Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[Truyện dịch] Những con chip giả chuyên nghiệp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • [Truyện dịch] Những con chip giả chuyên nghiệp

    Đây là 2 mẫu chip được mua từ Châu á và được dùng phân tích trong vấn đề đang đề cập


    Chip được khắc tên ST19CF68 1 dòng MCU dùng cho smartcard dùng trong ứng dụng smartcard (đi kèm với những yêu cầu về bảo mật tích hợp bên trong module tính toán số học) loại chip này có lẽ được sử dụng và bán ra ở dạng nhân die hoặc tích hợp sẵn vào smartcard
    ===>Tò mò phát sinh, tại sao lại có kiểu chân SOIC-20.


    Chip phía trên trong 2 chip đã được cắt bỏ lớp vỏ ngoài,
    và những hình ảnh bên trong của nó, dưới kính hiển vi điện tử:


    Những câu hỏi phát sinh:
    Nếu bạn có kiến thức về ngành ASIC sẽ thấy đây là 1 nhân (die) rất nhỏ đối với 1 dòng MCU dùng trong ứng dụng yêu cầu bảo mật đã trải qua 3-4 dòng phát triển?
    Hơn nữa tại sao lại có 20 chân trong khi các ứng dụng smartcard lại thường chỉ có 8 chân?


    Nhìn cận cảnh vào trong nhân kĩ hơn 1 tí ta thấy những thông tin hết sức thú vị:


    Và.. Ta thấy được con chip này không được sản xuất bởi ST... Nó được sản xuất bởi Fairchild Semiconductor (FSC).

    Với 1 góc nhìn khác:


    Thực tế đây là dòng 74LCX244 (IC đệm dòng chấp nhận áp thấp ngõ vào), 1 nhân chip (die) rẻ hơn rất nhiều so với dòng chip khá nổi tiếng mà nó mang tên.

    Nhìn theo 1 hướng khác ta thấy được chất lượng đóng vỏ của chip và khắc tên của mẫu chip đang được thử nghiệm trong bài viết:


    Thông thường chip được làm giả chất lượng vỏ ngoài rất thấp (vỏ xấu, nhãn nhòe, thường chỉ là sơn lên bề mặt) rất hiếm khi nào thấy được dòng chip làm giả được khắc nhãn bằng laser.

    Những con chip trên cho thấy 1 chứng cứ rằng đây không phải là dòng chip mua về làm lại, Ai đó đã mua những con chip chưa khắc tên của dòng chip 74LCX244, lập trình cho 1 máy khắc laser để tạo nhãn giả chất lượng cao cho những con chip có vỏ ngoài trắng. Quả thực tôi cũng có thể bị lừa nếu như không mở ra và kiểm tra với kính hiển vi.

    Điều này đặt ra những câu hỏi chưa được giải đáp:
    -Ai có thể mua những con chip chưa được khắc tên từ Fairchild?
    +1 Người bên trong của Fairchild
    +Fairchild ẩu và không hủy đi những con chip hỏng chưa được khắc tên, để chúng khỏi bị dùng vào mục đích xấu.
    -Máy khắc nhãn chip không phải là rẻ, bởi những con chip được làm giả có nhãn được khắc chất lượng rất cao?

    Thật sự thì công nghệ làm giả này không làm tôi ngạc nhiên bởi những dòng RAM giả (Đối tượng phổ biến là Kingston), và các dòng sản phẩm giả khác. Cách thức mà họ làm giả chính là giả những sản phẩm dùng để chứng minh chính hãng của sản phẩm:
    -Nhãn
    -Tem nổi 3D

    Với cách thức giả như vậy thì đây là 1 trong những vấn đề khá nhức nhối.
    Cùng cách thức như thế họ có thể làm giả bất kì chip nào họ muốn. Những người mua thường đặt niềm tin vào những gì được khắc trên chip. Nơi mà tôi không tin là những nhà sản xuất chip sẽ trang bị công nghệ chống giả cho việc khắc tên chip, điều mà tôi-chúng ta có lẽ nên bắt đầu lo lắng và suy nghĩ.


    Bài viết được mình dịch từ 1 blog của Bunnie:
    http://www.bunniestudios.com/blog/?p=208
    Last edited by quoc_thaibk; 12-01-2010, 02:03.

    Sông dài, Thuyền lớn, Biển rộng bao la.
    Tháo neo ngôn ngữ, lèo lái con thuyền kiến thức nhân loại.

  • #2
    Làm giả chíp là vấn nạn chung của ngành điện tử hiện nay. Đó là lý do vì sao bqviet luôn cố gắng để dùng hàng chính hãng qua đại lý hoặc nhà phân phối có uy tín. Hàng tiêu dùng đã là một vấn đề, nhưng không có gì mệt mỏi hơn phải bắt xe đi Hải Phòng vào 5h sáng, hoặc ngồi vạ vật trên tàu cả ngày vào miền Trung để bảo hành thiết bị chỉ vì một con chíp hỏng. Thiết bị lắp cho tàu thủy thì còn mệt hơn nữa.

    Biết bao lần ở diễn đàn này hoặc vài nơi khác người ta tranh luận với nhau rằng PIC hơn hay AVR hơn, hoặc PSoC sao mà đắt thế, rồi mua ở hàng này hàng kia ngoài chợ Hòa Bình, chợ Nhật Tảo rẻ hơn được 10K ... blah blah blah mà quên mất rằng giá con chíp chỉ bằng phần nhỏ giá thiết bị. Ngay cả ở hàng tiêu dùng thì chi phí cho con chíp cũng rất rẻ so với chi phí bảo hành, uy tín của người sản xuất.

    Đối với người làm nhúng còn có nguy cơ khác : ăn cắp firmware dù đã khóa trong Flash của chip. Ví dụ
    http://www.cl.cam.ac.uk/~sps32/

    Bằng cách dùng hóa chất ăn mòn lớp vỏ rồi tác động trực tiếp vào die theo một vài cách, hacker có thể đọc được firmware. Không có hàng nào miễn nhiễm hoàn toàn và bqviet biết trên mạng có vài công ty chuyên nhận làm thuê trò này.
    Phần mềm tự do hoặc không dùng máy tính nữa !.

    Comment


    • #3
      Tôi cũng đã từng mua phải chíp TA8659 ( Thời điểm còn đắt ) bọn làm giả chỉ mài qua nhãn cũ của con M50465 (CPU của VCR Mitsubishi) rồi in nhãn mới!


      Thật là vô lương tâm hết mức!
      Không gì bằng trải nghiệm thực tế:

      Comment

      Về tác giả

      Collapse

      quoc_thaibk Tìm hiểu thêm về quoc_thaibk

      Bài viết mới nhất

      Collapse

      Đang tải...
      X