Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chế tạo PLC made in Viet Nam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Chế tạo PLC made in Viet Nam

    Chào các bác , công nghệ vi mạch của VN giờ cũng khá rồi, vậy theo mình nghĩ tại nước mình sử dụng rất nhiều PLC của nc ngoài mà lại ko tự chế tạo, san xuất, ví dụ như các pro ở đây thì thừa sức nhỉ . Đơn giản nhất như cái LOGO của SIEMENS , em nghĩ hoàn toàn làm được . Các bác thấy có khả thi không ?

  • #2
    Cái này hoàn toàn khả thi về mặt học thuật. Mình thấy một số đơn vị ở VN đã làm rồi, chạy được, nhưng không bán được. Vì hầu hết đều cố làm cho giống của Siemens hay Mitsubishi, với mấy cái giao diện STL, Ladder... Ở họ mình không thấy có sự sáng tạo, đột phá.

    Hiện tại cũng như trong tương lai khá xa, các công ty ở VN không thể nào cạnh tranh được với Siemens hay Mitsubishi về mặt học thuật cũng như về công nghệ. Họ cần tập trung vào vấn đề giá cả, dịch vụ, sự bản địa hóa, sự đơn giản trong cách sử dụng.

    Để theo đuổi cái này cũng cần có đam mê. Như mình, đã xử lý gần như xong phần firmware, nhưng lại dừng lại để làm việc khác. Nếu ai có ai đam mê, cứ PM cho mình. Biết đâu chúng ta hỗ trợ được nhau làm ra một cái gì đó hay hay

    Comment


    • #3
      với việt nam thì chốt lại một câu là " thôi thì đi nhập cho nó nhanh"
      không tin thì đọc bài này:

      Vỏ ta, ruột Tàu: Đâu là gốc thương hiệu Việt?

      Hai năm trở lại đây, thị trường điện thoại di động bỗng ồ ạt xuất hiện tới gần chục thương hiệu Việt Nam. Nhưng khi mở máy, đập ngay vào mắt là sẽ là dòng chữ “made in China”. Không ít người băn khoăn, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, đâu sẽ là cái gốc cho thương hiệu Việt Nam?

      Điện thoại Việt Nam hầu hết dưới 1 triệu đồng/chiếc (ảnh: Phạm Huyền)
      Điện thoại Việt Nam hầu hết dưới 1 triệu đồng/chiếc (ảnh: Phạm Huyền)

      Thương hiệu Việt: giá rẻ đi đôi với “ruột” Trung Quốc

      “Mác Việt” nhưng “ruột Trung Quốc” đang là một xu hướng khá phổ biến trong nhiều mặt hàng tiêu dùng được coi là của Việt Nam như tivi, tủ lạnh, điều hòa, máy tính và cả hàng dệt may, thời trang.

      Theo chuyên viên kinh doanh của các siêu thị điện máy, nổi bật trong dòng điện thoại di động Việt phải kể đến Q-Mobile, Mobistar, Fmobile, Hitech, Connspeed, mới đây có FPT, Viettel, Vinaphone… Sự nhen nhóm và bắt đầu bùng phát dòng điện thoại Việt giá rẻ này cũng chỉ mới xuất hiện trong 2 năm trở lại đây.

      Giá của những chiếc điện thoại này hầu hết đều chỉ dưới 1 triệu đồng/chiếc. Cũng có nhãn hiệu, có model cao cấp hơn nhưng giá cũng chỉ không quá 2 triệu đồng/chiếc.

      Chỉ cần tháo vỏ một chiếc máy điện thoại di động như Q- Mobile, hay Vinaphone, khách hàng có thể dễ dàng nhìn thấy xuất xứ Trung Quốc được in rõ trên thân máy, và pin.

      Trầm ngâm trao đổi về câu chuyện này, ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội điện tử Việt Nam, cho hay, trong một chiếc điện thoại như vậy, doanh nghiệp Việt Nam hầu như không làm gì mà chỉ có cái tên.

      Nói về điều này, anh Nguyễn Quang Tùng, phụ trách maketing miền Bắc, Công ty Viễn thông An Bình, đơn vị sở hữu điện thoại Q- Mobile, cho biết, doanh nghiệp không sản xuất ở Việt Nam mà đều đặt gia công ở Trung Quốc.

      Theo ông, Trung Quốc là công xưởng gia công của thế giới, trong khi ở Việt Nam, với công nghiệp phụ trợ kém thì không thể làm từ A-Z một chiếc điện thoại.

      Anh Tùng kể, trong giới kinh doanh, đã có trường hợp một doanh nghiệp nhập hẳn dây chuyền của Motorola về với tham vọng sản xuất một chiếc điện thoại di động “thuần” Việt Nam.

      Nhưng rồi sau đó, chính doanh nghiệp đã phải đóng cửa ý tưởng này, vì xét về giá thành để sản xuất điện thoại ngay tại Việt Nam vẫn khó lòng cạnh tranh với điện thoại nhập khẩu hay đặt gia công.

      Lý giải thêm, anh Phạm Anh Xuân, phụ trách Nhóm hàng thiết bị số và điện thoại của siêu thị điện máy Trần Anh, cho biết, các doanh nghiệp chọn Trung Quốc làm gia công điện thoại bởi chỉ có nước này mới có “loại” công nghệ tiện ích: 2 sim, 2 sóng, giá thành lại rẻ.

      Lịch sử hình thành dòng điện thoại Việt giá rẻ này dường như… rất đơn giản. Theo anh Xuân, xuất phát điểm hầu hết của các công ty sở hữu điện thoại Việt, đều từng là các công ty phân phối cho các nhãn hàng nước ngoài. Ví dụ như công ty FPT mới tung ra dòng di động giá rẻ FPT vốn là nhà phân phối điện thoại Samsung, Nokia, Motorola, HTC.

      Với công ty An Bình, chủ của nhãn hiệu Q-Mobile thì ban đầu cũng là nhà phân phối cho Simen, HTC, hay như công ty P&T với nhãn hiệu di động Mobistar vốn nhà phân phối của Sony Ericson…

      Cách đi của những doanh nghiệp đều là đặt gia công ở Trung Quốc và công ty chỉ còn việc “đăng ký thương hiệu” và làm marketing cho thương hiệu đó.
      Vỏ Việt Nam, ruột "made in China" - ảnh Phạm Huyền.

      Tuy nhiên, cho đến nay, thị trường mới chỉ ghi nhận sự thành công của Q-Mobile, khi doanh số tiêu thụ ở Việt Nam lớn thứ 2, ngay sau “đại gia” Nokia. Thương hiệu này cũng đã được An Bình đăng ký bảo hộ 50 năm.

      Doanh nghiệp Việt Nam “chẳng có gì”!

      Có những mặt hàng điện tử, tin học một thời khiến người ta tự hào, với những slogan quảng cáo đầy kiêu hãnh là “hàng Việt”, nhưng bản chất câu chuyện thật lại “không đẹp đẽ” như vậy.

      Máy tính Việt Nam, một sản phẩm đòi hỏi trình độ công nghệ cao, cũng đã có tới 20 thương hiệu đã ra đời như Thánh Gióng, G6, Sing PC, VTB, Mê Kông xanh… nhưng “trụ” lại tới nay, chỉ có 3 thương hiệu tiêu biểu là CMS, Hanel, FPT Elead. Thị phần tập trung ở vùng sâu, xa.

      Với tivi, chỉ còn có 3-4 “nơi” làm và tập trung trong miền Nam như có tivi VTB, Hanel.

      Ông Trần Quang Hùng cho hay, ngoại trừ điện thoại di động, các thương hiệu Việt trên đều có mặt trên dưới 10 năm trên thị trường. Hầu hết, các doanh nghiệp này đều xuất thân là doanh nghiệp Nhà nước, rồi cổ phần hóa, và dưới sức ép của thị trường, phải vận động mà có sản phẩm mang thương hiệu Việt.

      Với thị trường máy tính, anh Phạm Anh Thắng, Công ty máy tính Tùng Dương cho rằng, cũng có lúc bùng lên những tham vọng hình thành dòng máy tính Việt Nam giá rẻ, nhưng thực tế đã chứng kiến sự thất bại thảm hại khi không thể “cạnh tranh” nổi với những máy tính “ngoại”.
      Máy tính Việt Nam vắng bóng ở siêu thị điện máy (ảnh: Phạm Huyền)

      Và đến nay, có những chiếc máy tính Việt gần như “biến mất”. Đơn cử như máy tính Thánh Gióng là “đứa con chung” của FPT và CMS, ra đời năm 2004, được quảng bá là dành cho sinh viên, giá chỉ dưới 4 triệu đồng, nhưng giờ đã không còn ai nhớ tới.

      Máy tính G6 là “ý tưởng bắt tay nhau” của 6 đơn vị là công ty Trần Anh, Mai Hoàng, Vĩnh Trinh, Ben, Hà nội Computer, Phúc Anh và đến nay, chẳng mấy người tiêu dùng nào biết tới sự tồn tại của nó.

      Hay tương tự như máy tính Elead của công ty FPT, tuy vẫn tồn tại nhưng tuyệt nhiên vắng bóng trong hệ thống siêu thị điện máy lớn.

      Anh Thắng nói: “Tuy gọi là máy tính Việt nhưng Việt Nam có làm gì đâu. Tất cả linh kiện đều đi nhập khẩu hết".

      Cắt nghĩa cho sự thất bại này, anh Thắng cho rằng, chiếc máy tính có đặc thù khác biệt với những sản phảm tiêu dùng khác. Đó là máy phục vụ công việc nên đòi hỏi độ bền ổn định. Với những người giàu có, nhu cầu chất lượng máy tính cao, thì bao giờ cũng cố bỏ tiền mua một chiếc máy tính có thương hiệu, để tránh rủi ro về mất dư liệu, hỏng hóc.

      Còn với những người ít tiền, như giới sinh viên thường mua linh kiện theo nhu cầu và đặt lắp ráp. Do đó, máy tính Việt Nam không “bật lên nổi” và chỉ có thể bán ở vùng sâu xa hoặc “lọt” vào trong các dự án của Nhà nước.

      Xác nhận điều này, ông Hùng cho rằng, các doanh nghiệp máy tính Việt đều là thành viên của Hiệp hội điện tử cả, thương hiệu ấy vẫn sống, nhưng vì thị phần quá bé nên rất ít người biết.

      Cũng như điện thoại di động, hầu hết các thương hiệu Việt trong ngành này đều dựa trên cơ sở là “ruột” ngoại mà chủ yếu là “ruột” Trung Quốc.

      “Bởi vì, chúng ta chẳng làm được cái gì cả! Chúng ta chỉ mua về, lắp theo thiết kế yêu cầu trong nước, test, chỉnh sửa và lấy nhãn của mình vào”, ông Hùng nói.

      Theo Hiệp hội Điện tử Việt Nam, tính đến nay, chỉ có máy giặt, điều hòa như của Hòa Phát đạt tỷ lệ nội địa hóa gần 40%, còn lại, tivi, máy tính… hầu hết chỉ đạt 10-30% nội địa hóa.

      Năm 2007, Công ty thép Việt Ý đặt gia công 10.000 tấn thép xây dựng ở Trung Quốc rồi gắn mác VIS (thương hiệu Việt - Ý) để bán tại thị trường nội địa. Khi đó, câu chuyện “thép Trung Quốc” dán mác Việt Nam đã gây phản ứng mạnh trong cộng đồng doanh nghiệp và nổ ra một cuộc tranh cãi lớn: cách đi của doanh nghiệp đó là đúng hay sai? Liệu, cách đi ấy có là “gian dối”, có phù hợp với đạo đức doanh nghiệp?

      Trong khi các công ty khác lo đầu tư, xây dựng nhà máy thì thép Việt Ý lại đi “tắt” bằng việc gia công thuê ở Trung Quốc. Điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả các doanh nghiệp cũng đóng cửa nhà máy và đi thuê gia công của Trung Quốc như vậy?

      Thế nhưng giờ đây, nhiều doanh nghiệp lại đang đi theo con đường như thép Việt Ý năm xưa.

      Dù không sai luật, nhưng câu chuyện này đã gợi lên một nỗi niềm lớn cho nền công nghiệp Việt Nam: chúng ta không chỉ nhập khẩu nguyện liệu, linh kiện phụ tùng từ bên ngoài mà còn nhường hẳn sản xuất cho bên ngoài, vậy thì, còn lại gì cho thương hiệu Việt Nam?

      Nguồn đọc thêm: http://www.xaluan.com/modules.php?na...#ixzz1MrMqoPRm
      http://www.xaluan.com/
      Quang Nhat
      ---------------------------------------
      Yahoo :quangnhat85ls
      Mail :
      Nhận thiết kế và ép nhựa cho đồ điện tử

      Comment


      • #4
        Nguyên văn bởi bvhoang Xem bài viết
        Cái này hoàn toàn khả thi về mặt học thuật. Mình thấy một số đơn vị ở VN đã làm rồi, chạy được, nhưng không bán được. Vì hầu hết đều cố làm cho giống của Siemens hay Mitsubishi, với mấy cái giao diện STL, Ladder... Ở họ mình không thấy có sự sáng tạo, đột phá.

        Hiện tại cũng như trong tương lai khá xa, các công ty ở VN không thể nào cạnh tranh được với Siemens hay Mitsubishi về mặt học thuật cũng như về công nghệ. Họ cần tập trung vào vấn đề giá cả, dịch vụ, sự bản địa hóa, sự đơn giản trong cách sử dụng.

        Để theo đuổi cái này cũng cần có đam mê. Như mình, đã xử lý gần như xong phần firmware, nhưng lại dừng lại để làm việc khác. Nếu ai có ai đam mê, cứ PM cho mình. Biết đâu chúng ta hỗ trợ được nhau làm ra một cái gì đó hay hay
        Chào bạn!
        Mình dang muốn tìm hiểu về cách chế tạo 1 PLC mong bạn có thể giúp đỡ.
        Hy vọng mình sẽ được hợp tác với bạn.

        Comment


        • #5
          Nguyên văn bởi bvhoang Xem bài viết
          Cái này hoàn toàn khả thi về mặt học thuật. Mình thấy một số đơn vị ở VN đã làm rồi, chạy được, nhưng không bán được. Vì hầu hết đều cố làm cho giống của Siemens hay Mitsubishi, với mấy cái giao diện STL, Ladder... Ở họ mình không thấy có sự sáng tạo, đột phá.

          Hiện tại cũng như trong tương lai khá xa, các công ty ở VN không thể nào cạnh tranh được với Siemens hay Mitsubishi về mặt học thuật cũng như về công nghệ. Họ cần tập trung vào vấn đề giá cả, dịch vụ, sự bản địa hóa, sự đơn giản trong cách sử dụng.

          Để theo đuổi cái này cũng cần có đam mê. Như mình, đã xử lý gần như xong phần firmware, nhưng lại dừng lại để làm việc khác. Nếu ai có ai đam mê, cứ PM cho mình. Biết đâu chúng ta hỗ trợ được nhau làm ra một cái gì đó hay hay
          cần phải đitawsst đón đầu bác ah. họ làm S7... rồi mà mình mới thương mại hóa logo thì còn chạy xa lắm
          logo là tiền đề cho phát triển chứ thương mại như vậy không ổn
          em hứng thú với chú PLC này

          Comment


          • #6
            bác bvhoang có thể cho e yahoo dc k?e cũng đam mê về PLC lắm

            Comment


            • #7
              Nguyên văn bởi ssgabeo Xem bài viết
              Chào các bác , công nghệ vi mạch của VN giờ cũng khá rồi, vậy theo mình nghĩ tại nước mình sử dụng rất nhiều PLC của nc ngoài mà lại ko tự chế tạo, san xuất, ví dụ như các pro ở đây thì thừa sức nhỉ . Đơn giản nhất như cái LOGO của SIEMENS , em nghĩ hoàn toàn làm được . Các bác thấy có khả thi không ?
              hay đấy, thực sự thì đối với các cao thủ về vđk thì lập trình tạo ra một con PLC không hề khó, chỉ tại chưa có sự kết hợp được của các chuyên gia đó thôi.Cũng vì người Việt chúng ta còn chưa tự tin và các nhà tiêu thụ trong nước cũng chưa tạo điều kiện và sự ưu ái cho các sản phẩm thương hiệu Việt mà thôi,các cụ cũng có câu : "Thà cho một hũ vàng còn hơn chỉ đàng đi buôn",thể hiện sự ích kỉ của người Việt trong thương mại đó. Suy cho cùng là sẽ còn rất lâu nữa chúng ta mới tạo được uy tín về mặt công nghệ

              Comment


              • #8
                Mình nghĩ chế tạo 1 chiếc PLC không phức tạp bằng chế tạo 1 chiếc smartphone, nhưng tại sao giá PLC lại khá cao nhỉ? Tốc độ phát triển của nó cũng chậm hơn smartphone nữa. Rất muốn VN mình tự chế tạo và thương mại hóa được PLC, tự sáng tạo những cái mới, dễ sử dụng, chứ cá nhân mình thấy lập trình Siemens S7-300,400 với STL... khó hiểu và phức tạp, tại sao không có cách nào lập trình và cấu hình dễ hiểu hơn nhỉ
                Mình đang học ở Nga thì thấy các sản phẩm PLC, tự động hóa của Nga ít được nước ngoài biết đến nhưng lại chiếm lĩnh thị trường trong nước, ở trên trường được thực hành mấy con này khá nhiều và thấy cũng không phức tạp như khi sử dụng Siemens. Khá nhiều công ty của Nga sản xuất các sản phẩm tự động hóa như đo lường, biến tần, PLC, phần mềm SCADA... như OVEN, REMIKONT, KROSS, TRASSA, Elesi..... Mặc dù biết trình độ phát triển của Nga cao hơn VN khá nhiều nhưng vẫn mong

                Comment


                • #9
                  chờ cái PLC made vietnam lâu rồi mà vẫn chưa thấy
                  không thể làm những gì bạn muốn,hãy làm những gì bạn có thể làm .Đời không như mơ

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  ssgabeo Tìm hiểu thêm về ssgabeo

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X