Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sản phẩm Điện tử, và nhu cầu Việt Nam

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Chào tất cả các anh em! xin cho tôi góp ý kiến của riêng mình.Tôi là dân kỹ thuật nên không rành về lý luận kinh tế, mong các anh em chỉ giáo thêm.
    Ngành điện tử của chúng ta phát triển mà không có cái gốc (cái gốc rất xấu) là không sản xuất được linh kiện mà phải đi mua từ nước ngoài với giá rất đắt. dẫn đến giá thành rất cao. lấy ví dụ: cái mạch tắt mở đèn bằng Remote ti vi thì đã rất nhiều người làm được nhưng không cạnh tranh được với trung quốc. vì họ sản xuất được IC, chỉ một cái chấm đen đen trên mạch in là làm được việc. (giá rất thấp)
    Thực trạng sản xuất của chúng ta là rất nhỏ, chủ yếu gia công lắp ráp. số ít gia công kỹ thuật cao (thiết kế chip, viết firmware...) nhưng vẫn là gia công. mà đầu tư sản xuất lớn thì không ai dám vì rất nhiều tiền và thị trường chưa có.
    Tôi đã làm công việc sửa chữa thiết bị công nghiệp ở vài công ty, tôi nhận thấy một cái mà người việt nam cần suy nghĩ lại đó là văn hóa kinh doanh. Có nhiều công ty của nước ngoài bán sản phẩm độc quyền cho chúng ta. mỗi cái mạch giá cao trên trời nhưng chúng ta không thể nào mua được một thứ gì ngoài công ty ấy. đối thủ của họ thừa khã năng bán cho chúng ta cái mạch làm được việc tương tự nhưng họ không làm vì cạnh tranh như thế cả 2 sẽ bị thiệt hại. (các bạn đừng cho tôi là ủng hộ độc quyền nhé cái này tôi thấy và nói thôi).
    Kỹ thuật điện tử mới ra đời chưa lâu nhưng có rất nhiều ứng dụng. nói chuyện này ai cũng biết. thế nhưng, một sản phẩm không thể hình thành chỉ có phần điện mà còn rất nhiều yếu tố khác tao nên giá trị của nó. cái quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng. tôi tin rằng ngoài các anh em ở diễn đàn này, sẽ có rất ít người quan tâm tới cái mạch trong cái tivi tốt thế nào, làm kỹ thế nào, chống nhiễu tốt thế nào.... mà họ quan tâm tới tính năng sử dụng và giá cả của nó. chúng ta đứng đằng sau, kế nhựa và thủy tinh.
    Điều cuối cùng tôi muốn bày tỏ là tất cả chúng ta nếu tập hợp lại có thể làm được rất nhiều việc. thế nhưng, tập trung không dễ dàng chút nào và nếu có tập trung được thì rất khóduy trì được. vì sao? vì khi tập trung lại ai sẽ quản lý, ai sẽ là nhân viên...., thành quả sẽ được chia như thế nào, trong quá trình làm việc có ai gian lận không, bỏ công việc hiện tại mà đi àh... ? và rất nhiều câu hỏi nửa. không phải tự nhiên mà có điều này, cái gốc của nó tôi xin nhường cho các nhà quản lý và các anh nhiều kinh nghiệm phân tích.
    Nếu chúng ta muốn phát triển để cạnh tranh với TQ với nhật mà không giải quyết được các vấn đề căn cơ nhất và không có những con người hy sinh vì lý tưởng thì theo tôi, tất cả những gì bàn tán đều không thực tế.

    Có điều gì không phải xin các anh em chỉ giáo.
    Chúc năm mới nhiều sức khỏe và thành công!

    Comment


    • #32
      Mới đây có cuộc trò chuyện đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam sau 1 năm gia nhập W*** có một đoạn trích khẳng định ý của bác nkcantho:

      TS. Trần Đình Thiên nhìn nhận đội ngũ này chính là lực lượng quyết định sự thành bại của VN. Một năm trước, khi VN gia nhập W*** một không khí phấn khởi tràn ngập. Người ta nói về vươn ra biển lớn, "bay lên Việt Nam". Nhưng nhìn lại thực lực VN, chúng ta thấy có vấn đề. Thực lực của chúng ta là đội thuyền thúng ra biển lớn.

      Tuy Đổi mới đã đem lại cho VN đội ngũ doanh nhân, nhưng nhìn dài hạn, đây vẫn là điểm yếu nghiêm trọng cho phát triển.

      Một trong những nguyên nhân của tình trạng này chính là thể chế quy định, môi trường tạo sự kết nối giữa nước ngoài và tư nhân của ta vô cùng yếu. Tham gia dự án Hậu WTO của Chính phủ, TS. Trần Đình Thiên và nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã đi các địa phương, gặp gỡ các DN, và thấy rằng sự kết nối là khâu yếu nhất. Khu chế xuất Tân Thuận là điển hình về sự chia cắt này. DN trong khu chế xuất là DN nước ngoài. Muốn bán đồ phụ trợ vào, họ phải chịu mức thuế đắt, theo một chính sách khác hẳn.

      TS Trần Đình Thiên cho rằng, hiện VN thu hút FDI để tạo sản lượng hơn là tạo lực lượng đủ năng lực vươn ra thế giới, điển hình là sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ. Muốn bay lên trời cao trước phải phát triển được công nghiệp phụ trợ, tham gia vào chuỗi giá trị với nấc thang ngày càng lên cao. Bên cạnh VN là khu đại công xưởng của thế giới. Sản xuất áo nhưng ngay cả một cái khuy áo chúng ta không làm được thì nói gì đến chuyện ra biển lớn.

      Ông Tuyển bổ sung, yêu cầu công nghiệp chính là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Họ vào VN nhưng không thể tìm thấy nguyên liệu.

      Ông cho rằng, VN cần một chiến lược tổng thể, bắt đầu bằng phát triển mạnh KHCN với việc ban hành nhanh chính sách, hình thành những lĩnh vực NN đi đầu như thành lập công ty đầu tư mạo hiểm vào KHCN, hỗ trợ nghiên cứu và tạo kết nối. Công nghiệp phụ trợ có nhiều, VN cần phân lớp, lựa chọn lĩnh vực có lợi thế so sánh làm trước, nếu không nhập siêu tiếp tục tăng, không thể hạn chế.

      http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/01/762905/
      Phát triển công nghiệp phụ trợ, hoặc rộng hơn là phát triển nền tảng để có tiền đề tạo ra sản phẩm có lợi nhuận cao, là trách nhiệm của nhà nước. Chúng ta đứng ở tư cách cá nhân thì cũng chỉ làm được một phần nào đó rất nhỏ thôi, không đủ tạo ra chuyển biến đâu bác ạ.

      Điều cuối cùng tôi muốn bày tỏ là tất cả chúng ta nếu tập hợp lại có thể làm được rất nhiều việc. thế nhưng, tập trung không dễ dàng chút nào và nếu có tập trung được thì rất khóduy trì được. vì sao? vì khi tập trung lại ai sẽ quản lý, ai sẽ là nhân viên...., thành quả sẽ được chia như thế nào, trong quá trình làm việc có ai gian lận không, bỏ công việc hiện tại mà đi àh... ? và rất nhiều câu hỏi nửa.
      Chúng ta cần "tập hợp lại", đó là cái nhìn về nguyên lý, nhưng câu hỏi khó trả lời là "tập hợp như thế nào". Tôi cho rằng tập hợp lại không có nghĩa là cùng lập một công ty, hoặc cùng làm ra một sản phẩm. Cần xem mục đích của việc tập hợp lại là gì đã? Về bản chất, từng người trong chúng ta tập hợp lại là để làm giàu cho riêng mình (và kỳ vọng là khi mình giàu thì nền công nghiệp điện tử cũng giàu mạnh theo). Cho nên cái "cách thức tập hợp lại" cần phải bảo đảm mang đến lợi ích cá nhân, hoặc lợi ích cho các nhóm/công ty tham gia.

      Trong nền kinh tế thị trường, có rất nhiều cách để tập hợp lại và mang đến lợi ích cho mỗi người, gọi văn vẻ là "hợp tác". Các bác có thể tham khảo một số hình thức hợp tác:

      - Hùn vốn đầu tư.
      - Bỏ tiền ra thuê và đi làm thuê.
      - Gia công chế tạo, hoặc cung cấp dịch vụ (tiếng Anh nó có từ "outsource" diễn đạt rất hợp).
      - Lập nhóm cá nhân tương trợ nhau, kiểu chơi "hụi".
      - Lập hội doanh nghiệp.
      - Lập ra tổ chức có vai trò đầu đàn cho cả nhóm công ty, điều phối chiến lược ngành, kiểu Vinatex.
      - Thực hiện giao dịch với nhau.

      Comment


      • #33
        Phải chi tôi biết cái trích dẫn của anh Picvendor sớm hơn thì tốt, khỏi phải đi tìm hiểu mất công.
        Theo tôi, những mô hình các nhà kinh tế và hoạch định chính sách đưa ra và cả của các anh em chúng ta đưa ra đều có lý cả. Muốn biết thành công hay không thì phải thực hiện mà muốn thực hiện thì phải có con người. Quan trọng nhất là ở con người. Không biết ở trên diễn đàn này có bác nào đi học ở nước ngoài không? chia sẽ kinh nghiệm ở các nước người ta dạy thế nào đi. Khóa đào tạo của tôi khoãng 90 sinh viên, sau khi tốt nghiệp họ đi làm cho các cơ quan, công ty mà toàn không dính với điện tử. có người đã làm ở vị trí khá cao. bây giờ gặp lại họ nói chuyện hoạch định chính sách tôi nghe cứ mù tịt. Tôi thì thích cái gì thực tế một chút. ở nước ta có rất nhiều lĩnh vực mà khi ứng dụng công nghệ vào thì sẽ mang lại lợi ích kinh tế. nhưng khi đưa ra đề nghị thì nhiều người tỏ ra hoài nghi về khã năng thực hiện. giống như chuyện hai anh nông dân làm máy bay để phun thuốc trừ sâu và đã có những học giả đến bảo là cái này bay không được. nhưng khi anh ta hỏi vì sao bay không được thì không có câu trả lời. Tôi cũng có ý định tập hợp các anh em kỹ thuật lại để làm những chuyện lớn và bây giờ tôi đang làm, không biết có thành công thành quạ gì không.
        Có thể tôi là người không có tầm nhìn rộng nên toàn thấy chuyện nhỏ. Chúng ta nghiên cứu rất nhiều, nhưng không có ứng dụng. (Các anh thử đến Box đặt hàng mà xem) Cái mà chúng ta nghiên cứu thì thiên hạ đã làm nhiều, có thể tại đất nước chúng ta phát triển chậm. nếu lấy con 8951 làm thành cái đồng hồ điện tử thì tôi sẽ chọn cách đi mua cái đồng hồ trung quốc với giá 30k. nói vậy không có nghĩa chúng ta không nghiên cứu, mà nghiên cứu phải tạo ra một ứng dụng nào đó thực tế và đáp ứng được nhu cầu. tôi có mấy người bạn nghiên cứu về DSP, phân tích ảnh số... khi tôi hỏi, bạn có phương pháp nào dùng camera phát hiện sản phẩm bị lỗi về hình thức trên dây chuyền hay không? anh ta nói rất nhiều phương pháp mà tôi không hiểu hoặc không biết. khi tôi bảo anh làm một đề tài phân tích ảnh số mà tôi sẽ tài trợ và mua lại khi thành công, anh ta nói đi mua cái vision sensor có sẳn hết về với giá 20k USD thì tôi bó tay. Nếu nghiên cứu mà không có sản phẩm có ưu thế hơn thì nghiên cứu làm gì cho mất thời gian và tiền bạc. Trong công nghiệp rất cần những thiết bị điều khiển động cơ (một chiều và xoay chiều như servo driver và biến tần) ngoài chợ có bán đầy với nhiều giá khác nhau (của nước ngoài) thế nhưng, tôi thấy có rất nhiều đề tài nghiên cứu về servo rất hoành tráng nhưng chưa thấy ai công bố đã làm được servo driver phục vụ sản xuất cả.
        Có anh em nào đặt câu hỏi, tại sao các công ty nước ngoài chỉ thuê ta gia công những công đoạn mà ta không biết sản phẩm cuối cùng dùng cho cái gì không? tôi thì không biết câu trả lời thực sự là gì. theo tôi, để làm được một cái máy phục vụ sản xuất (ví dụ robot) thì phải có phần cơ khí và phần điều khiển. chúng ta có thể làm nhiều mạch khiển tốt nhưng không có phần cơ khí thì chẵng làm được gì. và cái cần thiết kết hợp anh em lại là ở chổ đó. không chỉ kết hợp anh em cùng ngành mà cò ở các ngành khác (chẵng hạn như cơ khí, kinh doanh và các nhà máy đang sản xuất xem họ cần gì) có nhiều anh em đã làm được những cái máy hoàn thiện phục vụ sản xuất dựa trên sự kết hợp ấy rồi đó.
        Mong rằng anh em chúng ta hãy vì lợi ích chung mà chung tay góp sức. nếu có anh em nào nhận thiết kế và thi công mạch điều khiển hoàn chỉnh thì cho tôi biết. nếu có yêu cầu khách hàng cần, tôi sẽ đặt hàng.

        Sao không thấy anh falleaf góp ý nhỉ?

        Comment


        • #34
          ý tưởng bất chợt

          Nguyên văn bởi nkcantho Xem bài viết
          Nếu có anh em nào nhận thiết kế và thi công mạch điều khiển hoàn chỉnh thì cho tôi biết. nếu có yêu cầu khách hàng cần, tôi sẽ đặt hàng.
          Diễn đàn này cần hướng dẫn cho thành viên làm cách nào để giới thiệu năng lực của mình cho người khác biết, để sau này ai cần thì tìm ra được người có khả năng.

          Cách đơn giản nhất là đặt thông tin ở chữ ký. Có điều kiện thì làm trang web riêng. Chuyên nghiệp nhất chắc là mỗi người lên tạo một tài khoản ở http://www.cyvee.com rồi tham gia vào một nhóm "dientuvietnam.net".

          Trang thông tin cá nhân kiểu: http://www.cyvee.com/Profiles/~11257

          Và một nhóm kiểu: http://www.cyvee.com/Modules/Group/V...up.aspx?gid=44

          Comment


          • #35
            Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
            Diễn đàn này cần hướng dẫn cho thành viên làm cách nào để giới thiệu năng lực của mình cho người khác biết, để sau này ai cần thì tìm ra được người có khả năng.
            Chu du nhiều diễn đàn, cao nhân khắp nơi, lúc ẩn khi hiện Cám ơn bác picvendor đã giúp tổng hợp và phân tích thông tin về electronics dưới góc độ business.

            Tôi đoán già đoán non là bác picvendor đã theo học một khóa đào tạo rất bài bản về business và đang nhắm đến vị trí CEO trong ngành công nghiệp rất tiềm năng này ở Việt Nam

            Mạn phép ghi tên các phương pháp (framework) phân tích của bác picvendor để các anh em chưa kịp có thời gian học một cách nghiêm túc về biz có thể tìm hiểu thêm trên google.

            1. Five forces của Micheal Porter

            Trích bài viết của bác picvendor

            "Đánh giá triển vọng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm, tôi sẽ dựa vào khối các thành phần sau:
            - Sản phẩm: một sản phẩm hay nhiều sản phẩm
            - Thị trường: một thị trường hay nhiều thị trường
            - Người mua: một người mua hay nhiều người mua
            - Người bán: một người bán hay nhiều người bán"


            2. Value chain: position and added values

            Trích bài viết của bác picvendor

            "Tôi sẽ chia các điều kiện ra một số thể loại cho dễ liệt kê:

            i/. Nguyên vật liệu (linh kiện điện tử, vật liệu các ngành phụ trợ)
            ii/. Công cụ & công nghệ để sản xuất kinh doanh (với mức độ chúng ta, công cụ & công nghệ khá tương đồng nhau, tôi gộp lại cho gọn)
            iii/. Đội ngũ chế tạo (người nghiên cứu, kỹ sư thiết kế, thợ gia công)
            iv/. Đội ngũ bán hàng (với các bác chuyên đánh lẻ thì iii và iv là một, nhưng nói chung nên tách vai trò ra, và nếu đủ người thì nên tách hẳn)
            &
            v/. Trình độ quản lý
            v.i/. - Quản lý tài sản
            v.ii/. - Quản lý con người
            v.iii/. - Tổ chức sản xuất - kinh doanh
            vi/. Khả năng phân phối, lưu thông sản phẩm"



            "1. Vai trò của tôi và công ty của tôi là gì?
            2. Giá trị của hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi/công ty tôi?
            <-> 3. Tôi muốn là ai và hoạt động sản xuất kinh doanh của tôi sẽ phải làm được điều gì?"


            3. Mc Kinsey matrix

            Trích bài viết của bác picvendor
            "Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Vị thế cạnh tranh của công nghệ mình có
            Tầm ảnh hưởng chiến lược của công nghệ - Độ chín của công nghệ ở mức chung"


            4. Strategic development + blah blah

            "Tối đa hóa năng lực cạnh tranh trong SXKD điện tử ..." + cái graph mà bác vẽ
            |

            Comment


            • #36
              Chào các bác,

              Tôi mới đến diễn đàn này. Thấy chuyên mục này rất khoái vì rất máu làm giàu cho bản thân và cho nhiều người.
              Nhìn chung các bác vẫn còn tán chuyện xa vời, đưa ra phương pháp là chính. Làm giàu trước tiên phải có phương châm. Phương châm là bí quyết thành công của nhà khởi nghiệp. Phương pháp là của chuyên gia. Nhà khởi nghiệp nói nhiều phương pháp quá, các chuyên gia sẽ phải câm miệng.
              Theo tôi quan sát thì thấy được một phương châm thế này, công nghiệp của ta phải bám theo dịch vụ mà đi. Tư duy sản xuất hàng hóa là chết toi. Hàng tiêu dùng đại trà giá thấp, chất lượng vừa phải ta thua Tàu. Chất lượng công nghệ cao, ta thua Tây.
              Đồ điện tử của ta chế chỉ chui vào thị trường đơn chiếc, thực sự làm thuê, không xây dựng được thương hiệu để sản xuất lớn bao giờ khá được. Đặc biệt kỹ sư điện tử ta lại chỉ thích làm freelance hoặc bán hàng cho anh khác.
              Như vậy trước hết ta cần xem có những ngành dịch vụ gì cần thiết bị điện tử của ta làm ra.

              Comment


              • #37
                Ông thầy mình yêu cầu viết một bài tiểu luận về ngành điện tử về hợp đồng, thị trường và tiêu chuẩn. Thế nhưng thông tin về thị trường ngành điện tử có vẻ hiếm quá. Minh tra trên google mà chả thấy thông tin gì cả. Không biết có cao nhân nào nắm rõ vấn đề này ko???

                Comment


                • #38
                  mình có ý tưởng xây dựng marketing công nghệ điện tử, từ đó tìm ra các yếu lược để công nghệ điện tử của ta có thể chiếm lĩnh lấy thị trường của chính chúng ta, tại sao lại để thằng TQ bao nhiêu năm nay nó ăn mất, nhìn thấy anh em trog diễn đàn toàn người tài mà ko làm dc gì thì bùn quá, ức chế thật, sao ta lại thua đc, nó làm dc sao mình lại ko làm dc, phải không anh em?

                  Comment


                  • #39
                    Có phải do chúng ta có quá nhiều người chỉ biết nói hay mà không biết làm. Cũng nhiều kiến thức nhưng chẳng làm ra sản phẩm nào mang tính ứng dụng. Sản phẩm vẫn dừng lại ở phòng thí nghiệm, ở đề tài, ở lý thuyết thì không thể nói là hay được. Có phải đó là điểm yếu của chúng ta ?
                    Cty TNHH Ứng Dụng Phát Triển Công Nghệ ECAPRO

                    Comment


                    • #40
                      Em xin chào mọi người !
                      Theo như tiêu chí của topic + sự phân tích thấu đáo của bác pic đã nói lên rằng chúng ta ở đây đang cố xây dựng và hoạch định một chiến lượt lâu dài vĩ mô cho cả một nền công nghiệp điện tử việt nam, quả là một tham vọng lớn.
                      em có ý kiến thế này. hiện trạng việt nam ta để nói phát triển được một ngành công nghiệp điện tử phát triển ngang bằng với anh em khu vực là rất rất khó.
                      theo em thay vì ta làm những thứ mà người khác đã làm tốt rồi ta sẽ làm những thứ mà cả ta và người khác đều có năng lực ngang bằng, hoặc dễ trở nên ngang bằng.
                      Cụ thể như sau. trong các nhóm phát triển ngành điện tử việt nam thì trừ mảng chế tạo phần cứng ra (mảng yếu kém nhất) còn các mảng khác mang nặng tính ý tưởng ta có thể tham gia phát triển tốt.
                      em lấy ví dụ như các hãng điện tử lớn thế giới Dell, Sony, Apple họ đặt sản xuất hầu như toàn bộ phần cứng. blah blah blah.
                      em xin hết.

                      Comment


                      • #41
                        theo em thì đơn giản thôi tại vì mình không biết làm.sinh viên bây giờ cũng mới chỉ biết vài thứ cơ bản thôi chứ các sản phẩm công nghệ cao thì còn lâu bác ạ

                        Comment


                        • #42
                          Nguyên văn bởi junio.com Xem bài viết
                          theo em thì đơn giản thôi tại vì mình không biết làm.sinh viên bây giờ cũng mới chỉ biết vài thứ cơ bản thôi chứ các sản phẩm công nghệ cao thì còn lâu bác ạ
                          Sao lại thế. Những 4 đến 5 năm đào tạo cơ mà ?

                          Comment


                          • #43
                            sang box mạch nạp 89Sxx nhiều lắm

                            Comment


                            • #44
                              Tôi xin có ý kiến

                              Sau khi đọc hết toàn bộ các ý kiến của các bác tới thời điểm này, tôi mạn phép xin được đóng góp ý kiến cá nhân của mình như sau :

                              TQ phát triển hơn chúng ta rất nhiều vì lý do chính sách thu hút đầu tư đúng, nhân công rẻ. Đó là lý do gần như 99% hàng tiêu dùng trên toàn thế giới đều xuất phát từ TQ. Không thể so sánh được vì đây là ĐẠI CÔNG TRƯỜNG CỦA THẾ GIỚI.

                              Các hãng lớn nhất trên thế giới về hàng tiêu dùng nói chung và điện tử nói riêng đều có mặt tại TQ với quy mô rất lớn. Họ xây dựng nhà máy, đầu tư công nghệ và đào tạo bài bản cho nhân công lao động, điều đó đã giúp TQ hưởng lợi rất nhiều. Nó lý giải tại sao hàng TQ cái gì cũng có, thượng vàng hạ cám đều đầy đủ.
                              Tôi có sang Nhật và đi mua 1 số sản phẩm điện tử thì thực tế hầu hết đều là hàng Made in China, chỉ có 1 vài hãng truyền trống là hàng Made in Japan nhưng chỉ phục vụ cho thị trường Nhật. Riêng đối với pin các loại thì 100% Made in China.
                              Quay trở lại với ngành điện tử của chúng ta, về linh kiện thì chúng ta hoàn toàn chả so sánh được với TQ. Ở đó là nguồn cung chính cho toàn thế giới về linh kiện điện tử. Chúng ta cũng chẳng mua được giá tốt vì đơn hàng của chúng ta quá nhỏ lẻ.
                              Tôi là chủ 1 doanh nghiệp nên thường xuyên phải nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài về, trong đó có TQ. Tôi thấy chẳng thiếu thứ gì.
                              Tôi viết lên những điều này không phải để ca ngợi TQ nhưng xét về góc độ nào đó, chúng ta phải nhìn thấy những điểm mạnh của họ và những hạn chế của chúng ta. Vấn đề đó ngoài khả năng của chúng ta mà nó nằm ở các vị trên trung ương, những người hoạch định đường lối chính sách.

                              Theo tôi nhu cầu điện tử của thị trường VN trong thời gian tới có sản phẩm về năng lượng là khá sáng.
                              Các bạn để ý mà xem, cách đây 10 năm khi nói về nước nóng năng lượng mặt trời - gần như chẳng ai biết và quan tâm thì nay đã khác rất nhiều. gần như nhà nào xây mới đều phải lắp sản phẩm đó vì tính hiệu quả và kinh tế.
                              Cách đây 20 năm. nói đến điện mặt trời, gió cũng thế - chẳng ai quan tâm. Nhưng bây giờ tại thời điểm này có rất nhiều người quan tâm và cũng đã có rất nhiều người sử dụng nó. Sử dụng vì nhiều lẽ, giá thành giảm, tiền điện tăng và quan trọng nhất là nguồn cung cấp điện còn hạn chế, tình trạng mất điện luân phiên vẫn thường xẩy ra trong những mùa cao điểm.
                              Tôi nghĩ rằng đây cũng là 1 sản phẩm mà chỉ 1 thời gian nữa thôi là sẽ rất phổ biến, nên chăng chúng ta hãy cùng nhau bắt tay nghiên cứu sâu lĩnh vực này. tập hợp các anh em có nhiệt huyết, kỹ năng để nghiên cứu và ứng dụng.

                              Vài điều chia sẻ cùng các bác

                              Comment


                              • #45
                                Đúng vậy. Mình cũng thấy nền công nghiệp điện tử của mình chưa có gì gọi là nghiên cứu hay ứng dụng những cái mới cả. Toàn đi sau thiên hạ cả chục năm trời

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X