Có lẽ mấy ngày gần đây, chúng ta đã đọc báo và thấy nhiều điều có thể nói là không hay một tí nào cho quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ở diễn đàn chúng ta, tiêu chí là không bàn luận về vấn đề chính trị, tôn giáo. Do vậy, phải nhắc các bạn trong luồng thảo luận này (nếu có nhiều người quan tâm), chúng ta tuyệt đối tránh đề cập, phân tích các vấn đề chính trị liên quan.
BQT quyết định mở ra luồng thảo luận này, bởi biết rằng đây là một vấn đề nhạy cảm, nên không thể không quan tâm.
Chúng tôi đưa ra các luận điểm sau để các bạn cùng chia sẻ ý kiến và thảo luận.
Thứ nhất, xét về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN và TQ với thông tin như sau: "Năm 2010, Việt Nam XK 7,3 tỷ USD, tăng 49% và nhập khẩu (NK) 20,02 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2009". Chúng ta đang nhận thấy rằng chúng ta đang nhập khẩu rất nhiều từ TQ. Đặc biệt trong ngành điện tử này.
Cách đây khoảng 10-15 năm, có thể nói chúng ta hầu như không có một đường lối cụ thể nào cho việc phát triển ngành điện tử cả. Một thí dụ cụ thể duy nhất, đó là những sản phẩm mang tính đại trà và sản xuất hàng loạt chúng ta rất thiếu thốn. Chúng ta thiếu thốn từ nguồn nguyên vật liệu (linh kiện, hóa chất, máy móc..), cho tới các đơn vị sản xuất phụ trợ, cho tới năng lực kỹ thuật, nguồn thông tin,... và đặc biệt là thiếu vốn.
Những bước đi giải phóng hệ thống thông tin đã được thực hiện, đó là năm 1996 chúng ta có internet, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi về mặt thông tin. Năm 2005, chúng ta có dientuvietnam.net và picvietnam.com, mở ra một cửa ngõ thông tin chuyên ngành, đa dạng và phong phú, đặc biệt từ các thông tin "chợ búa" cho tới các thông tin nghiên cứu khoa học, chúng ta cũng thu thập được. Chúng ta đã giải quyết được một bài toán không nhỏ về mặt thông tin trong ngành. Từ các kênh thông tin này, nhiều mối quan hệ, nhiều cơ quan chuyên môn, đã tìm đến và làm việc với chúng ta. Kênh thông tin về việc làm, kênh thông tin về thương mại...
Tất nhiên, sau 6 năm phát triển (tháng 7 tới đây sẽ kỷ niệm sinh nhật của dientuvietnam, dự kiến sẽ tổ chức tại HCMC), chúng ta đã có những bước "lỗi thời" về công nghệ, về định hướng. Chúng ta đang cải tổ nhiều để đạt hiệu quả hơn trong hoạt động của diễn đàn.
Tựu chung lại, vấn đề thông tin đối với chúng ta, sau 15 năm mở internet, thì ngành điện tử đã không còn gặp mấy khó khăn nữa, vì chúng ta có thể nói đã hòa nhập nhiều vào các nền thông tin của thế giới. Khiếm khuyết, chúng ta sẽ tiếp tục sửa chữa và cải thiện.
Về mặt nguyên vật liệu, thì quan trọng nhất là các nguồn linh kiện. Trước đây chúng ta hầu như chỉ có 2 đầu mối cơ bản là Chợ Trời và Nhật Tảo ở hai đầu đất nước. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều hãng thiết lập các văn phòng đại diện Việt Nam, các nhà phân phối Việt Nam (trước đây hầu như chỉ có các nhà phân phối nước ngoài hoạt động). Nghĩa là chúng ta đã thu hút được sự tập trung đầu tư của các nhà sản xuất linh kiện thế giới đến VN. Giai đoạn 3 năm trở lại đây, các hãng semiconductors vào VN và cạnh tranh nhau khá mạnh mẽ (chưa thể gọi là khốc liệt vì sản lượng chúng ta còn bé quá). Bên cạnh đó, hai đầu nguồn Chợ Trời và Nhật Tảo đã được cải thiện đáng kể, đã sàng lọc ra được những cửa hàng uy tín, lớn mạnh... Chợ Nhật Tảo được xây mới...
Bên cạnh nguồn linh kiện, nếu trước đây có thể nói là chỉ có người gốc Hoa, bằng mối quan hệ họ hàng mới có điều kiện liên lạc, mua bán. Thì kết hợp với kênh thông tin internet, ngày nay, những người Việt cũng đã có những cơ ngơi nhất định tại các chợ đầu mối này. Như vậy, nguồn thông tin cũng đã giải quyết khá nhiều, không chỉ phục vụ cho thiết kế, mà nó còn phục vụ cho cả việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất nữa.
Về sản xuất phụ trợ, chúng ta vẫn đang vướng phải một vấn đề vô cùng khó khăn, đó là nền sản xuất phụ trợ của ta còn yếu, dẫn tới việc nhà sản xuất chưa tiếp cận được với doanh nghiệp thiết kế điện tử, và ngược lại. Nhiều khi sản xuất trong ngành còn chưa xong, nói gì tới sản xuất cho ngành khác (kiểu nói này rất quen). Chúng ta đang rất cần những nhà sản xuất này, nhưng tìm thì khó, tìm xong rồi thấy cũng chán vì giá thành sản xuất còn cao, chưa phù hợp với nhu cầu của ngành điện tử, và cũng vì ngành điện tử còn sản xuất nhỏ lẻ nhiều quá, nên chưa đáp ứng được với khả năng sản xuất của các ngành sản xuất phụ trợ kia.
Bài toán này cần thời gian để giải quyết. Chúng ta có muốn làm nhanh cũng không được. Chỉ có cả hai bên sản xuất phụ trợ và điện tử cùng cố gắng và tất nhiên phải chấp nhận những thất thoát ban đầu.
Về năng lực kỹ thuật. Có thể nói, qua một số trao đổi với các nhà thiết kế, sản phẩm dân dụng có thể nói hiện nay chúng ta không e ngại gì cả. Những Mod, Admin điển hình đã và đang làm ra những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm mà trước đây TQ chiếm lĩnh thị trường. Từ các bảng LED, đến nhà thông minh, đến GPS, đến quạt điện, đến UPS hoặc cả máy lạnh, máy giặt... Do vậy, về năng lực kỹ thuật, có thể nói chúng ta đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là khi tiếp cận thông tin mạnh mẽ hơn. Đã có một số thiết kế xuất khẩu được ra nước ngoài, một số doanh nghiệp lớn như Viettel đã tự thiết kế và chuyển đi gia công ở nước ngoài một số sản phẩm. Như vậy, nghĩa là năng lực thiết kế của các nhà thiết kế ở VN đã và đang được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực dân dụng, bởi đây là thị trường mà từ trước đến giờ chúng ta để cho hàng TQ xâm lấn khá nhiều. Và phải lưu ý rằng hàng TQ xâm lấn ở tất cả mọi nơi trên thế giới, chứ không riêng gì ở VN. Do vậy, việc tự thiết kế được và tự sản xuất được là việc làm tuyệt vời trong thời gian 5 năm trở lại đây. Và chính vì Việt Nam đã tự thiết kế được nhiều sản phẩm điện tử, nên các hãng cung cấp linh kiện đã bắt đầu chú ý vào VN.
Nói tóm lại, những bằng chứng trên cho thấy năng lực thiết kế điện tử của VN đang đi lên, và sẽ còn đi lên nhanh hơn nữa.
Về vấn đề vốn, chúng ta thực sự thiếu, nhưng năm 2006, cơ hội mở ra khi chúng ta có sàn giao dịch chứng khoán. Nguồn vốn trong dân được huy động và trải trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng, bất động sản. Chính vì thế, hiện nay có thể nói nguồn vốn dành cho điện tử phần nào cũng đã được cải thiện. Các công ty lớn như các PC, doanh nghiệp tư nhân, tổng công ty... đã đầu tư nhiều trong ngành điện tử. Kéo theo đó là các công ty thiết kế, outsource, gia công... vừa và nhỏ.
Như vậy, có nghĩa là điều kiện về vốn mặc dù khó khăn, rất khó khăn, nhưng một số doanh nghiệp đã được đầu tư, và thực sự vào cuộc.
Nói tóm lại, các điều kiện của chúng ta hiện nay, đang tạo điều kiện rất lớn cho định hướng phát triển vượt bậc vào năm 2025.
Năm 2006, chúng ta đã định hướng kế hoạch phát triển đến năm 2010 sẽ chuyển định hướng từ việc hỗ trợ sinh viên, học sinh, phổ cập kiến thức, chuyển dần sang hỗ trợ các doanh nghiệp vào năm 2009 và 2010. Có thể nói, chúng ta làm chưa được tốt lắm việc này, nhưng cũng đã có những bước đi và định hướng đúng.
Hiện nay, dientuvietnam đã và đang là cầu nối chặt chẽ cho sinh viên với nhà nghiên cứu, cho kỹ sư với doanh nghiệp, cho nhà cung cấp với nhà thiết kế (mối liên hệ với nhà sản xuất còn hạn chế). Các doanh nghiệp xuất phát từ diễn đàn cũng đang thành công dần. Tất nhiên, bên cạnh đó, từ giữa năm 2010 đến giữa năm 2011 này, tình hình diễn đàn có chiều hướng đi xuống về mặt nội dung, do khả năng quản lý không hiệu quả về nội dung.
Kết luận về vấn đề này, chúng ta đang có một cơ hội tốt để phát triển ngành điện tử, đặc biệt là tìm cách bù lấp được cán cân xuất nhập khẩu trong ngành điện tử của chúng ta đối với Trung Quốc.
Thực sự là quá khó, thực sự là không thể làm được, vì hiện nay cả thế giới đổ dồn về TQ để sản xuất các sản phẩm điện tử. Đó là một thế mạnh quá lớn!
Tuy nhiên, cũng không hẳn là tuyệt vọng, bởi một khi nền sản xuất trở nên quá lớn, TQ phải khai thác mạnh tài nguyên khoáng sản để sản xuất, phải khai thác triệt để nguồn nhiên liệu, và sẽ phải đối mặt với vấn đề môi trường và xã hội (áp lực lên người lao động) khi dân số quá đông.
Nói chung, VN vẫn có những cơ hội nhất định, và điều đầu tiên cần làm không phải là đưa sản phẩm để đánh chiếm thị trường trên trường quốc tế, vì chúng ta còn quá yếu và quá nhỏ bé. Nhưng nếu chúng ta từng bước lấy lại thị trường Việt Nam, thì điều đó là điều có thể và chúng ta đang rất có điều kiện như đã nêu trên kia.
Thứ hai, trong mấy ngày gần đây, mâu thuẫn của TQ với khu vực ASEAN và đặc biệt với Việt Nam đang leo thang. Chúng ta là những người làm kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, chúng ta mong muốn giải quyết vấn đề tranh chấp trong hòa bình, và đó cũng là những mong muốn chung của lãnh đạo các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, đối với những vấn đề lớn như thế này, chúng ta không thể lường trước được kết quả diễn tiến sẽ thế nào. Chúng ta không thể chỉ chờ mong và hy vọng. Tất nhiên, trong ý chí mỗi người đều có cách nghĩ riêng, cách giải quyết riêng.
Ở đây, chúng ta chỉ nhìn nhận đến một vấn đề cơ bản về thương mại trong ngành điện tử mà thôi.
Điểm thứ nhất, phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đang được nâng cao trong năm vừa qua. Nhiều nhà thiết kế đã hướng tới việc phát triển và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đây là điều đáng mừng.
Từ phong trào này, một sự vận động ngấm ngầm khác đã có và đang có đó là tìm cách tẩy chay hàng TQ nhập khẩu bán cho người dùng cuối. Kết hợp với mâu thuẫn hiện có, chắc chắn vấn đề giao thương mua bán cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Sẽ có tư tưởng nhập hàng tích trữ khi thương mại khó khăn, sẽ có tư tưởng từ chối sử dụng... Nhưng tựu chung lại, nếu càng mâu thuẫn thì giao thương sẽ càng khó khăn.
Như vậy, kết quả của việc mâu thuẫn và tranh chấp, dù bất kỳ ở cấp độ nào, thì việc dự trù cho hoạt động giao thương sẽ có một phần khó khăn nhất định nào đó. Kết hợp với việc động đất ở Nhật Bản, hoạt động sản xuất tại TQ cũng sẽ có một ít khó khăn.
Như vậy, để tránh những khó khăn có thể xảy ra, dù ta không mong muốn nó xảy ra một tí nào, và dù sự ảnh hưởng là có nhỏ đến thế nào, thì để tăng tính an toàn, chúng ta cũng nên xem xét đến việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu khác. Bởi dù không xảy ra khó khăn đáng kể, nhưng việc xem xét và sử dụng các nguồn linh kiện khác nhau cũng là một bài toán chiến lược cần thiết để bình ổn giá và ổn định sản xuất.
Điểm thứ hai, trong trường hợp khó khăn lên tới đỉnh điểm, nhiệm vụ của chúng ta vẫn phải là duy trì sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động trong ngành. Từ người sinh viên, kỹ sư, cho tới các nhà doanh nghiệp lớn trong ngành đều phải chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, VN đang gặp không ít khó khăn về kinh tế, cũng như vấn đề quốc phòng cần phải được đầu tư nhiều hơn. Chính vì thế mà đồng tiền của chúng ta trong thời gian qua mất giá khá nhiều, tới đây sẽ càng khó khăn hơn nữa.
Do vậy, vấn đề tiết kiệm sẽ cần được đặt lên hàng đầu. Ở Châu Âu, người ta đang dự kiến khoảng 3 năm nữa sẽ có khủng hoảng thiếu, và họ đang kêu gọi tiết kiệm ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho 3 năm tới.
Việt Nam chúng ta cũng đã kêu gọi việc tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm điện và tiết kiệm nước. Trong ngành chúng ta, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp để kiểm soát, điều tiết, và giảm thiểu việc tiêu thụ điện. Nếu làm ra một sản phẩm, cần bắt đầu ý thức về việc thiết kế cho sản phẩm đó tiêu thụ năng lượng thấp nhất, tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo nếu có thể. Nếu nghĩ về việc sáng tạo ra sản phẩm, hãy tập trung nghĩ đến hai nhóm sản phẩm chính là giải pháp tiết kiệm năng lượng (điện) và giải pháp đo đạc và kiểm soát tiêu thụ điện năng.
Chúng tôi kêu gọi các nhà thiết kế chia sẻ thông tin, định hướng trong lĩnh vực này.
Chúng tôi kêu gọi các nhà sản xuất có nhu cầu, hãy chia sẻ với chúng tôi các bài toán mà nhà máy đang gặp phải để chúng tôi cùng góp ý và chia sẻ các giải pháp kỹ thuật nếu có thể.
Thứ tư, Đối với hoạt động diễn đàn. Sau thời gian 1 năm vừa qua, một mặt do bản thân đội ngũ BQT chưa làm tốt nhiệm vụ, nhiều thành viên đã phải rút khỏi BQT để giải quyết công việc cá nhân, một mặt khác là do diễn đàn của chúng ta đã đông lên quá mức, khiến không thể quản lý nổi nội dung.
Tuy vậy, chúng ta khẳng định lại, diễn đàn của chúng ta sẽ vững bước tiến lên, và quan điểm của chúng ta, đó là ủng hộ và hỗ trợ các thiết kế tại thị trường Việt Nam. Chúng ta kêu gọi sự năng động, sáng tạo của những nhà thiết kế Việt Nam. Chúng ta sẽ hộ trợ họ đưa sản phẩm thương hiệu ra thị trường. Song song với đó, chúng ta hạn chế các sản phẩm thương mại thuần túy.
Đây là định hướng cơ bản nhất và bất di bất dịch của dientuvietnam, picvietnam.
Để chuẩn bị cho hoạt động trong năm tới, chúng tôi dự kiến vào tháng 7/2011, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi họp mặt tại HCMC để trao đổi cùng các thành viên tích cực, đóng góp ý kiến và xây dựng định hướng cho diễn đàn trong giai đoạn 2011 - 2015.
Chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều sự đóng góp tích cực từ các thành viên, cũng như những thảo luận của các bạn xoay quanh các vấn đề nhạy cảm hiện nay.
Chúc vui.
Ở diễn đàn chúng ta, tiêu chí là không bàn luận về vấn đề chính trị, tôn giáo. Do vậy, phải nhắc các bạn trong luồng thảo luận này (nếu có nhiều người quan tâm), chúng ta tuyệt đối tránh đề cập, phân tích các vấn đề chính trị liên quan.
BQT quyết định mở ra luồng thảo luận này, bởi biết rằng đây là một vấn đề nhạy cảm, nên không thể không quan tâm.
Chúng tôi đưa ra các luận điểm sau để các bạn cùng chia sẻ ý kiến và thảo luận.
Thứ nhất, xét về kim ngạch xuất nhập khẩu giữa VN và TQ với thông tin như sau: "Năm 2010, Việt Nam XK 7,3 tỷ USD, tăng 49% và nhập khẩu (NK) 20,02 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2009". Chúng ta đang nhận thấy rằng chúng ta đang nhập khẩu rất nhiều từ TQ. Đặc biệt trong ngành điện tử này.
Cách đây khoảng 10-15 năm, có thể nói chúng ta hầu như không có một đường lối cụ thể nào cho việc phát triển ngành điện tử cả. Một thí dụ cụ thể duy nhất, đó là những sản phẩm mang tính đại trà và sản xuất hàng loạt chúng ta rất thiếu thốn. Chúng ta thiếu thốn từ nguồn nguyên vật liệu (linh kiện, hóa chất, máy móc..), cho tới các đơn vị sản xuất phụ trợ, cho tới năng lực kỹ thuật, nguồn thông tin,... và đặc biệt là thiếu vốn.
Những bước đi giải phóng hệ thống thông tin đã được thực hiện, đó là năm 1996 chúng ta có internet, tạo điều kiện vô cùng thuận lợi về mặt thông tin. Năm 2005, chúng ta có dientuvietnam.net và picvietnam.com, mở ra một cửa ngõ thông tin chuyên ngành, đa dạng và phong phú, đặc biệt từ các thông tin "chợ búa" cho tới các thông tin nghiên cứu khoa học, chúng ta cũng thu thập được. Chúng ta đã giải quyết được một bài toán không nhỏ về mặt thông tin trong ngành. Từ các kênh thông tin này, nhiều mối quan hệ, nhiều cơ quan chuyên môn, đã tìm đến và làm việc với chúng ta. Kênh thông tin về việc làm, kênh thông tin về thương mại...
Tất nhiên, sau 6 năm phát triển (tháng 7 tới đây sẽ kỷ niệm sinh nhật của dientuvietnam, dự kiến sẽ tổ chức tại HCMC), chúng ta đã có những bước "lỗi thời" về công nghệ, về định hướng. Chúng ta đang cải tổ nhiều để đạt hiệu quả hơn trong hoạt động của diễn đàn.
Tựu chung lại, vấn đề thông tin đối với chúng ta, sau 15 năm mở internet, thì ngành điện tử đã không còn gặp mấy khó khăn nữa, vì chúng ta có thể nói đã hòa nhập nhiều vào các nền thông tin của thế giới. Khiếm khuyết, chúng ta sẽ tiếp tục sửa chữa và cải thiện.
Về mặt nguyên vật liệu, thì quan trọng nhất là các nguồn linh kiện. Trước đây chúng ta hầu như chỉ có 2 đầu mối cơ bản là Chợ Trời và Nhật Tảo ở hai đầu đất nước. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều hãng thiết lập các văn phòng đại diện Việt Nam, các nhà phân phối Việt Nam (trước đây hầu như chỉ có các nhà phân phối nước ngoài hoạt động). Nghĩa là chúng ta đã thu hút được sự tập trung đầu tư của các nhà sản xuất linh kiện thế giới đến VN. Giai đoạn 3 năm trở lại đây, các hãng semiconductors vào VN và cạnh tranh nhau khá mạnh mẽ (chưa thể gọi là khốc liệt vì sản lượng chúng ta còn bé quá). Bên cạnh đó, hai đầu nguồn Chợ Trời và Nhật Tảo đã được cải thiện đáng kể, đã sàng lọc ra được những cửa hàng uy tín, lớn mạnh... Chợ Nhật Tảo được xây mới...
Bên cạnh nguồn linh kiện, nếu trước đây có thể nói là chỉ có người gốc Hoa, bằng mối quan hệ họ hàng mới có điều kiện liên lạc, mua bán. Thì kết hợp với kênh thông tin internet, ngày nay, những người Việt cũng đã có những cơ ngơi nhất định tại các chợ đầu mối này. Như vậy, nguồn thông tin cũng đã giải quyết khá nhiều, không chỉ phục vụ cho thiết kế, mà nó còn phục vụ cho cả việc cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất nữa.
Về sản xuất phụ trợ, chúng ta vẫn đang vướng phải một vấn đề vô cùng khó khăn, đó là nền sản xuất phụ trợ của ta còn yếu, dẫn tới việc nhà sản xuất chưa tiếp cận được với doanh nghiệp thiết kế điện tử, và ngược lại. Nhiều khi sản xuất trong ngành còn chưa xong, nói gì tới sản xuất cho ngành khác (kiểu nói này rất quen). Chúng ta đang rất cần những nhà sản xuất này, nhưng tìm thì khó, tìm xong rồi thấy cũng chán vì giá thành sản xuất còn cao, chưa phù hợp với nhu cầu của ngành điện tử, và cũng vì ngành điện tử còn sản xuất nhỏ lẻ nhiều quá, nên chưa đáp ứng được với khả năng sản xuất của các ngành sản xuất phụ trợ kia.
Bài toán này cần thời gian để giải quyết. Chúng ta có muốn làm nhanh cũng không được. Chỉ có cả hai bên sản xuất phụ trợ và điện tử cùng cố gắng và tất nhiên phải chấp nhận những thất thoát ban đầu.
Về năng lực kỹ thuật. Có thể nói, qua một số trao đổi với các nhà thiết kế, sản phẩm dân dụng có thể nói hiện nay chúng ta không e ngại gì cả. Những Mod, Admin điển hình đã và đang làm ra những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm mà trước đây TQ chiếm lĩnh thị trường. Từ các bảng LED, đến nhà thông minh, đến GPS, đến quạt điện, đến UPS hoặc cả máy lạnh, máy giặt... Do vậy, về năng lực kỹ thuật, có thể nói chúng ta đã có những bước tiến đáng kể, đặc biệt là khi tiếp cận thông tin mạnh mẽ hơn. Đã có một số thiết kế xuất khẩu được ra nước ngoài, một số doanh nghiệp lớn như Viettel đã tự thiết kế và chuyển đi gia công ở nước ngoài một số sản phẩm. Như vậy, nghĩa là năng lực thiết kế của các nhà thiết kế ở VN đã và đang được cải thiện đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực dân dụng, bởi đây là thị trường mà từ trước đến giờ chúng ta để cho hàng TQ xâm lấn khá nhiều. Và phải lưu ý rằng hàng TQ xâm lấn ở tất cả mọi nơi trên thế giới, chứ không riêng gì ở VN. Do vậy, việc tự thiết kế được và tự sản xuất được là việc làm tuyệt vời trong thời gian 5 năm trở lại đây. Và chính vì Việt Nam đã tự thiết kế được nhiều sản phẩm điện tử, nên các hãng cung cấp linh kiện đã bắt đầu chú ý vào VN.
Nói tóm lại, những bằng chứng trên cho thấy năng lực thiết kế điện tử của VN đang đi lên, và sẽ còn đi lên nhanh hơn nữa.
Về vấn đề vốn, chúng ta thực sự thiếu, nhưng năm 2006, cơ hội mở ra khi chúng ta có sàn giao dịch chứng khoán. Nguồn vốn trong dân được huy động và trải trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng, bất động sản. Chính vì thế, hiện nay có thể nói nguồn vốn dành cho điện tử phần nào cũng đã được cải thiện. Các công ty lớn như các PC, doanh nghiệp tư nhân, tổng công ty... đã đầu tư nhiều trong ngành điện tử. Kéo theo đó là các công ty thiết kế, outsource, gia công... vừa và nhỏ.
Như vậy, có nghĩa là điều kiện về vốn mặc dù khó khăn, rất khó khăn, nhưng một số doanh nghiệp đã được đầu tư, và thực sự vào cuộc.
Nói tóm lại, các điều kiện của chúng ta hiện nay, đang tạo điều kiện rất lớn cho định hướng phát triển vượt bậc vào năm 2025.
Năm 2006, chúng ta đã định hướng kế hoạch phát triển đến năm 2010 sẽ chuyển định hướng từ việc hỗ trợ sinh viên, học sinh, phổ cập kiến thức, chuyển dần sang hỗ trợ các doanh nghiệp vào năm 2009 và 2010. Có thể nói, chúng ta làm chưa được tốt lắm việc này, nhưng cũng đã có những bước đi và định hướng đúng.
Hiện nay, dientuvietnam đã và đang là cầu nối chặt chẽ cho sinh viên với nhà nghiên cứu, cho kỹ sư với doanh nghiệp, cho nhà cung cấp với nhà thiết kế (mối liên hệ với nhà sản xuất còn hạn chế). Các doanh nghiệp xuất phát từ diễn đàn cũng đang thành công dần. Tất nhiên, bên cạnh đó, từ giữa năm 2010 đến giữa năm 2011 này, tình hình diễn đàn có chiều hướng đi xuống về mặt nội dung, do khả năng quản lý không hiệu quả về nội dung.
Kết luận về vấn đề này, chúng ta đang có một cơ hội tốt để phát triển ngành điện tử, đặc biệt là tìm cách bù lấp được cán cân xuất nhập khẩu trong ngành điện tử của chúng ta đối với Trung Quốc.
Thực sự là quá khó, thực sự là không thể làm được, vì hiện nay cả thế giới đổ dồn về TQ để sản xuất các sản phẩm điện tử. Đó là một thế mạnh quá lớn!
Tuy nhiên, cũng không hẳn là tuyệt vọng, bởi một khi nền sản xuất trở nên quá lớn, TQ phải khai thác mạnh tài nguyên khoáng sản để sản xuất, phải khai thác triệt để nguồn nhiên liệu, và sẽ phải đối mặt với vấn đề môi trường và xã hội (áp lực lên người lao động) khi dân số quá đông.
Nói chung, VN vẫn có những cơ hội nhất định, và điều đầu tiên cần làm không phải là đưa sản phẩm để đánh chiếm thị trường trên trường quốc tế, vì chúng ta còn quá yếu và quá nhỏ bé. Nhưng nếu chúng ta từng bước lấy lại thị trường Việt Nam, thì điều đó là điều có thể và chúng ta đang rất có điều kiện như đã nêu trên kia.
Thứ hai, trong mấy ngày gần đây, mâu thuẫn của TQ với khu vực ASEAN và đặc biệt với Việt Nam đang leo thang. Chúng ta là những người làm kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, chúng ta mong muốn giải quyết vấn đề tranh chấp trong hòa bình, và đó cũng là những mong muốn chung của lãnh đạo các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, đối với những vấn đề lớn như thế này, chúng ta không thể lường trước được kết quả diễn tiến sẽ thế nào. Chúng ta không thể chỉ chờ mong và hy vọng. Tất nhiên, trong ý chí mỗi người đều có cách nghĩ riêng, cách giải quyết riêng.
Ở đây, chúng ta chỉ nhìn nhận đến một vấn đề cơ bản về thương mại trong ngành điện tử mà thôi.
Điểm thứ nhất, phong trào người Việt Nam dùng hàng Việt Nam đang được nâng cao trong năm vừa qua. Nhiều nhà thiết kế đã hướng tới việc phát triển và thúc đẩy sản xuất trong nước. Đây là điều đáng mừng.
Từ phong trào này, một sự vận động ngấm ngầm khác đã có và đang có đó là tìm cách tẩy chay hàng TQ nhập khẩu bán cho người dùng cuối. Kết hợp với mâu thuẫn hiện có, chắc chắn vấn đề giao thương mua bán cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Sẽ có tư tưởng nhập hàng tích trữ khi thương mại khó khăn, sẽ có tư tưởng từ chối sử dụng... Nhưng tựu chung lại, nếu càng mâu thuẫn thì giao thương sẽ càng khó khăn.
Như vậy, kết quả của việc mâu thuẫn và tranh chấp, dù bất kỳ ở cấp độ nào, thì việc dự trù cho hoạt động giao thương sẽ có một phần khó khăn nhất định nào đó. Kết hợp với việc động đất ở Nhật Bản, hoạt động sản xuất tại TQ cũng sẽ có một ít khó khăn.
Như vậy, để tránh những khó khăn có thể xảy ra, dù ta không mong muốn nó xảy ra một tí nào, và dù sự ảnh hưởng là có nhỏ đến thế nào, thì để tăng tính an toàn, chúng ta cũng nên xem xét đến việc sử dụng các nguồn nguyên vật liệu khác. Bởi dù không xảy ra khó khăn đáng kể, nhưng việc xem xét và sử dụng các nguồn linh kiện khác nhau cũng là một bài toán chiến lược cần thiết để bình ổn giá và ổn định sản xuất.
Điểm thứ hai, trong trường hợp khó khăn lên tới đỉnh điểm, nhiệm vụ của chúng ta vẫn phải là duy trì sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động trong ngành. Từ người sinh viên, kỹ sư, cho tới các nhà doanh nghiệp lớn trong ngành đều phải chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, VN đang gặp không ít khó khăn về kinh tế, cũng như vấn đề quốc phòng cần phải được đầu tư nhiều hơn. Chính vì thế mà đồng tiền của chúng ta trong thời gian qua mất giá khá nhiều, tới đây sẽ càng khó khăn hơn nữa.
Do vậy, vấn đề tiết kiệm sẽ cần được đặt lên hàng đầu. Ở Châu Âu, người ta đang dự kiến khoảng 3 năm nữa sẽ có khủng hoảng thiếu, và họ đang kêu gọi tiết kiệm ngay từ bây giờ để chuẩn bị cho 3 năm tới.
Việt Nam chúng ta cũng đã kêu gọi việc tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm điện và tiết kiệm nước. Trong ngành chúng ta, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp để kiểm soát, điều tiết, và giảm thiểu việc tiêu thụ điện. Nếu làm ra một sản phẩm, cần bắt đầu ý thức về việc thiết kế cho sản phẩm đó tiêu thụ năng lượng thấp nhất, tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo nếu có thể. Nếu nghĩ về việc sáng tạo ra sản phẩm, hãy tập trung nghĩ đến hai nhóm sản phẩm chính là giải pháp tiết kiệm năng lượng (điện) và giải pháp đo đạc và kiểm soát tiêu thụ điện năng.
Chúng tôi kêu gọi các nhà thiết kế chia sẻ thông tin, định hướng trong lĩnh vực này.
Chúng tôi kêu gọi các nhà sản xuất có nhu cầu, hãy chia sẻ với chúng tôi các bài toán mà nhà máy đang gặp phải để chúng tôi cùng góp ý và chia sẻ các giải pháp kỹ thuật nếu có thể.
Thứ tư, Đối với hoạt động diễn đàn. Sau thời gian 1 năm vừa qua, một mặt do bản thân đội ngũ BQT chưa làm tốt nhiệm vụ, nhiều thành viên đã phải rút khỏi BQT để giải quyết công việc cá nhân, một mặt khác là do diễn đàn của chúng ta đã đông lên quá mức, khiến không thể quản lý nổi nội dung.
Tuy vậy, chúng ta khẳng định lại, diễn đàn của chúng ta sẽ vững bước tiến lên, và quan điểm của chúng ta, đó là ủng hộ và hỗ trợ các thiết kế tại thị trường Việt Nam. Chúng ta kêu gọi sự năng động, sáng tạo của những nhà thiết kế Việt Nam. Chúng ta sẽ hộ trợ họ đưa sản phẩm thương hiệu ra thị trường. Song song với đó, chúng ta hạn chế các sản phẩm thương mại thuần túy.
Đây là định hướng cơ bản nhất và bất di bất dịch của dientuvietnam, picvietnam.
Để chuẩn bị cho hoạt động trong năm tới, chúng tôi dự kiến vào tháng 7/2011, chúng tôi sẽ tổ chức một buổi họp mặt tại HCMC để trao đổi cùng các thành viên tích cực, đóng góp ý kiến và xây dựng định hướng cho diễn đàn trong giai đoạn 2011 - 2015.
Chúng tôi mong sẽ nhận được nhiều sự đóng góp tích cực từ các thành viên, cũng như những thảo luận của các bạn xoay quanh các vấn đề nhạy cảm hiện nay.
Chúc vui.
Comment