Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Về qui trình công nghệ ...

    Quy Trình Công Nghệ là chuẩn mực mà người lao động phải làm theo để có chất lượng sản phẩm ổn định, là phương pháp huấn luyện để xây dựng lực lượng lao động lành nghề.
    như vậy nói về Thiết kế, nói về sản xuất thì phải nói đến quy trình công nghệ. (QTCN). có QTCN dành cho thiết kế sản phẩm và có QTCN để đưa thiết kế vào sản xuất sàn phẩm.
    QTCN càng hoàn hảo thì thì thiết kế càng dễ đưa vào thực tế và chất lượng của sản phẩm càng ổn định.
    QTCN là thế nhưng có sách vở nào chỉ dẫn về QTCN đâu, cũng phải thôi vì QTCN thuộc về bí quyết của nhà sản xuất và nhà thiết kế. -belcooo-
    Anh Belcooo là một trong số ít người có cái nhìn sâu sắc về vị trí của qui trình công nghệ và xem nó như là một (trong những) điều kiện của thành tựu sản xuất.

    Em xin bổ sung một tí, qui trính công nghệ không chỉ là tiêu chí, là chuẩn mực phải tuân thủ của vấn đề sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, từ quản lý sản xuất, quản lý và khai thác nguồn nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm, từ đào tạo nhân lực đến thao tác cụ thể và chi tiết nhất của quá trình sản xuất. Mà nó còn bao gồm các bộ phận công nghệ hỗ trợ, là tiến trình phối hợp các mảng công nghệ khác để khai thác tối đa thế mạnh của nguồn nguyên liệu, động lực và cả nhân lực tại chỗ để đạt đến hiệu quả sản xuất tối ưu.

    Một đối thủ có công nghệ cùng loại chưa chắc thành công trong cạnh tranh sản xuất loại hàng hóa đó nếu qui trình công nghệ không có điểm độc đáo và thiếu hoàn chỉnh hơn ta. Họ khó có thể tranh giành thị phần với đối thủ có qui trình công nghệ mạnh hơn, gần gũi hơn và hiệu năng cao hơn.

    Và điều đó chính là cốt lõi để ta cần phải quan tâm đầu tư hơn đối với qui trình công nghệ, bao gồm cả việc nghiên cứu nội hàm của qui trình công nghệ trong sản xuất, thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh và phát triển thị trường.

    Xin chia sẻ với anh belcooo, người cùng quan điểm với em về chỗ đứng của qui trình công nghệ.

    Lan Hương
    Last edited by lanhuong; 17-02-2008, 02:19.

    Comment


    • hai mặt của một vấn đề

      rất cảm ơn bạn lanhuong đã tham gia xây dựng về vấn đề QTCN.
      chúng ta chuyên về điện tử nên chúng ta thường đề cập đến thiết kế: thiết kế mạch điện, thiết kế pcb, thiết kế firmware...đó là chúng ta đang chú ý đến một mặt của vấn đề: biến ý tưởng thành thực tế phục vụ cuộc sống.
      tôi lấy ví dụ thế này: từ thế kỷ trước, ý tưởng muốn tái hiện hình ảnh từ máy quay, muốn xem những trận bóng đá mà không cần đến sân vận động... đã kích thích công nghệ truyền hình phát triển, mà cụ thể hơn đó là cái tivi mà chúng ta thấy hàng ngày.
      nhưng cái tivi mà chúng ta thấy ngày nay thì khác xa so với cái tivi của thế kỷ trước, hoàn hảo hơn, tiện ích hơn, đẹp hơn, rẻ hơn.
      con người luôn không bằng lòng với cái mình đang có nhưng sức người có hạn
      ,với tài năng của một người thì không thể có cái tivi "like-no-others".
      vậy là sao?
      nghĩa là QTCN đã thực hiện nhiệm vụ kết dính các cá nhân trong một nhóm, một ổ chức, truyền tải trí thức sang thế hệ kế tiếp. khi chúng ta đang thiết kế sản phẩm thì chúng ta phải xây dựng QTCN để thực hiện sản phẩm.
      đó là tính hai mặt của vấn đề biến ý tưởng thành thực tế phục vụ cuộc sống.
      nói cụ thể hơn là: các thành viên của forum này đang cùng nhau xây dựng QTCN truyền bá trí thức từ người đi trước đến người đi sau, từ người hiểu biết nhiều đến người hiểu biết ít hơn... tất cả quy tụ về một điểm: vì Đại Việt Nam.
      hãy tham gia xây dựng kế hoạch của chính bạn

      Comment


      • ví sao HD DVD

        cuộc chiến định dạng, tiêu chuẩn HD DVD và blueray đến hồi kết, blueray chiến thắng. trong kỷ nguyên kỹ thuật số có rất nhiều cuộc chiến định dạng, tiêu chuẩn như thế nhưng có một vấn đề còn đọng lại thế này: công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong cuộc chiến tiêu chuẩn này?
        chúng ta chuyên về điện tử nên thấy rằng công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn là yếu tố quyết định phát triển công nghiệp điện tử. tại sao vậy?
        toshiba, sony là những đại gia, nắm được những bí quyết về điện tử, bán dẫn và kiếm được hàng đống vàng với công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn, điều này thì ai cũng thấy. nhưng tại sao họ phải đối đầu với nhau để rồi có kẻ thắng và người rút lui!
        blueray hay là hddvd đều định hướng cho công nghệ mới và yếu tố ngăn cản công nghệ HDDVD phát triển lại không nằm trong công nghệ điện tử, bán dẫn mà lại từ ... các nhà làm phim. thật kỳ lạ đến mức khó tin nhưng đó là thực tế.
        phải chăng vai trò chi phối của công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn đối với công nghiệp điện tử đã bị thay thế dần dần bởi yếu tố khác?
        như vậy ý kiến của các bạn về yếu tố khác đang thay thế công nghệ chế tạo linh kiện là có thực không?
        hãy tham gia kế hoạch của chính bạn

        Comment


        • thưa các bác! em mới học được một điều
          "...ĐẤT NƯỚC TA CÒN NGHÈO...DÂN TA CÒN KÉM...CHÚNG TA VẪN CÒN THIẾU HIỂU BIẾT...VÌ VẬY CHÚNG TA HÃY CỐ LÊN...CỐ LÊN...CỐ LÊN
          em nghĩ trao đỏi kiến thức 1 cách nhiệt tình là cách để chúng ta có thể vươn tới đỉnh cao của công nghệ...
          chúng ta đã từng thắng nước Nhật bản hay trung quốc trong các cuộc thi robotcon nhưng không thể nói rằng đất nước chúng ta đang có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao!
          hãy cũng sẽ chia nhưng kiến thức mà mình có được....một mình cá nhân tuy giỏi nhưng sẽ không đủ khả năng để đưa nền khoa học kỹ thuật nước nhà phát triển nhanh...hãy đoàn kết lại và cũng nhau cầm lấy kiến thức để bước lên đỉnh cao
          em biết hiện nay em đang học lớp 11 thì còn quá nhỏ để nói điều này nhưng em sẽ cố gắng...em mong rằng các anh các chị trong diễn đàn cũng như các bạn yêu khoa học cùng chia sẽ và giúp đỡ nhau những kiến thức bổ ích

          Comment


          • nếu nói là giữ kién thức để giữ bí quyết nghề....thật là phi lý vì kiến thức đâu phải của riêng ai...kiến thức là của toàn nhân loại...có cho đi thì ta mới nhận được những kiến thức mới giúp cho chúng ta hiểu biết thêm
            em hy vọng các bác hãy chung tay vì một đất nước việt nam giàu mạnh

            Comment


            • Vấn đề QTCN này hình như được biên dịch từ một bài báo nào đó
              Khi xây dựng các quy trình công nghệ sản xuất ở VN xem ra cực khó . Khó hơn khi áp dụng ở các nước phương Tấy rất nhiều .
              Tài chính chắc chắn không phải vấn đề chính . Đặc thù của thị trường điện tử Việt nam nó như vậy .
              Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
              nguyendinhvan1968@gmail.com

              Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

              Comment


              • Theo tôi thấy thì tất cả đều xuất phát từ mô hình phát triển xã hội. Xã hội tư bản dựa chủ yếu vào tiêu dùng do vậy mọi sản phẩm phải bán được thì mới đáng làm. Ít khi người ta làm cái gì đó chỉ đê khoe trừ phi thừa tiền. Người ta mua DVD là để xem phim. Phim của Hollywood được người ta mua nhiều nhất hiện nay do vậy nếu Hollywood chấp nhận chuẩn nào thì chuẩn DVD đó sẽ đắt khách ( chuẩn đó không nhất thiết phải là tốt nhất về mặt kỉ thuật). Sony đã rút kinh nghiệm trong cuộc chạy đua với chuẩn VHS. Họ đã mua rất nhiều cổ phần của Hollywood. Ngày nay sony thắng ( người nhật thắng Mỹ thì đúng hơn) cũng vì biết rằng không chỉ đầu tư vào kĩ thuật là đủ.
                Điều này tôi thấy người hàn quốc cũng đang làm như vậy. Cứ đầu tư làm phim thật hay sau đó cho không. Khi xem phim hàn quốc nhiều thì người ta sẽ theo mode hàn quốc và tất nhiên là các mặt hàng như quần áo, mĩ phẩm , văn hóa phẩm sẽ bán được nhiều. Tôi thấy trong kinh tế tiêu dùng thị trường sẽ quyết định sự phát triển chứ không gì thay thế công nghệ chế tạo linh kiện được.

                Comment


                • một hướng đi mới chăng!

                  trong kinh tế tiêu dùng thị trường sẽ quyết định sự phát triển chứ không gì thay thế công nghệ chế tạo linh kiện được.
                  xin phép bạn ngọc để bình luận ý của bạn.
                  thật chính xác là thị trường sẽ quyết định sự phát triển, nếu những cái không phát triển thì dần dần được thay thế, có đúng thế không ạ?
                  nói về công nghệ chế tạo linh kiện, không còn đóng vai trò chủ yếu như trong thế kỷ 20, thế thì có phải là công nghệ này đã đến mức độ bão hòa, đang có sự chuyển hóa trong công nghệ này để thích ứng với thế kỷ 21.
                  như thế có phải là đang có một yếu tố khác dần thay thế công nghệ này không ạ?
                  các bạn có đồng ý thế không? nếu đồng ý thì tại sao chúng ta phải bỏ vàng ra (phải là núi vàng) để có một công nghệ sắp bị thay thế là công nghệ chế tạo linh kiện bán dẫn!
                  hãy tham gia kế hoạch của chính bạn

                  Comment


                  • Nguyên văn bởi ngoc Xem bài viết
                    Theo tôi thấy thì tất cả đều xuất phát từ mô hình phát triển xã hội. Xã hội tư bản dựa chủ yếu vào tiêu dùng do vậy mọi sản phẩm phải bán được thì mới đáng làm. Ít khi người ta làm cái gì đó chỉ đê khoe trừ phi thừa tiền. Người ta mua DVD là để xem phim. Phim của Hollywood được người ta mua nhiều nhất hiện nay do vậy nếu Hollywood chấp nhận chuẩn nào thì chuẩn DVD đó sẽ đắt khách ( chuẩn đó không nhất thiết phải là tốt nhất về mặt kỉ thuật). Sony đã rút kinh nghiệm trong cuộc chạy đua với chuẩn VHS. Họ đã mua rất nhiều cổ phần của Hollywood. Ngày nay sony thắng ( người nhật thắng Mỹ thì đúng hơn) cũng vì biết rằng không chỉ đầu tư vào kĩ thuật là đủ.
                    Điều này tôi thấy người hàn quốc cũng đang làm như vậy. Cứ đầu tư làm phim thật hay sau đó cho không. Khi xem phim hàn quốc nhiều thì người ta sẽ theo mode hàn quốc và tất nhiên là các mặt hàng như quần áo, mĩ phẩm , văn hóa phẩm sẽ bán được nhiều. Tôi thấy trong kinh tế tiêu dùng thị trường sẽ quyết định sự phát triển chứ không gì thay thế công nghệ chế tạo linh kiện được.
                    Chắc bác đọc nhiều về cuốn Branding Failure nhỉ

                    Bài học này không thể đưa vào khía cạnh kỹ thuật để phán xét, mà đúng ra nó nên được phán xét trên khía cạnh branding thì đúng hơn.

                    Sony giữ kín mọi thứ cho riêng mình, tự đưa mình vào thế độc quyền, còn người dùng hay "loài người" thì đều muốn "tự do". Cho nên cái chết của Sony đó là cái chết chiến lược. Nếu như vào thời điểm đó Sony bán công nghệ rộng rãi, phổ biến công nghệ cho nhiều người phát triển thì Sony đã "có thể" không bị thua.

                    Điều này không được quyết định bởi mô hình xã hội.

                    Việt Nam là nước đi theo đường lỗi xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là khái niệm không liên quan đến chế độ chính trị, quy kết điều này vào chế độ chính trị tư bản hay chủ nghĩa xã hội là điều không đúng.

                    Hiện nay Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Việt Nam và Cu Ba, vẫn giữ đường lối chính trị xã hội chủ nghĩa, nhưng tất cả các quốc gia này, đặc biệt là Việt Nam và Trung Quốc đều phải tuân thủ theo quy luật kinh tế thị trường. Thị trường quyết định, là một quy luật tất yếu, là một lý thuyết đã được chứng minh. Ai không tuân thủ quy luật này sẽ tự loại bỏ mình.

                    Vấn đề phim Hàn Quốc lại là vấn đề thuộc về branding. Truyền hình, báo chí, internet,... là các công cụ của quyền lực tư tưởng.

                    Mọi yếu tố tác động là quy luật cung cầu và giá cả. Những điều F nói ở đây đều là "sách vở", nhưng "sách" nói đúng chứ không sai. Nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, ổn định, giá thành hạ. Mọi nghiên cứu về công nghệ đều nhằm đạt được mục đích này. Nếu không đạt được mục đích này thì công nghệ đó sẽ bị loại trừ.

                    Nhắc lại về công nghệ và kỹ thuật. Kỹ thuật có thể được coi là một lời giải cho một bài toán cụ thể nào đó được đặt ra. Công nghệ mang tính chất quy trình, tổng hợp các kỹ thuật. Một công nghệ được đưa ra đó là một quy trình đầy đủ, và các công cụ đầy đủ đi kèm, nhằm làm sao giảm được chi phí (bên kinh tế gọi cái này là giá cost), nó tạo điều kiện cho việc giảm giá (giá bán, prices). Giá bán không chỉ được quyết định bởi giá cost mà còn được quyết định bởi nhu cầu thị trường.

                    Việc của những người kỹ sư và các nhà nghiên cứu làm, đó là làm sao để giảm được giá cost, chứ công việc của người kỹ sư không phải là nâng giá prices.

                    Có mấy giải pháp của một doanh nghiệp:
                    - Tối đa hoá lợi nhuận
                    - Cực tiểu hoá chi phí

                    Có thể thấy chúng ta là người nghiên cứu để cực tiểu hoá chi phí, và còn hàng loạt giải pháp khác để cực tiểu hoá chi phí nữa.
                    Còn tối đa hoá lợi nhuận có thể bằng cách nâng giá prices, mở rộng thị trường (tăng sản lượng), mở rộng hoặc tạo ra nhu cầu mới.

                    Thiết nghĩ những bài học này không có gì là mới đối với tất cả mọi người, chỉ có điều là cứ đến tiết Kinh tế chính trị, kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô... thì lớp học Bách Khoa vắng hoe. Tới khi va chạm vào thực tế rồi thì lại lần mò một cách vô định mà không thấy rằng những bài học này đã có thành bài bản hàng chục năm nay.

                    Nói về công nghệ chế tạo chip hiện nay thì có nhiều thay đổi đấy, kể từ ngày một đồng chí Trung Quốc đẻ ra cái gọi là công nghệ NEM, và một một buổi trình diễn trước mặt công chúng, với những thứ vô cùng gọn nhẹ, đồng chí ấy làm ra một đường cắt Nano ngon lành. Kể từ cái thời 198x đó khi F mới ra đời thì người ta đã có công nghệ, bây giờ công nghệ lại càng vũ bão hơn nữa.

                    Một lưu ý rằng, tốc độ phát triển công nghệ phần mềm chậm hơn tốc độ phát triển công nghệ phần cứng nhiều lần. Ta chạy thì không lúc nào chậm, nhưng ta không chạy mà chờ đón thì lúc nào cũng sẽ thua. Bởi một điều đơn giản đó là sản phẩm điện tử đời sống ngắn, trung bình 1 năm.

                    Lại đọc lại cái "Điểm nối của 2 con voi" mà F đã đăng trong box này, không biết có nhiều người đọc không, nhưng phải nhìn vào đó để nhìn thấy được Việt Nam nên chọn đầu tư vào thời điểm nào.

                    Một vài tổng kết mà F có tìm hiểu như sau:
                    - Công nghệ PLC mới chuẩn hoá 2005 (các bạn tự tìm các tài liệu tham khảo thêm do F đã cung cấp ở box PLC và tìm đọc các thông tin này), đây là cơ hội cho VN đầu tư, và với chi phí thấp, chứ không nên đầu tư nghiên cứu nữa. Nếu giờ này mà đầu tư nghiên cứu, thì đến bao giờ mới có thể đầu tư sản xuất? Tới lúc nắm đủ công nghệ và đầu tư sản xuất thì lúc đó chi phí đầu tư đã lên tới đỉnh. Mặc dù chúng ta rút ngắn được thời gian nghiên cứu, nhưng mà chúng ta sẽ thua về tổng vốn đầu tư và lợi nhuận.
                    - Công nghệ HB LED, theo thế giới dự bán là tới năm 2030 đầu tư LED sẽ bão hoà, nhưng điểm tăng trưởng vượt bậc chỉ xảy ra vào năm 2011, sau đó thì tốc độ tăng không đáng kể. Bây giờ chúng ta còn 3 năm để nghiên cứu, nếu không nghiên cứu tới lúc đầu tư cho nghiên cứu lên tới đỉnh điểm, thì chúng ta lại chết với chi phí đầu tư nghiên cứu. Tới khoảng năm 2020 thì muốn nghiên cứu là một con số đầu tư khổng lồ. Và khi đó bắt đầu phải bán sản phẩm rồi. Chuẩn hoá thì gần như cũng đang được chuẩn hóa. Dự kiến thế giới 5 năm tới sẽ chuẩn hoá công nghệ LED. Tới lúc này mà ta chưa sản xuất được thành phẩm thì coi như ta lại quay lại cái PLC. Bây giờ đi nghiên cứu mấy cái PLC F cho là dại dột. Bây giờ là phải đi mua công nghệ và đầu tư sản xuất luôn.

                    Kể ra F rất nể xếp của SG HT Park đã đăng bài báo lên báo Lao Động hay Người Lao Động gì đó mà F quên rồi, từ năm 2004-2005 (F có theo dõi và vẫn nhớ bài báo này vì F đọc bằng cách download về một cái file hình to). Từ hồi đó mà đã dự đoán như thế này (không biết bác đọc ở đâu, nhưng rõ ràng là bác đọc và bác nhìn nhận đúng). Thế mà đến nay, nhìn nhận đúng nhưng vẫn chưa làm được.

                    Trong suy nghĩ của F, ở thời điểm này ta đang chơi trong một vị thế rất yếu, yếu một cách tổng lực chứ không phải không.

                    Vừa định viết một chuyện nữa, nhưng thôi xoá đi, chuyện này hơi tế nhị và hơi lớn.

                    Chúc vui
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • không mang màu sắc chính trị đâu

                      Theo tôi thấy thì tất cả đều xuất phát từ mô hình phát triển xã hội. Xã hội tư bản dựa chủ yếu vào tiêu dùng do vậy mọi sản phẩm phải bán được thì mới đáng làm
                      hà hà, bạn ngoc không có ý định nói về chính trị đâu(diễn đàn về điện tử mà, hơi sức đâu mà nói về chính trị)
                      ý này chỉ mang ý nghĩa là một ví dụ thực tế là nhật và mỹ, thì rõ ràng là hai nước tư bản, hai nền kinh tế thị trường to vật vã, cả thế giới người ta gọi thế đâu chỉ riêng là bạn ngoc, có đúng thế không ạ!
                      cho nên bạn F yên tâm, chúng ta hoàn toàn là kỹ thuật.(cơ quan bảo vệ chính trị không để tâm đâu).

                      Comment


                      • một yếu tố khác

                        Một lưu ý rằng, tốc độ phát triển công nghệ phần mềm chậm hơn tốc độ phát triển công nghệ phần cứng nhiều lần
                        phần mềm thì sẽ bàn trong dịp khác. có một yếu tố còn lớn hơn cả phần mềm và phần cứng, đó là thị trường. hay nói cách khác là người tiêu dùng và cụ thể hơn là chính chúng ta.

                        có ví dụ nhỏ thế này: điện thoại iPhone lần đầu tiên được chào bán tại bắc mỹ, dân châu á cũng "góp phần chen lấn" đi mua mà không xét đến yếu tố thị trường.
                        chuyện là như thế này: Apple nghiên cứu thị hiếu của dân vùng bắc mỹ và cho ra sản phẩm có những tính năng dành cho dân bắc mỹ. nên châu á muốn sử dụng iPhone phải chấp nhận những tính năng này. có những bạn trai muốn 'lấy điểm" với bạn gái nên mua iPhone tặng nàng nhưng không ngờ là nàng sử dụng một tuần thì trả điện thoại lại với lời tuyên bố "xanh dờn" : điện thoại gì đâu mà khó xài quá!!! chỉ tội nghiệp anh chàng người yêu phải chạy đôn chạy đáo tìm mua món quà khác. đâu phải có tiền mua iPhone là ngon đâu nè.
                        không biết Apple có chú ý đến đặc tính của người châu á là "không thích đọc HDSD" (..........là hướng dẫn sử dụng đó) nên câu khuyến cáo của nhà sản xuất : "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng" thường bị bỏ qua.

                        tôi nói đến thị trường là muốn chia sẻ quan điểm: "điện tử Đại Việt Nam phát triển dựa trên vai của người khổng lồ". có nghĩa là không cần tốn "núi vàng" để mua công nghệ chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn mà sử dụng những nhà máy chế tạo linh kiện điện tử, bán dẫn của người khổng lồ ở bên kia biên giới để phục vụ cho doanh nghiệp điện tử việt nam.

                        chúng ta học môn kinh tế kỹ thuật là đúng
                        chính phủ không nhập công nghệ chế tạo linh kiện điện tử là chính xác.

                        các bạn có cùng suy nghĩ với tôi không ạ?

                        hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn

                        Comment


                        • [
                          chúng ta học môn kinh tế kỹ thuật là đúng
                          chính phủ không nhập công nghệ chế tạo linh kiện điện tử là chính xác.

                          các bạn có cùng suy nghĩ với tôi không ạ?

                          hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn[/QUOTE]

                          Tôi không hoàn toàn nghĩ như vậy. Tôi nghĩ rằng công nghệ chế tạo linh kiện điện tử gồm nhiều mảng. Có cái đáng đầu tư ngay có cái chưa nên đầu tư ngay. Các mảng đó tóm tắt là: 1- Linh kiện điện tử công nghiệp ( chuyên dụng). 2- Linh kiện điện tử thông dụng (tiêu dùng). 3- Linh kiện vi điện tử và Siêu cao tần (VLSI, RF IC ect).
                          Theo tôi trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay đầu tư vào 1 là nên. Bởi vì hầu hết công nghệ đã được tiêu chuẩn hóa, sản phẩm có thể hỗ trợ cho công nghiệp ngay ít nhất là phục vụ việc đáp ứng nhu cầu phụ tùng. Thị trường tại chõ này sẽ nuôi dưỡng dần công nghiệp của ta về kinh tế và kinh nghiệm cho đội ngũ kĩ thuật để đi lên sau này khi 3 có cơ hội.
                          2 thì không nên đầu tư nhưng lại phải chú ý việc đánh thuế đừng để VN thành bãi rác của thế giới.
                          3 Cần nhưng chưa nên đầu tư để làm sản phẩm thương mại. Mà chỉ nên đầu tư con người cho tương lai( Step đầu tiên tôi rất khâm phục là việc mạnh dạn thử làm microcontroller VN đầu tiên).
                          Các bạn thấy thế nào?

                          Comment


                          • có phải là sự phát triển!!!!

                            Việc của những người kỹ sư và các nhà nghiên cứu làm, đó là làm sao để giảm được giá cost

                            tôi lấy ví dụ thế này: trong thế kỷ 20, nhắc đến điện tử là mọi người nhớ ngay đến TIVI, nhớ đến anh thợ sửa và cái đồng hồ đo (V.O.M).
                            nhưng trong những năm đầu thế kỷ 21 thì hình ảnh về ngành diện tử là hàng lô hàng lốc các sản phẩm từ tivi phẳng, tivi mỏng, mp3, mp4, điện thoại di động... và đội ngũ bảo hành chuyên nghiệp, sản phẩm có hư hỏng thì thay luôn sản phẩm mới.
                            tôi muốn nói đến sự bùng nổ về thị trường sẽ tạo hiệu ứng dây chuyền bùng nổ về công nghệ, về kỹ thuật, về dịch vụ... và sản sinh một thế hệ kỹ sư mới
                            , bên cạnh khả năng về kỹ thuật, phải có khả năng tổng hợp các thông số kỹ thuật có được và xác định sự bùng nổ của thị trường, công nghệ, dịch vụ. những kỹ năng này thì các ngành kinh doanh không mạnh bằng nganh điện tử.


                            Tôi nghĩ rằng công nghệ chế tạo linh kiện điện tử gồm nhiều mảng. Có cái đáng đầu tư ngay có cái chưa nên đầu tư ngay


                            tôi xin lấy ví dụ thế này: trong sản xuất laptop, doanh nghiệp việt nam đã sang bên kia biên giới, đất của người khổng lồ, và mở xưởng, thuê nhân công địa phương và nguồn linh kiện sẵn có. nhận định của doanh nghiệp là gì? thị trường laptop sẽ bùng nổ trong thời gian gần. doanh nghiệp phải có kế hoạch gì tham gia vào thị trường này. với sự phân công lao động quốc tế thì tầm nhìn của doanh nghiệp đã khác đi nhiều, không còn "quanh quẩn trong lũy tre lang" nữa.
                            lấy hình tượng thế này: khi chưa có thuyền thì ở nhà đào ao, nuôi cá. có thuyền rồi thì ra sông đặt đáy, bắt cá. khi có chiếc thuyền to vật vã thì phải ra biển, tìm đến nơi có nhiều cá, đem hàng tấn cá về và ... "kéo cá về thì ta nhậu thôi, hò dô khoang"
                            như vậy điện tử Đại việt nam đang rất cần những con người chấp nhận khó khăn, "ra biển để tìm đến nguồn có nhiều cá".
                            phải chăng chính là hướng phát triển của điện tử Đại việt nam!!!!!!!!!

                            hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn

                            Comment


                            • tri thức mà

                              Vấn đề QTCN này hình như được biên dịch từ một bài báo nào đó
                              hà hà, bạn Van nói như thế là khẳng định bản chất của trí thức đấy nhé.
                              trí thức có bản chất là sự kế thừa mà. tôi học từ các bạn, con tôi học từ tôi... cũng như chúng ta tham gia diẽn đàn này để học hỏi lẫn nhau đấy thôi.
                              bạn có công nhận với tôi là văn hóa đọc rất quan trọng không? chúng ta tiếp cận với kiến thức bằng cách đọc và bộ nhớ của chúng ta lưu giữ những kiến thức này. sau đó trong tình huống thực tế thì chúng ta vận dụng những kiến thức để giải quyết vấn đề theo quán tính (đây là thói quen tốt đấy nhé).
                              khi đó kiến thức lại biến thành tri thức, có phải thế không ạ!!!

                              mỗi người chúng ta nên thường xuyên đọc, nhớ về những trải nghiệm thực tế, so sánh với kiến thức hiện tại để tìm ra quy luật.
                              phải duy lý thì mới có khoa học, các bạn ạ.

                              hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn

                              Comment


                              • tại sao là thị trường

                                có bạn đặt câu hỏi rằng: lên diễn đàn điện tử mà cứ không tập trung vào điện tử, hết nói về firmware lại nói về thị trường, như vậy có lạc đề không???
                                ồ, tôi nói về thị trường là nói đến mục tiêu cuối cùng của dân điện tử chúng ta đấy chứ.
                                các bạn và tôi thống nhất với nhau là học điện tử không phải để lòe thiên hạ mà vì đam mề cái nghề này. đầu tiên các bạn và tôi phải chịu trách nhiệm với chính bản thân chúng ta. khi chúng ta độc thân thì thoải mái học hỏi, giống như là muốn ngủ giờ nào thì ngủ, muốn thức dậy vào giờ nào thì thức, hay là .... muốn nhậu là đi nhậu...
                                nhưng khi xét đến trách nhiệm đối với gia đình thì cái đam mê của các bạn và tôi phải mang lại hiệu quả về kinh tế. đến lúc này bài toán cuộc đời không chỉ là sự đam mê mà còn thêm giá trị vật chất.
                                tôi lấy vì dụ thế này: nếu hình tượng cuộc đời giống như một tòa tháp có nhiều tầng, xuất phát của các bạn và tôi là ở tầng trệt, nếu bạn nào có khả năng sẽ leo lên tầng 3, tầng 4 hoặc hơn nữa. riêng tôi chỉ đủ khả năng leo lên tầng 1 nhưng ... tôi mong muốn là em tôi, con tôi sẽ từ tầng 1 của tôi mà leo lên tiếp các tầng trên nữa, không ai muốn lớp hậu sinh sẽ quay lại tầng trệt và bắt đầu lại từ đầu, có phải thế không a!!!

                                do đó nghề điện tử phải phục vụ cho mục đích này. giống như là thầy Ngô Đức Hoàng (hiện là trưởng phòng thí nghiệm vi mạch của đại học bách khoa thành phố hồ chi minh) đã từng dặn dò các bạn sinh viên, thực hiện LVTN với thầy, rằng: vi xử lý chỉ là một công cụ thực hiện ý tưởng của các bạn mà thôi, vi xử lý không phải là mục tiêu của LVTN mà phải là ý tưởng của các bạn.

                                không có "điện tử vị điện tử" mà phải là "điện tử vị nhân sinh", đó mới chính là "cái đạo" của dân điện tử vậy.

                                đúng là nghề điện tử của các bạn và tôi đang ở giai đoạn thăng trầm ( có lẽ là trầm nhiều hơn thăng đấy), có một sự thay đổi rất lớn trong cách thiêt kế.
                                thiết kế điện tử không chỉ là thực hiện mạch in, firmware... mà còn phải đưa ra một QTCN cụ thể và khả thi để đáp ứng nhu cầu bùng nổ của thị trường.
                                hàng loạt công việc tưởng như là không phải của điện tử nhưng bây giờ phải thực hiện thì mới tồn tại, như là xây dựng QTCN hoàn chỉnh, tìm hiểu về thị trường, dự đóan về nhu cầu, dự đoán về công nghệ...
                                thế thì các bạn và tôi nên biết trước những công việc này để còn chuẩn bị "gồng lên" mà tiếp nhận khi bước vào thời đại kỹ thuật số.

                                đó cũng là suy nghĩ mà tôi muốn trao đổi với các bạn trong các bài viết của tôi

                                hãy xây dựng kế hoạch của chính bạn

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X