Đông Nam Á, và giám đốc Sales Châu Á Thái Bình Dương.
Trong mô hình tổ chức của MCHP, thì có khoảng chục giám đốc khu vực lớn, riêng TQ thì có hẳn một người riêng, vì nó cũng là một khu vực... quá lớn. Vậy nên tới cái đoạn chiến lược của cớ Steve Sanghi thì F chịu.
Tuy nhiên, với nhận xét hoàn toàn cá nhân, F nhận xét khách quan như sau:
Nếu MCHP mua được ATML, MCHP sẽ bán một phần hoạt động cho ON Semi.
AVR sẽ trở thành một dòng vi điều khiển thuộc MCHP. Cho nên thương hiệu Atmel có thể mất dần trên thị trường (bằng cách này hay cách khác), nhưng thương hiệu sản phẩm AVR sẽ vẫn còn tồn tại. Bởi đơn giản là nếu xoá bỏ trên AVR, thì MCHP tự đánh mất đi một số khách hàng thân thuộc. Điển hình ở đây ta vẫn thấy rất nhiều người chuộng sử dụng AVR.
Một bước tiến đối với AVR mà F nghĩ chắc chắn MCHP sẽ làm, đó là sẽ có những dòng chip mới, dựa trên cấu trúc của AVR, nhưng có thể MCHP sẽ thay đổi về cấu trúc chân linh kiện. Điều làm MCHP thắng hiện nay có một yếu tố quan trọng là cấu trúc chân linh kiện đồng nhất, chính vì vậy mà các nhà thiết kế làm việc với MCHP rất đơn giản và hiệu quả. Họ có thử tất cả mọi thứ với một vài dòng mạnh, sau đó chuyển qua dòng có giá thành thấp hơn, phù hợp nhất với thiết kế của mình. Cùng một chương trình, thích dùng cho con chip nào cũng được.
Sau một thời gian, MCHP cũng sẽ có cả hai dòng ARM và MIPS, cũng giống như TI trước đây cũng có ARM, nhưng rồi họ vẫn chủ tâm phát triển core của họ hơn. Rồi tới một lúc, MCHP cũng sẽ phát triển mạnh core của mình.
Kết quả, sẽ tới một ngày người dùng sẽ không còn phân biệt AVR và PIC nữa. Để làm việc này, một câu chuyện hết sức đơn giản có thể xảy ra, đó là sửa trình dịch. Thống nhất nó lại trong MPLAB. Ai quan tâm đó là PIC hay AVR nữa? Quan trọng là thị trường. Làm thế nào để phát triển thật nhanh, giá thành thật thấp. Và như thế MCHP sẽ đấu với những đối thủ lớn hơn.
Công cuộc mua lại ATML là một cú khá mạnh tay, khi Steve Sanghi tuyên bố rằng sẽ mua lại nó hoàn toàn bằng tiền mặt. Trong khi hiện nay giá cổ phiếu của ATML chỉ có giá 3$ thì MCHP bỏ tiền mặt ra mua lại với giá 5$ nhằm gỡ gạc toàn bộ mọi thứ cho cổ đông của ATML, chứ không mua lại theo kiểu đầu tư thêm vào. Có thể nói đây là kiểu "mua đứt bán đoạn", và theo kiểu này thì có nghĩa là ATML chắc chắn sẽ đi tới giai đoạn không phát triển nữa.
Bài toán này theo F nghĩ cũng sẽ giống như khi AOL mua lại Netscape vậy. Netscape đã có vai trò rất quan trọng trong việc mở ra cái gọi là trình duyệt internet (từ này bây giờ chẳng lạ lùng gì, nhưng năm 1993 nó là một sự kiện). Thế nên bây giờ dù AOL sở hữu Netscape, sự phát triển của Netscape bây giờ cũng không còn nữa.
AOL dùng công nghệ của Netscape để làm cái gì đó tiếp cho mình thì xin để các đồng chí IT bình luận. Nhưng chắc chắn MCHP sẽ dùng đội ngũ kỹ thuật, cũng như công nghệ của AVR, kết hợp với PIC hiện có để tạo nên một sản phẩm chắc chắn sẽ có lợi rất lớn cho thị trường. Sẽ tới lúc người ta không còn phân biệt PIC và AVR để làm gì nữa cả.
Chưa biết MCHP sẽ đặt ra một tên mới, hay là MCHP sẽ chuyển về thành PIC hết, hay sẽ để nó phát triển độc lập rồi tự cạnh tranh lẫn nhau và mục đích cuối cùng cũng là để cho những người nắm cổ phiếu thu lợi.
Nhưng một điều chắc chắn, doanh số của MCHP hiện nay khoảng 1B$/năm, doanh số của ATML khoảng 500M$/năm cho các dòng vi điều khiển, và thế là ta có một thị trường chung. Nếu có sự sát nhập này, chắc chắn thị trường VN sẽ có lợi hơn rất nhiều, bởi ít nhất thay vì chưa có nhà phân phối AVR Vietnam nào, thì AVR sẽ có nhà phân phối tại VN là RP luôn. Khi đó, chính sách giá cả sẽ thực sự rõ ràng hơn và mọi thứ sẽ dễ kiểm soát hơn rất nhiều.
Mục tiêu cuối cùng vẫn là làm thế nào để VN có thể thiết kế được nhiều sản phẩm nhất. Chỉ có như vậy VN mới có thể thắng được thị trường. Giá cả, F khẳng định, đó không phải là vấn đề.
Chúc vui.
Trong mô hình tổ chức của MCHP, thì có khoảng chục giám đốc khu vực lớn, riêng TQ thì có hẳn một người riêng, vì nó cũng là một khu vực... quá lớn. Vậy nên tới cái đoạn chiến lược của cớ Steve Sanghi thì F chịu.
Tuy nhiên, với nhận xét hoàn toàn cá nhân, F nhận xét khách quan như sau:
Nếu MCHP mua được ATML, MCHP sẽ bán một phần hoạt động cho ON Semi.
AVR sẽ trở thành một dòng vi điều khiển thuộc MCHP. Cho nên thương hiệu Atmel có thể mất dần trên thị trường (bằng cách này hay cách khác), nhưng thương hiệu sản phẩm AVR sẽ vẫn còn tồn tại. Bởi đơn giản là nếu xoá bỏ trên AVR, thì MCHP tự đánh mất đi một số khách hàng thân thuộc. Điển hình ở đây ta vẫn thấy rất nhiều người chuộng sử dụng AVR.
Một bước tiến đối với AVR mà F nghĩ chắc chắn MCHP sẽ làm, đó là sẽ có những dòng chip mới, dựa trên cấu trúc của AVR, nhưng có thể MCHP sẽ thay đổi về cấu trúc chân linh kiện. Điều làm MCHP thắng hiện nay có một yếu tố quan trọng là cấu trúc chân linh kiện đồng nhất, chính vì vậy mà các nhà thiết kế làm việc với MCHP rất đơn giản và hiệu quả. Họ có thử tất cả mọi thứ với một vài dòng mạnh, sau đó chuyển qua dòng có giá thành thấp hơn, phù hợp nhất với thiết kế của mình. Cùng một chương trình, thích dùng cho con chip nào cũng được.
Sau một thời gian, MCHP cũng sẽ có cả hai dòng ARM và MIPS, cũng giống như TI trước đây cũng có ARM, nhưng rồi họ vẫn chủ tâm phát triển core của họ hơn. Rồi tới một lúc, MCHP cũng sẽ phát triển mạnh core của mình.
Kết quả, sẽ tới một ngày người dùng sẽ không còn phân biệt AVR và PIC nữa. Để làm việc này, một câu chuyện hết sức đơn giản có thể xảy ra, đó là sửa trình dịch. Thống nhất nó lại trong MPLAB. Ai quan tâm đó là PIC hay AVR nữa? Quan trọng là thị trường. Làm thế nào để phát triển thật nhanh, giá thành thật thấp. Và như thế MCHP sẽ đấu với những đối thủ lớn hơn.
Công cuộc mua lại ATML là một cú khá mạnh tay, khi Steve Sanghi tuyên bố rằng sẽ mua lại nó hoàn toàn bằng tiền mặt. Trong khi hiện nay giá cổ phiếu của ATML chỉ có giá 3$ thì MCHP bỏ tiền mặt ra mua lại với giá 5$ nhằm gỡ gạc toàn bộ mọi thứ cho cổ đông của ATML, chứ không mua lại theo kiểu đầu tư thêm vào. Có thể nói đây là kiểu "mua đứt bán đoạn", và theo kiểu này thì có nghĩa là ATML chắc chắn sẽ đi tới giai đoạn không phát triển nữa.
Bài toán này theo F nghĩ cũng sẽ giống như khi AOL mua lại Netscape vậy. Netscape đã có vai trò rất quan trọng trong việc mở ra cái gọi là trình duyệt internet (từ này bây giờ chẳng lạ lùng gì, nhưng năm 1993 nó là một sự kiện). Thế nên bây giờ dù AOL sở hữu Netscape, sự phát triển của Netscape bây giờ cũng không còn nữa.
AOL dùng công nghệ của Netscape để làm cái gì đó tiếp cho mình thì xin để các đồng chí IT bình luận. Nhưng chắc chắn MCHP sẽ dùng đội ngũ kỹ thuật, cũng như công nghệ của AVR, kết hợp với PIC hiện có để tạo nên một sản phẩm chắc chắn sẽ có lợi rất lớn cho thị trường. Sẽ tới lúc người ta không còn phân biệt PIC và AVR để làm gì nữa cả.
Chưa biết MCHP sẽ đặt ra một tên mới, hay là MCHP sẽ chuyển về thành PIC hết, hay sẽ để nó phát triển độc lập rồi tự cạnh tranh lẫn nhau và mục đích cuối cùng cũng là để cho những người nắm cổ phiếu thu lợi.
Nhưng một điều chắc chắn, doanh số của MCHP hiện nay khoảng 1B$/năm, doanh số của ATML khoảng 500M$/năm cho các dòng vi điều khiển, và thế là ta có một thị trường chung. Nếu có sự sát nhập này, chắc chắn thị trường VN sẽ có lợi hơn rất nhiều, bởi ít nhất thay vì chưa có nhà phân phối AVR Vietnam nào, thì AVR sẽ có nhà phân phối tại VN là RP luôn. Khi đó, chính sách giá cả sẽ thực sự rõ ràng hơn và mọi thứ sẽ dễ kiểm soát hơn rất nhiều.
Mục tiêu cuối cùng vẫn là làm thế nào để VN có thể thiết kế được nhiều sản phẩm nhất. Chỉ có như vậy VN mới có thể thắng được thị trường. Giá cả, F khẳng định, đó không phải là vấn đề.
Chúc vui.
Comment