Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hàng điện tử ngoại tấn công sản xuất nội

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Hàng điện tử ngoại tấn công sản xuất nội

    Sau 1/1/2009 sẽ là thời kỳ khó khăn của hàng điện tử trong nước. Theo cam kết của lộ trình gia nhập WTO, sau ngày này Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho hàng điện tử nước ngoài nhập vào với thuế nhập khẩu bằng 0. Lúc đó hàng điện tử nhập nguyên chiếc với kỹ thuật cao, hoặc hàng giá bán rẻ sẽ xâm nhập thị trường Việt Nam.

    Dấu hiệu gần đây nhất của việc hàng nhập khẩu nguyên chiếc bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam trong cùng một ngày là 5/11, hai hãng Sony và Samsung đã đưa hai sản phẩm cao cấp nhất của mình vào Việt Nam là máy tính xách tay VAIO và tivi LCD thông minh.

    Theo ông Kimihiro Itoki, Giám đốc Công ty Sony Electronics Việt Nam, ở Việt Nam nền công nghiệp phụ trợ còn quá ít gây khó khăn cho sản xuất. Bên cạnh đó, nếu nhập nguyên liệu, phụ kiện từ nước ngoài nhập vào Việt Nam thuế từ 3-4% đến 10-15% để lắp ráp thì cũng phải mất nhiều chi phí khác như xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất, công nhân...

    Vì vậy việc nhập khẩu nguyên chiếc vào để bán với thuế 5% hiện nay vẫn có lợi hơn.

    Ông Kimihiro Itoki cho biết sau VAIO, Sony sẽ tiếp tục đưa vào thị trường Việt Nam những sản phẩm công nghệ cao, những dòng sản phẩm có thể trước đây chưa có hoặc chưa được sản xuất ở Việt Nam.

    Tương tự như vậy, hãng Samsung cho biết sẽ tiếp tục sản xuất những mặt hàng mà trong nước vẫn còn sử dụng nhiều, nhưng sẽ giảm dần và thay vào đó là nhập nguyên chiếc các mặt hàng kỹ thuật cao vào để bán như tivi LCD thông minh, LCD cỡ lớn, tủ lạnh Side-by-side…

    Còn mặt hàng giá rẻ, hiện trên thị trường có những nhãn hàng mang tên rất lạ như điện thoại di động eTouch, E-talk, loa vi tính Bazôka, Masuki, bếp ga Q-home, các loại máy tivi, tủ lạnh, vi tính hiệu Aquabeat Plus, Lafen… Chỉ vài trăm ngàn đến 1-2 triệu đồng là có một sản phẩm. Còn từ 5-10 triệu đã có những sản phẩm điện tử cao cấp, đa chức năng.

    Các sản phẩm này không sản xuất trong nước, mà chủ yếu nhập nguyên chiếc từ Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Indonesia. Các nhà sản xuất đang tìm đặt cho mình một chỗ đứng chờ thời điểm 01/01/2009 là bung ra, và hiện nay gần như tất cả các sản phẩm của các nhà sản xuất trên thế giới đã tập kết tại Việt Nam.


    Sản xuất trong nước yếu thế

    Ông Kimihiro Itoki cho biết, việc đưa VAIO vào Việt Nam là bước mở đầu của hoạt động chuyển hướng từ sản xuất sang nhập khẩu nguyên chiếc tại thị trường này. Đó là bước đón đầu của Sony cho thời điểm 1/1/2009.

    Không chỉ những người sản xuất nhỏ trong nước lo lắng mà ngay cả những tên tuổi lớn cũng phải e ngại trước làn sóng xâm nhập sắp tới đây của hàng điện tử nước ngoài. Ông Lê Vũ Vương, Phó phòng Marketing siêu thị điện máy - nội thất Chợ Lớn cho biết, mặc dù mãi lực bán hàng ở siêu thị này vẫn còn lớn, nhưng giá đã phải hạ hơn trước.

    Theo các nhà sản xuất hàng điện tử trong nước, các hãng nước ngoài không những thuận lợi hơn về giá cả, kỹ thuật, mà còn hơn cả về hệ thống phân phối, nên nếu hàng Việt Nam cứ chạy theo cạnh tranh chỉ có thất bại. Chẳng hạn ở Việt Nam, Sony hiện tại có 180 nhà phân phối trên toàn quốc, là điều các nhà sản xuất Việt Nam khó đạt được.

    Tương tự như vậy, Samsung, LG, Panasonic… cũng đều có hệ thống chặt chẽ, đều khắp. Ngoài ra tới đây 1/1/2009, Việt Nam mở cửa cho nhà bán lẻ vào thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, sẽ thêm một hệ thống hỗ trợ sức mạnh cho hàng điện tử ngoại nhập vào Việt Nam.

    Trong khi đó, giá thành sản xuất ở Việt Nam cũng không còn rẻ so với các nước trong khu vực, sản xuất trong nước chủ yếu cũng chỉ gia công, lắp ráp, Việt Nam không có sản phẩm nào đặc biệt nên yếu thế trong việc cạnh tranh với hàng nhập.


    Chuyển hướng

    Ông Nguyễn Vinh, một nhà sản xuất lắp ráp loa, amply tại quận 12, cho biết sắp tới đây phải chuyển hướng sang mở gian hàng bán máy của nước ngoài, vì hiện tại các loại sản phẩm ông đang làm nước ngoài nhập vào rất nhiều và giá lại rẻ.

    Thời điểm này các nhà sản xuất trong nước đang tìm cách ứng phó. Xu hướng đang được nhắm tới là chuyển hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn những sản phẩm tránh đối đầu với các hãng sản xuất lớn có hàng nhập vào, tận dụng được nguồn nhân lực.

    Chẳng hạn công ty cổ phần điện tử Tân Bình sắp tới đây sẽ thu hẹp dần mặt hàng tivi, mà đầu tư sang điện lạnh, phần mềm, máy tính và các dịch vụ.

    Theo ông Vũ Hoàng Chương, Phó Tổng giám đốc Công ty JVC Việt Nam, việc DN Việt Nam chuyển hướng đầu tư là chọn lựa đúng. JVC là doanh nghiệp vốn 100% nước ngoài nhưng sắp tới cũng sẽ giảm nhập các sản phẩm trong nước ít sử dụng, và vẫn tiếp tục sản xuất những sản phẩm trong nước còn đang có nhu cầu lớn.

    TS Trần Quang Hùng nhìn nhận DN Việt Nam có thể chọn hướng đi là công nghiệp phụ trợ, đây là lĩnh vực đang có nhu cầu rất cao nhưng hiện trong nước còn rất thiếu. Còn nếu sản xuất ra sản phẩm để sử dụng phải tạo ra được sản phẩm mới thì mới tránh thất bại vì đối đầu với sản phẩm nước ngoài nhập vào.

    Theo Vietnamnet
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Có thể nói nền sản xuất không thể thắng lại nền sản xuất của TQ, và kinh nghiệm và lực lượng bán hàng cũng không thắng nổi các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy chỉ còn cách duy nhất là phát triển thiết kế và bán ra nước ngoài?

    Phải chăng là như thế?

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • #3
      Thủ tướng bảo: Tôi không biết thế nào là “làm mình làm mẩy”, nhưng ngành điện thực sự đã hết sức cố gắng. Trong năm qua có hơn 4.000 kỹ sư đã bỏ ngành, đây là việc mà lãnh đạo hết sức trăn trở để tìm hướng khắc phục.
      http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...92&ChannelID=3

      Chúc vui
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #4
        Cái nhìn vĩ mô về Điện Tử Việt Nam - Kinh tế Việt Nam - tình hình mới.

        Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
        Có thể nói nền sản xuất không thể thắng lại nền sản xuất của TQ, và kinh nghiệm và lực lượng bán hàng cũng không thắng nổi các doanh nghiệp nước ngoài. Vậy chỉ còn cách duy nhất là phát triển thiết kế và bán ra nước ngoài?

        Phải chăng là như thế?
        Chúc vui
        Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho hàng điện tử nước ngoài nhập vào với thuế nhập khẩu bằng 0, theo em có 6 vấn đề cần nhận định :

        1/. Vẫn phải xác định rõ một điều, thị trường Việt Nam là thị trường mạnh mà các nước tây Tàu vẫn thèm muốn. Nhân dân Việt Nam ta có tiềm lực kinh tế lớn và lâu dài, tài nguyên trong lòng đất, sông biển và không gian giàu có và chưa được khai thác còn nhiều, tri thức tiêu dùng và khả năng mua sắm phong phú, thông thoáng, khả năng đột phá trong phát triển xã hội mạnh --> kinh tế thị trường phát triển ngày càng cao cả về lượng cũng như về chất.

        2/. Thị trường Việt Nam vẫn là sự thèm thuồng ao ước của tư bản Á - Âu, nhưng chúng ta vẫn chưa có hoạt động tích cực nào đủ tầm vĩ mô để chiếm lĩnh, cần tính đủ, tính đúng và tích cực nắm vững thị trường nội địa mà không nên mù quáng chạy đua tìm thị trường nước ngoài. Một phần lý do nằm ở mục (3).

        Thương mại dựa trên nguồn hàng ngoại nhập sẽ nổi đình đám trong thời gian đầu hội nhập của Việt Nam, nhưng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt sau khi nhân dân so sánh giá cả, nhu cầu thật sự và khả năng mua sắm. Sự trở về với những mặt hàng Việt và có giá trị Việt sẽ diễn ra trên qui mô xã hội, thậm chí tiến đến thái độ cực đoan là quay lưng lại với hàng ngoại của nhiều tầng lớp nhân dân. Đây là tiền lệ kinh tế thị trường của rất nhiều nước trên thế giới.

        3/. Như nhận xét của anh Falleaf, nền sản xuất (Việt Nam hiện nay - LH) không thể thắng lại nền sản xuất của TQ, và kinh nghiệm và lực lượng bán hàng cũng không thắng nổi các doanh nghiệp nước ngoài là một thực tế xã hội cần phải tham chiếu. Không lý do gì ngăn cản ta tự thân vận động để nắm bắt chính nhu cầu của nhân dân ta, tích cực chủ động và tăng cường năng lực kỹ thuật, tài chính, thương mại, năng lượng, lưu thông phân phối và các mặt khác của sản xuất và đời sống trong một nền kinh tế quốc dân mở và cạnh tranh.

        Tất cả những cái đó diễn ra trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng đan xen nhiều mức độ, nhiều cấp giữa các quan niệm và phương thức chiếm lĩnh thị trường đa diện.

        4/. Do đó mà những doanh nghiệp không có nền tảng kỹ thuật và mặt hàng truyền thống và riêng có, những vận động kinh tế "mì ăn liền" sẽ rơi vào khó khăn và đứng trước nguy cơ diệt vong. Có nghĩa là những mặt hàng mang tính độc đáo, đột phá phục vụ cho những mảng nhu cầu mang tính "việt" sâu sắc sẽ có cơ hội tồn tại, phát triển cao hơn hết, và âm thầm làm một ông vua không ngai ở thị trường Việt Nam (cũng bao hàm ý nghĩa đó đối với 3 nước Đông Dương, một số nước Đông Nam Á khác và các quốc gia Âu Mỹ đã có quan hệ thị trường lâu dài với hàng Việt Nam).

        5/. Sân chơi cạnh tranh bằng phẳng hơn, tính cộng đồng của tư duy kỹ thuật bình đẳng hơn, điều đó phủ định những đặc quyền đặc lợi, năng lực nguồn vốn và khả năng "bóp cổ dân chúng để kiếm lời" vẫn diễn ra xưa nay.

        Giải pháp có tính lâu dài là phải hợp nhất những cố gắng và tư duy riêng lẻ thành một hoạt động mang tính tự giác và từ đó vô hình trung trở thành một hình thái phân công lao động - và chiếm lĩnh thị trường mới, hiệu quả và sâu sắc hơn.

        Các doanh nghiệp (điện tử Việt Nam nói riêng, doanh nghiệp VN nói chung) có nhiều cơ hội khẳng định mình hơn, hay sẽ tiêu vong trong vận động đa diện và phong phú đó.

        6/. Chúng ta càng xuất phát chậm hơn thì sự thua thiệt càng lớn hơn, và đã thực sự xuất phát chậm. Một số những doanh nghiệp có chung "chiến trường" đã và đang có các thương thảo và hành động cụ thể để tiến lại gần nhau (tự phát có, tự giác có) trong hơn 1 (một) năm nay và tất nhiên là sẽ không dừng lại. Đó là vận động tất yếu của một nền kinh tế muốn tồn tại, phát triển và ổn định trong xu hướng vận động kinh tế toàn cầu hoá chung của thế giới.

        (còn tiếp : Sản xuất và tiêu dùng Điện tử Việt Nam và kinh tế Việt Nam trong vận hội mới - những bài toán cụ thể ).

        Thân ái.

        Lan Hương.

        ============================

        References :

        - David Wagner - Kinh Tế thế giới.

        - Octavio Wilhemm : Cạnh tranh trong kinh tế toàn cầu mở.

        - Các văn kiện của Đảng và Chính phủ Việt Nam 2005 --> 2008.

        Comment


        • #5
          he he,lâu ngày mới vào lại forum,chào mọi người.

          theo mình,một trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp là cơ chế và cách điều hành của chính phủ còn quá ì ạch.

          Lan Hương đánh giá một thị trường hơn 80 triệu dân với mức thu nhập khá thấp so với mặt bằng chung của Đông Nam Á,lực lượng kỹ thuật còn quá mỏng cả về lượng và chất,là một thị trường giàu tiềm năng?! mình nghĩ hơi cường điệu!

          Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản thì đồng ý,nhưng có nguy cơ lợi nhuận rơi vào tay tư bản nước ngoài,và họ đã-đang-và sẽ tiếp tục biến VN thành bãi rác (điển hình như vụ Vedan)

          Giải pháp ư?! cần lắm tầm nhìn rộng của nhà quản lý!

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
            he he,lâu ngày mới vào lại forum,chào mọi người.

            theo mình,một trở ngại không nhỏ cho các doanh nghiệp là cơ chế và cách điều hành của chính phủ còn quá ì ạch.

            Lan Hương đánh giá một thị trường hơn 80 triệu dân với mức thu nhập khá thấp so với mặt bằng chung của Đông Nam Á,lực lượng kỹ thuật còn quá mỏng cả về lượng và chất,là một thị trường giàu tiềm năng?! mình nghĩ hơi cường điệu!

            Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản thì đồng ý,nhưng có nguy cơ lợi nhuận rơi vào tay tư bản nước ngoài,và họ đã-đang-và sẽ tiếp tục biến VN thành bãi rác (điển hình như vụ Vedan)

            Giải pháp ư?! cần lắm tầm nhìn rộng của nhà quản lý!
            Không phải em cường điệu, nếu có cường điệu thì đó là các ông David Wagner, ông Cựu Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại Henry Kissinger và Quốc Vương Thái Lan trong một phát biểu gần đây.

            Vì em tham khảo họ và thấy họ đúng. Anh không thấy rất nhiều nước thèm thuồng nhòm ngó thị trường Việt Nam xưa nay đó sao ?

            Người Việt năng động không cho phép ai biến VN thành bãi rác khi biết rõ vấn đề. Vụ Vedan không phải là "chuyện đến nay mới kể" , mà đã được bàn hành lang từ trước 30 / 4 / 2008. Đó là cần cân nhắc để "đánh" một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mà không ảnh hưởng lớn đến kinh tế quốc dân để làm tiền lệ quốc tế cho Luật Môi trường Việt Nam.

            Làm nhiệm vụ vĩ mô khó lắm, cần phải thông cảm cho các nhà lãnh đạo. Con muỗi đốt, chúng ta đập ngay tức thì chỗ đó cho đỡ ngứa.

            Nhưng làm vĩ mô thì không, nhìn qua ngắm lại hàng năm rồi ... đánh khẽ là thường.

            Lan Hương.

            Comment


            • #7
              bài viết của lanhuong còn rất nhiều điểm phải bàn,trước tiên chúng ta cần khoanh vùng vấn đề để tránh làm loãng topic:

              -chủ đề chính:"Hàng điện tử ngoại tấn công sản xuất nội",như vậy chúng ta chỉ bàn về ngành điện tử,thị trường điện tử,tiềm năng sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện tử tại Việt Nam.

              -
              VDCkhông biết các vị chiến lược gia Tây phương nói đúng được bao nhiêu %,nhưng chắc chắn một điều là "có trong chăn mới biết chăn có rận",các vị ấy sống bao lâu tại VN?! chưa kể đến yếu tố "ngoại giao"

              -Qua thực tế khảo sát các cty lắp ráp điện tử tại TPHCM mà VDC đã có dịp ghé thăm,cùng một mức lương:năng suất lao động ở VN thấp hơn các nước trong khu vực,gần ta nhất là Thái Lan

              -Năng suất thấp,lạm phát tăng mạnh,thiếu hỗ trợ từ các ngành công nghiệp phụ trợ và chính sách thiếu linh hoạt của nhà nước khiến giá SP sản xuất trong nước không còn tính cạnh tranh cao

              -Đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu và yếu (cái này dễ đụng chạm nhưng thực tế là vậy,cũng phải nói),cái gì nghĩ ra được thì thế giới cũng đã làm từ rất lâu,giá rẻ,hình thức đẹp,gọn...

              tóm lại con đường sản xuất những mặt hàng "hổng giống ai" tại VN là có nhưng đòi hỏi nỗ lực lớn,chính sách thuận lợi và... vài bó nhang .

              Dòm qua dòm lại,nền công nghiệp điện tử chủ đạo của VN là: mua của China-->gắn thương hiệu Việt--->bán.Một cái LCD lãi tròm trèm 50 nghìn,sống nổi ko?!

              Còn vụ môi trường tại VN,chưa thấy lanhuong kết luận gì.Người Việt không chấp nhận ai đó biến nước mình thành bãi rác nhưng lại âm thầm chọn giải pháp ôn hoà để dung dưỡng cho tư bản,nghe ko hợp lý!

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi voduychau Xem bài viết
                bài viết của lanhuong còn rất nhiều điểm phải bàn,trước tiên chúng ta cần khoanh vùng vấn đề để tránh làm loãng topic:

                -chủ đề chính:"Hàng điện tử ngoại tấn công sản xuất nội",như vậy chúng ta chỉ bàn về ngành điện tử,thị trường điện tử,tiềm năng sản xuất và kinh doanh mặt hàng điện tử tại Việt Nam.

                -
                VDCkhông biết các vị chiến lược gia Tây phương nói đúng được bao nhiêu %,nhưng chắc chắn một điều là "có trong chăn mới biết chăn có rận",các vị ấy sống bao lâu tại VN?! chưa kể đến yếu tố "ngoại giao"

                -Qua thực tế khảo sát các cty lắp ráp điện tử tại TPHCM mà VDC đã có dịp ghé thăm,cùng một mức lương:năng suất lao động ở VN thấp hơn các nước trong khu vực,gần ta nhất là Thái Lan

                -Năng suất thấp,lạm phát tăng mạnh,thiếu hỗ trợ từ các ngành công nghiệp phụ trợ và chính sách thiếu linh hoạt của nhà nước khiến giá SP sản xuất trong nước không còn tính cạnh tranh cao

                -Đội ngũ kỹ thuật còn rất thiếu và yếu (cái này dễ đụng chạm nhưng thực tế là vậy,cũng phải nói),cái gì nghĩ ra được thì thế giới cũng đã làm từ rất lâu,giá rẻ,hình thức đẹp,gọn...

                tóm lại con đường sản xuất những mặt hàng "hổng giống ai" tại VN là có nhưng đòi hỏi nỗ lực lớn,chính sách thuận lợi và... vài bó nhang .

                Dòm qua dòm lại,nền công nghiệp điện tử chủ đạo của VN là: mua của China-->gắn thương hiệu Việt--->bán.Một cái LCD lãi tròm trèm 50 nghìn,sống nổi ko?!

                Còn vụ môi trường tại VN,chưa thấy lanhuong kết luận gì.Người Việt không chấp nhận ai đó biến nước mình thành bãi rác nhưng lại âm thầm chọn giải pháp ôn hoà để dung dưỡng cho tư bản,nghe ko hợp lý!
                Anh chú ý là toàn bài Lan Hương cũng chỉ nói về lĩnh vực điện tử. Và bài đầu này nói ở tầm nhìn vĩ mô, về hàng điện tử và thị trường hàng điện tử Việt Nam trong mối tương quan với thị trường kinh tế quốc dân Việt Nam + tập quán và nhu cầu hàng hoá chung của người Việt + chủ trương của Đảng và chính phủ.

                Nói rõ hơn là trong bài nói trên, em nhận định tình hình thị trường điện tử Việt Nam trong điều kiện mở cửa theo tinh thần WTO.

                Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
                Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho hàng điện tử nước ngoài nhập vào với thuế nhập khẩu bằng 0, theo em có 6 vấn đề cần nhận định :

                .................................................

                Các doanh nghiệp (điện tử Việt Nam nói riêng, doanh nghiệp VN nói chung) có nhiều cơ hội khẳng định mình hơn, hay sẽ tiêu vong trong vận động đa diện và phong phú đó.

                (còn tiếp : Sản xuất và tiêu dùng Điện tử Việt Nam và kinh tế Việt Nam trong vận hội mới - những bài toán cụ thể ).
                Những bài toán cụ thể thuộc về tầm nhìn vi mô như phối trí luồng hàng + trình độ kỹ thuật + môi trường và mục tiêu đầu tư + hành động trước mắt v.v... của chúng ta thì em chưa đề cập tới trong bài nói trên.

                Cho nên đâu đã có kết luận gì ?

                Thân ái.

                Lan Hương.

                Comment


                • #9
                  thật ra dù có mạnh cỡ B52 thì cũng không hình dung mọi ngóc ngách của đồng bằng sông CLong. ví dụ US vẫn không thể biết làm sao lựu đạn cứ bay đến nổ mà không biết từ hướng nào vì mình chơi ná, không thể biết bẫy chông, bẫy đá, ong vò vẽ....

                  ví dụ không nói hết vấn đề nhưng theo đó thì còn nhiều đặc điểm rất riêng, cục bộ mà nước ngoài không thể nào tìm ra trong khi người Việt sẽ thấy. làm được bao nhiêu thì tùy mình. Họ cũng không muốn đánh lẻ, nên nói chung là còn chỗ để thực hiện " đại dương xanh". thiết nghĩ mỗi người nên tập trung vào chuyên môn - keep your skill up to day mới cần thiết. ý tưởng thì đầy, tôi nói chỉ cần nông nghiệp, giáo dục hay điện ảnh thôi cũng có cả rổ ý tưởng . but now - thì nên bận bịu với chính mình trước khi bàn đến làm hệ thống này, kia to tát.
                  lấy ví dụ rất gần : đèn led chiếu sáng gì mà được một anh tiến sĩ điện tử giới thiệu là nước ngoài không biết gắn thêm bộ phận thông minh để điều chỉnh độ sáng nên đã làm thêm mtinh nhúng vào - chắc họ quên hay họ nghĩ đến làm cho cả hệ thống luôn - không đánh lẻ......
                  Last edited by avr; 14-11-2008, 23:11.

                  Comment


                  • #10
                    Nguyên văn bởi avr Xem bài viết
                    thật ra dù có mạnh cỡ B52 thì cũng không hình dung mọi ngóc ngách của đồng bằng sông CLong. ví dụ US vẫn không thể biết làm sao lựu đạn cứ bay đến nổ mà không biết từ hướng nào vì mình chơi ná, không thể biết bẫy chông, bẫy đá, ong vò vẽ....

                    ví dụ không nói hết vấn đề nhưng theo đó thì còn nhiều đặc điểm rất riêng, cục bộ mà nước ngoài không thể nào tìm ra trong khi người Việt sẽ thấy. làm được bao nhiêu thì tùy mình. Họ cũng không muốn đánh lẻ, nên nói chung là còn chỗ để thực hiện " đại dương xanh". thiết nghĩ mỗi người nên tập trung vào chuyên môn - keep your skill up to day mới cần thiết. ý tưởng thì đầy, tôi nói chỉ cần nông nghiệp, giáo dục hay điện ảnh thôi cũng có cả rổ ý tưởng . but now - thì nên bận bịu với chính mình trước khi bàn đến làm hệ thống này, kia to tát.
                    lấy ví dụ rất gần : đèn led chiếu sáng gì mà được một anh tiến sĩ điện tử giới thiệu là nước ngoài không biết gắn thêm bộ phận thông minh để điều chỉnh độ sáng nên đã làm thêm mtinh nhúng vào - chắc họ quên hay họ nghĩ đến làm cho cả hệ thống luôn - không đánh lẻ......
                    Cái này có thể tóm gọn lại ở điểm: "Đặc thù về nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam".

                    Vấn đề là ngay cả khoa học nghiên cứu này ở Việt Nam cũng chưa phát triển. Đúng ra cái này phải là bên ngành khoa học xã hội và nhân văn xây dựng và phát triển.

                    Thế nhưng những bài viết về vấn đề này của giới nghiên cứu khoa học xã hội còn yếu và còn thấp kém quá. Hầu như chỉ thích đi tìm hiểu về những cái gì cũ kỹ, và khi phản ảnh về như thay đổi của nhu cầu thì cho rằng đó là bắt chước, tìm những cách gán ghép của nước ngoài vào để thể hiện văn hoá người VN.

                    Có lần nhà văn Sơn Nam có nói "Nhiều bạn sinh viên bây giờ buồn cười, cứ thích đến hỏi tôi, phỏng vấn tôi, rồi nhiều bữa bỏ tôi tự đi xe về một mình không có một đồng xu nào. Cần phải biết rằng để có những kiến thức và kinh nghiệm đó tôi phải trả giá như thế nào, chứ không phải cứ thích viết gì thì viết, nói gì thì nói."

                    Cái văn hoá ăn uống của người Việt Nam, nếu không có ông thì chắc nói thẳng F cũng chẳng hiểu gì. Muốn khai thác tốt thị trường thì cần phải có đối tượng này nữa. Nhưng theo đánh giá của F, cho tới thời điểm này năng lực của họ còn yếu, nếu không muốn nói là quá yếu. Họ không thể nắm bắt thị trường nhanh hơn những người làm kỹ thuật.

                    Ở các nước, người ta viết ra cuốn truyện, tạo ra tập phim,... từ đó mới ra sản phẩm game, thiết bị cầm tay, sản phẩm ăn theo,... Thế nhưng ở VN thì có vẻ như chả thể làm được chuyện này. Theo đánh giá của cá nhân F, trình độ của giới khoa học xã hội nhân văn ở VN còn quá thấp so với tốc độ phát triển của xã hội.

                    Trình độ phát triển khoa học tự nhiên cũng thấp so với nhu cầu xã hội, nhưng mà cũng không hẳn thấp lắm. Nói cụ thể luôn, nhu cầu xã hội cần sản xuất điện thoại di động, mà ta chả thiết kế được cái nào. Tổng hợp lại, chỉ thấy những người kém phát triển khoa học kỹ thuật mới không thể thiết kế và sản xuất được điện thoại di động mà thôi, trong đó có Việt Nam!

                    Chúc vui
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • #11
                      Nói cụ thể luôn, nhu cầu xã hội cần sản xuất điện thoại di động, mà ta chả thiết kế được cái nào. Tổng hợp lại, chỉ thấy những người kém phát triển khoa học kỹ thuật mới không thể thiết kế và sản xuất được điện thoại di động mà thôi, trong đó có Việt Nam!
                      Công nghệ quá cao mà vòng đời quá ngắn. Như vậy muốn năm 2015 có mobile thì phải design từ bây giờ chứ k phải đến khi đó mới làm. Nhưng từ giờ đến đó ai nuôi đây????
                      Và với VN thì cái này không hẳn là thích hợp lắm. Song còn nhiều thứ khả thi. Nhưng nó chỉ khả thi khi người mua cái design đó phải mua bằng tiền họ bỏ công ra làm thì mới có chỗ đứng. Khi nào phải chứng minh thu nhập thì mới có thể được. Chứ giờ những ông làm được thì cũng thừa mưu để biết làm cái gì đơn giản hơn, ngắn hạn hơn mà lợi nhuận cao hơn, rủi ro ít hơn. Khi lòng tự ty dân tộc còn chưa đủ lớn thì chưa thể làm được. Làm được mới chỉ được 5% thôi. 95% kia k quyết định được thì bài toán này không khr thi nên k có người làm.
                      Nếu mấy người cầm lái mà cứ hô như vậy thì VN sẽ tụt thêm bậc đấy F ạ.
                      Ngày xưa bên viễn thông, ta thua china khoảng 7 năm.
                      Sau khi có vài khẩu hiệu vào đến giờ ta thua trên 100 năm mất.
                      Lý do học nhưng không học hết bài.
                      Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                      Biến tần
                      Máy giặt
                      Lò vi sóng
                      Bếp từ.
                      Tủ lạnh.
                      Điều hòa

                      Comment


                      • #12
                        Chúng ta đang thua ngay cả đối với những mặt hàng được coi là "truyền thống",một vài ví dụ:
                        -Trồng lúa:văn hoá VN là văn hoá lúa nước,người ta đã trồng lúa từ rất rất lâu.Nhưng đến nay thì xem ra những nước tập tễnh trồng lúa hơn vài chục năm năy cũng đạt năng suất và phẩm cấp hơn hẳn VN vì trình độ cơ giới hoá cao.Hoa màu,rau quả,cây công nghiệp cũng cùng chung số phận.

                        -Dệt may:nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu,nguồn hàng do các công ty mẹ bên trời Tây chỉ định,nhập 1 đồng xuất 1 đồng rưỡi,xem ra chúng ta chỉ đang xuất khẩu sức lao động.

                        Nói thẳng,đối với ngành điện tử,đầu tư sản xuất những mặt hàng "không quá mới" so với anh China là con đường tự sát nhanh nhất.

                        Buôn ý tưởng (hay chất xám)?! cũng hay,nhưng liệu có đủ "hàng xài được" để bán không?Ai bảo vệ quyền lợi cho người xuất khẩu "mặt hàng nhạy cảm" này ?! (rất dễ mất bản quyền)

                        Nói chung không tự tin lắm vào các vị "thuyền trưởng",nhưng còn sống thì vẫn phải làm,lách được ngày nào hay ngày ấy,rau cháo qua mùa...lận đận.

                        Comment


                        • #13
                          Nguyên văn bởi MinhHa Xem bài viết
                          Công nghệ quá cao mà vòng đời quá ngắn. Như vậy muốn năm 2015 có mobile thì phải design từ bây giờ chứ k phải đến khi đó mới làm. Nhưng từ giờ đến đó ai nuôi đây????
                          Và với VN thì cái này không hẳn là thích hợp lắm. Song còn nhiều thứ khả thi. Nhưng nó chỉ khả thi khi người mua cái design đó phải mua bằng tiền họ bỏ công ra làm thì mới có chỗ đứng. Khi nào phải chứng minh thu nhập thì mới có thể được. Chứ giờ những ông làm được thì cũng thừa mưu để biết làm cái gì đơn giản hơn, ngắn hạn hơn mà lợi nhuận cao hơn, rủi ro ít hơn. Khi lòng tự ty dân tộc còn chưa đủ lớn thì chưa thể làm được. Làm được mới chỉ được 5% thôi. 95% kia k quyết định được thì bài toán này không khr thi nên k có người làm.
                          Nếu mấy người cầm lái mà cứ hô như vậy thì VN sẽ tụt thêm bậc đấy F ạ.
                          Ngày xưa bên viễn thông, ta thua china khoảng 7 năm.
                          Sau khi có vài khẩu hiệu vào đến giờ ta thua trên 100 năm mất.
                          Lý do học nhưng không học hết bài.
                          Thực ra vấn đề cuối cùng cũng là đầu tư thôi có đúng không ạ? Vì nếu đầu tư thì chính là đầu tư để nuôi "từ đây đến đó" của bác chứ còn đầu tư cái gì nữa.

                          Vấn đề là vốn lớn quá, ta không thể đầu tư được, mà phải là các đại gia đầu tư. Các đại gia muốn đầu tư, thì ít nhất phải có cái gì đó demo, chứng minh cho họ thấy rằng khả năng công nghệ ta làm được, thì tội vạ gì các đại gia không đầu tư.

                          m2 trên toà nhà Vincom mới, trị giá khoảng 3600$++/tháng. Tương đương với việc nuôi một ông kỹ sư 1 năm trời. Nhà đầu tư rõ ràng không thiếu. Khẳng định là rất rất nhiều.

                          Bây giờ bài toán đặt ra là có anh kỹ thuật nào nghiên cứu làm được cái điện thoại di động không thôi. Mà làm nghiên cứu thì chỉ có mấy anh ở Trường, ở Viện làm. Ra được một số kết quả nào đó. Sau đó thuê sản xuất ở bên ngoài. Bọn nước ngoài nó đặt TQ làm, nó còn bán được, tại sao VN mình không đặt TQ làm được? Rõ ràng là được.

                          Vấn đề mấu chốt theo em vẫn là ta không nghiên cứu, trình độ thiết kế của ta quá kém. Em không cho rằng vấn đề khó là ở đầu tư, em cho rằng vấn đề khó là trình độ nghiên cứu ta thấp. Nếu một thiết kế có thể ra được sản phẩm mẫu trong 3 tháng, thì trong 3 tháng sau ta có thể tối ưu thiết kế, và chuẩn bị các thiết kế phụ, 3 tháng sau nữa ta có thể làm ra sản phẩm thử nghiệm, 3 tháng cuối chuẩn bị kế hoạch branding sản phẩm.

                          Nhưng vấn đề 3 tháng ra một sản phẩm, chẳng ai làm được, kể cả cái điện thoại bàn, bộ điều khiển BLDC (cái mà người ta đã ngừng nghiên cứu cả chục năm),...

                          Hầu như ai cũng thấy cái hiển nhiên theo kiểu, sản phẩm có rồi, ta làm làm gì, ta làm cái cao siêu hơn, cái ghê gớm hơn, chưa ai làm,... Nhưng đa phần lại không hiểu rằng, ở VN rất cần cái đó.

                          Lần đầu tiên em thấy có một ngành: XI MĂNG, dám tuyên bố trên báo hôm qua rằng, hiện nay sản xuất trong nước đã đảm bảo được nhu cầu tiêu dùng và tính đường xuất khẩu. Tất nhiên ngoại trừ một số ngành thuộc dạng nông nghiệp, dệt may lâu đời, mà bản chất là bán sức lao động.

                          Trình độ thiết kế thấp, đó là vấn đề lớn nhất.

                          Chúc vui
                          Falleaf
                          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                          Comment


                          • #14
                            Trình độ thiết kế cụ thể được bàn ở đây, hay trình độ nói chung chung được hiểu là kiến thức đúng không vậy mấy bác.

                            Tôi thì không nghiền ngẫm nhiều ở các phát biểu về vĩ mô, nhưng đọc tới phần thiếu thốn về trình độ thiết kế thì ko thể không đồng ý với F.

                            Thiết nghĩ có cái forum này anh em tiếp tục chia sẽ nhau kinh nghiệm va kiến thức để nâng cao đôi chút trình độ về thiết kế điện tử. Nếu khả năng các nhà thiết kế trước hết đáp ứng được yêu cầu (cao) của khách hàng thì mới hi vong thêm bước nữa là tự làm ra sản phẩm của riêng mình mà có thể cạnh tranh với người ta.

                            Comment


                            • #15
                              Muốn phát triển công nghệ hiện đại chúng ta hãy nhìn sang nước Nhật. Không nhắc đến thời Minh Trị Thiên Hoàng đã có một cái nhìn đúng đắn về sự phát triển vượt của Khoa học kỹ thuật phương Tây nên đã cử những thành phần ưu tú nhất sang bên đó học tập. Ở đây chúng ta muốn nói đến đất nước Nhật đã hoàn toàn kiệt quệ sau Thế chiến thứ hai. Ảnh hưởng của hai quả bom nguyên tử cộng với việc bồi thường chiến tranh khiến người dân đất nước này lâm vào cảnh đói khổ. Thế nhưng họ vẫn kiên cường đứng dậy, tiếp thu những công nghệ mới và xây dựng lại đất nước. Họ nghiên cứu những công nghệ đặc thù của đất nước mình và phổ biến trên toàn thế giới. Tiêu biểu cho công nghệ này là hai sản phẩm nồi cơm điện và mì ăn liền. Trước sự ăn theo của Trung quốc , Thái Lan và cả Hàn quốc... họ đã cải tiến sản phẩm của mình để luôn luôn đi đầu. Từ nồi cơm điện đơn giản họ đã chuyển sang nồi cơm điện dùng cảm ứng trung tần được lập trình với nhiều chế độ khác nhau. Còn mì ăn liền cũng vậy, hai hãng Nashin và AceCook luôn luôn đứng đầu thế giới. Với phương pháp luôn luôn đổi mới họ sẽ tránh bị các nước khác bắt kịp về công nghệ.
                              Một đức tính thứ hai của họ đó là dám thẳng thắn nhìn vào sự thật. Trong lúc các quan chức của PCI bị bắt và khai về tội đưa hối lộ cho một quan chức của VN. Phía báo chí và chính quyền bên Nhật lên tiếng thì tại VN vẫn bình chân như vại, không hề có một động thái nào. Mãi đến khi chính quỵền Nhật cắt hết khoản viện trợ thì mới cuống cuồng ra công văn xử lý.
                              Không phải mình khen người Nhật mà chê dân VN của mình. Chính việc tự lừa dối mình trong việc giáo dục đào tạo đã tạo nên một lớp người vênh vang với đủ loại bằng giả trong khi những nhân tài thật sự không được trọng dụng nên đã lui về làm công tác khác. Đây là một thiệt thòi lớn cho sự phát triển của đất nước. Chừng nào mà chọn người với năng lực thật sự chứ không phải là băng cấp thì nước ta mới đi lên và theo kịp các nước khác trên thế giới. Khoa học kỹ thuật cũng nhờ đó mà phát triển.
                              Last edited by quanghien54; 14-01-2009, 08:06. Lý do: sửa CT

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X