Sau 1/1/2009 sẽ là thời kỳ khó khăn của hàng điện tử trong nước. Theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO, sau ngày này Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho hàng điện tử nước ngoài nhập vào với thuế nhập khẩu bằng 0. Lúc đó hàng điện tử nhập nguyên chiếc với kỹ thuật cao, hoặc hàng giá bán rẻ sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam.
Dấu hiệu gần đây nhất của việc hàng nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam trong cùng một ngày là 5/11, hai hãng Sony và Samsung đã đưa hai sản phẩm cao cấp nhất của mình vào Việt Nam là máy tính xách tay VAIO và tivi LCD thông minh.
Theo ông Kimihiro Itoki, Giám đốc Công ty Sony Electronics Việt Nam, ở Việt Nam nền công nghiệp phụ trợ còn quá ít gây khó khăn cho sản xuất. Bên cạnh đó, nếu nhập nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài nhập vào Việt Nam thuế từ 3-4% đến 10-15% để lắp ráp thì cũng phải mất nhiều chi phí khác như xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất, công nhân...
Vì vậy việc nhập khẩu nguyên chiếc vào để bán với thuế 5% hiện nay vẫn có lợi hơn.
Ông Kimihiro Itoki cho biết sau VAIO, Sony sẽ tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm công nghệ cao, những dòng sản phẩm có thể trước đây chưa có hoặc chưa được sản xuất ở Việt Nam.
Tương tự như vậy, hãng Samsung cho biết sẽ tiếp tục sản xuất những mặt hàng mà trong nước vẫn còn sử dụng nhiều, nhưng sẽ giảm dần và thay vào đó là nhập nguyên chiếc các mặt hàng kỹ thuật cao vào để bán như tivi LCD thông minh, LCD cỡ lớn, tủ lạnh Side-by-side…
Còn mặt hàng giá rẻ, hiện trên thị trường có những nhãn hàng mang tên rất lạ như điện thoại di động eTouch, E-talk, loa vi tính Bazôka, Masuki, bếp ga Q-home, các loại máy tivi, tủ lạnh, vi tính hiệu Aquabeat Plus, Lafen… Chỉ vài trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng là có một sản phẩm. Còn từ 5-10 triệu đã có những sản phẩm điện tử cao cấp, đa chức năng.
Các sản phẩm này không sản xuất trong nước, mà chủ yếu nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia. Các nhà sản xuất đang tìm đặt cho mình một chỗ đứng chờ thời điểm 01/01/2009 là bung ra, và hiện nay gần như tất cả các sản phẩm của các nhà sản xuất trên thế giới đã tập kết tại Việt Nam.
Sản xuất trong nước yếu thế
Ông Kimihiro Itoki cho biết, việc đưa VAIO vào Việt Nam là bước mở đầu của hoạt động chuyển hướng từ sản xuất sang nhập khẩu nguyên chiếc tại thị trường này. Đó là bước đón đầu của Sony cho thời điểm 1/1/2009.
Không chỉ những người sản xuất nhỏ trong nước lo lắng mà ngay cả những tên tuổi lớn cũng phải e ngại trước làn sóng xâm nhập sắp tới đây của hàng điện tử nước ngoài. Ông Lê Vũ Vương, Phó phòng Marketing siêu thị điện máy - nội thất Chợ Lớn cho biết, mặc dù mãi lực bán hàng ở siêu thị này vẫn còn lớn, nhưng giá đã phải hạ hơn trước.
Theo các nhà sản xuất hàng điện tử trong nước, các hãng nước ngoài không những thuận lợi hơn về giá cả, kỹ thuật, mà còn hơn cả về hệ thống phân phối, nên nếu hàng Việt Nam cứ chạy theo cạnh tranh chỉ có thất bại. Chẳng hạn ở Việt Nam, Sony hiện tại có 180 nhà phân phối trên toàn quốc, là điều các nhà sản xuất Việt Nam khó đạt được.
Tương tự như vậy, Samsung, LG, Panasonic… cũng đều có hệ thống chặt chẽ, đều khắp. Ngoài ra tới đây 1/1/2009, Việt Nam mở cửa cho nhà bán lẻ vào thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, sẽ thêm một hệ thống hỗ trợ sức mạnh cho hàng điện tử ngoại nhập vào Việt Nam.
Trong khi đó, giá thành sản xuất ở Việt Nam cũng không còn rẻ so với các nước trong khu vực, sản xuất trong nước chủ yếu cũng chỉ gia công, lắp ráp, Việt Nam không có sản phẩm nào đặc biệt nên yếu thế trong việc cạnh tranh với hàng nhập.
Chuyển hướng
Ông Nguyễn Vinh, một nhà sản xuất lắp ráp loa, amply tại quận 12, cho biết sắp tới đây phải chuyển hướng sang mở gian hàng bán máy của nước ngoài, vì hiện tại các loại sản phẩm ông đang làm nước ngoài nhập vào rất nhiều và giá lại rẻ.
Thời điểm này các nhà sản xuất trong nước đang tìm cách ứng phó. Xu hướng đang được nhắm tới là chuyển hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn những sản phẩm tránh đối đầu với các hãng sản xuất lớn có hàng nhập vào, tận dụng được nguồn nhân lực.
Chẳng hạn công ty cổ phần điện tử Tân Bình sắp tới đây sẽ thu hẹp dần mặt hàng tivi, mà đầu tư sang điện lạnh, phần mềm, máy tính và các dịch vụ.
Theo ông Vũ Hoàng Chương, Phó Tổng giám đốc Công ty JVC Việt Nam, việc DN Việt Nam chuyển hướng đầu tư là chọn lựa đúng. JVC là doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài nhưng sắp tới cũng sẽ giảm nhập các sản phẩm trong nước ít sử dụng, và vẫn tiếp tục sản xuất những sản phẩm trong nước còn đang có nhu cầu lớn.
TS Trần Quang Hùng nhìn nhận DN Việt Nam có thể chọn hướng đi là công nghiệp phụ trợ, đây là lĩnh vực đang có nhu cầu rất cao nhưng hiện trong nước còn rất thiếu. Còn nếu sản xuất ra sản phẩm để sử dụng phải tạo ra được sản phẩm mới thì mới tránh thất bại vì đối đầu với sản phẩm nước ngoài nhập vào.
Theo Vietnamnet
Dấu hiệu gần đây nhất của việc hàng nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam trong cùng một ngày là 5/11, hai hãng Sony và Samsung đã đưa hai sản phẩm cao cấp nhất của mình vào Việt Nam là máy tính xách tay VAIO và tivi LCD thông minh.
Theo ông Kimihiro Itoki, Giám đốc Công ty Sony Electronics Việt Nam, ở Việt Nam nền công nghiệp phụ trợ còn quá ít gây khó khăn cho sản xuất. Bên cạnh đó, nếu nhập nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài nhập vào Việt Nam thuế từ 3-4% đến 10-15% để lắp ráp thì cũng phải mất nhiều chi phí khác như xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất, công nhân...
Vì vậy việc nhập khẩu nguyên chiếc vào để bán với thuế 5% hiện nay vẫn có lợi hơn.
Ông Kimihiro Itoki cho biết sau VAIO, Sony sẽ tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm công nghệ cao, những dòng sản phẩm có thể trước đây chưa có hoặc chưa được sản xuất ở Việt Nam.
Tương tự như vậy, hãng Samsung cho biết sẽ tiếp tục sản xuất những mặt hàng mà trong nước vẫn còn sử dụng nhiều, nhưng sẽ giảm dần và thay vào đó là nhập nguyên chiếc các mặt hàng kỹ thuật cao vào để bán như tivi LCD thông minh, LCD cỡ lớn, tủ lạnh Side-by-side…
Còn mặt hàng giá rẻ, hiện trên thị trường có những nhãn hàng mang tên rất lạ như điện thoại di động eTouch, E-talk, loa vi tính Bazôka, Masuki, bếp ga Q-home, các loại máy tivi, tủ lạnh, vi tính hiệu Aquabeat Plus, Lafen… Chỉ vài trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng là có một sản phẩm. Còn từ 5-10 triệu đã có những sản phẩm điện tử cao cấp, đa chức năng.
Các sản phẩm này không sản xuất trong nước, mà chủ yếu nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia. Các nhà sản xuất đang tìm đặt cho mình một chỗ đứng chờ thời điểm 01/01/2009 là bung ra, và hiện nay gần như tất cả các sản phẩm của các nhà sản xuất trên thế giới đã tập kết tại Việt Nam.
Sản xuất trong nước yếu thế
Ông Kimihiro Itoki cho biết, việc đưa VAIO vào Việt Nam là bước mở đầu của hoạt động chuyển hướng từ sản xuất sang nhập khẩu nguyên chiếc tại thị trường này. Đó là bước đón đầu của Sony cho thời điểm 1/1/2009.
Không chỉ những người sản xuất nhỏ trong nước lo lắng mà ngay cả những tên tuổi lớn cũng phải e ngại trước làn sóng xâm nhập sắp tới đây của hàng điện tử nước ngoài. Ông Lê Vũ Vương, Phó phòng Marketing siêu thị điện máy - nội thất Chợ Lớn cho biết, mặc dù mãi lực bán hàng ở siêu thị này vẫn còn lớn, nhưng giá đã phải hạ hơn trước.
Theo các nhà sản xuất hàng điện tử trong nước, các hãng nước ngoài không những thuận lợi hơn về giá cả, kỹ thuật, mà còn hơn cả về hệ thống phân phối, nên nếu hàng Việt Nam cứ chạy theo cạnh tranh chỉ có thất bại. Chẳng hạn ở Việt Nam, Sony hiện tại có 180 nhà phân phối trên toàn quốc, là điều các nhà sản xuất Việt Nam khó đạt được.
Tương tự như vậy, Samsung, LG, Panasonic… cũng đều có hệ thống chặt chẽ, đều khắp. Ngoài ra tới đây 1/1/2009, Việt Nam mở cửa cho nhà bán lẻ vào thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, sẽ thêm một hệ thống hỗ trợ sức mạnh cho hàng điện tử ngoại nhập vào Việt Nam.
Trong khi đó, giá thành sản xuất ở Việt Nam cũng không còn rẻ so với các nước trong khu vực, sản xuất trong nước chủ yếu cũng chỉ gia công, lắp ráp, Việt Nam không có sản phẩm nào đặc biệt nên yếu thế trong việc cạnh tranh với hàng nhập.
Chuyển hướng
Ông Nguyễn Vinh, một nhà sản xuất lắp ráp loa, amply tại quận 12, cho biết sắp tới đây phải chuyển hướng sang mở gian hàng bán máy của nước ngoài, vì hiện tại các loại sản phẩm ông đang làm nước ngoài nhập vào rất nhiều và giá lại rẻ.
Thời điểm này các nhà sản xuất trong nước đang tìm cách ứng phó. Xu hướng đang được nhắm tới là chuyển hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn những sản phẩm tránh đối đầu với các hãng sản xuất lớn có hàng nhập vào, tận dụng được nguồn nhân lực.
Chẳng hạn công ty cổ phần điện tử Tân Bình sắp tới đây sẽ thu hẹp dần mặt hàng tivi, mà đầu tư sang điện lạnh, phần mềm, máy tính và các dịch vụ.
Theo ông Vũ Hoàng Chương, Phó Tổng giám đốc Công ty JVC Việt Nam, việc DN Việt Nam chuyển hướng đầu tư là chọn lựa đúng. JVC là doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài nhưng sắp tới cũng sẽ giảm nhập các sản phẩm trong nước ít sử dụng, và vẫn tiếp tục sản xuất những sản phẩm trong nước còn đang có nhu cầu lớn.
TS Trần Quang Hùng nhìn nhận DN Việt Nam có thể chọn hướng đi là công nghiệp phụ trợ, đây là lĩnh vực đang có nhu cầu rất cao nhưng hiện trong nước còn rất thiếu. Còn nếu sản xuất ra sản phẩm để sử dụng phải tạo ra được sản phẩm mới thì mới tránh thất bại vì đối đầu với sản phẩm nước ngoài nhập vào.
Theo Vietnamnet
Comment