Một khái niệm rất nổi tiếng và F nghĩ rằng chúng ta nên quan tâm trong lĩnh vực sản xuất điện tử. Khái niệm này do David Hall ở MIT đưa ra trong cuốn Computer Networks. Khái niệm: "Apocalypse of the two elephants" (không biết từ ngữ chuyên ngành như thế nào, nhưng có thể tạm dịch là điểm nối giữa hai con voi).
Ông ta chỉ ra rằng, khi có một ý tưởng phát sinh, thì hàng loạt nhà nghiên cứu lao vào nghiên cứu vấn đề đó. Đến khi nghiên cứu đó đạt những giới hạn nhất định, thì người ta bắt đầu quy chuẩn nó để ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Khi nó đã được quy chuẩn, thì hàng loạt những nhà đầu tư, nhà sản xuất lao vào sản xuất những sản phẩm với những tiêu chuẩn đó. Hàng tỉ đô được đầu tư.
Một cách hình dung đơn giản như hình F vẽ dưới đây, NGHIÊN CỨU là một con voi to lớn, tốn bao nhiêu tiền của, thời gian, và tốn rất nhiều nhân lực trí thức cao. ĐẦU TƯ là một con voi, trong đó con số được tính lên tới hàng tỉ đô la.
Ở điểm nối giữa 2 con voi, đó là các tiêu chuẩn được phát sinh ra sau quá trình nghiên cứu, và được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Việc đưa ra tiêu chuẩn, chi phí thấp hơn nhiều so với nghiên cứu và đầu tư sản xuất, nếu như nó được đưa ra đúng vào những thời điểm thích hợp.
Nếu nghiên cứu chưa đi đến giai đoạn thoái trào mà đưa ra TIÊU CHUẨN, thì kết quả là nghiên cứu có thể nhấn tới các bước xa hơn, và tiêu chuẩn trở thành lạc hậu. Nếu TIÊU CHUẨN được đưa ra muộn hơn quá trình phát triển sản xuất, thì cũng chả ai muốn sử dụng nó.
Hay nói một cách khác, cần phải xác định được đúng thời điểm để xây dựng và công bố các tiêu chuẩn.
Đó là lý thuyết của David Hall trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và cụ thể là Computer Networks.
Vậy đối với ngành điện tử của chúng ta thì sao?
Trong quá trình phát triển, picvietnam đã đưa ra chuẩn hóa đầu tiên ICSP-BLD làm chuẩn nạp và chuẩn bootloader để sử dụng cho PIC. Đó là một công việc của picvietnam.
Chúng tôi muốn lắng nghe và thảo luận thêm về các chuẩn trong quá trình nghiên cứu và phát triển các thiết kế điện tử mà các bạn có thể tạo ra cho thị trường Việt Nam.
Liệu chúng ta có giải pháp nào để chuẩn hóa, từng điểm một cho thị trường điện tử Việt Nam hay không? Chúng ta sẽ và phải làm gì để có một thị trường được bảo vệ, không phải bằng những chính sách hỗ trợ và bảo hộ tài chính của nhà nước, mà chính là các chuẩn thiết kế điện tử?
Có đơn vị nào hỗ trợ chúng ta để chuẩn hóa không? Hay chúng ta phải tự làm một cách đơn lẻ và kêu gọi như cách mà picvietnam đang làm?
Rất nhiều vấn đề về chuẩn hóa có thể thấy như: ổ cắm điện ở Pháp là một sự chuẩn hóa. Jack cắm sạc pin và giao tiếp máy tính của điện thoại di động Hàn Quốc là chuẩn hóa... Vậy còn gì nữa?
Chúng ta hãy thảo luận về vấn đề này.
Chúc vui
Ông ta chỉ ra rằng, khi có một ý tưởng phát sinh, thì hàng loạt nhà nghiên cứu lao vào nghiên cứu vấn đề đó. Đến khi nghiên cứu đó đạt những giới hạn nhất định, thì người ta bắt đầu quy chuẩn nó để ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Khi nó đã được quy chuẩn, thì hàng loạt những nhà đầu tư, nhà sản xuất lao vào sản xuất những sản phẩm với những tiêu chuẩn đó. Hàng tỉ đô được đầu tư.
Một cách hình dung đơn giản như hình F vẽ dưới đây, NGHIÊN CỨU là một con voi to lớn, tốn bao nhiêu tiền của, thời gian, và tốn rất nhiều nhân lực trí thức cao. ĐẦU TƯ là một con voi, trong đó con số được tính lên tới hàng tỉ đô la.
Ở điểm nối giữa 2 con voi, đó là các tiêu chuẩn được phát sinh ra sau quá trình nghiên cứu, và được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Việc đưa ra tiêu chuẩn, chi phí thấp hơn nhiều so với nghiên cứu và đầu tư sản xuất, nếu như nó được đưa ra đúng vào những thời điểm thích hợp.
Nếu nghiên cứu chưa đi đến giai đoạn thoái trào mà đưa ra TIÊU CHUẨN, thì kết quả là nghiên cứu có thể nhấn tới các bước xa hơn, và tiêu chuẩn trở thành lạc hậu. Nếu TIÊU CHUẨN được đưa ra muộn hơn quá trình phát triển sản xuất, thì cũng chả ai muốn sử dụng nó.
Hay nói một cách khác, cần phải xác định được đúng thời điểm để xây dựng và công bố các tiêu chuẩn.
Đó là lý thuyết của David Hall trong lĩnh vực công nghệ thông tin, và cụ thể là Computer Networks.
Vậy đối với ngành điện tử của chúng ta thì sao?
Trong quá trình phát triển, picvietnam đã đưa ra chuẩn hóa đầu tiên ICSP-BLD làm chuẩn nạp và chuẩn bootloader để sử dụng cho PIC. Đó là một công việc của picvietnam.
Chúng tôi muốn lắng nghe và thảo luận thêm về các chuẩn trong quá trình nghiên cứu và phát triển các thiết kế điện tử mà các bạn có thể tạo ra cho thị trường Việt Nam.
Liệu chúng ta có giải pháp nào để chuẩn hóa, từng điểm một cho thị trường điện tử Việt Nam hay không? Chúng ta sẽ và phải làm gì để có một thị trường được bảo vệ, không phải bằng những chính sách hỗ trợ và bảo hộ tài chính của nhà nước, mà chính là các chuẩn thiết kế điện tử?
Có đơn vị nào hỗ trợ chúng ta để chuẩn hóa không? Hay chúng ta phải tự làm một cách đơn lẻ và kêu gọi như cách mà picvietnam đang làm?
Rất nhiều vấn đề về chuẩn hóa có thể thấy như: ổ cắm điện ở Pháp là một sự chuẩn hóa. Jack cắm sạc pin và giao tiếp máy tính của điện thoại di động Hàn Quốc là chuẩn hóa... Vậy còn gì nữa?
Chúng ta hãy thảo luận về vấn đề này.
Chúc vui
Comment