Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có tiền kô biết dùng! Đề nghị các cao thủ giúp sức.

Collapse
This topic is closed.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Với cái máy này đi đứt nửa tỷ rồi.
    Đầu tư tiếp 1 em Osill Số-giá cở 1 ngàn nữa.
    Sau đó là linh kiện,chi phí này cũng không nhỏ.
    Nếu chỉ có đtu may móc mà không có linh kiện thì vô ích.
    Tiếp theo là đtu linh kiện.

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi phucthinhel Xem bài viết
      F dang quang cáo về mình à hay làm mod . Lúc trước thấy F cũng kỵ quãng cáo kiểu này mà ! Sao giờ quảng cáo lung tung quá !
      F đang giới thiệu những sản phẩm chưa có, vả khả năng sản xuất được, cũng như là hiện nay một số giá cả đang qua cao, F đã đưa ra những mức giá thấp hơn, đó là khả năng sản xuất ở VN.

      Còn các vấn đề chi tiết của đơn hàng này, F đã trao đổi riêng với bạn KL rồi. F có ghi rõ, với tư cách là admin của picvietnam, F recommend trang bị những sản phẩm đó cho phòng thí nghiệm, còn với tư cách của người buôn bán F recommend mua sản phẩm trực tiếp từ Vieltek. Trong buổi họp mặt anh em ở HCM, F sẽ nói lý do tại sao F recommend mua sản phẩm Microchip từ Vieltek, còn bây giờ thì chưa công bố được. Mà có thể bây giờ thì recommend thôi, chứ lỡ mà F không làm được thì sau này sẽ không recommend nữa đâu. F đang làm một cái chuyện khá quan trọng cho cộng đồng, và đội ngũ core cũng như một số bạn thành viên tích cực của picvietnam cũng đã biết qua.

      Về sản phẩm DSP của TI, thì F đã cung cấp cả mạch nguyên lý lên diễn đàn lâu rồi, và hướng anh em tới sản phẩm đó, và F cũng đã chuẩn hóa theo chuẩn của TI luôn rồi. Đây là bộ công cụ đáng để trang bị cho phòng thí nghiệm. Có lẽ phucthinhel không theo dõi những cái mà F cung cấp lên, luôn luôn giá target ưu tiền, mạch nguyên lý đi đầu, sản phẩm đi sau, mạch in đi cuối .

      Đó là cách làm việc để thiết kế ra một sản phẩm. Nhưng cái này F đã open lâu rồi, mọi người tìm đọc lại về phần DSP sẽ thấy có mạch nguyên lý mà F cung cấp.

      Chúc vui.
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • #18
        Nguyên văn bởi MicroDuyphi Xem bài viết
        Tôi thấy KL không chỉ mua thiết bị, nếu mua thiết bị thôi thì KL đã không vào đây hỏi han làm gì. Vấn đề là Mua nhưng Có sự tư vấn. Đó mới là vấn đề.
        Còn chuyện bung tiền đặt hàng mua thì mua đâu chẳng được.
        Có thằng bán hàng nào nói vơi khách hàng rằng: Tôi ngu, tôi không biết. Có thằng bán hàng nào chả khoe chổ họ uy tín,chất lượng...
        Vấn đề là ta góp ý cho KL mua những thiểt bị nào là cần,mua dùng chứ chẳng phải mua để ngắm.
        Về RF tôi nghĩ cần 1 máy phân tích phổ: Loại 1Ghz giá Năm nghìn USD.
        Loại 8Ghz giá 30 nghìn, nên đầu tư cái này nếu muốn đạt chất lượng theo chuẩn qte và hqua.
        Vấn đề đầu tư cho một phòng thí nghiệm không đơn giản như DP nghĩ đâu. Vài tỉ không phải là con số lớn, năng lực mình chuyên sâu vào cái gì, trang thiết bị là cái gì. Thực sự F đã dành thời gian khá nhiều để sàng lọc những vấn đề về trang bị cho một phòng thí nghiệm cần những gì.

        Chỉ cần xem xét sơ bộ lấy toàn bộ giá trị cơ bản R loại 1%, mỗi con 5000pcs thôi thì đã đứt cả nghìn $ rồi, chưa kể tụ tiếc các loại vài nghìn là chuyện thường. Cho nên, trong một phòng thí nghiệm, khi cấp kinh phí, hoặc khi bỏ tiền đầu tư, người ta luôn luôn phải cân nhắc và phân ra rõ ràng, đâu gọi là phần đầu tư thiết bị, đâu là phần đầu tư vật tư.

        Nói điều này hơi buồn cười, nhưng mà có ai nghĩ đến chuyện thiết kế phòng chưa? Tôi có một không gian bao nhiêu đó, tôi làm cái bàn thí nghiệm như thế nào? Một bàn thí nghiệm chuẩn thì như thế nào? Có những cái gì trên đó. Khi nghiên cứu thí nghiệm, không gian vị trí làm việc, thời gian ngồi trên máy tính... Những cái này ở vn ít để ý, nhưng F đã phải chuẩn bị kỹ cho nó để sau này lập phòng thí nghiệm ở HCM. Cho nên cái này là cái F rất hứng thú.

        Nói đến vấn đề tiền bạc thì đừng nghĩ rằng bỏ tiền ra là có thể đầu tư được phòng thí nghiệm, muốn đầu tư một phòng thí nghiệm, hãy thử lập danh sách các hệ thống sản phẩm thì sẽ có thể biết ngay cái phòng đó ở trình độ nào (cho rằng số tiền đầu tư là ngang nhau).

        Không đơn giản khi đầu tư một phòng thí nghiệm đâu. Đó là điều F dám khẳng định.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • #19
          Thank MicroDuyphi!
          Lần trước định hợp tác với M nhưng do ý xếp to thay đổi làm hỏng việc (sorry lần nữa). Lần này M đã đọc và có nhưng lời nhận xét rất đúng, thank nhiều. Hiện tại mình cần một sự tư vấn lớn. Đồng thời kêu gọi anh em ai có tâm huyết muốn xài đồ chùa cho hiệu quả thì tham gia. Đặc biệt M có muốn nghiên cứu về mảng nào sâu hơn thì cứ viết mail cho mình vidientu_no1@yahoo.com.
          Nếu ai muốn có phần mềm, kít đặc chủng để nghiên cứu thì viết mail cho mình. Định hướng là vi điện tử và RF nha.
          Thank!

          Comment


          • #20
            Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
            Vấn đề đầu tư cho một phòng thí nghiệm không đơn giản như DP nghĩ đâu. Vài tỉ không phải là con số lớn, năng lực mình chuyên sâu vào cái gì, trang thiết bị là cái gì. Thực sự F đã dành thời gian khá nhiều để sàng lọc những vấn đề về trang bị cho một phòng thí nghiệm cần những gì.

            Chỉ cần xem xét sơ bộ lấy toàn bộ giá trị cơ bản R loại 1%, mỗi con 5000pcs thôi thì đã đứt cả nghìn $ rồi, chưa kể tụ tiếc các loại vài nghìn là chuyện thường. Cho nên, trong một phòng thí nghiệm, khi cấp kinh phí, hoặc khi bỏ tiền đầu tư, người ta luôn luôn phải cân nhắc và phân ra rõ ràng, đâu gọi là phần đầu tư thiết bị, đâu là phần đầu tư vật tư.

            Nói điều này hơi buồn cười, nhưng mà có ai nghĩ đến chuyện thiết kế phòng chưa? Tôi có một không gian bao nhiêu đó, tôi làm cái bàn thí nghiệm như thế nào? Một bàn thí nghiệm chuẩn thì như thế nào? Có những cái gì trên đó. Khi nghiên cứu thí nghiệm, không gian vị trí làm việc, thời gian ngồi trên máy tính... Những cái này ở vn ít để ý, nhưng F đã phải chuẩn bị kỹ cho nó để sau này lập phòng thí nghiệm ở HCM. Cho nên cái này là cái F rất hứng thú.

            Nói đến vấn đề tiền bạc thì đừng nghĩ rằng bỏ tiền ra là có thể đầu tư được phòng thí nghiệm, muốn đầu tư một phòng thí nghiệm, hãy thử lập danh sách các hệ thống sản phẩm thì sẽ có thể biết ngay cái phòng đó ở trình độ nào (cho rằng số tiền đầu tư là ngang nhau).

            Không đơn giản khi đầu tư một phòng thí nghiệm đâu. Đó là điều F dám khẳng định.

            Chúc vui
            Chào anh Hiệp!
            Thật sự về mảng này: Đầu tư và định hướng cho 1 phòng thí nghiệm, tôi thấy anh làm khá chu toàn. Khởi sự từ hơn đầu năm nay phòng thí nghiệm mà anh chuẩn bị chắc đã xong!
            Phi tán thành góp ý này: Việc đầu tư cho phòng thí nghiệm,trước hết chúng ta phải nói đến 1 CĂN PHÒNG THÍ NGHIỆM( bao gồm cả không gian, vật chất- tức thiết bị tối thiểu cần có trong phòng này).
            Và đây là vấn đề mà chúng ta cần phải định hướng trước.

            Bên cạnh đó anh KLONG cũng cần thấy rằng: Đầu tư biết bao nhiêu là đủ và đầu tư như thế nào 1 lần là cho đúng-cho phù hợp, không lãng phí!

            Do đó, đầu tư là 1 việc làm thường xuyên( định kỳ,bổ sung xuyên suốt trong quá trình làm việc). Đầu tư như vậy không bao giờ là phí.

            Vì vậy theo chủ ý của riêng Phi thì đầu tư tồn trung chia làm 2 giai đoạn:
            1-Giai đoạn đầu thành lập phòng thí nghiệm
            2-Giai đoạn sau thành lập.
            Giai đoạn đầu: chúng ta đầu tư mang tính: Điều kiện cần là chính. Nghiã là đầu tư ở mức tối thiểu các thiệt bi cần có để anh em có cái để làm việc,để đo đạc, kiểm tra.
            Tại sao giai đoạn đầu chúng ta không đầu tư 1 lần cho đầy đủ,cho hoành tráng??? Vì GD( giai đoạn) đầu có 1001 thứ cần phải đầu tư, do đó nói như anh Hiệp- dù số tiền có lên gấp đôi đi nửa cũng chẳng đủ.

            Giai đoạn sau: Khi đi vào hoạt động,trong quá trình ấy sẽ nảy sinh ra các thứ cần thiết khác, và trong quá trình đó nếu có thể Cty của chúng ta cũng có vốn, có lãi thì việc đầu tư cũng trở nên dễ dàng và lần tư này rõ ràng là rất thiết thực.

            Nhân đây Phi cũng xin góp ý với anh KLONG cũng như cho những anh em nào muốn đầu tư 1 căn phòng thí nghiệm cho riêng mình:
            ví dụ làm về mảng Vi điện tử:1- máy tính- đầu kiện số 1 phải có: Pentum II-700Mhz giá 1tr năm trăm ngàn.
            2- Đồng hồ số hoặc VOM- loại TQ giá 100 nghìn
            3- Bộ kèm,kéo,tua vít...100 nghìn
            4- Dụng cụ mạch nạp, mạch test board... Năm trăm nghìn.
            Năm- Một số chip cần thiết: khoảng 3 con: 1 trăm nghìn( mua hàng trên diễn đàn này-giá rẻ bất ngờ).
            Sáu- Một bộ nguồn điện tự chế: Năm mươi nghìn.
            7- Một đường line internet- cái này không có thì ra dịch vụ.
            8- Mỏ hàn,chì hàn, nhựa thông, dây đồng, dây điện: 100 nghìn
            9- Mạch xác(mua về gở linh kiện dùng lại-đở phí của),cái nào không có thì mua mới: tầm 200 nghìn.
            10-Nếu làm RF thì mua thêm 1 cái radio nữa: Giá 300 nghìn.
            Tổng số cho việc đầu tư này: 3 triệu.
            Vậy thôi! Làm khoa học mà, phải biết tập tính tiết kiệm thì mới mong sau này làm ra sản phẩm:Đầu tư tiền ít mà thu lợi lớn được phải không anh chị em.

            Comment


            • #21
              Theo F nghĩ, cái này không phải là cái mà bạn KL muốn làm. Ở đây là một phòng thí nghiệm trị giá 5 tỉ đồng. Tiết lộ thông tin một tí của bạn KL đó là phòng thí nghiệm cho khoảng 10 thành viên thường trực chẳng hạn vậy (ở đây F tiếp tục thảo luận với tư cách là người đang trao đổi về vấn đề xây dựng và phát triển một phòng thí nghiệm).

              Như vậy chúng ta có thể thấy mấy điểm sau:

              1) Bàn làm việc cá nhân: trên bàn làm việc cá nhân cần có những cái gì? Đây là một câu hỏi mà hầu như khi bắt đầu làm việc, chúng ta đều bắt đầu với nó, nhưng ít người chú ý tới.

              F nhiều lần trao đổi với nhiều bạn làm nghiên cứu ở các trường trên thế giới, và bản thân F cũng đi thăm một số trường, và vào một số phòng thí nghiệm khác nhau ở các nước: Pháp, Ý, Đức, Hàn. Từ việc tham khảo đó, F xây dựng mô hình phòng thí nghiệm hay có thể gọi là không gian làm việc cá nhân.

              Ở mỗi nước và mỗi phòng thí nghiệm khác nhau, tùy vào không gian tổng thể, mà họ xây dựng cách bố trí khác nhau. Tùy vào mỗi đặc điểm của bài thí nghiệm và công việc thường xuyên mà người ta sẽ có nhưng cách bố trí phòng khác nhau.

              2) Trang thiết bị tối thiểu đối với một phòng làm việc thiên về hướng embedded: Một mẫu mô hình chung rất phổ biến về các phòng làm việc embedded có thể được chỉ ra, nhưng mà trong đó, việc có bao nhiêu thiết bị, dùng vào công việc gì, tần suất sử dụng thiết bị, chi phí đầu tư cho thiết bị, sẽ là yêu cầu để thiết kế một danh sách các thiết bị cần trang bị cho phòng.

              Một lớp dạy học của một thành viên trên diễn đàn về PLC (sắp tới F sẽ đưa quảng cáo lên), thì mô hình này rất gọn gàng và đơn giản. Nhưng mô hình của bạn KL ở đây, thì có vẻ phức tạp hơn.

              Cần phải xác định rằng, các thiết bị trang bị đi theo bài của nó. Nếu như trang bị dùng để dạy học thì khác, trang bị dùng cho nghiên cứu lại khác, và trang bị dùng cho mô hình hỗn hợp, nghĩa là lúc thì dạy, lúc thì nghiên cứu lại khác.

              3) Hệ thống thiết bị dùng chung: Nếu như mọi thiết bị đều rẻ tiền, thì quá đơn giản, người ta chỉ cần mua mỗi đồng chí một thiết bị. Vấn đề phải có thiết bị dùng chung, là bởi vì thiết bị đó quá đắt tiền. Hơn nữa, nếu như phòng thí nghiệm đa năng tới mức độ có thể trang bị hết tất cả các thiết bị cần thiết cho mọi loại nghiên cứu thì ... hihi.. Cho nên, những thiết bị nào gọi là tối thiểu, thì chúng ta đưa một danh sách tối tiên quyết.

              4) Thời gian làm việc: Thời gian làm việc trên bàn thí nghiệm là một điều rất quan trọng để xây dựng bàn thí nghiệm. Có thể có mô hình thí nghiệm vài giờ, rồi di tản, thì các thiết bị giao diện không phải là vấn đề quan tâm. Nhưng một khi làm việc thời gian dài, riêng như cái máy tính thôi, nếu bạn làm việc 8 tiếng - 10 tiếng/ngày tại bàn thí nghiệm, thì cái giao diện máy tính cực kỳ quan trọng. Nếu chỉ cần nó vớ vẩn một chút, làm việc lâu ngày với nó, chán. Tại sao các đồng chí chơi game, chơi hoài không chán, vì riêng con chuột của các đồng chí ấy xài tầm 100$/con, trong khi nhiều anh em xài khoảng 5$/con. F xài con khoảng 60$/con.

              5) Tính khấu hao của thiết bị: Thiết bị mua về, quan trọng là tính thời gian khấu hao. Mua thiết bị càng mới, càng hiện đại, thì thời gian sử dụng càng lâu. Nhiều khi mua thiết bị cũ hơn một chút, giá giảm đi 1000$. Nhưng mà thời gian khấu hao lại giảm đi 1 năm (vd: 3 năm là lỗi thời không dùng được nữa, thì thiết bị đắt hơn 1000$ nhưng có thể khấu hao 4 năm). Thì nếu thiết bị đó có trị giá trên 4000$, rõ ràng nên mua thiết bị mắc hơn, vì tính khấu hao vẫn lợi hơn.

              6) Nhà nước: Nhiều vấn đề phòng thí nghiệm không kinh tế, và không hiệu quả, đó là bởi vấn đề quản lý chung. Vd: quy định bắt buộc khấu hao 3 năm, thế thì rõ ràng mua tốt hơn, hay xấu hơn, thì khấu hao cũng 3 năm, vậy thì tôi mua cái cũ cho rồi. Cứ như thế, thì nó sẽ bị lạc hậu nhanh.

              Đây là bài toán mà một người làm khoa học phải chấp nhận, và phải chống đối, và phải bảo vệ.

              Vài ý như vậy, mong các thảo luận sâu hơn.

              Chúc vui
              Falleaf
              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

              Comment


              • #22
                I/ Nếu KL có tiền đầu tư từ 1 nguồn nào đó mà buộc phải mua chưa biết mua để làm gì ( cái này nhiều đơn vị như vậy, mỗi năm phải tiêu n tỷ chẳng hạn) thì theo MH hiểu ý tốt của KL là muốn mua cái gì đó thiết thực, ít ra cũng giúp ích cho những người cùng lĩnh vực. Như vậy bạn có thể mua như sau.
                1. OSC loại HP tối thiểu 2 input, 500MHz ( khoảng từ 10.000 USD trở lên)
                2. Máy phân tích phổ loại 25G.
                3. Mỏ hàn Weller ( khoảng 1000 USD / bộ) .
                Còn linh kiện hay KIT gì đó thì tùy theo mình định làm gì thì mua cho phù hợp
                Nếu có thể thì mua 1 vài soft cho RF design, FPGA .... nhưng cái này nó bán license theo năm, hết năm mà không dùng tý nào thì cũng coi như bỏ.

                Như vậy là tốt lắm rồi.

                II/ Nếu tư vấn để bạn đầu tư xây dựng LAB cho bạn ( tiền có người tài trợ)
                Có 2 vấn đề xảy ra.
                1. Bạn có phải hoàn vốn không? Có phải đạt một tiêu chí nào đó không ví dụ như LAB của bạn phải sinh lời xxxx chẳng hạn.
                2. Hay chỉ cần LAB để bạn thỏa niềm đam mê của mình, không phải tính đến các điều kiện khác.

                Như vậy mới biết cần làm gì chứ.

                Như MH chỉ có 150M VND là đã có LAB tại gia khá ngon rồi.
                Ví dụ:
                OSC Techtronic TDS3032B 300M ( 2 nd khoảng 4K)
                OSCr KIKUSUI 100M khoang 1K
                Mỏ hàn các loại,
                Linh kiện SMD mối loại 1 cuộn 5K
                các loại R,C khác mỗi loại 1K
                PIC,AVR,ARM .... mỗi loại min 20 pcs
                Nguồn 5V/1A, 5V/20A, 12V..... mỗi loại 1 cái.
                Notebook IBM T60 2 cái
                PC Celeron 2G 2 cái.
                ADSL, wifi.... 1 cái

                Linh kiện phụ trợ đủ dùng.
                các đồ chơi cho FPGA như cáp USB XILINX hay ALTERA mỗi loại 1 cái.
                XILINX SPARTAN3 XC3S200 20 pcs,
                ALTERA EPK50 20pcs.
                pin Li-ion, NiMH..... các loại
                Sạc pin Li-ion, NiMH....
                Bàn ghế,.....đủ dùng
                Nếu xịn thêm cái điều hòa nữa là ngon.

                Như vậy mình thấy là quá đủ.
                Quý 2 vừa xong Optical tranmiter project ( PDH 16/4 E1). Đã test xong.

                Nếu làm telecom thì mua thêm máy đo
                SUNSET MTT của hãng Sunrise Telecom để đo, mô phỏng và phân tích giao thức. Cái này chơi được tất cá giao thức telecom từ E1,E2,.... hay báo hiệu R2 MFC, SS7, V5.x.. và còn cả cho GSM và GPRS nữa. Nhưng chưa có cho CDMA. Giá khoảng 60.000 USD

                Quan trọng là 5 tỷ có cần đẻ không thôi, chứ bắt nó phải đẻ ra 5 tỷ khác thì quá khó.
                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                Biến tần
                Máy giặt
                Lò vi sóng
                Bếp từ.
                Tủ lạnh.
                Điều hòa

                Comment


                • #23
                  MinhHa nói rất thiết thực ! Chứ trên đời này ai tự nhiên mà mua không thiết bị rùi cho người lạ hoắc nào dùng ! đến khi hư thì ai sửa ! 5 tỉ chứ đâu phải 5 nghàn đồng Việt Nam đâu mà dùng không thấy tiếc chứ ( hay là tiền ... hi hi ! ai hiểu gỉ hiễu ) .
                  Phòng thì nghiệm cơ bản thì đắt nhất là các thiết bị đo ! Và quan trọng là con người dùng thiềt bị nữa !

                  Nằm mơ hoài mà chưa có thấy cái OSC số cỡ 100M thôi ! Ở Nhật Tảo nó bán cái OSC số có 20Mhz mà giá lá 1500 USD rùi , nhìn hoài mà không rinh về được đâm tức ! hi hi ! .

                  Còn các KIT thí nghiệm thì mua đề thí nghiệm sản phẩm hay là mua về rồi thực hành vài bài tập mẫu rồi đóng hộp cất tủ -> vì không ứng dụng thực tế được cũng như đãm bảo đầu ra cho sản phẩm ?
                  Mạch nạp Little Programmer
                  MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                  Site Fukusei shop :

                  Comment


                  • #24
                    trời ,lần đâu tiên thấy hiện tượng lạ này,
                    chào anh Dũng lâu ko gặp anh,

                    Comment


                    • #25
                      Thank Bác Minh Hà nhiều.
                      Mình xin trả lời luôn. Vốn kô phải hoàn lại, đầu tư một cục. Nhưng mình là người trong nghề nên thấy băn khoăn nhiều khi đầu tư và sử dụng các trang thiết bị trong dự án. Nên mình open ra ở đây để mọi người có thể đóng góp ý chung. Các vấn đề bác MH đưa ra mình đã tính sơ sơ trong dự án rùi. Nhưng vẫn chưa hết tiền và chưa hiệu quả.
                      Vốn 5tỉ đâu phải là nhiều, chắc là các bạn cứ nghĩ kô thật. 5tỉ chỉ mới được 200m đường nhựa thôi (hi hi). Mình nói vui nhưng đó là sự thật đó.
                      Mình mong muốn là có bạn nào đang định nghiên cứu cao cao chút. Ví dụ về RF cao tần chẳng hạn, muốn có phần mềm nghiêm túc để thiết kế và tính toán thì gửi mail cho mình để tính chuyện giúp đỡ. Tiền phải tiêu hết, nhưng dùng ko hiệu quả thì mình cắn rứt lương tâm.
                      Ps Bác MH nếu có lòng thì gửi mail cho em. Em gửi cho bác cái này ...

                      Comment


                      • #26
                        To phucthinhel
                        Vấn đề là huynh có những thứ huynh cần rồi thì làm được cái gì? Huynh cứ nói đi nha. Cái oxilo cỡ 1500 thì ăn thua gì. Mình sẽ mua mấy cái. Nhưng cỡ dải tần này thì bình thường. Mình muốn là có những ai có chí chơi cao thì liên hệ với mình để mình mua đồ cao tần. Ví dụ phần mềm thi chia sẻ, hỏng thì cài lại, kiện cáo thì biết đâu được đấy hi hi. Kít phát triển thì ít hỏng lắm, chỉ có là mượn rùi kô trả mới lo thôi. Máy phân tích phổ 26,5G, máy hàn BGA .... thì đúng là khó xách đi cho mượn, nhưng xách lên hà nội 1 tháng chơi chơi rồi xách về thì thoải mái luôn.
                        Việc hư hỏng có nhà nước lo, việc có tiền hay kô cũng của nhà nước lo. Huynh cứ lo thế thì khó làm việc lớn được.

                        Comment


                        • #27
                          Có thể nói biết bao nhiêu cho đủ . ta chỉ phân nhỏ ra những cái gì có khả năng thực tế thôi .còn tầm 5 tỉ ( đối với 1 cá nhân , đơn vị nhỏ có thể cũng là rất lớn ) . còn đầu tư vào các ngành đặc biệt e rằng có thể là không đủ .

                          Tôi nói VD : RF cũng là " môn "tốn nhiều tiền của .
                          Chỉ nói riêng mấy cái đồ thí nghiệm ( cho nó ra hồn gọi là máy móc ) thì cũng chiếm dăm ba tỉ là chuyện thường , có khi nó còn phụ trội hơn ( VD thiết bị giao tiếp kiểm tra đầu cuối truyền hình )

                          Có thiết bị là quá tốt rồi , bằng không có thì cũng phải nghĩ cách ra làm sao ( rõ là quá khó ) - và thiếu thiết bị thì việc làm khó lớn được trong các điều kiện nghiêm ngặt ( các thông số tiêu chuẩn, quy chuẩn ).

                          --- Nếu có 5 tỉ , tôi sẽ đầu tư vào một dây truyền mạch in cỡ nhỏ . Phục vụ cho tất cả những người gọi là chơi hay học điện tử ( dĩ nhiên giá thành cạnh tranh là điều sống còn ).

                          Nếu nói về để làm kinh tế thì như thế là có vẻ ổn . Tôi đã đọc được ở đâu đó rằng :
                          " Hãy nhặt hết những đồng tiền lẻ , rơi vãi của thiên hạ anh đã trở thành tỉ phú rồi "

                          --- Đấy ! việc như vậy . Có thể nói nếu sự phát triển sẽ không được đẻ ra từ 5 tỉ đầu tư vào làm mạch nhưng nó sẽ phát triển cho mặt bằng chung về công nghệ cho xã hội.

                          Còn với 5 tỉ để đầu tư vào những thiết bị cao cấp nhằm " đi tắt đón đầu "trong công nghệ sau này thì khó mà có thể thành công được .

                          Bởi lẽ trình độ phổ cập , kỹ sư là tương đối yếu kém . Trước đây không lâu người ta đã thống kê trên 90 % các kỹ sư điện tử chưa biết mặt hay sờ vào cái oxilo .

                          Những số tài giỏi hoặc hơn người khác một chút thì không phải ai cũng giống ai , hoàn cảnh gia đình , cơm áo gạo tiền - rất nhiều chi phối .

                          --- Làm mấy cái mạch nạp -project free trên mạng rồi đem bán ư ???

                          Ở cá nhân tôi mà nói là tôi có thể khẳng định luôn " dễ thôi "- vì người ta đã cho hết cả rồi ( sai sót thì lại một số mẹo nhỏ, chỗ nọ chỗ kia ...v.v )

                          Còn để nói về mặt bằng chung tôi dám khẳng định là không phải ai cũng hiện thực hóa cái mạch được .

                          Cứ để ý xem vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay

                          --- Hiện thực hóa vấn đề không phải là chuyện 1 sớm 1 chiều . Nó có thể thành công ngay hoặc chẳng bao giờ . Còn thành công ở cái gì thì ta vẫn phải tìm câu trả lời cho nó.
                          Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                          Comment


                          • #28
                            Bác QD lạc đề rồi. Tiền nào dùng vào việc ấy, bác đừng lẫn lộn chuyện kiếm ra tiền với ngành hay thiết bị này, thiết bị kia, mà phải đầu tư vào đúng cái mà người ta cần, đó là cách nhìn trên diện rộng.

                            Cho nên tiền đầu tư thiết bị là tiền thiết bị, thiết bị được trang bị phục vụ cho lãnh vực nào là phục vụ cho lãnh vực đó, chứ không có nhảy lung tung.

                            Nói chung là bây giờ anh em ta nghiên cứu một cái là mô hình xây dựng phòng thí nghiệm, cách thức xây dựng và phát triển phòng thí nghiệm, trang bị cho phòng thí nghiệm,...

                            Có lẽ đa số anh em đều quen thuộc với cách thức xây dựng phòng thí nghiệm với chi phí nhỏ, còn một phòng thí nghiệm với chi phí lớn, đầu tư lớn, không phải mua về để đó cho nó phí tiền phí của, mà phải làm sao để khai thác nó, khấu hao nó hiệu quả nhất, hữu dụng nhất. Và trong thời gian lâu nhất những trang thiết bị đó còn hiệu quả sử dụng.

                            Đây là một cơ hội của bạn KL, và nhân cơ hội này thì chúng ta cùng nhau thảo luận luôn để chia sẻ với nhau. Sự chuẩn bị cho phòng thí nghiệm bên F dự kiến 100K$ thì có thể tính toán được rồi, nhưng mà còn lần này nhiều hơn vài lần, thì F cũng đang suy nghĩ tiếp. Đó chính là vấn đề mà F quan tâm trao đổi thêm.

                            Vấn đề của KL, F nghĩ chỉ là một thí dụ để mà nhân đó chúng ta trao đổi thôi.

                            Chúc vui.
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • #29
                              Hix hix ! Có cho xách vào SG không ? Đang ở SG mờ !
                              Mạch nạp Little Programmer
                              MSC-51,AVR,EEPROM ... etc

                              Site Fukusei shop :

                              Comment


                              • #30
                                Spam tý mong MOD thông cảm:
                                Đã gửi tin nhắn cho Kiên long, vì không có email của bạn. Nếu có thể thì KL để email để anh em liên hệ.

                                Tóm lại theo ý MH hiểu là: KL đang có 1 dự án cần tiêu tiền, nếu không tiêu thì bị cắt mất mà tiêu phung phí không có mục đích thì thấy áy náy với chính KL và có ý tốt là muốn nhân đây giúp ích gì đó cho cộng đồng điện tử nói chung và đất nước( đề cao tý).
                                Do vậy cần tìm hiểu xem mua những gì để nếu có thể được thì chia sẻ cho những người cần nó mà không có điều kiện.
                                Vậy theo mình như sau.
                                1. Mua thiết bị, khoảng 50%
                                Lý do: Không phải lúc nào và bất kỳ ai đều có thể mượn hay nhờ được. Đơn giản thiết bị đáng giá cả gia tài ai dám cho người quen sơ sơ mượn. Tuy nó không thuộc sở hữu của KL nhưng trách nhiệm chắc là của KL rồi.
                                Tiền dự án thì hơi yên tâm vì nếu hỏng thì chữa đền mà không chữa được thì cười cũng được. Nhẹ nhàng hơn là mượn đồ của một chủ sở hữu.
                                2. Mua phần mềm.
                                - Phần mềm phải là chuyên nghiệp thì mới cần ( không tìm được bản ***** vì nó dùng hard lock)
                                Ví dụ: Như MH thì cần
                                * / phần mềm PCB design cho RF nói riêng và cao tần nói chung.
                                */ Phần mềm FPGA design ( XILINX và ALTERA) Bản đầy đủ.
                                Ngoài ra còn vài thứ nhỏ nữa sẽ gửi mail cho KL.

                                Mua phần mềm thì dễ dàng hơn trong việc chia sẻ và như vậy với số tiền mà bạn phải tiêu sẽ giúp ích được cho nhiều người.

                                Mình chỉ có vài ý như vậy, nếu được thì bạn nên mua. Rất cám ơn ý tốt của bạn.
                                Mình cũng thỉnh thoảng được dùng nhờ một số phần mềm và máy đo cũng trong dạng tiêu tiền như bạn. Nếu phải tiêu như vậy thì cũng đỡ áy náy và đỡ lãng phí cho xã hội KL ạ.
                                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                                Biến tần
                                Máy giặt
                                Lò vi sóng
                                Bếp từ.
                                Tủ lạnh.
                                Điều hòa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                KienLong Tìm hiểu thêm về KienLong

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X