TT(Hà Nội) - Các nhà sản xuất rượu Nhật Bản tại VN phải nhập khẩu chai rượu thủy tinh ở nước khác vì ở VN chưa có nhà sản xuất thủy tinh nào có thể đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu do phía nhà sản xuất rượu đưa ra. Đại sứ Nhật tại VN Mitsuo Sakaba chia sẻ câu chuyện này ở Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật lần 3 diễn ra ngày 3-3 tại Hà Nội.
Theo đại sứ Sakaba, ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện vẫn chưa phát triển tại VN và đang trở thành lực cản cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Nhiều loại phụ tùng, linh kiện vẫn phải nhập từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác, khiến chi phí sản xuất tăng và giảm năng lực cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước khác.
Tuy nhiên, chủ trương rõ ràng của Chính phủ VN được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định lại tại diễn đàn, coi ngành công nghiệp phụ trợ là “khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020.” Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói VN đặc biệt chú trọng tới các đối tác chiến lược và các công ty đa quốc gia trong việc phát huy tối đa năng lực đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ ở VN. Ông Ngô Văn Trụ - phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) - cho biết Chính phủ VN đã giao Bộ Công thương xây dựng nghị định về phát triển công nghiệp phụ trợ, khoảng tháng 6 năm nay nghị định sẽ được dự thảo xong và lấy ý kiến các doanh nghiệp.
Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật lần 3 do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn Các nhà kinh tế vùng Kansai (KANKEIREN) phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Tham dự diễn đàn lần này có gần 90 doanh nghiệp từ Nhật Bản sang và nhiều doanh nghiệp VN.
HƯƠNG GIANG
Theo đại sứ Sakaba, ngành công nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện vẫn chưa phát triển tại VN và đang trở thành lực cản cho các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Nhiều loại phụ tùng, linh kiện vẫn phải nhập từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á khác, khiến chi phí sản xuất tăng và giảm năng lực cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại được sản xuất ở nước khác.
Tuy nhiên, chủ trương rõ ràng của Chính phủ VN được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc khẳng định lại tại diễn đàn, coi ngành công nghiệp phụ trợ là “khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020.” Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói VN đặc biệt chú trọng tới các đối tác chiến lược và các công ty đa quốc gia trong việc phát huy tối đa năng lực đầu tư cho ngành công nghiệp phụ trợ ở VN. Ông Ngô Văn Trụ - phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) - cho biết Chính phủ VN đã giao Bộ Công thương xây dựng nghị định về phát triển công nghiệp phụ trợ, khoảng tháng 6 năm nay nghị định sẽ được dự thảo xong và lấy ý kiến các doanh nghiệp.
Diễn đàn kinh tế Việt - Nhật lần 3 do Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Liên đoàn Các nhà kinh tế vùng Kansai (KANKEIREN) phối hợp với Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Tham dự diễn đàn lần này có gần 90 doanh nghiệp từ Nhật Bản sang và nhiều doanh nghiệp VN.
HƯƠNG GIANG
Comment