Nếu đây là lần đầu tiên đến với Điện Tử Việt Nam, bạn có thể đọc phần Hỏi đáp bằng cách nhấn vào liên kết. Có thể bạn cần đăng kí trước khi có thể gửi bài . Để bắt đầu xem bài viết, chọn diễn đàn bạn muốn thăm dưới đây.
To fall: Tôi nói là tìm ra vận tốc với sai số 100m/h chứ có nói là tìm ra vị trí và một giờ chỉ sai 100m đâu.
Tôi nghĩ khả thi chứ.
Nếu đi với vận tốc người đi bộ khoảng 6km/h thì sai số này là to rồi. Mấy con robot chạy với vận tốc cỡ người đi bộ trở xuống?
IMU(inertial measurement unit) gồm accelerometer+gyro
cũng cho kết quả về vận tốc nhưng bị sai số tích lũy theo thời gian,
Tuy nhiên nếu có thêm 1 cảm biến nào đó để correct nó lại sau 1 khoảng thời gian đều đặn thì vẫn có thể dùng được phương pháp này
Trong trường hợp kô thể dùng GPS minh vẫn có thể dùng thêm la bàn điện tử
hoặc magnetometer 2-3 axis thì cũng cho kết quả chính xác về vận tốc.
Nhưng cảm biến từ lại bị ảnh hưởng khá lớn bởi từ trường,cũng chẳng sao cả vì đã có Kalman filter
Do đó mình thấy phương pháp này là khả thi IMU+magnetometer(or compass)+Kalman filter
Hiện tại F đang muốn kiếm một sinh viên để hướng dẫn đề tài INS. Thiết bị này có thể dịnh vị rất tốt, dùng trong tàu, ghe, xe, máy bay....
Cơ bản thiết bị này là các gyro và accelerator, dùng để đo vận tốc góc và gia tốc. Nếu chỉ giải quyết bài toán trên mặt phẳng thì có thể dùng hai bộ, xem gia tốc xoay là nhỏ. Nhưng thực tế gia tốc xoay của oto rất lớn khi đi lên dốc, xuống dốc, quẹo cua... Sai số hệ thống này là sai số tích luỹ
Giá trị sai 100m/h như của qmk nói là bất khả thi, và nếu như qmk làm được một hệ thống như vậy thì có thể đăng hàng chục bài báo quốc tế.
Quay lại việc tìm sinh viên, F và bạn F sẽ hướng dẫn qua mạng bằng YM và email và cả gtalk khi cần thiết. Yêu cầu cơ bản:
1) Có internet tại nhà ADSL
2) Viết báo cáo hàng tuần hoặc cách tuần theo chuẩn quy định của F tại picvietnam
3) Có thể thành lập một nhóm các sinh viên với nhau để cùng làm
4) Lập trình PIC trên CCS C hoặc HT PIC, tương đối vững cơ bản.
5) Lập trình VC++ và biết một chút về Matlab để có hiểu code. Biết VB thì càng oki, vì hệ thống đang chạy trên VB.
F và bạn F sẽ cung cấp linh kiện, thiết bị, bao gồm gyro, acc, PIC, động cơ, encoder, đủ làm cho 3 trục. Nếu có thể toàn bộ chi phí của dự án này bạn F và F sẽ chi trả, nhưng sau khi làm xong phải nộp sản phẩm lại. Bởi vì có thể dự án được phân ra nhiều giai đoạn, và các sinh viên làm việc với dự án có thể thay đổi. Cần giữ lại sản phẩm để sinh viên sau có thể làm tiếp.
Giai đoạn làm việc:
1) Thiết kế sàn cơ để calibrate hệ thống, thiết kế mạch điện tử giao tiếp và điều khiển gyro, acc (mạch nguyên lý F sẽ giao), yêu cầu thiết kế mạch in sẽ giao chi tiết. Mà nếu sinh viên chưa có kinh nghiệm nhiều chắc F phải làm luôn vì cái này cần định vị chính xác.
2) Thực hiện các chương trình giao tiếp gyro, acc. Calibrate thiết bị theo phương pháp mà bạn F và F sẽ giao. Lưu ý, có calibrate cả phần nhiệt độ, vì vậy, lúc thiết kế phần cơ và thí nghiệm ban đầu rất quan trọng và mất thời gian.
3) Đưa phần thuật toán vào thành một hệ thống nhúng hoàn chỉnh, và chạy thử nghiệm để lấy kết quả (Việc này F và bạn F sẽ thực hiện tại Hàn). Hoặc là cả phần calibrate nếu thấy không có khả năng calibrate ở VN thì gửi sang Hàn để làm. Giai đoạn 3 này khá phức tạp và công phu.
Mục đích: Đây là kết quả làm việc mà bạn F đã ra báo, hiện nay muốn trực tiếp hiện thức nó tại Việt Nam. Từ chương trình chạy trên máy tính, chuyển vào chạy trên hệ dspic và đóng gói thành sản phẩm.
F rất muốn làm việc với các bạn sinh viên năm thứ 3 BK HN, vì F có thể nhờ bác BA kèm giúp. Giai đoạn đầu các bạn làm việc chủ yếu với phần cơ : điều khiển DC dùng PID + dsPIC, giao tiếp máy tính RS232, RF, điều khiển động cơ bước..... mấy cái này để làm cái bàn xoay calibrate, cộng thêm thiết kế vẽ mạch in hàn mấy cái mạch điện tử. Các thiết kế cơ phải vẽ Autocad.
Sinh viên năm thứ 3 có thể làm được những việc này, và đây gần như có sẵn. Nó thuộc phần kỹ năng thôi. Sinh viên năm thứ 3 có thể làm việc lâu dài với dự án, và vì F và bạn F cung cấp tiền, linh kiện để làm, nên càng muốn sau này em đó có thể làm một cách thành công từ đầu đến đuôi.
Bắn xuống mặt đường thì đúng là hay, nhưng các bạn lại sợ mặt đường không ổn định. Thế sao các bạn không bắn vào lốp xe? Vận tốc dài trên chu vi lốp xe bằng đúng vận tốc tương đối giữa xe và mặt đường. Mà khoảng cách giữa lốp và máy bắn thì dễ xử lý hơn giữa lốp với mặt đường ?
Sai số 100m/giờ rất khó, vì tốc độ tối đa bạn đo được là bao nhiêu? Chắc cũng phải đến 100 kM/h. Vậy mạch của bạn sẽ đòi hỏi độ chính xác đến 0,1 %. Độ chính xác này chỉ có trong phòng thí nghiệm với các máy đo mẫu giá vài chục triệu.
Bắn xuống mặt đường thì đúng là hay, nhưng các bạn lại sợ mặt đường không ổn định. Thế sao các bạn không bắn vào lốp xe? Vận tốc dài trên chu vi lốp xe bằng đúng vận tốc tương đối giữa xe và mặt đường. Mà khoảng cách giữa lốp và máy bắn thì dễ xử lý hơn giữa lốp với mặt đường ?
+ Chính xác, rất chính xác. Đúng! bắn vào lốp xe là giải pháp rất hay.
Nguyên văn bởi quocthai
Sai số 100m/giờ rất khó, vì tốc độ tối đa bạn đo được là bao nhiêu? Chắc cũng phải đến 100 kM/h. Vậy mạch của bạn sẽ đòi hỏi độ chính xác đến 0,1 %. Độ chính xác này chỉ có trong phòng thí nghiệm với các máy đo mẫu giá vài chục triệu.
+ Em không biết chính xác là bao nhiêu, nhưng biết chắc nếu mua "súng bắn tốc độ" chính hãng thì sai số rất thấp đảm bảo tiêu chuẩn ISO.
+ Trong forums này có một bác post lên một "tutorial" làm về cảm biến siêu âm. (cũng rất hay).
Thực ra bắn vào lốp xe cũng có sai số nhưng có thế là sai số chấp nhận được:
1. 4 bánh xe luôn có vận tốc khác nhau (nó dùng cơ cấu vi sai)
2. lốp lúc căng lúc xịt nên vận tốc dài sẽ thay đổi !
Trước tôi có 1 cái máy đo tốc độ dùng laser, gắn 1 miếng phản quang vào vật quay, nó đếm được vòng quay (vận tốc góc). Nếu ta đo bán kính bánh xe nữa là ra được tốc độ của xe.
Hehe.góp vui với mấy bác một tí.
Mình thấy để đo tốc độ của máy bay người ta thường dùng một cái ống(có cái tên gọi quên mất rồi),nó có hai đầu vào để nhận áp suất toàn phần và áp suất tĩnh, tương ứng sẽ cho vào hai bên của một cái kabin nhỏ.Ở giữa cái kabin này có một cái màng để so sánh áp suất.Từ định luật Becnuli chúng ta sẽ suy ra được vận tốc của máy bay so với không khí.Cái phương pháp này chỉ áp dụng khi nó bay ngang thôi.Trong trường hợp này mới có thể loại bỏ số hạng phụ thuộc độ cao trong công thức Becnuli được.Nếu trên ôtô thì chỉ áp dụng được cho đường bằng phẳng thôi chứ nếu mà gồ ghề thì không biết họ xử lý rung làm sao nhỉ?Còn trường hợp nó bay lên hoặc bay xuống thì người ta thường dụng cảm ứng sử dụng hiệu ứng Đôple.Mình chỉ biết đại khái đến đấy thôi.Hehe
Mình thấy cái ý tưởng xác định chướng ngại vật bằng nhận diện ảnh hay lắm.Không biết làm thể nào để nó phân biệt được nam và nữ để mà tránh nhỉ.Hehe con trai mà có những phần giống con gái thì sẽ qui về cái giống gì nhỉ?
Tôi xin quay lại đề tài dùng chuột quang làm cảm ứng đo tốc độ. Đấy không phải là một ý tường tầm thường đâu mà rất khả thi. Tôi có thằng bạn nó viết bài luận văn của nó về đề tài này và đã đo vận tốc tới 200km/h. Nguyên lý cực kỳ đơn giản: Dùng một kính lúp để hội tụ ô nhìn (view field) mặt đường vào ô phân giả của sensor (khoảng 135-60µ Pixel). Cái này hơi dính đên quang học một chút.
Đấy gọi là cái "điểm gãy" trong đồ thị điện áp - dung lượng còn lại. Dùng điện áp hở cực để xác định sắp hết hoặc gần đầy thì vẫn tạm ổn. Dùng để đo SOC/DOD thì đừng. Ngay cả số km đã đi cũng chả xác định được...
Xin cảm ơn bác bqvietluônnhiệt tình cho biết nhiều thông tin quí báu, cảm ơn bạn mèomướpcó ví dụ đơn giản và dễ hiểu, cảm ơn tất cả đã bớt chút thời gian quí báu vào đây đọc bài.
Cảm ơn bác nhathung1101cho thông tin và chúc mừng bác mua được những tấm pin NLMT cực tốt theo...
Dạ chú nhat... cứ coi pin mặt trời như 1 cái ắc qui nhìu ngăn mắc nối tiếp ấy ạ. Khi 1 ngăn yếu thì cả cái ắc qui yếu luôn ạ. Nó có nhìu bộ nối tiếp mắc song song nên bị che 1 khoảng nhỏ ảnh hưởng nhìu nhưng chắc ko đến nỗi mất 50% đâu ạ...
Nếu nói bị cái lá che sáng mà giảm 50% thì tôi càng không tin, bởi trên vườn tôi mặc kệ ông trời làm vệ sinh.
Tức là lá tự rụng, gió tự dọn. Ai hơi đâu mà leo lên dọn. Nếu phải như thế thì tôi dek thèm lắp làm gì.
Comment