Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sản phẩm Điện tử, và nhu cầu Việt Nam

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sản phẩm Điện tử, và nhu cầu Việt Nam

    Sau khi đọc thảo luận của picvendor và dung06 về vấn đề thành lập hội. F cũng có trao đổi trong đó, và thấy ý kiến của picvendor tương đối hay, cho nên mở ra luồng này để thảo luận.

    Sản phẩm điện tử có những đặc thù gì, nhu cầu của thị trường Việt Nam có những đặc thù gì? Nền sản xuất điện tử ở Việt Nam có những đặc thù gì?

    Chúng ta nên khai thác nó như thế nào?

    Tại sao những công ty lớn không hoặc chưa đầu tư phát triển điện tử ở Việt Nam? Tại sao chính phủ Việt Nam chưa chú trọng phát triển công nghiệp điện tử nhiều như Tin học?...

    Rất nhiều câu hỏi và vấn đề nên được đặt ra để thảo luận và tìm ra con đường đi đúng, nhanh, hiệu quả, lợi ích kinh tế, cho ngành điện tử việt nam.

    Có thể một số bạn sinh viên cảm thấy vấn đề này quá xa với các bạn, nhưng bản thân F nhận thấy khi còn là sinh viên, mình có rất nhiều suy nghĩ táo bạo (đến bây giờ thì có cái làm được, cái chưa làm được, cái không làm được), nhưng thảo luận thì mình có thể tìm ra được vấn đề, mặt khác, có thể mình không làm được nhưng người khác làm được. Nó thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của ngành.

    Đối với những người đã, đang công tác trong ngành, có thể là người kỹ sư, chủ doanh nghiệp, cho đến những cán bộ nhà nước có tham gia vào diễn đàn... hãy cùng nhau đưa ý kiến của mình ra thảo luận, và chúng ta liệu chăng sẽ thấy một cái gì đó còn đang lẩn khuất?

    Những vấn đề này là những vấn đề có thể nói tương đối tế nhị, và phụ thuộc nhiều vào quan điểm cá nhân, cho nên, riêng với luồng này, F khuyến khích mọi người sử dụng các cụm từ như: theo tôi, theo ý kiến cá nhân của tôi, bản thân tôi nghĩ rằng... để thể hiện rõ quan điểm và cách nhìn, cũng như những ý kiến đưa ra đây là ý kiến cá nhân.

    Có thể chúng ta chưa đủ sức, hoặc chưa đủ kinh nghiệm, hoặc thậm chí chưa đủ trình độ để nói về những vấn đề này, nhưng F rất mong các bạn, các anh chị, và các em sinh viên, cùng thảo luận về vấn đề này một cách sâu sắc và cân nhắc.

    Trân trọng

    F đang xài win Hàn, do bị hư máy, nếu đọc không tốt, mọi người thông cảm. Riêng F vẫn dùng firefox và nhìn thấy rất tốt, có lẽ do bị win có vấn đề, mọi người thông cảm. Đã thử sửa bằng cách convert code.
    Last edited by falleaf; 04-11-2006, 02:55.
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

  • #2
    Đề nghị bác F xem lại phần mềm gõ tiếng Việt bác dùng, nó đang được đặt chế độ là Unicode tổ hợp. Bác nên đổi sang Unicode (tức là Unicode dựng sẵn). Xem bằng IE thì chữ ở 2 mã này giống nhau, nhưng tôi đang dùng Firefox đọc chữ Unicode tổ hợp dấu loạn xạ lên.

    Bác vào trang này để đổi bài trên từ mã Unicode tổ hợp thành Unicode chuẩn: http://www.avys.de/js/src/vietuni.html
    (search Google với từ "vietuni", đây là kết quả đầu tiên)
    ---
    Mở hàng về topic này, tôi cho rằng nêu ra nhiều câu hỏi quá làm loãng chủ đề. Tôi đứng trên quan điểm cá nhân, không muốn bàn về những cái vĩ mô kiểu "nền sản xuất điện tử ở VN có đặc thù gì" hay "tại sao những công ty lớn, chính phủ VN chưa đầu tư mạnh vào điện tử".

    Xin lỗi phải đề nghị bác một cái nữa , là giới hạn chủ đề lại để bàn về "sản phẩm điện tử nào đang và sắp có nhu cầu, có thể mang lợi ích cho dân làm điện tử". Gì chứ bàn về cái nhu cầu làm giàu sát sườn mình thì tôi máu lắm lắm.

    Comment


    • #3
      Thôi tôi tạm viết tiếp vậy, để anh em khai phá thêm.

      Xem như mình ở giai đoạn phân tích thực tế trước, tôi lướt qua các trang quảng cáo sản phẩm của mọi người ở dtvn này, tạm list:

      Sản phẩm điện tử quảng cáo ở dientuvietnam.net

      1 Mạch nạp
      1.1 Nạp PIC
      1.1.1 Falleaf
      1.1.2 TMe
      1.1.3 linhnc
      1.1.4 hoang_csa
      1.1.5 Quế Dương
      1.1.6 Cuong Quay
      1.1.7 batbatdieu
      1.2 Nạp AVR
      1.2.1 TMe
      1.2.2 linhnc
      1.2.3 Cuong Quay
      1.3 Nạp 8051
      1.3.1 TMe
      1.3.2 linhnc
      1.4 Nạp các loại ROM
      1.4.1 TMe
      1.5 Nạp đa năng
      1.5.1 TMe
      1.6 Nạp CPLD/FPGA
      1.6.1 MinhHa

      2 Kit phát triển
      2.1 Thực hành PIC
      2.1.1 Falleaf
      2.1.2 MinhHa
      2.2 Thực hành AVR
      2.2.1 hoang_csa
      2.2.2 Cuong Quay
      2.3 Thực hành ARM
      2.3.1 Cuong Quay
      2.4 Thực hành CPLD/FPGA
      2.4.1 MinhHa

      3 Linh kiện
      3.1 Linh kiện RF
      3.1.1 Quế Dương
      3.2 Nhiều loại
      3.2.1 Cuong Quay
      3.3 Chip
      3.3.1 PIC
      3.3.1.1 Falleaf
      3.3.1.2 Cuong Quay
      3.3.1.3 batbatdieu
      3.3.2 89 Philips
      3.3.2.1 nh_y_tuong
      3.3.3 AVR
      3.3.3.1 Cuong Quay
      3.3.4 PSoC
      3.3.4.1 AFH
      3.4 PLC
      3.4.1 hoanghoat

      4 Mạch ứng dụng
      4.1 Đầu thu KTS
      4.1.1 hoang_csa
      4.2 RF modules
      4.2.1 Quế Dương
      4.2.2 MinhHa
      4.3 Máy đo tần số RF
      4.3.1 Quế Dương
      4.4 Tổng đài điện thoại
      4.4.1 Cuong Quay
      4.5 Timer
      4.5.1 hoanghoat
      4.6 Thu GPS
      4.6.1 MinhHa
      4.7 Đo góc nghiêng
      4.7.1 MinhHa
      4.8 Compass
      4.8.1 MinhHa
      4.9 Sensor công nghiệp
      4.9.1 hoanghoat
      4.10 Module LCD
      4.10.1 MinhHa
      4.11 Quang báo
      4.11.1 Micro DuyPhi

      5 Dịch vụ
      5.1 Đặt mạch in
      5.1.1 pham_v_quang3i
      5.2 Dạy vi điều khiển, robot
      5.2.1 tamphong
      5.3 Dạy PIC
      5.3.1 Bình Anh
      5.4 Dạy AVR
      5.4.1 Kiên blackmoon
      5.5 Dạy 8051
      5.5.1 Kiên blackmoon
      5.6 Dạy điện tử cơ bản
      5.6.1 Kiên blackmoon
      5.7 Bán bản quyền phần mềm nước ngoài
      5.7.1 Cuong Quay

      ---

      Chú thích:

      - Tôi tìm xem các sản phẩm, dịch vụ bằng cách xem ở box "Quảng cáo" và chữ ký.

      - Tạm dừng ở một vài trang topic của box Quảng cáo, bác nào thấy sản phẩm/dịch vụ của mình chưa có thì list ra đây để tôi bổ sung.

      - Có một số đồ, tôi không cho vào danh sách vì theo tôi đánh giá là không thu hút (vd: trên web của Cuong Quay coi bộ có rất nhiều cái lạ, hình như thực ra chỉ là trưng ra, ai đặt hàng thì mới lấy từ nước ngoài về).

      - Có một số đồ khác, tuy ít (hoặc cũng là order từ nước ngoài) tôi cho vào danh sách vì cho là chắc có ích cho nhiều người (vd: compass ở web của MinhHa, phần mềm công nghiệp ở web của Cuong Quay).

      - Tạm dùng tên của 1 người để đại diện 1 nhóm (hoặc cty), nếu đó là sản phẩm từ 1 nhóm.
      ---

      Hôm nay đọc vậy đủ rồi, bác nào có ý kiến nhận xét về những thứ anh em thể hiện ở đây, xin tự nhiên.
      (trông ra cũng có nhiều cao thủ ẩn danh ở dientuvietnam, hoặc đó là những người tham gia để tìm kiếm lợi ích cho công ty của họ mà chưa nói rõ, tạm thời chưa thể hiện công khai thì tôi chưa list ra)
      Last edited by picvendor; 05-11-2006, 00:21. Lý do: định trình bày bài thành table 2x3 cho gọn, nhưng diễn đàn không có code tạo table

      Comment


      • #4
        Hay, đúng là đi từ mấy việc cơ bản này, đơn giản nhẹ nhàng, gọn gàng, hệ thống...

        Vậy tiếp theo thì làm gì nữa, dường như picvendor đang có một ý đồ gì đó muốn gợi cho mọi người. Về hệ thống sản phẩm, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài nhóm mà F đã liệt kê rồi.

        Như vậy, ý của picvendor là đi từ sản phẩm mà đi, chứ không đứng theo cách nhìn từ nhóm hoạt động như của F? Vậy ý tưởng tiếp theo là gì?
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #5
          Bác F khéo gán ý bác cho người khác quá Tôi chỉ mới là liệt kê thôi, và sẽ dùng bản liệt kê để rút ra nhận xét. Tất nhiên là bác nào đọc vào cũng có thể có nhận xét cả, không phải là cần tôi gợi ý.

          Cách nhìn của tôi cũng không phải là "từ nhóm" hay "từ sản phẩm". Biến đổi cái bảng một tí, thì sẽ là đổi qua đổi lại. Lý do ở đây tôi chia thành các nhóm sản phẩm, là để các bác dễ nhìn thấy đối thủ cạnh tranh

          Xem lại danh sách đó, thấy bác F nhận xét có lý, không nhiều nhóm lắm.

          Về các sản phẩm, cũng thấy chủng loại không phong phú. Những anh quảng cáo nhiều thì cũng chỉ tập trung vào các loại VDK & vài mạch nạp, ít kit thí nghiệm. Những đồ đó, đối tượng chỉ là sinh viên <=> thị trường quá nhỏ để tranh nhau.

          Tương lai lợi nhuận là nằm ở nhóm 4 kìa, ở đó hoặc là các bác sử dụng được chất xám của mình, hoặc là các bác copy sơ đồ của nước ngoài về một cách khôn ngoan. Thị trường tương lai của chúng ta phải là appliancessupplies. Có làm bộ RF ngon bán cho cả nước, hoặc làm các module sensor, calibre bán cho công ty được thì ăn mới ngon.

          Tôi thấy dtvn chỉ sáng được có các bác ở nhóm 4, vài bác ở nhóm 5, về việc bán buôn đồ chơi cho VDK thì TMe đáng kể. Ở đây có cái gì mà gọi là "cộng đồng điện tử Việt Nam"?! Để tôi sang ben diendandientu tìm xem có bác nào quên quảng cáo bên này không. Tạm thời hơi thất vọng về cái sự "nhỏ" rồi đấy.

          Comment


          • #6
            Vài nhận xét về định hướng của đội ngũ hoạt động điện tử đơn lẻ

            Tôi sang bên diendandientu nhìn các nội dung quảng cáo, càng thất vọng hơn. Nhiều bác sản xuất sản phẩm điện tử bỏ quảng cáo ở bên đó cũng phải, phần box quảng cáo ở diendandientu nhìn như một bảng rao vặt cho các công ty tuyển dụng, nội dung không hơn được 1 bảng rao vặt ở một trường ĐH Bách Khoa. Tôi cho rằng cộng đồng điện tử mà đẩy nhau phát triển được, thì không phải nhờ vào các công ty, mà là nhờ những người không có công ty riêng nhưng có nung nấu & có nhiệt tâm giúp đỡ cộng đồng.

            Trở lại việc phân tích hướng kinh doanh đồ điện tử, cộng đồng điện tử nhỏ thì cũng phải chịu vậy, nước Việt Nam đâu có lớn và mình cũng chỉ là người chập chững đi sau. Hy vọng chúng ta định hướng kinh doanh khéo léo, len được vào những khoảng trống mà phát triển.

            Đánh giá triển vọng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm, tôi sẽ dựa vào khối các thành phần sau:
            - Sản phẩm: một sản phẩm hay nhiều sản phẩm
            - Thị trường: một thị trường hay nhiều thị trường
            - Người mua: một người mua hay nhiều người mua
            - Người bán: một người bán hay nhiều người bán

            Mỗi bác tham gia kiếm ăn từ ngành điện tử, có thể xét lại là mình đang làm bao nhiêu sản phẩm, phục vụ bao nhiêu thị trường, ở đó có bao nhiêu người mua, có bao nhiêu người bán.

            Mục tiêu cao nhất của kinh doanh là: tối đa hóa lợi nhuận. Xét bài toán tối ưu 4 biến một cách hết sức đơn giản, "lợi nhuận" sẽ là hàm số:
            - tỉ lệ thuận với số lượng "sản phẩm" mình làm ra
            - tỉ lệ thuận với số thị trường mình tham gia (để "bán" sản phẩm)
            - tỉ lệ thuận với số người mua ở thị trường mình tham gia
            - tỉ lệ nghịch với số người bán ở cùng thị trường của mình

            -> các bác sẽ hy vọng kiếm lợi nhiều nhất khi: Nhiều sản phẩm - Nhiều thị trường - Nhiều người mua - Một người bán (là mình).

            Tôi tạm dừng ở nhận định này, áp dụng nó để phân tích lại bảng sản phẩm & nhà sản xuất ở trên kia:

            1. Nhóm 1:
            Tình hình hiện tại: Một sản phẩm, một thị trường, ít người mua, nhiều người bán.
            Nếu tình hình này được duy trì, thì bác nào tham gia thị trường cũng gặp khó khăn, không kiếm nhiều lợi nhuận được.
            Mô hình phát triển: Đặc điểm cố định của thị trường này là "một sản phẩm" và "ít người mua", nên để gia tăng lợi nhuận, sẽ tiến đến "nhiều thị trường" và "ít người bán".
            Lý do tôi nhận định TMe sáng nhất ở khu vực này, là TMe biết đẩy đến "một người bán", dùng áp lực cạnh tranh để vượt nhanh qua các đối thủ khác. Kể ra thì các bác khác bị out cũng là có lợi cho các bác ấy, họ chấp nhận thua ở một mảnh đất nhỏ vậy thì có thể tập trung tìm lợi nhuận từ các mảnh đất lớn khác.
            Mô hình "nhiều thị trường" tôi sẽ đề cập sau.

            2. Nhóm 2:
            Tình hình hiện tại: Một sản phẩm, một thị trường, rất ít người mua, nhiều người bán.
            Tương lai nhóm 2 là rất bi đát, bởi các bác không có cách nào để khơi thêm nhu cầu từ thị trường hiện tại, và càng không đủ chuyên nghiệp để lao vào các thị trường khác. Nói chung là làm ở nhóm 2 chỉ để giúp đỡ cộng đồng và tạo tên tuổi.

            3. Nhóm 3:
            Tình hình hiện tại: Nhiều sản phẩm, một thị trường, rất nhiều người mua, nhiều người bán.
            So với nhóm 1, nhóm 3 có những đặc điểm thuận lợi hơn: "nhiều sản phẩm" và "rất nhiều người mua". Các bác có một đối thủ cạnh tranh to uỵch là những cửa hàng linh kiện ở Nhật Tảo, Hàng Trống. Để sống được ở nhóm này, cần nắm chắc châm ngôn: nhanh hơn, rẻ hơn, tốt hơn. Ai có phương thức làm ăn tốt và biết cạnh tranh đúng chỗ thì thắng, còn lơ đãng tức là tự quay đầu mình lại.

            4. Nhóm 4:
            Tình hình hiện tại: Nhiều sản phẩm, nhiều thị trường, nhiều người mua, nhiều người bán.
            Ở đây "nhiều thị trường" nghĩa là các bác có thể tiếp cận khách hàng tiêu dùng lẻ, khách hàng bán buôn bán sỉ, khách hàng mua để sản xuất hàng lô; các bác có thể bán cho dân, cho nhà nước, cho các dự án...
            Nhóm 4 được đánh giá "sáng" bởi cơ hội rất rộng mở, các thị trường của chúng ta ngày càng có những nhu cầu mới để ta đáp ứng. Phương thức tối đa hóa lợi nhuận ở nhóm 4 này là:
            - từ "nhiều sản phẩm" thành "rất nhiều sản phẩm", tận dụng cho triệt để nhu cầu thị trường
            - từ "nhiều thị trường" thành "rất nhiều thị trường", không ngừng tìm kiếm cách bán hàng & nơi bán hàng mới
            - từ "nhiều người mua" thành "rất nhiều người mua", tức là làm ra những sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng nó rất cao (chính xác hơn là giá trị lợi nhuận tiềm năng cao)
            - từ "nhiều người bán" thành "một người bán", nghĩa là mình cần làm ra sản phẩm độc nhất, dùng đủ mọi cách để không có nhiều đối thủ cạnh tranh: bảo hộ sở hữu trí tuệ bằng Patent, giấu mấu chốt công nghệ (cạo chip...), giữ độc quyền nguyên liệu đầu vào hoặc độc quyền đầu ra...

            5. Nhóm 5:
            Tình hình hiện tại: Ít sản phẩm, một thị trường, ít người mua, ít người bán.
            Tuy ít sản phẩm và ít người mua, nhưng nhóm 5 sẽ tạo ra nhiều sản phẩm mới rất nhanh chóng. Cuộc cạnh tranh ở lĩnh vực dịch vụ sẽ được quyết định bằng chất lượng và các dịch vụ hỗ trợ kèm theo. Khi các bác cung cấp dịch vụ tốt thì người mua sẽ tăng, và khi ngành điện tử càng lớn thì người mua dịch vụ tự nhiên cũng sẽ tăng rất nhiều.
            Nói chung với các bác có khả năng tham gia nhóm 5, chỉ cần tập trung đảm bảo chất lượng dịch vụ của mình + chuẩn bị nguồn lực đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu. Tiền chưa lấy được, nhưng đã có sẵn ở nhà băng rồi :-)

            Tóm lại, với mô hình phân tích dựa vào 4 yếu tố trên, tôi nhận định nhóm 4 và nhóm 5 là nơi đảm bảo lợi nhuận dồi dào, tuy nhiên ở đó đòi hỏi chất xám và chất nhạy nhiều, không dễ nhảy vào đó. Còn bác nào mà rất mạnh thì tham gia nhóm nào cũng ngon.

            Hôm nay tôi tạm dừng ở đây, bài phân tích sau dự định sẽ là "Đường hướng làm tăng sản phẩm, tăng thị trường, tăng người mua và giảm người bán". Kính mời các bác có quan tâm cho ý kiến thoải mái.
            Last edited by picvendor; 12-11-2006, 09:43.

            Comment


            • #7
              Sao 2 hôm nay không thấy nói thêm vậy kìa. Anh em đang rất nóng lòng theo dõi nhất là với mình.
              Nhớ thêm phần quản lý nhân sự nhất là giới trẻ anh em chúng ta (dân kỹ thuật) sao cho hiệu quả nữa. Vì tôi thấy anh em ta ai cũng máu me hết, chưa làm công đã nghĩ làm chủ rồi.Chưa giỏi đã đòi tăng lương, chưa thương lượng đã nghĩ việc roài
              Last edited by falleaf; 16-11-2006, 22:40.

              Comment


              • #8
                theo tôi chúng ta nên học hỏi người láng giềng gần nhất đó là Trung quốc,Tại sao họ phát triển mạnh như vậy?hàng của họ lại qua rẻ nửa ,đó là nhờ họ có một nền công nghệ diện tử phát triển ,linh kiện của chúng ta toàn lấy của họ thì làm sao làm re hơn họ được,đó là chỉ mới nói về giá cả thôi,con về mặt kỹ thuât ta còn thua họ xa lắc, họ đã có thể tữ chế tạo và phóng thành công các vệtinh,biết đến khi nào ta mới có vệ tinh đó là nói về công nghệ cao.Còn về các sản phẩm điện tử cơ bản ta cung thua luôn ,nội cái ballast điện tử thôi cũng thấy toàn hàng TQ.Vậy chúng ta hãy đặt câu hỏi tại sao lại như vậy??

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi khoanguyen Xem bài viết
                  theo tôi chúng ta nên học hỏi người láng giềng gần nhất đó là Trung quốc,Tại sao họ phát triển mạnh như vậy?hàng của họ lại qua rẻ nửa ,đó là nhờ họ có một nền công nghệ diện tử phát triển ,linh kiện của chúng ta toàn lấy của họ thì làm sao làm re hơn họ được,đó là chỉ mới nói về giá cả thôi,con về mặt kỹ thuât ta còn thua họ xa lắc, họ đã có thể tữ chế tạo và phóng thành công các vệtinh,biết đến khi nào ta mới có vệ tinh đó là nói về công nghệ cao.Còn về các sản phẩm điện tử cơ bản ta cung thua luôn ,nội cái ballast điện tử thôi cũng thấy toàn hàng TQ.Vậy chúng ta hãy đặt câu hỏi tại sao lại như vậy??
                  Bạn hỏi tại sao ư?
                  Tại vì dân Việt NAm vốn tính thích sùng ngoại.
                  VN ta lại thêm tính CÓ MỚI NỚI CŨ.
                  VÍ DỤ: VN như 1 đứa con gái vậy, tuy đã có bạn trai rồi, có người yêu rồi, nhưng nếu thấy thằng nào đi @ là về nhà nó tương tư và sằn sàng say hello goobye bạn tình cũ liền.( Nói vui thôi, chứ không phải đa số ai cũng thế, mà thiểu số không có tính này)
                  Do đó, dù người Việt Ta làm ra cũng không giám để Made của nguoi Việt, tôi xin lấy ví dụ luôn cái của bạn, Cái Ballast đúng là trc đây của TQ nhưng mấy năm gần đây nó không còn là của TQ nữa, mà là Made Sài Gòn IN TQ.(hi hi, chắc bạn chưa update thông tin rồi, diễn đàn đã nâng Version lên 3.x mà bạn vẫn chưa chịu nâng verion lên cho kịp).
                  Theo tôi, muốn VN phát triển, thì điều đầu tiên là giáo dục ý thức DÂN TỘC VÀ XÓA BOE THẰNG TÀU RA KHỎI BỘ ÓC CHỨA ĐẦY ĐẬU HỦ CỦA 1 SỐ THANH NIÊN là điều đáng làm và cần làm. Và thay vào đó là NHẮC NHỞ THANH NIÊN CHÚNG TA RẰNG:........ theo anh em là nhắc nhở cái gì là hay nhất nhỉ......

                  Comment


                  • #10
                    Xin lỗi Duy Phi, tôi chưa kịp viết tiếp phần phân tích. Post bài này để hỏi nhanh bác một câu:

                    Theo tôi, muốn VN phát triển, thì điều đầu tiên là giáo dục ý thức DÂN TỘC VÀ XÓA BOE THẰNG TÀU RA KHỎI BỘ ÓC CHỨA ĐẦY ĐẬU HỦ CỦA 1 SỐ THANH NIÊN là điều đáng làm và cần làm. Và thay vào đó là NHẮC NHỞ THANH NIÊN CHÚNG TA RẰNG:........ theo anh em là nhắc nhở cái gì là hay nhất nhỉ......
                    Chắc Duy Phi đang nói đến quần chúng tiêu dùng. Còn về người sản xuất, bác có nghĩ là người làm ra ballast "Made Saigon in TQ" là không có tinh thần dân tộc không?

                    Theo tôi nghĩ, họ biết chấp nhận mình thua kém Tàu mà lợi dụng tên tuổi của nó, để bán được sản phẩm cạnh tranh với nó -> bán được hàng của VN -> đất nước đỡ tốn USD mua đồ của Tàu -> đó là tinh thần dân tộc.

                    Comment


                    • #11
                      Anh Picvendor nói chính xác!
                      Bản thân nội tại của thằng Tàu nó cũng chơi chiêu bài này.
                      Cứ vào đi, ta sẽ "tận dụng" nhưng "sáng tạo" rồi có lúc ta cũng sẽ trả lại cho chúng những thứ chúng đã đem tới.
                      Tạm thời gác chuyện này, nếu muốn- ta mở thêm một mục nữa. Ở đó ta nói nhiều hơn để không làm loãng luồng nói chuyện này.

                      Comment


                      • #12
                        -----------------------------------
                        Last edited by MicroDuyphi; 19-11-2006, 11:11.

                        Comment


                        • #13
                          Đặc điểm ở VN liên quan đến kinh doanh sản phẩm ĐT

                          Tôi định bài này sẽ trình bày một số định hướng để gia tăng lợi nhuận cho việc sản xuất & kinh doanh đồ điện tử, bằng cách nêu một số ví dụ thế giới đang áp dụng. Tuy nhiên bác Duy Phi nhắc việc lưu ý về việc quản lý nhân sự, làm tôi nghĩ đến tố chất của người Việt Nam, cảm thấy liệt kê ví dụ của thế giới về mà không thích hợp với điều kiện VN thì cũng thừa. Do vậy tôi điều chỉnh lại là sẽ tiếp cận những giải pháp với điều kiện VN, và vì thế phải xem lại: các điều kiện hiện nay ở VN liên quan đến sản xuất kinh doanh đồ điện tử là gì?

                          Tôi sẽ chia các điều kiện ra một số thể loại cho dễ liệt kê:

                          i/. Nguyên vật liệu (linh kiện điện tử, vật liệu các ngành phụ trợ)
                          ii/. Công cụ & công nghệ để sản xuất kinh doanh (với mức độ chúng ta, công cụ & công nghệ khá tương đồng nhau, tôi gộp lại cho gọn)
                          iii/. Đội ngũ chế tạo (người nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, thợ gia công)
                          iv/. Đội ngũ bán hàng (với các bác chuyên đánh lẻ thì iii và iv là một, nhưng nói chung nên tách vai trò ra, và nếu đủ người thì nên tách hẳn)
                          &
                          v/. Trình độ quản lý
                          v.i/. - Quản lý tài sản
                          v.ii/. - Quản lý con người
                          v.iii/. - Tổ chức sản xuất - kinh doanh
                          vi/. Khả năng phân phối, lưu thông sản phẩm

                          Nhắc lại là chúng ta xét việc sản xuất kinh doanh có 4 đối tượng, trước khi phân tích tiếp các loại điều kiện trên, ta nên để ý điều kiện nào tác động đến đối tượng nào:

                          A. Sản phẩm: liên hệ với i, ii, iii và v.iii.
                          B. Thị trường: liên hệ với iv, v.iii và vi.
                          C. Người mua: liên hệ với iv và vi.
                          D. Người bán: liên hệ với tất cả các điều kiện, đặc biệt là vi và v.i, v.ii, v.iii.


                          Nhận định về điều kiện ở VN, trong chủ đề nhỏ này tôi không nghiên cứu qua số liệu được, chỉ là nêu theo ước lượng cá nhân đầy cảm tính. Mong các bác bổ sung để có đánh giá tốt hơn.

                          i/. Về Nguyên vật liệu:
                          Hiện tại: VN không sản xuất được vật liệu khả dĩ sử dụng được. Với linh kiện điện tử: ta không làm được (công ty nước ngoài có đầu tư nhà máy thì cũng phục vụ sản xuất của họ, không đổ vào thị trường VN). Với vật liệu cho các ngành khác như cơ khí, hóa chất (gồm cả nhựa): ta có thể làm được nguyên liệu thô, vẫn chưa làm đầu vào trực tiếp cho việc sản xuất đồ điện tử được. Một số vật liệu có thể sử dụng ngay thì giá vẫn đắt hơn nhập từ nước ngoài ===> yếu kém.
                          Tương lai: chắc ta sẽ dùng sản phẩm hóa chất do VN làm ra, các nguyên liệu khác vẫn nhập từ nước ngoài cho sản xuất số lượng nhiều, đặt hàng các chủng loại lạ ở trong nước.

                          ii/. Về Công cụ & công nghệ:
                          Hiện tại: vào loại yếu kém toàn diện. Các công cụ ta sử dụng để sản xuất thì hoặc là đồ cũ, hoặc là đồ mới với giá đắt hơn nhiều so với giá trị sử dụng, hoặc là đồ nhái và đồ không có bản quyền. Công nghệ chính của ta vẫn là sao chép từ nơi khác.
                          Tương lai: món này sẽ phát triển nhanh, các bác cần chuẩn bị tinh thần để tìm kiếm, biết ra quyết định và đón nhận công cụ, công nghệ thích hợp. Sự mở cửa nền kinh tế cũng sẽ mang đến VN những công nghệ thay thế với giá cả cạnh tranh. Ngành ICT (máy tính & viễn thông) phát triển sẽ trang bị cho ngành điện tử nhiều khái niệm công nghệ mới, điển hình là Internet vừa chứa công nghệ vừa là công cụ ===> thỉnh thoảng các bác đặt câu hỏi "công cụ và công nghệ mình đang có đã đáp ứng nhu cầu chưa?", nếu là chưa thì lên mạng tìm cái khác ngay.

                          iii/. Về Đội ngũ chế tạo:
                          - Thông minh, tài giỏi, nhanh nhạy, blah blah blah. Tóm lại là: học tập nhanh.
                          - Cần cù, chăm chỉ, chịu khó, blah blah bla. Ý nghĩa là: làm việc chân tay tốt hơn suy nghĩ cho các vấn đề mới.
                          - Chi phí lao động thấp, đồng nghĩa với chất lượng lao động không cao, cần đầu tư đào tạo và chịu chi phí cho việc thực hành (thử nghiệm).
                          Tình hình sẽ thay đổi theo hướng: một bộ phận có ý thức sẽ tự hoàn thiện để vượt cao hẳn mức trung bình, anh em còn lại tiến bộ hay không là do xã hội đẩy đưa thế thời may rủi. Số vượt cao hẳn mức trung bình ấy, nhiều khả năng vẫn là tụt hậu với thế giới vì ít điều kiện cọ xát + tâm lý tự mãn (ta nhất ở VN là quá đủ sống rồi, blah blah blah).

                          iv/. Về Đội ngũ bán hàng:

                          - Mưu mẹo, giỏi ứng biến, khôn khéo, blah blah blah. Nói chung là tố chất sánh được với các bạn TQ.
                          - Tinh thần kinh doanh (entrepreneurship) cao, có máu làm giàu, lại tài giỏi -> dễ dẫn đến việc tự tung tự tác, làm mất uy tín kinh doanh và gây thiệt hại cho chủ.
                          - Trình độ xoay trở tốt, nhưng kiến thức thiếu nền tảng, không bài bản. Giống như người đánh cờ có đầu óc mà không được đào tạo kỹ, có khả năng đi một nước hay ở giữa cuộc cờ, nhưng bài binh bố trận từ khai cuộc lại kém.
                          - Việt Nam mới gia nhập WTO, vẫn còn trong cảnh tranh tối tranh sáng, có nhiều cách làm giàu với các thủ đoạn khác nhau -> đội ngũ bán hàng có khả năng bị cuốn theo lợi nhuận trước mắt, không còn sức để chuẩn bị cạnh tranh thực thụ cho lâu dài.
                          Bức tranh tương lai có nhiều "hố đen" nhưng lại rất hấp dẫn cho đội ngũ bán hàng. Con người VN nhờ tố chất xoay trở giỏi sẽ rất thích hợp với việc bán hàng, vấn đề của chúng ta là biết sử dụng và gắn kết với họ bằng quan hệ lợi ích thống nhất.

                          v/. Về Trình độ quản lý:
                          v.i/. Quản lý tài sản: trong việc này người Việt còn cần rèn luyện nhiều. Ở môi trường cạnh tranh với mọi điều kiện bình đẳng, trình độ quản lý tài sản có thể là cái quyết định sự thành bại: bảo vệ tối đa tài sản của mình, tăng hiệu quả sử dụng tài sản đến mức cao nhất, tiết kiệm nhằm loại bỏ sự phung phí (đồ thải ra của quá trình chế tạo cũng nên xem là sự phung phí), "mượn" tài sản từ nơi khác để phục vụ mục đích của mình.
                          Để tăng năng lực quản lý tài sản, các bác cần chú trọng các kiến thức sau: quản lý dòng tài chính, quản lý bằng quy trình có mã số mã vạch, quản lý thông tin về đối thủ cạnh tranh.
                          Trong tài sản còn nên kể đến tài sản vô hình: ý tưởng, kiến thức, tên tuổi (gọi là "thương hiệu" thì ngại các bác nhầm với kiểu Clear Omo ngoài chợ, ở đây không chỉ là thương hiệu đã xây dựng xong, mà có thể còn là tiếng tăm chưa định hình rõ, hoặc kiểu cái mác "VN giỏi đánh Mĩ", "TQ sản xuất rẻ nhất thế giới"...). Để quản lý tài sản vô hình, chúng ta cần có một tầm cao hơn bây giờ nhiều, nhưng ngay từ bây giờ ta có thể đã có tài sản vô hình nên cần phải quản lý. Tôi cũng không biết gì về việc này, đề nghị chi tiền đi tìm người tư vấn cho nhanh.

                          v.ii/. Quản lý con người: xem lại các khó khăn chờ đợi từ Đội ngũ chế tạo và Đội ngũ bán hàng, ta thấy việc quản lý con người là phức tạp. Thế giới đã phát triển ngành khoa học về quản lý nhân sự, nhưng tác dụng của nó ở VN thì chưa rõ (chắc cần có tố chất đặc biệt để quản lý nhân sự, hoặc họ giấu nghề, nên lực lượng quản lý nhân sự còn mỏng, kiến thức truyền đạt cho mọi người lại khó tiếp thu thành hệ thống).
                          Có lẽ đối với người Việt ta, chìa khóa cho quản lý con người là: tạo sự đồng lòng trong tổ chức, khi đạt mục tiêu thì lợi ích cùng hưởng, dùng sự chân thành để gạt đi đố kỵ và nghi ngờ. (cái cuối này là đặc điểm làm người VN khó liên kết và thành công lâu dài, là bản tính của dân tộc và đang được cải thiện dần nhờ cuộc sống công nghiệp).

                          v.iii/. Tổ chức sản xuất - kinh doanh:
                          Tổ chức sản xuất thường đi kèm với công nghệ, chúng ta có công nghệ yếu thì đương nhiên khả năng tổ chức sản xuất kém. Do vậy theo tôi bác nào cũng nên đi làm cho công ty nước ngoài một thời gian, chọn công ty mà nó có đặt nhà máy ở VN ấy, đừng đi làm cho bọn Văn phòng đại diện - ở đó chỉ có tiền chứ không có những thứ quý giá như kiến thức về tổ chức sản xuất. Nếu điều kiện không cho phép chọn một công ty như vậy, thì khăn gói tìm đến các trường ĐH Kinh tế mà học lóm. Công việc tổ chức sản xuất thường liên quan đến việc làm tối ưu một cái gì đó bằng một cách thức điều hành hệ thống, nếu khả năng tối ưu của mình không tốt, thì chúng ta có thể dựa vào việc thiết kế và điều hành hệ thống, làm tăng thêm tài nguyên cho mình để bớt phải tối ưu.
                          Tổ chức kinh doanh nếu không xem là phần sau của sản xuất, thì xem nó là cái khái niệm (concept) cốt yếu, dẫn đường cho hoạt động kinh doanh của mình. Ở khái niệm đó cần hiện diện những thứ: ta làm ra "sản phẩm" là gì và ai dùng nó thì được gì, ta làm ra sản phẩm bằng cách nào, ta sẽ là người đưa ra concept mới hay đi sau, ưu điểm của ta là những cái blah blah gì, khách hàng blah blah sẽ bị ta dụ đến mức nào. Hiện trạng của hoạt động kinh doanh ở VN (xét nhỏ trong ngành điện tử và nhỏ hơn nữa là cộng đồng kinh doanh được liệt kê ở topic này) là thiếu concept bứt phá, hoạt động cho đã nhiều khi nhìn lại không có chuẩn bị bài bản mà chỉ sao chép mô hình. Các bác cần dành nhiều thời gian hơn để nghĩ, nghĩ nữa, nghĩ mãi đi, nếu trời cho các bác cái đầu kinh doanh thì sẽ nghĩ ra mô hình (concept) thích hợp cho mình; một thuận lợi cơ bản là giờ ta tiếp xúc thông tin nhiều hơn, có thể mượn concept ở đâu đó bên Mĩ bên Phi về chiến đấu ở VN, cũng có thể một ngày các bác đang nghĩ chợt thấy mô hình nào đó của thằng TQ lại kém cái mình nghĩ -> vùng lên đè đầu nó.

                          vi/. Về Khả năng phân phối, lưu thông sản phẩm: cái này liên hệ đến trình độ quảng cáo, khả năng quan hệ với bạn hàng, kỹ năng phân tích để ra quyết định. Có lý thuyết quá không? Thôi nói đơn giản là bây giờ bán sản phẩm không chỉ là vác ra chợ (chợ đất hoặc chợ mạng) mà bán được. Anh không biết tìm đúng chỗ để bán thì bị thằng khác nó che mất, anh không biết tâm lý khách hàng thì họ thấy sản phẩm của anh là chạy, anh không làm khách hài lòng thì trước sau gì cũng có đứa lôi họ đi mất. Về cái khoản xây dựng mạng lưới phân phối & lưu thông sản phẩm, khoảng chục năm nay các đội VN chiến đấu trong nước cũng đã tiến bộ vượt bậc, riêng cộng đồng điện tử này là sau 2 năm vẫn giậm chân tại chỗ (hoặc là có tiến, mà tốc độ kém hơn dòng nước ngược). Tôi lo ngại là với tốc độ ủ đông thế này, cộng đồng điện tử 3 năm nữa vẫn là con gà... ăn quẩn cối xay, đề nghị các bác nghĩ ra phương thức phân phối "phi Nhật Tảo" và con đường lưu thông "xuyên biên giới" đi.

                          Tôi chuẩn bị cái bảng đánh giá nền cũng mệt rồi, các bác xem lại những mối liên hệ này để tính tiếp là để làm tăng lợi nhuận của mình thì cần có động tác kiểu nào cho từng điều kiện:

                          A. Sản phẩm: liên hệ với i, ii, iii và v.iii.
                          B. Thị trường: liên hệ với iv, v.iii và vi.
                          C. Người mua: liên hệ với iv và vi.
                          D. Người bán: liên hệ với tất cả các điều kiện, đặc biệt là vi và v.i, v.ii, v.iii.
                          ---
                          PS: Cảm ơn bác Duy Phi giúp tôi có hứng để viết tiếp, và giữ topic này không bị loãng.
                          Last edited by picvendor; 19-11-2006, 11:15.

                          Comment


                          • #14
                            Đánh giá tình trạng công nghệ &amp; hành động tiếp theo

                            Bài tuần trước các bác không ai reply nhỉ, chắc tôi viết lý thuyết chán quá à? Hôm nay tôi chuyển sang một phần mang tính thực hành hơn, áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh vi mô, còn điều kiện vĩ mô ở VN các bác tự nghĩ thêm nhé.

                            Để tiết kiệm thời gian và độ dài, trong bài viết này tôi giới thiệu một công cụ phân tích bằng cách áp dụng vào một trường hợp làm ví dụ luôn, đọc xong chắc cũng dễ hiểu, nếu chưa rõ hoặc muốn bổ sung thì các bác cứ thoải mái trao đổi thêm. Tôi sẽ dùng 2 bảng phân tích để đánh giá tình trạng "công nghệ" của dịch vụ đào tạo về PIC của bác Bình Anh (có liệt kê ở trước).

                            Trước tiên, chữ "công nghệ" ở đây tôi dùng với nghĩa hơi rộng (để gọi chung nhiều thứ cho tiện), gồm cả các biện pháp không mang tính kỹ thuật cũng được gọi là "công nghệ", ví dụ là công nghệ quảng cáo, công nghệ tổ chức, giáo trình.

                            Dịch vụ đào tạo về PIC của bác Bình Anh cần có những công nghệ gì để làm nên dịch vụ đó? Ta có thể liệt kê một chuỗi công nghệ cần có từ giai đoạn đầu vào đến đầu ra:

                            1. Bộ công cụ thí nghiệm (mạch nạp, mạch thử nghiệm, chip, phần mềm)
                            2. Tổ chức lớp học (không gian, thời gian, quy mô)
                            3. Quảng bá lớp học
                            4. Giáo trình dạy học
                            5. Phương thức dạy học
                            5a. Dạy mặt đối mặt
                            5b. Dạy online
                            6. Bài tập tốt nghiệp
                            7. Chất lượng & uy tín chứng chỉ
                            8. Hỗ trợ việc làm để ứng dụng thêm

                            (phân tích ví dụ nên chỉ dừng ở mức độ này, trong mỗi phần có thể có a, b... rồi có thể chia ra a.i, a.ii... tùy độ kỹ của phân tích)

                            Giả sử tôi là bác Bình Anh, tự đánh giá được những công nghệ mình đang có và so sánh nó với thị trường được (đừng hỏi tôi đánh giá trên cơ sở nào), tôi sẽ xây dựng 2 bảng:

                            Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Vị thế cạnh tranh của công nghệ mình có
                            Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Độ chín của công nghệ ở mức chung

                            Mỗi bảng sẽ chia ô sẵn, và có các mức như sau:

                            Độ chín của công nghệ ở mức chung:
                            - Phôi thai: Chưa định hình công nghệ, chưa được tập trung đầu tư nghiên cứu, khó tiếp cận, khả năng thương mại còn dài.
                            - Đang phát triển: Công nghệ định hình khá, khả năng thu hoạch khá, được tập trung đầu tư nghiên cứu tối đa, độ bền về thương mại bị hạn chế (nhiều khả năng R&D không đạt kết quả mong muốn).
                            - Chín muồi: Công nghệ định hình rõ, cho lợi nhuận cao, việc đầu tư nghiên cứu được giảm đi, độ phổ biến cao và độ bền thương mại khá.
                            - Rất già: Công nghệ được thể hiện rất rõ, phổ biến và có thể tiếp cận từ nhiều nguồn, ít đầu tư nghiên cứu thêm, lúc này công nghệ mang đến nhiều lợi ích kinh tế, có khả năng khai thác lâu dài.

                            Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ:
                            - Cơ bản: công nghệ buộc phải có để kinh doanh, được đông đảo đối thủ cạnh tranh khai thác, tác động ở quá khứ, ít có tác động chiến lược ở thì hiện tại.
                            - Chính yếu: tạo nên những đặc điểm chính của sản phẩm, tác động quyết định đến sản phẩm ở hiện tại.
                            - Sắp tiến nhanh: đang được khai thác thử nghiệm bởi một số đối thủ cạnh tranh, mang tính chất tác động đến ngày mai, có nhiều khả năng tạo ra các ảnh hưởng mang tính chiến lược.
                            - Mới nổi: vừa mới được nghiên cứu, hoặc mới nổi lên ở một ngành khác, có thể là công nghệ của tương lai, có nhiều hứa hẹn nhưng vẫn khó chắc chắn về khả năng tạo ảnh hưởng chiến lược.

                            Vị thế cạnh tranh của công nghệ mình có:
                            - Dẫn đầu rõ rệt: Tạo ra những bước tiến chính, xác định hướng phát triển của ngành.
                            - Mạnh: Có khả năng tự lập nên hướng phát triển mới, không phụ thuộc vào người dẫn đầu.
                            - Thuận lợi: Có thể giữ được sức cạnh tranh lâu dài, hoặc là đầu tàu của nhóm đi sau (nhóm có ảnh hưởng nhỏ trong ngành).
                            - Tạm được: Không có khả năng tự lập, thường phải chạy theo đối thủ khác.
                            - Kém: Không thể đủ năng lực theo các đối thủ khác, chỉ có thể tập trung vào hoạt động ngắn hạn.

                            Các công nghệ của bác Bình Anh trong dịch vụ này được tôi cho vào 2 bảng như ở attachment:

                            Bảng 1 sẽ cho biết: "tôi cần làm gì với các công nghệ của mình".

                            Bảng 2 sẽ gợi ý: "tôi sẽ làm những việc đó như thế nào".

                            Vài phân tích làm ví dụ:



                            Khi trong lĩnh vực này (dịch vụ dạy PIC) có nhiều người cùng kinh doanh, thì mức trung bình của toàn ngành là “thuận lợi”.

                            Những công nghệ có độ ảnh hưởng “cơ bản” hầu như ai cũng đáp ứng được -> anh hơn người khác nhiều cũng không có ý nghĩa lắm -> nếu các công nghệ ở dòng “cơ bản” nằm ở 2 cột đầu ("mạnh" hoặc "dẫn đầu") thì thực ra là anh đang phí công sức, tài nguyên để giành vị trí đó. Vị trí nên chọn là “thuận lợi”, tức “đầu tư vừa phải & kết quả khả quan”. Nếu anh có những cái nằm ở ô “cơ bản+tạm được” hoặc thậm chí “cơ bản+yếu” thì tức là anh đang lạc hậu so với đối thủ, nhiều nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi nếu không có cách khắc phục.

                            Những công nghệ “chính yếu” thì cần càng ở bên trái càng tốt, nó thể hiện ưu thế lớn cho nhà sản xuất/kinh doanh. Chú ý những công nghệ thuộc dòng này có tác động ngay ở thì hiện tại, nên nếu anh có những cái “tạm được” hoặc “yếu” ở đây thì cũng là dấu hiệu xấu, có thể đến lúc anh nâng mức cạnh tranh của chúng lên, nó đã không còn là “chính yếu” nữa.

                            Những công nghệ “sắp tiến nhanh” hoặc “mới nổi” là dấu hiệu của tương lai. Không chắc chắn lắm, nhưng nếu anh có các công nghệ nằm trong 4 ô ở góc trái dưới, anh có nhiều lợi thế trong tương lai. Còn trong 2 nhóm này mà anh chỉ có ở 4 ô góc phải dưới, thì nguy cơ hụt hơi trong tương lai là lớn.

                            Bác Bình Anh có những cái số 2, 3, 5a, 6, 8 là ok, trong đó cái 5a và 6 nằm ở vị trí rất tốt, giúp được bác Bình Anh dẫn đầu trong lúc này. Tuy nhiên, cái số 1 ở ô “cơ bản+dẫn đầu” cho thấy sự đầu tư hơi quá ở chỗ này -> cần giảm bớt hoạt động ở đây, hoặc dùng ưu thế này để tạo ra một sản phẩm khác (~chuyển sang ngành hàng khác, thị trường khác). Cái số 7 chỉ là “tạm được” buộc bác Bình Anh phải tăng tốc giải quyết nhanh. Xem lại cái số 7 là gì, ta thấy nguy cơ đang rõ dần (Microchip sắp nhảy vào Việt Nam, các trường ĐH sắp hoặc bắt đầu đào tạo về PIC -> họ có uy tín cao hơn để phát hành những chứng chỉ được công nhận). Cái 5b ở chỗ nguy hiểm nhất của thì tương lai, buộc bác Bình Anh lại phải cố gắng cải thiện (diễn đàn này đã có người quảng cáo dạy PIC online, Microchip thì tổ chức seminar trực tuyến cũng đã lâu và lại mới đi bước nữa là công cụ mô phỏng trực tuyến -> công nghệ mang tính “mới nổi” này gần chắc chắn sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam). Với công nghệ nhiều hứa hẹn như vậy, cái cần làm là theo dõi chặt chẽ sự phát triển của nó ở thị trường chung, chuẩn bị tài nguyên để tăng tốc nghiên cứu nó.



                            Từ bảng đánh giá này, có thể chỉ cho ta cách làm thế nào để đạt hiệu quả cao.

                            Công nghệ mang tính “cơ bản” thì nói chung là không cần mình phải tự phát triển (nhắc lại, đó là những cái chỉ có tác động nhiều ở quá khứ). Nếu có ai đã làm xong các công nghệ này rồi, đi “mua” lại từ họ là thích hợp nhất.

                            Công nghệ “chính yếu” mà ở thị trường cũng đã đạt đến mức “chín muồi” hoặc “rất già” thì cũng nên tìm cách “mua” lại, để kịp thời đủ sức cạnh tranh với thị trường. Công nghệ “chính yếu” đang “phôi thai” hoặc “đang phát triển” thì ta tự làm, vì giả sử thua kém đối thủ cạnh tranh thì cũng không nhiều, khả năng mình thành công trước họ cũng có nhiều.

                            Các công nghệ “sắp tiến nhanh” hoặc “mới nổi” mà còn đang ở 2 cột đầu, đó cũng là điều kiện để ta đầu tư phát triển. Còn nếu chúng đã được khai thác nhanh đến mức “chín muồi” hoặc “rất già”, thì thời điểm người ta sử dụng chúng vào thị trường là rất gần, để không lỗi thời thì ta tìm cách đàm phán để sử dụng luôn công nghệ của họ (để họ cung cấp công nghệ đó hoặc sản phẩm của công nghệ đó cho mình).

                            Xét lại tình hình của bác Bình Anh, từ bảng trước ta chỉ ra những cái 7 và 5b là cần quan tâm nhiều, so sánh với bảng này thì rút ra những gợi ý gì? Với 7: xây dựng một sức hút cho thương hiệu “sản phẩm từ lò đào tạo của tôi”, tìm khả năng đóng con dấu được xã hội chấp nhận vào đó (con dấu của một tổ chức đào tạo chính thống). Tôi ngại là đánh giá của tôi không chính xác, nếu tiến trình của Microchip và các trường ĐH được đẩy nhanh, thì cái số 7 chuyển sang “đang phát triển” và “chín muồi” -> khả năng bác Bình Anh tự tạo uy tín cho dịch vụ của mình khó khăn hơn nhiều so với việc hợp tác để “mua” sự công nhận cho chứng chỉ. Với 5b: bác Bình Anh vẫn còn thời gian để phát triển nó, và cần làm gấp rút để không bị thị trường bỏ rơi, đạt trình độ công nghệ đủ để chiến đấu trong tương lai (không xa).
                            ---

                            Trên đây là ví dụ chứ không phải là thực, tôi đánh giá theo chủ quan và cố rải các yếu tố khá đều vào các bảng để phân tích, bác Bình Anh có thể sử dụng hoặc không. Các bác khác cũng hãy dùng cách phân tích này xem việc sản xuất kinh doanh của mình cần hoàn thiện chỗ nào và như thế nào, đầu tiên làm ít ít yếu tố công nghệ, sau quen rồi thì phân ra nhiều cái nhỏ hơn cho sát.

                            Chú ý: từ hôm tôi bắt đầu làm bảng khảo sát đến giờ, đã có một số thay đổi ở danh sách các sản phẩm quảng cáo ở dientuvietnam.net, hy vọng có thời gian thì tôi sẽ cập nhật thêm. Ngoài ra, ví dụ trên là phân tích trong môi trường Việt Nam, một số chỗ có lẽ cần xét thêm tác động từ nước ngoài.
                            Attached Files
                            Last edited by picvendor; 10-03-2007, 06:40. Lý do: sửa link

                            Comment


                            • #15
                              Theo tôi thì trên diễn đàn này có những đề án nào đó có thể đấu thầu cho các anh tài thể hiện chứ cứ cãi cọ ,vẽ vời mãi thú thật tui thấy hơi phí !
                              Và nếu làm được như vậy thì trang này bỗng dưng có tiếng tăm trong giới để khi mà người ta cần sản phẩm (phần mềm,phần cứng ) họ sẽ nhớ ngay tới trang "hot" này!

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X