Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Điện tử phục vụ cho nông nghiệp!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Điện tử phục vụ cho nông nghiệp!

    Tôi có một hướng đi mới trong tương lai là nghiên cứu về các sản phẩm điện tử nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Một số lí do khiến tôi chọn hướng đi này là vì:
    1. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số dân số vẫn là hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nhưng hoạt động nông nghiệp vẫn chủ yếu là rất manh mún và thô sơ. Do vậy hiệu suất sản xuất là chưa thực sự cao, chất lượng sản phẩm vẫn bị phàn nàn rất nhiều, nông dân coi nghề nông là một cái gì đó mà thoát ly được là tốt. Đời sống nông dân vô cũng khó khăn.
    2. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng dân số và nhu cầu lương thực thực phẩm thì ngày càng tăng do vậy việc nâng cao hiệu suất sản xuất là việc chắc chắn sẽ phải làm
    3. Mình thấy những người dân vùng quê do sản xuất thu được quá ít không đủ nuôi sống gia đình nên phải đi xuất khẩu lao động, ... đi ra Bắc vào Nam để tìm kế mưu sinh (mình ở Miền Trung) và kéo theo là gia đình ly tán và rất rất nhiều hệ lụy khác nữa. Mình mong muốn rất mong muốn sẽ xây dựng được những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định, cao cho những nông dân ngay trên mảnh đất của họ.
    Tuy nhiên mình vẫn còn rất nhiều khúc mắc chưa thể giải quyết được. Ví dụ như:
    1. Điện tử trong các máy móc phục vụ cho nông nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong cơ cáu cơ khí của nó? Phải làm gì để có thể tạo ra các loại máy nông nghiệp thực sự chất lượng và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam?
    2. Kinh phí để thực hiện các khu sản xuất ấy sẽ là rất cao?
    3. Những sản phảm điện tử nào và như thế nào để phục vụ tốt cho nông nghiệp?

    Thật sự đó mới chỉ là ý tưởng ban đầu, và vẫn còn rất nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết được. Mong các tiền bối hãy cho mình những phản biện cũng như những lời khuyên bổ ích để mình có thể hoàn thiện lại ý tưởng này,!
    Cám ơn mọi người rất nhiều!
    Email của mình: greenglass200290@gmail.com
    yahoo: khomkhoailang@yahoo.com
    |

  • #2
    Hi! thaodt2! Ý tưởng của bạn quá lớn.... tôi đọc mà muốn theo...đứt hơi luôn!....
    Rất hay cho ý tưởng "điện tử hoá nông nghiệp"!
    Theo tôi: Tất cả những kiến thức, ví dụ, bài tập... đã được nhà trường trang bị và những kinh nghiệm của anh chị trên diễn đàn này đều có thể ứng dụng vào "điện tử hoá nông nghiệp" được rồi đó!
    Ví dụ: 1. Điều khiển lưu lượng, nhiệt độ, độ ẩm... - Dùng cho trồng cây trong nhà lưới nhà kính. Trồng cây bằng pp thuỷ canh...Trong sấy bảo quản nông sản thực phẩm....
    2. Điều khiển băng tải, nhận dạng màu, kết hợp khí nén... - Trong gieo trồng, phân loại sản phẩm (sau thu hoạch), trong sản xuất giống cây...
    Ôi nhiều quá! Đúng không bạn....
    Vài lời "Thêm vào ý tưởng" mong bạn thành công với "Điện tử hoá nông nghiệp" Việt Nam.
    Thân chào!

    Comment


    • #3
      Cơ khí hóa nông nghiệp xong cái đã hãy làm bước kế tiếp bạn ơi!
      Đạo khả đạo phi thường đạo
      Danh khả danh phi thường danh

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi nhiepphong1 Xem bài viết
        Cơ khí hóa nông nghiệp xong cái đã hãy làm bước kế tiếp bạn ơi!
        học tập Bác chúng ta bỏ qua giai đoạn TBCN tiến thẳng lên CNXH
        Nói đùa vậy thôi, bạn có thể nói rõ hơn giúp mình vì sao phải cơ khí hóa nông nghiệp trc?
        Và có thể làm // cả điện tử hóa trong cơ khí hóa được k?
        |

        Comment


        • #5
          Có cao nhân nào chỉ giáo giúp một số ứng dụng của điện tử trong sản xuất nông nghiệp nữa k ạ?
          |

          Comment


          • #6
            rất là nhiều, nhưng quan trọng là phải đi thực tế, và sản phẩm phải thiết thực nhu cầu của bà con nông dân.

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi thaodt2 Xem bài viết
              Tôi có một hướng đi mới trong tương lai là nghiên cứu về các sản phẩm điện tử nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Một số lí do khiến tôi chọn hướng đi này là vì:
              1. Việt Nam là một nước nông nghiệp, đa số dân số vẫn là hoạt động trong sản xuất nông nghiệp nhưng hoạt động nông nghiệp vẫn chủ yếu là rất manh mún và thô sơ. Do vậy hiệu suất sản xuất là chưa thực sự cao, chất lượng sản phẩm vẫn bị phàn nàn rất nhiều, nông dân coi nghề nông là một cái gì đó mà thoát ly được là tốt. Đời sống nông dân vô cũng khó khăn.
              2. Đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhưng dân số và nhu cầu lương thực thực phẩm thì ngày càng tăng do vậy việc nâng cao hiệu suất sản xuất là việc chắc chắn sẽ phải làm
              3. Mình thấy những người dân vùng quê do sản xuất thu được quá ít không đủ nuôi sống gia đình nên phải đi xuất khẩu lao động, ... đi ra Bắc vào Nam để tìm kế mưu sinh (mình ở Miền Trung) và kéo theo là gia đình ly tán và rất rất nhiều hệ lụy khác nữa. Mình mong muốn rất mong muốn sẽ xây dựng được những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định, cao cho những nông dân ngay trên mảnh đất của họ.
              Tuy nhiên mình vẫn còn rất nhiều khúc mắc chưa thể giải quyết được. Ví dụ như:
              1. Điện tử trong các máy móc phục vụ cho nông nghiệp chỉ là một phần nhỏ trong cơ cáu cơ khí của nó? Phải làm gì để có thể tạo ra các loại máy nông nghiệp thực sự chất lượng và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Việt Nam?
              2. Kinh phí để thực hiện các khu sản xuất ấy sẽ là rất cao?
              3. Những sản phảm điện tử nào và như thế nào để phục vụ tốt cho nông nghiệp?

              Thật sự đó mới chỉ là ý tưởng ban đầu, và vẫn còn rất nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết được. Mong các tiền bối hãy cho mình những phản biện cũng như những lời khuyên bổ ích để mình có thể hoàn thiện lại ý tưởng này,!
              Cám ơn mọi người rất nhiều!
              Email của mình: greenglass200290@gmail.com
              yahoo: khomkhoailang@yahoo.com
              Nghe ý tưởng của bạn có vẻ to tát quá mình chợt nhớ lời ông thầy dạy mình cách nay hơn 30 năm " Khi các em ra trường rồi thì đất nước ta đã tiến lên tự động hóa rồi". Bây giờ nhìn lại sau hơn 30 năm đất nước của chúng ta mới còn ì ạch cơ khí hóa vẫn chưa xong chứ đùng nói gì đến tự động hóa. Đở một cái là bây giờ không còn gặt đập bằng tay mà đã có máy gặt đập liên hợp rồi. Tuy nhiên với giá thành trên 100T một máy thì liệu nông dân nào có khả năng mua được nó hay chỉ là một số ít mà thôi. Muốn dùng điện tử để tự động hóa thì phải nắm vững các thông tin từ bên ngoài, đi từ những cái đơn giản đến cái cao cấp chứ đùng giẩm lên bước chân của những người đi trước nóng vội nhưng không đi đến đâu, nghiên cứu chế tạo những cái mà người ta đã làm từ lâu mà mình không biết.
              Bây giờ bạn hãy làm từ cái đơn giản nhất như máy đo độ ẩm của lúa dạng cầm tay chỉ thị bằng Led hay đèn 7 đoạn, hệ thống đo độ ẩm của vườn cây để ấn định lượng nước tưới...kết hợp với PLC. Đó là những cái đơn giản trước mắt. Làm xong rồi mới tính đến những cái phức tạp hơn.
              Last edited by quanghien54; 06-03-2011, 17:37.

              Comment


              • #8
                Phần lớn những sáng kiến phục vụ cho nông nghiệp xuất phát từ nông dân. Qua thực tế họ mới nẩy sinh ra sáng kiến khắc phục khó khăn. Số còn lại copy từ các sản phẩm của nước ngoài cải tiến lại cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Thí dụ như máy đập lúa ở đồng bằng sông Cữu Long do nông dân Ba Khoái ở An Giang sáng chế đã giải quyết khó khăn cho nông dân trong thập niên 80 của Thế kỷ 20. Mình đã từng dự buổi trao giải thưởng cho ông lúc đó. Phần thưởng chỉ là một đồng hồ để bàn của Liên Xô cùng với bằng khen. Ở nước ngoài với bằng sáng chế này có thể sống thoải mái suốt đời nhưng ở Việt Nam không ai quan tâm đến việc bảo hộ bản quyền. Đến nay thì đã hơn 20 năm nên việc bảo hộ bằng sáng chế không còn tác dụng nữa.
                Ngay đến máy gặt đập liên hợp hiện nay cũng có nhiều vấn đề để đưa tự động hóa vào. Thí dụ như hệ thống cảm biến để điều chỉnh độ cao của giàn cắt, cảm biến phát hiện vật cản kim loại trước giàn cắt.... Nước ngoài đã làm rồi nhưng các cơ sở sản xuất ở Việt Nam do điều kiện còn hạn chế nên vẫn chưa khắc phục được những khuyết điểm này. Muốn đưa tự động hóa vào nông nghiệp thì các nhà khoa học phải sắn tay áo lội xuống ruộng đồng chứ không thể ngồi ở bàn giấy mà nghĩ ra được.

                Comment


                • #9
                  ô hay. ô hay. nhưng mà muốn cải tiến 1 quả máy gì đó. bạn phải trực tiếp làm nó cơ.. ai muốn cải tiến gì , thì về làm nông dân ,trực tiếp sử dụng máy móc của nông dân đi. thì mới sáng chế đc. đợi chiến tranh thế giới thứ 3 song tớ lượm . súng ống hỏng. vỏ xe tăng . sắt thép vụn về việt nam. cho cậu chế tạo máy móc. ka ka
                  Last edited by meo.amater; 08-03-2011, 08:00.

                  Comment


                  • #10
                    Sau bao năm phát động cơ giới hóa nông nghiệp, nước nhà đã đạt được : Cơ giới hóa toàn "cuốc".
                    Hiện nay với đội ngũ kỹ sư nông nghiệp ra trường lại thường ở lại những thành phố lớn làm việc trái ngành nghề để kiếm sống. Số ít làm đúng ngành nghề thì được đưa vào các viện nghiên cứu ngồi chơi xơi nước, với những đề tài copy của Tây, xa rời thực tế Việt Nam.
                    Với dân số tăng chóng mặt ruộng đất được chia nhỏ lẻ manh mún cũng làm cản trở công việc cơ giới nông nghiệp rất nhiều.
                    Nay bạn muốn điện tử phục vụ nông nghiệp là rất tốt, bạn không nên làm những việc to tát quá, chế tạo những máy móc phức tạp mà hiệu quả chẳng đem lại nhiều gây lãng phí. Bạn cần tiếp cận từng bước để đưa điện tử vào phục vụ nông nghiệp. Cây trồng hiện nay đang bị sâu bệnh phá hoại bạn hãy sáng chế ra những đèn bẫy bắt côn trùng, chuột bọ phá hoại mùa màng.
                    Vườn cây Thanh Long ở tỉnh Bình Thuận được người dân thắp đèn kích thích ra hoa đậu quả quanh năm, bạn hãy làm những bộ hẹn giờ cài đặt theo ý bất cứ thời gian nào. Những trại gà còn dùng đèn tạo ngày giả để gà đẻ ngày 2 trứng. Những nhà vườn trồng rau, hoa yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khắt khe. Những ao nuôi ươm thủy sản cũng cần bạn kiểm soát nồng độ pH, độ sáng, nhiệt độ..v.v
                    Chúc mừng bạn đã nghĩ giúp người nông dân, bao nhiêu chủ đề để bạn mặc sức làm không hết, chỉ sợ bạn không sẵn sàng thôi. Nhưng muốn làm được thì phải gần dân gắn bó với người nông dân với lòng nhiệt tình sáng tạo chứ học xong thoát ly lên thành phố như bao bạn trẻ hiện nay thì khó lắm.

                    Comment


                    • #11
                      Người nông dân sáng tạo các sản phẩm hầu hết là cơ khí,họ rất hiểu biết kỹ thuật nông nghiệp khác với chúng ta.Tôi chưa thấy nông dân nào sáng tạo ra sản phẩm điện tử phục vụ nông nghiệp.Nhưng đã thấy các nhà khoa học bàn giấy thiết kế sản phẩm điện tử phục vụ nông nghiệp,sản phẩm của họ không đem lại lợi ích thực sự,sau vài lần "rút kinh nghiệm" người dân quá chán nản và ngao ngán mấy ngài khoa học bàn giấy này.

                      Điển hình là vụ tưới cà phê tự động.Người dân tưới thủ công cứ mỗi gốc cà phê tưới 70-90 lít nước để nước ngấm sâu."nhà khoa học bàn giấy" thiết kế các cảm biến đo độ ẩm và tưới tự động khi đất khô.Kết quả vụ mùa cà phê năm đó thiệt hại nhiều so với tưới thủ công vì các cảm biến chỉ đo độ ẩm đất từ 20cm mà thôi.

                      Tóm lại,nếu em muốn đem điện tử phục vụ nông nghiệp,thì làm người nông dân trước đã.

                      Comment


                      • #12
                        Khó đưa vào thực tiễn lắm bạn à.
                        "Hãy nhìn người yêu mình là đẹp
                        Chứ đừng nhìn người đẹp mà yêu"

                        Comment


                        • #13
                          Chào thaodt2,

                          Mình ủng hộ bạn, tuy nhiên mình nghĩ bạn nên đi tham quan để quan sát người nông dân tại các thời điểm:
                          _ Gieo xạ lúa
                          _ Xịt thuốc, bón phân
                          _ Gặt hái, làm khô, bảo quản
                          _ Xay sát.
                          Cộng thêm những gì mà bạn phanbaoson đã chỉ dẫn.
                          Mình nghĩ chúng ta phải bắt đầu các ý tưởng từ những nhu cầu thực tiễn rồi sau đó làm một bài toán kinh tế - kỹ thuật. Nếu tốt thì sẽ triển khai thực hiện thử nghiệm. Bạn làm đi mình sẽ hỗ trợ hết khả năng. hpecom@gmail.com

                          Chúc bạn thành công!
                          Một bông hồng cho những ai đang còn mẹ,
                          Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn ..

                          Comment


                          • #14
                            Nguyên văn bởi vi van pham Xem bài viết
                            Người nông dân sáng tạo các sản phẩm hầu hết là cơ khí,họ rất hiểu biết kỹ thuật nông nghiệp khác với chúng ta.Tôi chưa thấy nông dân nào sáng tạo ra sản phẩm điện tử phục vụ nông nghiệp.Nhưng đã thấy các nhà khoa học bàn giấy thiết kế sản phẩm điện tử phục vụ nông nghiệp,sản phẩm của họ không đem lại lợi ích thực sự,sau vài lần "rút kinh nghiệm" người dân quá chán nản và ngao ngán mấy ngài khoa học bàn giấy này.

                            Điển hình là vụ tưới cà phê tự động.Người dân tưới thủ công cứ mỗi gốc cà phê tưới 70-90 lít nước để nước ngấm sâu."nhà khoa học bàn giấy" thiết kế các cảm biến đo độ ẩm và tưới tự động khi đất khô.Kết quả vụ mùa cà phê năm đó thiệt hại nhiều so với tưới thủ công vì các cảm biến chỉ đo độ ẩm đất từ 20cm mà thôi.

                            Tóm lại,nếu em muốn đem điện tử phục vụ nông nghiệp,thì làm người nông dân trước đã.
                            Mình là một nông dân trước khi là một kỹ sư điện tử, vì vậy cho nên m mới nghiên cứu về vấn đề này và có dự định làm đồ án tốt nghiệp cũng như sau khi ra trường phát triển về mảng này.
                            Tuy nhiên, vì ở quê mình nông dân làm ruộng không khác so với 100 năm trước là bao do vậy hiệu quả rất thấp dẫn đến là chủ yếu người già làm ruộng cầm hơi, còn bao nhiêu người trẻ hoặc đi Bắc Nam, hoặc xuất khẩu lao động.
                            Mình chỉ muốn tìm hiểu các thiết bị điện tử sao cho có thể giúp người nông dân đỡ vất vả hơn mà hiệu suất lại cao hơn để tìm hướng đi thôi,

                            Dù biết rất khó nhưng mình sẽ làm, hi vọng có được sự chia sẻ những khó khăn và những hiểu biết của các tiền bối về các sản phẩm điện tử dạng này.

                            Mình có tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm của nước ngoài thì thấy mảng này ở Mỹ, Canada hay Isarel khá phát triển.
                            Tuy nhiên mình vẫn chưa hiểu, các máy nông nghiệp ở Việt Nam là do mình tự sản xuất hay nhập từ nước ngoài về?
                            và tại sao nó lại đắt như vậy?
                            |

                            Comment


                            • #15
                              Nguyên văn bởi thaodt2 Xem bài viết
                              Mình là một nông dân trước khi là một kỹ sư điện tử, vì vậy cho nên m mới nghiên cứu về vấn đề này và có dự định làm đồ án tốt nghiệp cũng như sau khi ra trường phát triển về mảng này.
                              Tuy nhiên, vì ở quê mình nông dân làm ruộng không khác so với 100 năm trước là bao do vậy hiệu quả rất thấp dẫn đến là chủ yếu người già làm ruộng cầm hơi, còn bao nhiêu người trẻ hoặc đi Bắc Nam, hoặc xuất khẩu lao động.
                              Mình chỉ muốn tìm hiểu các thiết bị điện tử sao cho có thể giúp người nông dân đỡ vất vả hơn mà hiệu suất lại cao hơn để tìm hướng đi thôi,


                              Mình có tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm của nước ngoài thì thấy mảng này ở Mỹ, Canada hay Isarel khá phát triển.
                              Tuy nhiên mình vẫn chưa hiểu, các máy nông nghiệp ở Việt Nam là do mình tự sản xuất hay nhập từ nước ngoài về?
                              và tại sao nó lại đắt như vậy?
                              Các máy nông nghiệp của VN chủ yếu là copy từ nước ngoài về cải tiến cho phù hợp với điều kiện của VN như máy cắt lúa, máy gặt đập Liên hợp.... Do ngành cơ khí của mình chưa thể chế tạo tất cả các chi tiết nên một số phải nhập từ nước ngoài ( chủ yếu là TQ vì giá thành hạ) hoặc liên kết với họ. Còn các cơ sở tư nhân thì tự mày mò, góp nhặt những chi tiết từ thị trường đem về lắp ráp thành nguyên chiếc. Vây mà máy của các cơ sở tư nhân lại bền hơn của nhà nước và được người dân ưa chuộng. Đây là một nghịch lý lớn mà không có nhà khoa học nào ở VN giải thích nổi. Mình nhớ vào cuối thập niên 70 thế kỷ 20, gần một chục kỹ sư của bộ Nông nghiệp đến nhà bác Ba Khoái ở An Giang ăn dầm nằm dề ở đó khoảng mấy tháng trời để vẽ cho được bản vẽ máy đập lúa của bác vừa chế tạo thành công. Nực cười là khi đem về Hà Nội chế tạo thì máy vận hành không hiệu quả đành chất đống trong kho. Họ đâu có biết rằng nông dân còn có môt bí quyết là sau khi thử nghiệm trên đồng họ mới hàn vào một chiếc răng trên bong trục để điều chỉnh cho lúa không bị sót hay nát tùy theo giống lúa ở đó. Rút cục thì học "võ chính qui" lại thua "võ rừng". Điều này nói lên là muốn làm khoa học thì phải dấn thân xuống đồng làm việc, cùng ăn cùng ở với nông dân, xem họ thật sự cần gì thì mới đưa ra phương án giải quyết dựa trên thực tế. Còn ngồi trên bàn giấy thì dù có học vị tiến sĩ cũng chỉ là nói phét.
                              Hiện nay trên máy gặt đập liên hợp nhập từ TQ về, họ đã đưa tự động hóa vào nhiều rồi như hệ thống nâng hạ giàn cắt bằng thủy lực, Sensor phát hiện vật lạ như đinh sắt ở phía trước giàn cắt..... Còn các cơ sở tư nhân của mình bị hạn chế về vấn đề đó nhưng bạn yên tâm đi. Chùng vài năm sau thì mình cũng sẽ có đủ nhưng món ăn chơi đó bởi vì dân Việt Nam mình vốn có truyền thống hiếu học. Nghĩ điều mới thì ít nhưng với những cái có sẳn thì họ tiếp thu nhanh chóng lắm.

                              Comment

                              Về tác giả

                              Collapse

                              thaodt2 Tìm hiểu thêm về thaodt2

                              Bài viết mới nhất

                              Collapse

                              Đang tải...
                              X