Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Đọc bài của F mà tự dưng mình thấy lạc quan quá, yêu đời quá... Nhưng đến đoạn cuối thấy F tính "về hưu non" thì lại hơi thất vọng.
    Thấy F lên kế hoạch cả cuộc đời mà mình thấy tủi quá...
    Từ lúc lấy vợ, sinh con... mình chỉ thấy rằng: Nuôi con chỉ là chuyện đơn giản, dạy con mới khó khăn vô cùng. Và mình cũng nghe ở đâu đó: "Người cha tốt không phải là để lại cho con được bao nhiêu tiền, mà là để lại cho con được bao nhiêu kinh nghiệm sống".
    Mà được như vậy, người cha phải biết làm bạn với con, biết san sẻ động viên, hướng cho con đến một cuộc sống cao đẹp...
    Có ích gì không nếu ta để lại cho con cả núi tiền nhưng nó chỉ biết đập phá, nghiện ngập???

    Xin lỗi anh em vì hơi lan man (tranh thủ vợ đi vắng í mà) Nhưng chắc ai cũng biết câu: "An cư lạc nghiệp". Hiểu thật sâu câu này mới thấy các cụ chí lý.
    Vì vậy muốn hỏi thêm F rằng: F đã chuẩn bị được bao nhiêu cho tiền đồ sáng lạn như vậy? Nếu năm 2045 VN đuổi kịp TQ là TQ hiện giờ hay là TQ lúc đó? Liệu họ có đứng lại chờ chúng ta?
    F có thấy các chính sách của ta đều đang "nhái" theo TQ? Vậy thì khoảng cách "công lực" của hai huynh đệ đồng môn này sẽ thế nào?
    Mình chỉ thấy rằng, doanh nghiệp bên họ phục vụ dân họ rất chu đáo. Chất lượng sản phẩm làm cho dân họ yên tâm tiêu dùng... Đó mới là thành công thực sự.
    Còn ở ta thì sao? Vẫn mang nặng tính ăn xổi ở thì, chộp giật, bóc ngắn cắn dài... Để lấy được lòng tin của người tiêu dùng quả là thiên nan vạn giải.

    Chắc ai cũng biết chuyện "rùa và thỏ". Đúng là chậm mà chắc thì vẫn hơn, nhưng con rùa đó phải có định hướng đúng và kiên trì với định hướng đó thì mới thành công được.

    Và nên học của thằng Tàu câu này: "Tiên hạ thủ vi cường".
    Nếu không bắt đầu từ bây giờ thì quá muộn... E rằng ngoài việc lắp ráp thì anh em chẳng biết làm gì hơn.
    Mong F sớm thành công để anh em được nhờ
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • Đời anh em ta, sẽ lấy vợ vào tầm từ 25 - 35 tuổi. Bây giờ F 26 tuổi. Chính thức vào hôm nay thì bước sang tuổi 27.

      Như vậy tới khi 50 tuổi, thì con sẽ khoảng 20 tuổi. Lúc đó nó sẽ giông như F vào 7 năm trước, nhiệt huyết tràn đầy, tinh thần sung mãn,... sức khoẻ và thể hình thì không hy vọng nó giống F... hehe..

      Đó là ta nói tới năm 2030. F ra trường năm tròn 24 tuổi, như vậy vào năm 2030, thì con em chúng ta đây sẽ lại đầy nhiệt huyết như chúng ta. Giả sử chúng nó được dạy, và được kế thừa một điều kiện tốt đẹp của thế hệ đi trước đã làm ra, nó không phải là cái nhà, cái xe, mà là tinh thần làm việc của bố mẹ chúng nó, cách mà bố mẹ chúng nó đã làm việc... (chính là chúng ta đây).

      Chúng nó sẽ chiến đấu khoảng 15 - 20 năm nữa, cũng giống như F, thì tới khi chúng nó 40 tuổi, chúng ta 70 tuổi. Sẽ đuổi kịp Trung Quốc vào năm 2045 - 2050.

      Theo sự dự đoán của bài báo F đọc, thì vào năm 2025 chúng ta sẽ phải có một quá trình tăng vọt đột xuất, để vượt lên trong vòng 20 năm tới. Tại sao có sự tăng vọt này, F không lý giải theo ngôn ngữ của báo chí, mà lý giải theo cái mà F nghĩ, đó là quá trình tích luỹ đủ về lượng. Chúng ta sẽ tích luỹ đủ một lực lượng, nhà khoa học (nhà xã hội học, kinh tế học,...), và trình độ dân trí được nâng lên.

      Như khi người ta không biết chữ, bảo người ta nghiên cứu văn chương, toán, kinh tế,... là điều không thể. Và có hàng nghìn năm cũng không thể. Nhưng khi con người ta đã biết chữ, thì người ta sẽ đi lên rất nhanh.

      Sự phát triển tổng thể của VN, sẽ đạt được một mức bão hoà nhất định về lượng vào khoảng năm 2025, và khi này sẽ có một sự biến đổi về chất.

      Để tích luỹ được từ nay cho tới 2025, chúng ta cần phải chuẩn bị khá nhiều thứ cho con cái chúng ta. Mọi người có thể nghĩ cái đầu của một thằng 26 tuổi chưa có người yêu như F nói tới chuyện con cháu thì hơi buồn cười, nhưng cứ nhìn vào các con số thì sẽ thấy. 50 tuổi liệu chúng ta còn làm gì được không? Lúc đó cố gắng cày bừa thì được ích gì? Lúc đó về hưu là vừa. Lúc đó ta lại chuyển qua làm các hoạt động về xã hội, văn hoá,... hoặc ai giỏi thì đi làm chính trị,... (trong giới kỹ thuật chúng ta thôi).

      Bạn nhathung vẫn suy nghĩ theo cái lối VN sẽ đi làm hàng nhái của TQ. Xin thưa rằng F không cho là vậy. Khi có dịp ta sẽ nói chuyện thêm về vấn đề này. Nhưng F chỉ nghĩ một điều thôi, đó là VN có văn hoá của VN, thế giới có văn hoá của TG, người VN phục vụ cho người VN luôn luôn tốt hơn thế giới phục vụ cho người VN. Ta phục vụ tốt hơn, vậy tại sao ta không bán được sản phẩm của ta.

      Một điểm nữa, hôm nay F đưa ra vấn đề kế hoạch cuộc đời là một phần đang nhắc nhở chính mình rằng hãy quên đi cái kiểu làm việc "ăn xổi ở thì". Bây giờ R&P của F còn nhỏ, còn thiếu kinh nghiệm, còn rất khó khăn, còn phục vụ chưa tốt. Nhưng mỗi một ngày, nó sẽ tốt hơn lên, và tất yếu là nó sẽ không làm theo cái cách ăn xổi ở thì.

      Một kế hoạch cuộc đời giúp ta nhìn ra cái gì chờ ta, chờ con cháu ta, ta sẽ không để lại cho chúng nó một cái thứ hỗn độn giàu có của sự may mắn thiếu căn bản. F sẽ không để lại cho con cháu mình cái cần câu, sẽ không để lại một mảnh ruộng,... Nếu để cái cần câu, nó chỉ có thể ăn cá cả đời, nếu để lại thửa ruộng, nó chỉ có thể đi cày cả đời. Nếu có để, F sẽ để lại cho nó một niềm tin nhìn về phía trước của cả dân tộc mà thôi.

      Cái con "rồng rúc vào hang" mà chúng ta đang sống trên đó, khi nào có thể bay lên, không phải nhờ nguồn nước sông Trường Giang, mà phải nhờ cái quẫy đuôi thật mạnh để ra khỏi hang.

      Khi quẫy đuôi, thì cơ bụng sẽ là nơi vận động mạnh nhất.

      Đầu rồng thì cần phải đội nón bảo hiểm để chờ cái quẫy đuôi này.

      Còn cá nhân F? Chuẩn bị gì?
      Thứ hai tuần sau, F sẽ chính thức mở dịch vụ đặt hàng mạch in mẫu cho anh em, các loại mạch 1 lớp, 2 lớp, 4 lớp, 8 lớp, 16 lớp,... chất lượng ngon. Diện tích đặt mạch mẫu vào khoảng 0.25m2. Đặt càng nhiều anh em càng chịu phí vận chuyển cao, vì chuyển phát bằng express. Nhưng phí đặt mạch thì lại không tính thêm.

      (Việc này vừa được một bạn thành viên nhắc hồi sáng, và chiều nay F làm luôn cái dịch vụ này). Điều đó có nghĩa là mặc dù ngồi nói dóc ở đây, nhưng bên ngoài kia F vẫn đang tiến hành khá nhiều thứ.

      Có một vụ cãi nhau chí choé giữa F và một bạn thành viên picvietnam về vấn đề sample. Xin thưa rằng hôm qua 3 tên trùm sỏ của Microchip khu vực châu á thái bình dương, bắc á, và đông nam á vừa tới R&P làm việc 1 ngày rồi đi, đã tuyên bố cho phép R&P lấy sample chip cho thị trường Việt Nam.

      http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1653

      F muốn nói một điều ở đây rằng, không có việc gì là không thể làm được, chỉ cần chúng ta đừng bi quan. Chỉ cần một điều rằng anh em thật máu lửa lên, thật tham vọng lên, thì ta sẽ làm được thôi. Dù ta làm không được đi nữa, thì ta vẫn để lại cái tinh thần đó cho người khác làm, hoặc là cho con cháu ta làm tiếp.

      "Hãy nhớ tới Alamo" << người Texas hay nói câu này.

      Chúc vui
      Falleaf
      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

      Comment


      • Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
        Bạn nhathung vẫn suy nghĩ theo cái lối VN sẽ đi làm hàng nhái của TQ.
        No no!
        F hiểu sai ý rồi. Cái nói nhái là ở cấp chính sách cơ (chuyện này bị cấm nên không bàn sâu). Chứ dân Việt ta nhiều sáng kiến lắm... cần gì phải làm nhái hàng của chúng nó? Nhưng ta không có sự đoàn kết, tinh thần dân tộc thì chúng nó nuốt chửng ta mất.
        Người Hàn họ có 1 thời kỳ làm việc không lương để có được ngày nay. Còn dân ta vẫn nặng ý nghĩ: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu"... Cái đó khiến Con Rồng bị mắc lưới, chưa quẫy được!!!

        Thay đổi công nghệ thì dễ chứ thay đổi tư duy thì lâu lắm (nếu không nói là khó). Nếu không có 1 đội ngũ mạnh, đoàn kết, đồng chí hướng... thì chỉ làm mồi cho bọn chúng mà thôi.
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • Như thế là F trẻ hơn con tôi 3 tuổi. Rất khâm phục chí lớn của bạn và chúc thành công.
          Tôi đang tự hỏi nếu không có công ty tư bản Microchip thì F sẽ build kế hoạch tương lai của F như thế nào?
          Hoặc nếu Microchip không phải là hãng của mỹ mà là của TQ thì F sẽ khác đi không?

          Hầu như trong mọi lĩnh vực khi tranh luận người VN có 2 luồng tư tưởng.
          1/ Tự lực tự cường ( thường bị cho là phái bảo thủ)
          2/ Dựa vào nước ngoài , vốn, hỗ trợ vv (thường bị cho là phái vọng ngọai)
          cả hai phái này đều không thích TQ vì nhiều lí do lịch sử và chính trị.

          Tôi thấy nên có sự cân bằng nào đó. Học điều hay của TQ đâu có khác gì học điều hay của các nước phương tây. Tôi có dịp làm việc với KS TQ. Họ khiêm tốn và thông minh. Tôi biết họ có tinh thần tự lực tự cường nhưng để xây dưng vốn và thương hiệu tạm thời họ phải sào sáo sơ đồ của người khác copy,nhái vv nhưng thật sự họ có tâm huyết và sáng tạo dù là rất ít trong việc làm đó( nhưng by doing họ học rất nhiều).Sau này tôi biết thế nào cũng có ngày họ tư thiết kế trên cơ sơ kế thừa và phát triển.
          Chủ nghĩa tư bản có được kinh tế như ngày nay là nhờ cạnh tranh rất tàn bạo. Do đó những gì các bạn than thở cũng là chuyện thường chỉ cần đất nước hòa bình là đủ.

          Ngọc

          Comment


          • Khi nói về điện tử , xin các bạn vui lòng gạn bớt chính trị chính em đi cho . Có những bạn ở hải ngoại , có tâm huyết với quê hương , và tiền đồ phát tiển kỹ nghệ của VN nhưng họ không tin vào đường lối chính trị mà các bạn đang tin thì không thể đếm họ vào hàng không tha thiết gì đến tương lai của khoa học VN được . Đôi lời thô thiển , nếu các bạn nghĩ cooloo sai thì coi như cooloo chưa hề nói . Thân .

            Comment


            • Nguyên văn bởi cooloo Xem bài viết
              Khi nói về điện tử , xin các bạn vui lòng gạn bớt chính trị chính em đi cho . Có những bạn ở hải ngoại , có tâm huyết với quê hương , và tiền đồ phát tiển kỹ nghệ của VN nhưng họ không tin vào đường lối chính trị mà các bạn đang tin thì không thể đếm họ vào hàng không tha thiết gì đến tương lai của khoa học VN được . Đôi lời thô thiển , nếu các bạn nghĩ cooloo sai thì coi như cooloo chưa hề nói . Thân .
              Mạch đẹp, nhưng thừa một mạch NOT. Xin sửa lại:
              ...nhưng họ không tin vào đường lối chính trị mà các bạn đang tin thì không thể đếm họ vào hàng tha thiết đến tương lai của khoa học VN...

              Nhưng thưa với Mod cooloo: Hiện nhà nước khuyến khích cộng đồng người Việt ở nước ngoài đầu tư và phát triển kinh tế nói chung và KHKT nói riêng. Và bản thân anh em chúng ta cũng muốn vậy.

              Chúng ta không luận bàn, nhưng không có nghĩa "mũ ni che tai"! Chúng ta cần phải biết để mà theo, hoặc tránh.

              Có phát triển được không nếu không hiểu về chính sách, thuế...???

              Chỉ có điều, đụng đến thì nên tế nhị một chút.
              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

              Comment


              • Nguyên văn bởi ngoc Xem bài viết
                Cám ơn bạn đã chỉ cho cách viết có dấu.
                Picvendor nhận ra sai tức là hiểu ý của tôi. Bài tập đó chỉ để bắt đầu môt topic khác quan trọng hơn. Đó là: người kĩ sư phải bắt đầu từ cái gì khi anh ta có được new idea và muốn thực hiện new product ?. Anh ta có sẵn một số code hổ trợ , schematic và hiểu hoạt động của nó. Lúc này anh ta chưa có hardware và firmware. Vậy phải bắt đầu như thế nào để build the first prototype của product tương lai? Quá trình này rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng mạnh tới tương lai và độ cạnh tranh khi đi vào sản xuất. Những sai lầm trong giai đoạn này sẽ gây hậu quả khó giải quyết.

                Bạn hãy nêu ý kiến của mình trước được không?

                Ngọc
                Em nghĩ nếu anh ta đã có đủ các schematic cho từng bộ phận cơ bản để xây dựng được new product, thì anh ta sẽ nghĩ đến việc tận dụng chúng trước tiên. (nếu có bộ phận nhỏ nào đó anh ta chưa nắm được công nghệ, thì tự tìm mua thêm, chi phí mua cao quá thì phải tự phát triển)

                Có thể quy trình để "lắp ghép" các khối chức năng với nhau thành một sản phẩm sẽ là:

                - Thiết lập quy trình hoạt động của sản phẩm theo idea mới. Chỉ ra trong đó có thể tách riêng những công đoạn nào, và công đoạn đó sẽ được thực hiện bởi schematic+code tương ứng nào.

                - Xem xét các chuẩn kết nối giữa những khối thành phần, để chúng có thể ghép nối với nhau (về phần cứng và protocol truyền dữ liệu).

                - Quy định framework chung để kết nối các blocks lại, framework có thể là: mô tả những khối thông tin có định dạng như thế nào, giao thức truyền thông tin ra sao, structure của cả hệ thống sẽ có những layers nào, có những blocks nào đóng vai trò trung gian quyết định hoạt động của cả sản phẩm.

                - Từ framework, thể hiện được nguyên lý hoạt động của firmware. Bắt tay vào xây dựng firmware cùng với thiết kế hardware. Chắc trước tiên thiết kế schematic cho sản phẩm (entire) và mô phỏng hoạt động của firmware trên máy tính.

                - Làm prototype bằng cách mượn công nghệ có sẵn từ nơi khác, nếu công ty chưa có quy trình công nghệ thích hợp. Hardware: giao cho kỹ thuật viên chuyên về hardware làm vài mạch mẫu; nạp firmware vào hardware và test.

                * Đúng là việc chế tạo được bộ công cụ để test (fixture và phần mềm trên PC + user interface) cũng là việc quan trọng và tốn thời gian không kém quá trình thiết kế hardware + firmware.

                Bác Ngọc cho em thông tin người kỹ sư chuyên nghiệp họ làm như thế nào nhé!
                ---

                Kết nối một chút với các thảo luận mới về những nhà thiết kế D và nhà sản xuất P, cho nó đỡ loãng . Em nghĩ giả sử em là nhà sản xuất P, có trong tay bộ phận thiết kế riêng Dp nhưng nếu đưa new idea cho Dp làm thì sẽ tốn nhiều chi phí hơn nếu cho một anh D riêng biệt làm, thì em sẽ đặt hàng anh D đó cho nhanh. Lúc đó vai trò của Dp chỉ là hợp tác với D, làm sao để bản thiết kế từ D sẽ có thể sử dụng được công nghệ có sẵn của P mà chế tạo.

                Khi R&P ngoài vai trò phân phối sản phẩm, lại kiêm luôn vai trò phân phối đơn đặt hàng thiết kế, thì P của em sẽ gửi đặt hàng thiết kế cho R&P để họ tìm giúp nhà thiết kế D thích hợp. Nhưng, điều này không có nghĩa là em bị thu hút bởi khả năng phân phối của R&P. Đơn giản là em biết trong tay họ có nhiều lựa chọn D1, D2... và họ có thể chọn cho em anh D nào phù hợp nhất. Nếu P của em có quan hệ sẵn với một vài anh Dx, Dy mà hợp tác với nhau tốt sẵn rồi, thì chẳng phải vớt một D khác từ cái designer-pool của R&P làm gì.

                Còn có mua hàng của R&P không lại là chuyện khác, mua là vì họ bán rẻ và có các dịch vụ hỗ trợ hấp dẫn, cũng có thể là vì ủng hộ cho tinh thần "vì một VN tự thiết kế và sản xuất" của họ, cũng có thể phải mua vì có ít nhà phân phối để lựa chọn, mà cũng có thể có những ràng buộc bí ẩn nào đó. Nhưng nói chung em xem việc ra được thiết kế phục vụ sản xuất là tối quan trọng, không phải vì muốn mua được nguyên liệu giá rẻ mà đặt hàng một nhà thiết kế tồi.

                Comment


                • Từ đầu ta vì chưa có gì cả hadware lãn firmware cho nên các bước có thể đơn giản như sau:
                  - Bước một chỉ cần thiết lập hoạt động của sản phẩm theo idea mới. Có thể thử một vài mạch analog bằng simulator software để biết các dung sai. Chủ yếu là để hiểu hoạt động chung của cả hệ. Chưa cần đi vào chi tiết. Nhưng phải thống nhất được schematic của cả hệ. Rất chú ý tới quá trình reset nếu hệ chứa nhiều hơn 2 MCU ( sau này trong quá trình thử sẽ thay đổi)
                  - Bước thứ 2 và 3 chưa cần làm ngay.
                  - Bước thứ 4 và 5 tiến hành như sau
                  - Thiết kế layout cho PCB board để test. Nhớ để ý luôn tới những điểm test sẽ dùng trong tương lai. Việc này sẽ đỡ rất nhiều cho khâu làm fixture sau này.
                  - đồng thời với làm layout cho PCB tiến hành viết mảng đầu tiên của firmware đó chính la test mode mà tôi đã viết trong bài trước. Viết thực đơn giản tất cả các low level routine để control hoặc trao đổi thông tin với các device bên ngoài.
                  Khi the first PCB hoàn thành ta có ngay firmware đầu tiên để thử từng bộ phận của nó. Lúc này bạn có thể tiến hành đo đạc , sửa hardware và firmware một cách dễ dàng. Phát triển test mode(Nhớ rằng trong quá trình này có thể sẽ phải làm PCB vài lần) cho tới khi bạn hài lòng với hardware thì lúc đó bạn đã có đủ nguyên liệu để thiết kế application firmware. Lúc này mới là lúc đi sâu vào phần 3 mà bạn picvendor dự tính "- Quy định framework chung để kết nối các blocks lại, framework có thể là: mô tả những khối thông tin có định dạng như thế nào, giao thức truyền thông tin ra sao, structure của cả hệ thống sẽ có những layers nào, có những blocks nào đóng vai trò trung gian quyết định hoạt động của cả sản phẩm."
                  Đơn giản vậy thôi. Làm như vậy vừa nhanh vừa dễ lại có luôn những gì cần khi đi vào sản xuất sau này.
                  Kinh nghiệm :
                  1/ để tiết kiệm có thể copy hoặc dùng lại code nhưng chỉ nên dùng các low level thôi còn viết code mới vẫn nhanh và dễ thay đổi hơn. May áo mới bao giờ cũng dễ hơn là sửa áo cũ.
                  2/ Không bao giờ làm việc nạp bừa code có sãn vào để thử.


                  Nếu các bạn có cách làm khác độc đáo hơn thì share nếu có thể.

                  Ngọc

                  Comment


                  • hãy tham gia xây dựng kế hoạch của chính bạn

                    Xét cho cùng, lợi nhuận của Microchip và R&P thu được, không phải khi bán được chip, mà khi thiết kế được sản phẩm. Còn lợi nhuận mà nhà sản xuất P thu được, không phải là khi bán sản phẩm ra thị trường, mà chính là từ khi có ý tưởng làm ra sản phẩm và chọn R&P
                    có thể kết luận doanh thu của R&P có được từ ba nguồn:
                    1) nguồn thứ nhất là mua bán linh kiện điện tử online, dĩ nhiên đó phải là linh kiện của M.
                    2) nguồn thứ hai là từ các thiết kế sản phẩm của chính R&P, khoảng ba thiết kế một năm
                    3) nguồn thu thứ ba là từ các thiết kế của nhà D1,D2...
                    theo tôi biết thì nguồn 1, 2 là cách làm truyền thống. nguồn 3 là cách làm mà R&P đang xây dựng và phát triển trên cơ sở là sự hỗ trợ tối đa của M (ví dụ: nhà cung cấp độc quyền của M và các quyền trợ giúp khác...) .
                    R&P có cách làm như vậy vì các lý do:
                    thứ nhất - hoặc là R&P muốn vươn lên dẫn đầu tại thị trường việt nam. ồ điều này thì mọi công ty đều mong muốn không chỉ riêng R&P. và xu hướng chung là sự gặp nhau trực tiếp giữa nhà P và nhà D (giãm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, bán sản phẩm nhanh chóng...). nếu thế thì tại sao xuất hiện các nhà phân phối? bởi vì người bản xứ hiểu rõ người bản xứ, cụ thể là người việt nam hiểu rõ ngừoi việt nam. các tập đoàn lớn trên thế giới đều làm như thế khi xâm nhập thị trường mới, cụ thể là thị trường việt nam. điều này thì các bạn thấy rõ trong thực tế rồi. khi kết thúc giai đoạn thăm dò thị trường thì các tập đoàn kết thúc hợp đồng với các công ty đại lý việt nam và chiếm lĩnh thị trừong, đoạt lấy thị phần. khi đó các công ty việt nam sẽ như thế nào? nếu công ty không theo kịp sự phát triển sẽ bị đào thải, phá sản. ngựoc lại nếu biết tận dụng tối đa "quyền trợ giúp" thì sẽ định hình thương hiệu và tiếp tục phát triển độc lập. như vậy R&P đang thực hiện xây dựng các giải pháp cần thiết (bảo vệ bản quyền thiết kế, hỗ trợ phát triển...) để thu hút nguồn lực, giải quyết mâu thuẫn vừa nêu ở trên và tồn tại. nói nôm na là : "đứng vững trên vai của người khổng lồ, không bị người khổng lồ quật ngã chỉ khi trở thành người khổng lồ". nhưng chưa dám nói là R&P sẽ trở thành nhà D hay là nhà P.
                    thứ hai - hoặc là R&P lo ngại nguồn thu 1,2 không đủ đạt doanh số của M.
                    một câu chuyện từ thực tế là: một doanh nghiệp điện tử chuyên cung cấp các giải pháp cho hoạt động quảng cáo(thực hiện các bảng quảng cáo cuốn tròn, xoay tròn). như vậy nguồn thu của doanh nghiệp chỉ từ nguồn 1,2. doanh nghiệp chi ra 80 triệu để giới thiệu thương hiệu đến các nhà P. hàng chục nhà P đựoc lên danh sách để giới thiệu thương hiệu. nhưng chỉ có hai nhà P tìm đến doanh nghiệp khi kết thúc đợt quảng cáo. theo các bạn có ít không? xin trả lời là không ít. vì hai nhà P này mang đến doanh nghiệp hai hợp đồng trị giá 8 tỷ. làm phép tính nhẩm chi ra 80 triệu để thu về 8 tỷ. hời quá.
                    nếu tôi vào vai R&P thì R&P sẽ có ba giai đoạn phát triển:
                    giai đoạn một - R&P nhà cung cấp linh kiện điện tử của mỉcochip lớn nhất việt nam (2004 - 2009)
                    giai đoạn hai - R&P nhà cung cấp giải pháp công nghệ tiên tiến nhất của mỉcochip lớn nhất tại việt nam (2009 - 2019)
                    giai đoạn ba - tập đoàn R&P cung cấp giải pháp công nghệ của mỉcochip cho khu vực châu á.
                    mong các bạn đóng góp
                    hãy tham gia xây dựng kế hoach của chính bạn

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi ngoc Xem bài viết
                      Như thế là F trẻ hơn con tôi 3 tuổi. Rất khâm phục chí lớn của bạn và chúc thành công.
                      Tôi đang tự hỏi nếu không có công ty tư bản Microchip thì F sẽ build kế hoạch tương lai của F như thế nào?
                      Hoặc nếu Microchip không phải là hãng của mỹ mà là của TQ thì F sẽ khác đi không?

                      Hầu như trong mọi lĩnh vực khi tranh luận người VN có 2 luồng tư tưởng.
                      1/ Tự lực tự cường ( thường bị cho là phái bảo thủ)
                      2/ Dựa vào nước ngoài , vốn, hỗ trợ vv (thường bị cho là phái vọng ngọai)
                      cả hai phái này đều không thích TQ vì nhiều lí do lịch sử và chính trị.

                      Tôi thấy nên có sự cân bằng nào đó. Học điều hay của TQ đâu có khác gì học điều hay của các nước phương tây. Tôi có dịp làm việc với KS TQ. Họ khiêm tốn và thông minh. Tôi biết họ có tinh thần tự lực tự cường nhưng để xây dưng vốn và thương hiệu tạm thời họ phải sào sáo sơ đồ của người khác copy,nhái vv nhưng thật sự họ có tâm huyết và sáng tạo dù là rất ít trong việc làm đó( nhưng by doing họ học rất nhiều).Sau này tôi biết thế nào cũng có ngày họ tư thiết kế trên cơ sơ kế thừa và phát triển.
                      Chủ nghĩa tư bản có được kinh tế như ngày nay là nhờ cạnh tranh rất tàn bạo. Do đó những gì các bạn than thở cũng là chuyện thường chỉ cần đất nước hòa bình là đủ.

                      Ngọc
                      Bạn phân tích điểm này rất đúng, nhưng F cũng có một cách phân tích khác theo khái niệm "công nghệ nguồn", ở đó người ta tính được bằng "số năm kỹ sư".

                      Nếu bạn có 1 kỹ sư với 10 năm kinh nghiệm, bạn có 10 năm kỹ sư. Nếu bạn có 10 kỹ sư với 1 năm kinh nghiệm, bạn có 10 năm kỹ sư.

                      Tại sao F chọn Microchip? Không phải bởi vì Microchip là của Mỹ, hay của TQ. Thậm chí khi mới bắt đầu làm quen với PIC, F còn không biết rằng PIC do Microchip sản xuất. Đây cũng là một điều rất bình thường. Nhưng tại sao F lại chọn học PIC thay vì học 89C51 hay AVR? Bởi một điều rất đơn giản, F có thể tìm tài liệu về PIC rất dễ dàng, từ các datasheet, cho tới những kỹ sư với tinh thần mở, sẵn sàng làm việc, hướng dẫn những người mới học.

                      Chính tinh thần này tạo nên tinh thần của picvietnam.

                      Mặt khác, với số năm kỹ sư nhanh và lớn mạnh, Microchip vươn lên số 1 thế giới. Chính điều này là một cơ hội để Việt Nam cùng với Microchip đi lên. Lưu ý rằng đầu tư luôn luôn có sự rủi ro, và mỗi người nắm lấy một sự rủi ro nhất định, mỗi vận mệnh nắm lấy một sự rủi ro nhất định. Nếu đùng một cái, thị trường thế giới khủng hoảng, Microchip ngày mai phá sản!!!??? R&P sẽ sống ra sao?... Đó là nói vớ vẩn, nhưng một cái thí dụ mạnh hơn, đó là nếu Microchip tung ra một loạt sản phẩm không thể bán được trên thị trường với một số tiền đầu tư hàng chục triệu USD? Thị trường sẽ ra sao?...

                      Kế hoạch cuộc đời, mỗi lúc mỗi khác. Nếu các bạn có thời gian rỗi, các bạn hãy đọc extremeprogramming XP. Cách người ta quản lý một dự án vừa và nhỏ. Với kiểu tư duy "sơ đẳng" như thế, chúng ta thấy rằng, mỗi bước đi, chúng ta sẽ có một kế hoạch khác nhau.

                      Đầu năm 2007, F dự đoán rằng dientuvietnam đến cuối năm 2007 sẽ có số thành viên là 20,000 thành viên. Nhưng tới bây giờ con số đã làm F cảm thấy hơi khủng hoảng khi mỗi ngày tăng 100 thành viên. Ai dám dự đoán con số này sau 2 năm chỉ có 10,000 mà dám dự đoán như thế?

                      Hè 2007, F dự đoán rằng thị trường Việt Nam sẽ phát triển ngành điện tử vào năm 2009, có trình bày lý luận trên dientuvietnam rồi. Xác định con đường dientuvietnam đến cuối 2008, tích cực phục vụ đối tượng sinh viên, giảng viên. Đến năm 2009 chuyển qua phục vụ mạnh đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

                      F lại tiếp tục dự đoán 2011, thị trường DSP sẽ chiếm đa số so với thị trường MCU hiện tại. Do vậy F chuẩn bị www.dspvietnam.com (domain này đã được mua từ năm 2005 thì phải).

                      Hiện nay F lại đang dự đoán tiếp rằng công cụ mô phỏng và giải quyết các bài toán điều khiển tại các trường đại học trong tương lại là bộ công cụ của Hà Lan

                      Nói tóm lại, F có khá nhiều dự đoán về thị trường, nếu có dịp trao đổi thì ta trao đổi thêm. Nhưng đại khái, hiện nay cũng có khá nhiều tay, cũng dự đoán tốt thị trường, và đang đi con đường của họ. Nói về vấn đề thích TQ hay không thích TQ thì cái này các bạn hơi lầm lẫn đối với tư duy của F. F coi TQ là một cái để chúng ta hướng tới, chứ không coi là đối thủ cạnh tranh hay nguồn cấp .

                      Mỗi giai đoạn, chúng ta sẽ nhắm tới một cái đích mới, cao hơn, và chúng ta cần phải chạy thật nhanh để đuổi kịp cái đích trước mặt. Còn lại, đừng có ngoảnh đầu nhìn lại một cách... rụt rè...

                      Tư tưởng của F là như vậy. Cho nên những điều F nói thường to như cái đình, điều F làm được chỉ bé như viên gạch lót sàn. Nhưng F cho rằng, ít nhất là dám nghĩ, rồi chính từ cái ý nghĩ đó, sẽ tạo nên một luồng sức mạnh to lớn cho thế hệ đàn em.

                      F rất thích xem phim "300" .

                      Chúc vui
                      Falleaf
                      Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                      58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                      mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                      Comment


                      • Phá thế "độc quyền" về dự đoán tương lai của bác falleaf một chút ...

                        Bác nào thích làm vài cái dự đoán để tán dóc với falleaf, có thể đọc quyển này (hình như là một dạng sách giáo khoa trong bộ môn dự đoán kinh doanh):

                        The Art of Long View: Planning for the Future in an Uncertain World
                        ---

                        Rất cảm ơn công thức bác Ngọc đã chia sẻ. Đối với trình độ của bác thì nó là bình thường, nhưng với người chưa có kinh nghiệm như em thì cái khung sườn phương pháp là rất quý. Bàn thêm ở đây có khi làm loãng topic, nếu có thể bác cho em email để giữ liên lạc, sau này em có thể học hỏi thêm từ bác. Hoặc bác gửi câu hello vào địa chỉ email của em hộ: picvendor ở gmail.com. Thanks bác!

                        Comment


                        • Vài ý kiến, nếu sai xin được bỏ qua.
                          Vấn đề F bàn quá xa trong khi rất gần lại chưa tính đến, nếu không thành quả tạo dựng của F sẽ biếu không người khác đấy.
                          1. Chiến lược trong năm nay và năm 2008 của F là gì? M mong muốn gì ở R&P. R&P quảng cáo cho M thì chắc không rồi, nếu có thì rất nhỏ. Vậy M mong gì ở R&P, và M nghe R&P vẽ ra tương lai tại VN thì họ đang kỳ vọng gì vào R&P. F phải làm rõ vấn đề này.
                          Lý do: Nếu hết năm 2008 mà doanh số của R&P không được như kỳ vọng của M thì sao?
                          Nếu R&P làm M thất vọng thì sao? ( Nói thật hay mất lòng).
                          Nếu vậy liệu có nên tính cho 2009 không?
                          2.Tương lai gần thì không sao, nhưng xa hơn liệu M sẽ nhằm vào thị trường nào của VN? Cty nhỏ, vừa,... trong nước hay liên doanh hay 100% nước ngoài?
                          Cái này cũng xương lắm.
                          Mình chỉ thấy thế này để F thyam khảo nhé , một cty liên doanh tại HN ( với Hàn không tiên nói tên ở đây) có sản lượng trên 30K sản phẩm / tháng. Lẽ ra nó phải làm A về vật tư linh kiện chứ. Thằng này chắc sướng. Nhưng nhầm *** ông Hàn còn khôn hơn ông VN. Ông ấy kéo theo 1 lũ sang làm các công ty vệ tinh chuyên cung cấp hàng cho ông này. Mà mấy ông đó đều quan hệ họ hàng với nhau. Do vậy làm A mà khổ hơn B. Toàn phải xin thằng B để nó cấp đúng hạn thôi.
                          Vậy M nó cần là cần thằng có sản lượng như vậy. Nhưng vào đó e hơi khó. Phải cố gắng rất nhiều đấy.

                          Vậy F có thể đạt doanh số cho M được bao nhiêu? và so với AVNet như thế nào?
                          AVN cũng có nhiều đối tác tại VN lắm đấy cả cty VN và liên doanh, mà chính sách của M thì không thể thiên vị R&P được. Vậy phải làm sao?

                          Và một thực tế hiện nay các công ty sản xuất thì không có R&D và họ cũng không có nhu cầu . Họ mua design về làm y chang chỉ trừ mẫu mã. Phần giao diện tiếng việt thì cho phép sửa hay nó sửa giúp. Vậy nhằm vào ông này cũng khó.
                          Lý do không có R&D: Vòng đời sản phẩm quá ngắn. Cứ mỗi tháng 1 lần vào siêu thị điện máy là thấy ngay. Do vậy nuôi mấy ông R&D thì làm xong cũng lạc hậu mất rồi.

                          Vậy còn thị trường chuyên dụng. Nhưng đã là chuyên dụng thì chỉ bán đắt chứ không bán được nhiều.

                          Không biết còn chỗ nào nữa. Vậy số lượng chip của M sẽ tiêu thụ tại VN là ở đâu?

                          Và nếu R&P không đạt kỳ vọng hay doanh số của M thì sao? Cái này F nên tính trước.
                          Chỉ nói khó khăn mà không nói thuận lợi, nhưng biết người, biết ta mới thắng.
                          Tại VN rất nhiều cty bị clear và chuyển đại diện cho cty khác cũng vì doanh số đấy F ạ.
                          Do vậy: phải không được để xảy ra như trên. Nếu không sẽ tặng hết thành quả và công sức cho ông đến sau.
                          Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                          Biến tần
                          Máy giặt
                          Lò vi sóng
                          Bếp từ.
                          Tủ lạnh.
                          Điều hòa

                          Comment


                          • Em cũng nghĩ những việc trước mắt anh F phải để ý như lời anh MinhHa nói vì thực tế em cũng thấy như vậy.
                            Dù sao cũng là làm ăn kinh tế, tính mọi trường hợp dù là xấu cũng là tất nhiên.

                            Comment


                            • Bác Minh Hà nhìn thị trường như thế thì thị trường Việt Nam không thể phát triển được sản phẩm nhúng à? Cái gì ta cũng thua không thể thiết kế được à? Em thì không cho là vậy. Em nhìn thị trường lạc quan hơn các bác, và em chẳng ngại gì mà không chiến đấu.

                              Hơn nữa, các bác lại nghĩ về Microchip với tinh thần như thế, em xin thưa rằng tinh thần của Microchip không như thế. Nếu Microchip cũng là dạng "ăn xổi ở thì" thì làm sao nó leo lên nổi vị trí số 1?

                              Bây giờ các bác cứ làm sản phẩm gì, các bác cứ hú em, các bác nào muốn làm và nghiên cứu các sản phẩm số lượng lớn các bác đăng ký đề tài với em, làm thiết kế cho bên em, em tìm đầu ra cho các bác. Em chỉ ngại các bác nhìn theo cái cách đụng vào là đưa đây 100M thì em không có tiền mà đưa, còn các bác muốn làm với PIC thì hàng lô hàng lốc đề tài em có ở đây để bác kiếm xiền đấy. Chỉ có cái bác làm được hay không, hay bác lại bảo là mấy đề tài này chỉ mấy ông to làm, rồi ta làm thì ta được gì? Vân vân và vân vân...

                              Em sẵn sàng đặt hàng thiết kế nếu bác đăng ký với bọn em bác là nhà thiết kế của bọn em. Còn đề tài 100 cái mỗi năm, em không ke . Em làm những cái thật rẻ tiền, đơn giản, nó chình ình ra đây thôi, nói trắng ra là ai làm cũng được, chỉ có điều vứt ra ai cũng thấy công chả bõ .

                              Em thấy có một cái rất là vui nhé mà một đồng chí đã làm và open trên picvietnam, đó là cái đồng hồ điện tử để đánh cờ. Em không hiểu các bác nghĩ thế nào, nhưng cái đồng hồ rớt kim để thi đấu cờ quạt ấy, nó lắm tiền lắm, sao các bác không thử đấu một phát với hội cờ quạt ấy? Quá dễ và quá đơn giản.

                              Rồi tại sao mấy cái vụ led liếc các bác không đấu mạnh vào, các bác xem cái màn hình của bọn TQ, với cái màn hình của các bác làm? Rồi hàng loạt bóng đèn các loại, em cực quan tâm nhé. Em giao cả cái nhà của em cho các bác vọc luôn này, về hệ thống chống trộm và giải pháp sensornetwork này...

                              Tóm lại, vấn đề là các bác quanh đi quẩn lại, với các thiết kế đã cũ, công nghệ đã cũ, thì làm sao đấu lại thị trường thế giới đã có sẵn thiết kế.

                              Công nghệ LED chiếu sáng, thế giới đang nghiên cứu ầm ầm này, tới năm 2011 là bão hòa về thiết kế này, em vứt đề tài lên cho các bác xem rồi mà các bác có chịu nghiên cứu đâu, các bác quanh quẩn với mấy con LED nhiều màu vớ vẩn công nghệ nó đã có từ cả chục năm nay, nó bán cả sang Mỹ rồi.

                              Công nghệ mtouch này, mua cái card quái đấy về để làm cửa thông minh này... các bác có biết, cái khóa cửa bọn nó bán từ 100$ trở lên đấy, các bác làm cho thằng Việt Tiệp một cái đi, chào hàng với nó đi. Bọn Việt Tiệp nó đâu có ngu mà không tợp của bác ngay. Bác có biết thị trường tiêu thụ bao nhiêu cái khóa cửa không, và nếu có một cái khóa điện tử cho cửa, các bác thiết kế cho em cái, em chào hàng bọn Việt Tiệp cho.

                              Nhiều thứ lắm... Quá nhiều thứ ấy, các bác đừng loanh quanh với mấy cái thiết kế chuyên dụng, quân sự, ... Em hỏi bác cái đơn giản thế này, cái video phone door, bác làm được không? Giá em đang treo cái video phone door là khoảng 60$/cái, loại không dây. Bác làm cái phần điện tử, em đặt hàng làm cái vỏ cho, về làm cả nhà máy sản xuất cái của nợ ấy luôn cũng được.

                              Bác có biết bây giờ mấy cái của nợ màn hình LCD touch dành cho mấy cái PDA giá bây giờ có khoảng hơn chục $/cái. Em nói thật rằng chưa có người thiết kế, và em chưa tập trung đủ người có trình độ thiết kế, chứ không phải là không có thị trường. Bác cứ làm, em tìm nguồn hàng cấp hàng cho bác, mà theo em nghĩ bác cũng thừa nguồn hàng đấy chứ.

                              Em nói vậy là để kích thích anh em, công ty Tân Lai của anh TS. Chung Tấn Lâm, chuyên làm giải pháp nhà thông minh, hiện đang là nhà thiết kế của R&P đây, em không nghĩ công ty anh ấy sẽ thua đâu. Mà công ty anh ấy thua, thì có nghĩa là R&P thua .

                              Các bác cứ tới và đăng ký là nhà thiết kế của R&P, chứ các bác cứ tiếp tục làm cò con thế này em cũng chịu. Em đang làm mấy vụ, bác nào thấy ngon thì đầu tư và tham gia làm thiết kế của R&P xin mời, em giao đề tài cho mà chiến.

                              Các bác cũng nhớ luôn một điều là, nhà thiết kế không phải chỉ ăn một phát là đứt mà còn ăn trên số lượng sản phẩm bán ra nữa. Làm việc với R&P khác với kiểu làm việc của các bác bây giờ mà. Đầu tư và thắng. R&P thắng, nhà thiết kế thắng, nhà sản xuất thắng. Thị trường Việt Nam to đùng, thế mà bác nào cũng chỉ nhìn thấy có vài sản phẩm bé tẹo tèo teo... nói thật các bác thiếu lạc quan quá đấy.

                              Các bác cứ xem R&P làm ăn thế nào trong năm 2008 rồi các bác chạy theo, hay là các bác muốn theo từ bây giờ? Hay các bác đợi TQ có sản phẩm rồi các bác mới chạy theo TQ?

                              Chúc vui.
                              Falleaf
                              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                              Comment


                              • Xin nói vài lời thế này.
                                1.Mình không nói chung chung mà chỉ nói về tình hình F đang làm phân phối cho M. Nên không phân tích những cái khác.
                                Vì đọc từ đầu thì thấy F quá phụ thuộc vào M. Sự thành công và lợi thế cúa F đều do M. Nếu sau đó không có M thì F cũng mất hết lợi thế nên moi viết như vậy để F cân nhắc chứ không phải để F nản chí đâu.
                                Muốn gì thì muốn để thành công phải nhìn bằng 2 con mắt, 1 con mắt qua kính lọc màu hồng và 1 con mắt qua kính lọc màu đen. Sau đó sẽ có thông số mà đánh giá F a.
                                F đừng nên khẳng định là M không bao giờ bỏ F cả nhé. Đây là chiến trường của M mà, nó còn phải lo cho nó trước đã chứ.
                                Còn mấy cái camera F nói, kỹ thuật làm được. Nhưng sức người không thì không làm được. Định sản xuất CCD kiểu gì đây? Hay mua?. Nếu mua thì có nên mua CCD không thôi hay la mua cả luôn? Nếu F cần videophone 60 USD. thì RF chỉ 5 USD thôi ( 50m).Mà cái này chẳng có tý công nghệ nào cả ( F đừng giận ) vì nếu F mua chip RF thì nó hỗ trợ nhiệt tình luôn phần công nghệ. Mà ai mua cũng vậy chỉ ưu tiên thằng mua nhiều .
                                Biết người: Được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, mỗi người ( cty) chỉ làm một thứ. Tính chuyên nghiệp cao,công nghiệp phụ trợ rất hiện đại. Do vậy sản lượng cao, chi phí sản xuất sẽ thấp và giá thành cũng thấp.
                                Biết ta: Ta có lợi thế là tinh thần dân tộc ( cũng không phải tất cả như vậy), tuổi trẻ nhiệt huyết, máu kinh doanh, trình độ..... Nhưng sản xuất nhỏ lẻ, không có phân chia sản xuất.

                                Mà cái ta có thì nhiều khi người cũng có mà còn có tốt hơn.

                                Vậy nếu sản xuất đại trà thì khó cạnh tranh nổi ( chỉ nói china với dòng không thương hiệu), lý do
                                Nó sản xuất lớn , giá rẻ và không mất công quảng cáo. Nhiều khi nếu F cùng mặt hàng với nó thì F quảng cáo luôn cho nó. Nó chỉ quảng cáo truyền miệng nhưng rất hiệu quả. Đơn giản là ai đi Lạng sơn hay Móng cái mà chả mua vài thứ. Người này truyền người kia.
                                Không phải bảo hành, vì luôn có lý do được người tiêu dùng biện hộ hàng TQ làm gì có BH.

                                Nếu F cũng làm giống nó. ( 95% là giống nó, 5% là nó sẽ giống F) Thì F lại không có lợi thế trên.
                                Nếu F làm khác nó thì có 2 trường hợp.
                                Sản lượng mới đầu còn ít. F ra công quảng cáo tiếp thị mở rộng thị trường. Lúc này giá bán phải cao để bù chi phí. Lượng khách hàng tăng lên.
                                Khi nhiều khách hàng. lúc này dân buôn VN sẽ mang 1 cái của F sang china đặt hàng. F không thể cấm được. Mà như vậy nó sẽ y chang sản phẩm của F không khác bất cứ cái gì.

                                hết chữ rồi.
                                Nhà sản xuất chuyên nghiệp các sản phẩm OEM cho gia dụng và công nghiệp.

                                Biến tần
                                Máy giặt
                                Lò vi sóng
                                Bếp từ.
                                Tủ lạnh.
                                Điều hòa

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X