Thông báo

Collapse
No announcement yet.

sử dụng đèn ledtha81p sáng thay thế cho đèn điện thông thường

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • sử dụng đèn ledtha81p sáng thay thế cho đèn điện thông thường

    mình đang có ý tưởng này là thay thế tất cả đèn chiếu sáng trong nhà bằng đèn led. do đó, cần phải tính toán để tìm được diện trở hạn dòng cho phù hợp. ai có kinh nghiệm trong việc này vui lòng tính toán cho mình biết sẽ cần dùng điện trở loại nào và công suất là bao nhiêu. giá thành hạ xuống càng rẻ càng tốt. ý tưởng ban đầu của mình là sẽ mắc nối tiếp 1 led với 1 điện trở và mắc thẳng vào lưới điện nhà. mọi người thấy như vậy có phù hợp không.
    à, nếu ở TPHCM, ở chỗ nào bán chóa đèn vậy. nếu không có thì làm bằng chất liệu gì thì phù hợp

  • #2
    nếu đấu nối tiếp trở vs LED như thế thì tổn thất trên trở sẽ rất lớn mà điện năng có ích trên LED sẽ rất nhỏ. nên theo mình thì vẫn cần đến biến thế bạn ạ, sau khi hạ áp xuống khoảng dưới 10V sau đó mới dùng trở hạn dòng thì sẽ thích hợp hơn. Hơn nữa là nếu dùng để chiếu sáng trong phòng thì nên dùng LED Luxeon công suất 1, 3, 5 hay 10W để thắp thì sẽ sáng hơn nhiều nhưng loại này để cấp nguồn cho nó thì sẽ là mạch công suất. cái này ko đơn giản tẹo nào >"<
    acmabenng@yahoo.com
    -

    Comment


    • #3
      Mình đang áp dụng_Nhưng chỉ chiếu sáng các vị trí bình thương như sân_cầu thang_lối ra vào...CÒn phòng khách vẫn cứ phải đèn tuyp.


      Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
      Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

      Comment


      • #4
        mình cũng có ý tưởng như vậy
        mình định mắc nối tiếp nhiều bóng cùng lúc liệu có được không các bạn
        ví dụ led 10v thì mắc nối tiếp 22 led liệu có được không các bác?
        email:

        Comment


        • #5
          10V mà mắc 22 led thì bạn ko hiểu về led rồi. Nếu 22 led thì ta có 22x2.5=55v.


          Add: 97 Quán Nam - Lê Chân - Hải Phòng.
          Tel: 031 518648 Phone: 0904 283 505

          Comment


          • #6
            Nguyên văn bởi hoangdai Xem bài viết
            10V mà mắc 22 led thì bạn ko hiểu về led rồi. Nếu 22 led thì ta có 22x2.5=55v.
            vậy thì 220v chia cho 2.5=88 led và mắc như vậy có ổn không bác?
            email:

            Comment


            • #7
              220V chỉ là áp hiệu dụng thôi bác à. muốn chắc ăn bác phải tính theo điện áp đỉnh...(nhân thêm căn 2). còn chuyện gì xảy ra sau khi mắc nối tiếp các bóng thì...chưa ai test thử nên chưa biết...hè hè. Nói chung là dùng biến áp cho chắc ăn.

              Comment


              • #8
                Nguyên văn bởi noibinhyen Xem bài viết
                nếu đấu nối tiếp trở vs LED như thế thì tổn thất trên trở sẽ rất lớn mà điện năng có ích trên LED sẽ rất nhỏ. nên theo mình thì vẫn cần đến biến thế bạn ạ, sau khi hạ áp xuống khoảng dưới 10V sau đó mới dùng trở hạn dòng thì sẽ thích hợp hơn. Hơn nữa là nếu dùng để chiếu sáng trong phòng thì nên dùng LED Luxeon công suất 1, 3, 5 hay 10W để thắp thì sẽ sáng hơn nhiều nhưng loại này để cấp nguồn cho nó thì sẽ là mạch công suất. cái này ko đơn giản tẹo nào >"<
                Đồng ý với bạn này nhất, "không đơn giản tẹo nào"
                Các bạn ứng dụng đèn LED để thắp sáng mà không đả động gì đến nguồn điện, nếu dùng trực tiếp nguồn xoay chiều AC thì LED sẽ bị nhấp nháy theo tần số nguồn AC (do bản chất nó là 1 điốt). Theo mình cứ phải dùng biến áp cho xuống khoảng 10V, rồi chỉnh lưu thành DC, sau đó mới cho vào dãy LED. Như thế mới ổn.

                Comment


                • #9
                  Nguyên văn bởi convinh Xem bài viết
                  Đồng ý với bạn này nhất, "không đơn giản tẹo nào"
                  Các bạn ứng dụng đèn LED để thắp sáng mà không đả động gì đến nguồn điện, nếu dùng trực tiếp nguồn xoay chiều AC thì LED sẽ bị nhấp nháy theo tần số nguồn AC (do bản chất nó là 1 điốt). Theo mình cứ phải dùng biến áp cho xuống khoảng 10V, rồi chỉnh lưu thành DC, sau đó mới cho vào dãy LED. Như thế mới ổn.
                  Mình dạo này cũng đang tìm hiểu món này nhưng hiện giờ vẫn chưa có phương án tối ưu, hic hic
                  Các bác có ai có mạch nào có hiệu suất cao và điều chỉnh được điện áp phù hợp với LED Luxeon công suất như thế thì post lên dùm mình với
                  acmabenng@yahoo.com
                  -

                  Comment


                  • #10
                    Nếu các bạn dùng biến áp thì cồng kềnh và nếu bạn muốn điều chỉnh tăng hay giảm số lượng led hoặc tăng hay giảm độ sáng của led thì hơi khó một chút. Đồng thời dùng biến áp thì sẽ làm tăng kích thước. Mình có hai phương án thế này nhé:
                    Thứ nhất: nắn 220V AC về 310V DC rồi hạ áp qua mạch switch. Phương án này thì tốn chi phí và khó làm.
                    Thứ hai: bạn vẫn nắn điện AC thành DC rồi dùng transistor để điều khiển dòng điện qua LED. Khi đó bạn sẽ không phải gắn điện trở lớn, giảm tổn hao trên điện trở, dễ dàng điều khiển dòng qua LED. Mạch bao gồm 1 zenner lấy áp chuẩn, 1 opamp, 1 transistor điều khiển dòng qua LED, một điện trở shunt để đo dòng led. Nguyên lý hoạt đồng VCC----transistor----LED-LED...LED-shunt resitor) opamp sẽ so sánh điện áp giữa điện trở shunt và điện áp chuẩn do zenner tạo ra để điều khiển transistor. Do mình không cài orcad nên không vẽ mạch được. Các bạn suy nghĩ xíu là vẽ mạch được liền

                    Comment


                    • #11
                      Báo cáo các bác thử nghiệm của tôi như sau:
                      Lắp mạch nắn 220VAC->300VDC có đầy đủ các tầng lọc L,R,C... trước sau như nguồn rung máy laptop ->thắp sáng 84-90LED 3.1V (max 3.6V)
                      Sau đó:
                      Chuỗi led sáng tốt, không nhấp nháy trong vài phút rồi lịm dần (hiện tượng led bị quá áp)
                      Sau đó, tôi giảm bớt số led và đấu thêm IC LM317 hạn dòng -> kết quả vẫn không đổi
                      Tôi không có Occiclope (máy hiện sóng) để kiểm tra, nhưng đoán rằng điện 220V của nhà không sạch như lý thuyết, nên điện thế có những thời điểm tăng lên quá điện áp LED
                      Để kiểm tra, tôi đo thử điện áp ra bộ nắn dùng biến áp 220V->12VDC, kết quả trong 5 phút vài lần kim đo tăng vọt, có lúc lên 130% so với bình thường.
                      Sử dụng nắn dòng trên, tải bộ 03 led siêu sáng (350mA), hạn dòng bằng trở nối tiếp -> 5 phút sau LED lịm dần (bộ 3 led này đã thử chạy dòng 700mA, 3.8V liên tục trong 2 giờ, vẫn ổn định-tất nhiên, tản nhiệt rất lớn)
                      Kết quả:
                      1. Công suất lớn: sử dụng adapter nguồn rung cho nó lành. 100k loại 12V 3A anh Cẩm
                      2. Công suất nhỏ: sử dụng mạch cầu R/C như các bác trong diễn đàn đã chỉ (hoặc google từ khóa: "Mains Operated LED Circuit")
                      Mạch này tôi đã lắp chạy 08x2 led ~25V@40mA ổn định 6 tháng nay (đèn anh Cẩm 3W / 42led@20mA ngoài chợ cũng dùng mạch này, nhưng không có diot zener bảo vệ quá áp). Nếu muốn bền hơn, ngoài điện trở 100 Ohm (đóng vai trò cầu chì/ inrush current limit) có thể lắp thêm varistor bảo vệ.
                      Thừa thắng xông tới, dùng tụ lớn hơn để thắp sáng chuỗi 4 x ~ 80mAm, sau khi tắt bật vài lần... cháy hư một rổ led chuẩn (0.07usd/1led x nhiều lần liều mạng với điện lưới)
                      thấy trên mạng có 01 bác nước ngoài dùng cho 20 con piranha @ 50mA
                      Mạch này nghe một bác trên diễn đàn này nói rằng cos phi rất thấp, nếu vậy theo tôi không phù hợp khi sử dụng nhiều đèn nếu nhà sử dụng biến thế tổng hoặc máy kích điện
                      Các bác nhớ khi thử lắp mạch transformless này, ngồi trên tấm gỗ khô cho an toàn nha, lỡ quên chạm tay vào sẽ không chết ngay, thà chết từ từ trong 50 năm tới vẫn hơn)

                      Comment

                      Về tác giả

                      Collapse

                      se_se Tìm hiểu thêm về se_se

                      Bài viết mới nhất

                      Collapse

                      Đang tải...
                      X