Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nếu bạn Lan Hương thực sự có cùng ý nghĩ này thì xin liên lạc với F. F đang rất muốn huy động vốn, kinh nghiệm, kỹ thuật, để đầu tư vào vấn đề sản xuất phần cứng ở Việt Nam.

    Theo F dự đoán, thị trường điện tử sẽ bùng nổ vào năm 2009. Do vậy, trong vòng 2 năm tới đây, F có thời gian để nghiên cứu và chọn một phương án đầu tư hợp lý. Rất mong nhận được trao đổi của những người "có máu". Thực sự đây là một việc làm ko thiếu phần liều lĩnh, nhưng F rất tin tưởng vào nó, và tin tưởng vào chính sách của nhà nước cho sự phát triển này, vì thế nếu có dịp xin trao đổi thêm về các vấn đề này.

    Chúc vui
    Falleaf
    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

    Comment


    • anh Hiệp ơi

      Em nói ra thì anh ... bất ngờ ngay.

      Tên thật của em là Đỗ Thị Huyền Trang, 21 tuổi, SV năm 2. Còn "ông xã" em (nháy nháy vì chưa cưới) là Dr. Kim, 54 tuổi, bút danh Techno mà anh không lạ gì bên cafesangngtao, bạn của anh "bác Ba Phì" từ những năm 90 (ảnh bảo là gặp nhau ở 37 Hà Thanh - Nha Trang), và cũng là người quen biết với anh Quê .... Giường nữa đó.

      Ảnh bị em "điệu" về Hà Nội và đang mở xưởng + phòng thí nghiệm ở ngoại vi Hà Nội đó, thuộc khu vực Hưng Yên (mà ảnh đang giấu kín). Em xin bảo đảm là ảnh "vắt chân lên cổ" mà chạy theo bọn mình. Hihi, cho em "lên nước" một chút.

      Em không Xì - pam đâu đó. Em sẽ nhắn số máy của em cho anh để liên lạc xúc tiến "đại sự" này . . .

      Lan Hương.

      Comment


      • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
        Em nói ra thì anh ... bất ngờ ngay.

        Tên thật của em là Đỗ Thị Huyền Trang, 21 tuổi, SV năm 2. Còn "ông xã" em (nháy nháy vì chưa cưới) là Dr. Kim, 54 tuổi, bút danh Techno mà anh không lạ gì bên cafesangngtao, bạn của anh "bác Ba Phì" từ những năm 90 (ảnh bảo là gặp nhau ở 37 Hà Thanh - Nha Trang), và cũng là người quen biết với anh Quê .... Giường nữa đó.

        Ảnh bị em "điệu" về Hà Nội và đang mở xưởng + phòng thí nghiệm ở ngoại vi Hà Nội đó, thuộc khu vực Hưng Yên (mà ảnh đang giấu kín). Em xin bảo đảm là ảnh "vắt chân lên cổ" mà chạy theo bọn mình. Hihi, cho em "lên nước" một chút.

        Em không Xì - pam đâu đó. Em sẽ nhắn số máy của em cho anh để liên lạc xúc tiến "đại sự" này . . .

        Lan Hương.
        Ngài Kim này hình như là Giám đốc 4P thì phải

        Comment


        • Nguyên văn bởi falleaf Xem bài viết
          Bác nhathung dùng từ oách quá, sau bác tránh dùng từ thế nhé, biết bác dùng kiểu "chơi chữ" anh em thoải mái thì cười xoà, nhưng anh em nào hơi nhạy cảm tí sẽ dễ hiểu lầm bác đấy.

          Dù sao, cám ơn bác về trao đổi này.

          Chúc vui
          Ặc... Xin lỗi những anh em "gợi cảm"... í lộn "nhạy cảm" nhé
          Mình chỉ lồng thêm tí thư giãn vào thôi mà...

          Nhưng quả thực nghe bác Bên Cô nói chuyện kỹ thuật mơ mộng quá nên cũng hơi lạ. Công ty nào mà sản xuất hàng loạt sản phẩm bị lỗi vậy cà? Phải chăng công ty đó ở VN nên mới có kiểu làm ăn tắc trách như vậy?

          Theo mình biết, để ra một sản phẩm phải qua các khâu: Thiết kế -> Duyệt-> Làm sản phẩm mẫu -> Test -> Duyệt -> Sản xuất hàng loạt -> Quick check -> Tung ra thị trường.
          Chứ đâu phải nhắm mắt làm bừa... Nếu vậy công ty phá sản sớm vì mất uy tín.

          Nếu bác Bên Cô khuyên con nhà người ta tập trung nghiên cứu phần mềm để chờ khắc phục lỗi sản xuất thì nhớ nhắc người đó tránh xa TP Đã nẵng, vì luật của họ nghiêm lắm!

          Nếu muốn phát triển phần mềm thì có gì khó đâu! Có hẳn một đội ngũ đông đảo các cao thủ đang ngồi chơi xơi nước vì không có sân chơi (tại đất đai đắt đỏ quá chăng?) Họ rỗi hơi đến mức ngồi viết virus, rồi chọc phá người khác... Nếu có việc bác cứ gọi họ, coi như xây tháp 7 tầng vậy...

          Trong khi thực tế thì sao? Một ngày có biết bao nhiêu đồ điện bị hỏng?
          Mà xét cho cùng, cái "phần mềm" vốn ít trục trặc hơn "phần cứng". Phần mềm thì cứ bình bình vậy thôi, nhưng "phần cứng" phải hứng lên mới chạy, không hứng là xỉu...

          Vậy tại sao không tập trung xử lý cái "phần cứng" vốn hay "hư hỏng" đó?

          Quả thực hôm nay đọc bài của F và Lanh Ương thấy sướng rơn cả người. Nếu thực hiện được thì cho mình xin một chân nhé!
          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

          Comment


          • Đọc một vài bài của các bác Nhathung, F, Belcoo... thấy các bác phân tích rất hay. Tuy nhiên, cái gốc của vấn đề em lại cho rằng nó nằm trong quyết sách hiện nay của chính phủ. Chính phủ hiện nay rất ưu đãi đối với phát triển phần mềm. Xin đơn cử một vài ví dụ như thuế GTGT đối với phần mềm là 0%, doanh nghiệp làm phần mềm chỉ phải chịu thuế thu nhập 21% so với 28% của các doanh nghiệp khác, đầu tư các khu công nghiệp phần mềm như khu công viên phần mềm QT, khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc. Ngoài ra mặc dù áp sưu cao thuế nặng như vậy xong CP lại chẳng có hành động gì để chống lại hàng lậu từ TQ xâm lăng sang. Việc đó chẳng khác nào bóp chết ngành công nghiệp điện tử từ trong trứng.
            Em cũng như các bác đều biết phần cứng mới là phần gốc còn phần mềm chỉ là phần ngọn. Gốc có bền thì cây mới vững. Nhưng cũng không hiểu sao cái đơn giản đó mà mấy vị ra quyết sách ở trên lại hổng có hỉu. Dẫn đến sự phát triển què cụt của ngành công nghiệp điện tử nước nhà.
            AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
            Xem thêm tại Online Store ---> Click here
            Mob: 0982.083.106

            Comment


            • Nguyên văn bởi lanhuong Xem bài viết
              Em nói ra thì anh ... bất ngờ ngay.

              Tên thật của em là Đỗ Thị Huyền Trang, 21 tuổi, SV năm 2. Còn "ông xã" em (nháy nháy vì chưa cưới) là Dr. Kim, 54 tuổi, bút danh Techno mà anh không lạ gì bên cafesangngtao, bạn của anh "bác Ba Phì" từ những năm 90 (ảnh bảo là gặp nhau ở 37 Hà Thanh - Nha Trang), và cũng là người quen biết với anh Quê .... Giường nữa đó.

              Ảnh bị em "điệu" về Hà Nội và đang mở xưởng + phòng thí nghiệm ở ngoại vi Hà Nội đó, thuộc khu vực Hưng Yên (mà ảnh đang giấu kín). Em xin bảo đảm là ảnh "vắt chân lên cổ" mà chạy theo bọn mình. Hihi, cho em "lên nước" một chút.

              Em không Xì - pam đâu đó. Em sẽ nhắn số máy của em cho anh để liên lạc xúc tiến "đại sự" này . . .

              Lan Hương.
              Do em bật language trong Win, do vậy bộ code của em bị lỗi, hiển thị trên diễn đàn nó nhảy dấu lung tung. Em xem lại khi gõ, nhớ tắt bộ gõ tiếng Việt trong máy, và sử dụng bộ gõ của diễn đàn, hoặc dùng Unikey (Unicode), không dùng CP 1258.

              Nhìn bên dưới, tay phải, em sẽ thấy cái VI, bấm vào đó, chọn EN, thì gõ mới không bị lỗi.

              Cám ơn nhiều về các thông tin này, hy vọng có thể liên hiệp được với những người thực sự có máu trong vụ này.

              Chúc vui
              Falleaf
              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

              Comment


              • thấy vậy mà không phải vậy mới đúng là vậy

                Có bác bảo tớ rằng: thứ gì không ngửi được, không thấy được, không sờ được nhưng lại bán được, thế thì định bán không khí à? không khí thì có sẵn đó, ai muốn sử dụng thì sử dụng, không sử dụng nữa thì về với ông bà, thế thôi. tớ xin phép đưa ra một ví dụ thế này: không khí chúng ta hít thở hàng ngày thì không ai bán cả nhưng không khí được lọc, được tăng cường Oxy, nạp vào bình chứa (ví dụ như bình Oxy dùng trong bệnh viện) thì bán với giá 200K một bình. một thứ vô hình nhưng con người định hình được và kinh doanh. con người thật là đáng ghét phải không các bác
                Sẽ có bác kêu lên rằng đang bàn về chủ đề điện tử mà sao lại đem bệnh viện vào đây. Có lạc đề không? Các bác thứ lỗi cho, tớ hay liên tưởng giữa các sự việc trong cuộc sống thực tế, mang hình dạng đến cho những thứ vô hình có phải là xu hướng, có phải là cơ hội lớn hay không? Ngoài ra, công việc phát triển nền điện tử nước ta cần một giải pháp tổng thể trong đó có cả phần cứng và phần mềm. Ở đây tớ kể lại khó khăn mà doanh nghiệp điện tử việt nam phải đối mặt và cách thức mà họ vượt qua trong thực tế để thương hiệu có thể tồn tại (chưa dám nói là phát triển).
                tớ xin phép đưa ra ví dụ (lại là ví dụ, mong các bác thứ lỗi cho, tớ chả biết gì ngoài việc đưa ra ví dụ, mong các bác bỏ chút thời gian để trao đổi): một công ty từ bên kia biên giới mang bộ kit của hàng điện tử đến chào hàng doanh nghiệp điện tử việt nam, họ mang theo gì? một bộ kit được thực hiện hoàn chỉnh, một phần mềm chuyên dùng vẽ PCB và bảng vẽ mach in của bộ kit cùng với các lời đề nghị về giá cả và "nếu chọn sản phẩm của tôi thì bạn có thể sửa đổi thiết kế trên cơ sở của bảng vẽ hiện có, bằng phần mềm vẽ PCB kèm theo và bảng vẽ mới sẽ được cập nhật và sản xuất hàng loạt".
                Bởi vì "bán hàng là khởi nguồn của mọi vấn đề" nên giao dịch được thực hiện và hoàn tất. hai chục ngàn bộ kít được nhập khẩu nhưng phản hồi từ thị trường là gì? bộ kít mẫu có giao diện sử dụng giống "hàng trung quốc", ảnh hưởng không nhỏ đến bán hàng, đến thương hiệu việt.
                phải code phần mềm ở phần tạo giao diện sử dụng, và nạp lại flash. Ồ, lại nạp flash nhưng đó là thực tế phải chấp nhận và làm quen thôi. cũng may mắn là phần mềm nạp flash không viết theo phướng pháp "máy trạng thái" mà được viết theo phuong pháp "cấu trúc lớp" với ma trận trạng thái/sự kiện.
                phản hồi từ thị trường là giao diện sử dụng mới được chấp nhận. phần mềm lại ghi điểm, không phải là giảm chi phí, không phải là tăng hiệu suất dây chuyền, mà là tạo giá trị cho thương hiệu. Phải chăng một thứ vô hình đã được định dạng và bán!!!
                xin phép các bác, tớ lại nêu ra ví dụ: trong thiết kế của sản phẩm LCD TV, không kể mạch nguồn, các tụ điện chủ yếu để lọc nguồn, điện trở chủ yếu là cầu nối trên đường truyền của tín hiệu số. vì các mạch analog truyền thống (mạch tích phân, vi phân, khuếch đại, cộng hưởng...) không còn tác dụng khi tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã được lấy mẫu và lượng tử hóa, cho ra dòng tín hiệu số. yêu cầu đặt ra: phải điều chỉnh được các thông số độ sáng, độ tương phản, màu sắc, độ nét và hiệu ứng hình ảnh khác để làm chủ được công nghệ trong sản xuất.
                một giải pháp đưa ra là truy xuất vào bảng dữ liệu chứa trong eeprom. nhưng đây chỉ là service mode, mode này có tác dụng khi mainboard và panel đã phối hợp được với nhau.
                thực tế sản xuất có sự thay đổi main board và panel tùy theo chiến lược kinh doanh. giải pháp đưa ra là phải code phần mềm nạp trong flash, phải điều chỉnh các thuật toán xử lý tín hiệu hình ảnh để cho panel và mainboard phối hợp được.
                Đến đây thì công việc thiết kế mẫu không chỉ là phân tích mạch điện tử mà còn là viết phần mềm xử lý trên luồng tín hiệu hình ảnh và âm thanh. hai công việc này gắn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời.
                một lần nữa phần mềm đã tham gia tạo nền tảng công nghệ cho thương hiệu.
                cái vô hình đã được định dạng và ... bán
                rất mong nhận được ý kiến phản biện từ các bác.


                lời quê chắp nhặt dông dài
                mua vui cũng được một vài trống canh
                nguyễn du

                Comment


                • Nguyên văn bởi belcooo Xem bài viết
                  Sẽ có bác kêu lên rằng đang bàn về chủ đề điện tử mà sao lại đem bệnh viện vào đây. Có lạc đề không? Các bác thứ lỗi cho, tớ hay liên tưởng giữa các sự việc trong cuộc sống thực tế, mang hình dạng đến cho những thứ vô hình có phải là xu hướng, có phải là cơ hội lớn hay không? Ngoài ra, công việc phát triển nền điện tử nước ta cần một giải pháp tổng thể trong đó có cả phần cứng và phần mềm. Ở đây tớ kể lại khó khăn mà doanh nghiệp điện tử việt nam phải đối mặt và cách thức mà họ vượt qua trong thực tế để thương hiệu có thể tồn tại (chưa dám nói là phát triển).
                  tớ xin phép đưa ra ví dụ (lại là ví dụ, mong các bác thứ lỗi cho, tớ chả biết gì ngoài việc đưa ra ví dụ, mong các bác bỏ chút thời gian để trao đổi): một công ty từ bên kia biên giới mang bộ kit của hàng điện tử đến chào hàng doanh nghiệp điện tử việt nam, họ mang theo gì? một bộ kit được thực hiện hoàn chỉnh, một phần mềm chuyên dùng vẽ PCB và bảng vẽ mach in của bộ kit cùng với các lời đề nghị về giá cả và "nếu chọn sản phẩm của tôi thì bạn có thể sửa đổi thiết kế trên cơ sở của bảng vẽ hiện có, bằng phần mềm vẽ PCB kèm theo và bảng vẽ mới sẽ được cập nhật và sản xuất hàng loạt".
                  Bởi vì "bán hàng là khởi nguồn của mọi vấn đề" nên giao dịch được thực hiện và hoàn tất. hai chục ngàn bộ kít được nhập khẩu nhưng phản hồi từ thị trường là gì? bộ kít mẫu có giao diện sử dụng giống "hàng trung quốc", ảnh hưởng không nhỏ đến bán hàng, đến thương hiệu việt.
                  phải code phần mềm ở phần tạo giao diện sử dụng, và nạp lại flash. Ồ, lại nạp flash nhưng đó là thực tế phải chấp nhận và làm quen thôi. cũng may mắn là phần mềm nạp flash không viết theo phướng pháp "máy trạng thái" mà được viết theo phuong pháp "cấu trúc lớp" với ma trận trạng thái/sự kiện.
                  phản hồi từ thị trường là giao diện sử dụng mới được chấp nhận. phần mềm lại ghi điểm, không phải là giảm chi phí, không phải là tăng hiệu suất dây chuyền, mà là tạo giá trị cho thương hiệu. Phải chăng một thứ vô hình đã được định dạng và bán!!!
                  xin phép các bác, tớ lại nêu ra ví dụ: trong thiết kế của sản phẩm LCD TV, không kể mạch nguồn, các tụ điện chủ yếu để lọc nguồn, điện trở chủ yếu là cầu nối trên đường truyền của tín hiệu số. vì các mạch analog truyền thống (mạch tích phân, vi phân, khuếch đại, cộng hưởng...) không còn tác dụng khi tín hiệu âm thanh và hình ảnh đã được lấy mẫu và lượng tử hóa, cho ra dòng tín hiệu số. yêu cầu đặt ra: phải điều chỉnh được các thông số độ sáng, độ tương phản, màu sắc, độ nét và hiệu ứng hình ảnh khác để làm chủ được công nghệ trong sản xuất.
                  một giải pháp đưa ra là truy xuất vào bảng dữ liệu chứa trong eeprom. nhưng đây chỉ là service mode, mode này có tác dụng khi mainboard và panel đã phối hợp được với nhau.
                  thực tế sản xuất có sự thay đổi main board và panel tùy theo chiến lược kinh doanh. giải pháp đưa ra là phải code phần mềm nạp trong flash, phải điều chỉnh các thuật toán xử lý tín hiệu hình ảnh để cho panel và mainboard phối hợp được.
                  Đến đây thì công việc thiết kế mẫu không chỉ là phân tích mạch điện tử mà còn là viết phần mềm xử lý trên luồng tín hiệu hình ảnh và âm thanh. hai công việc này gắn bó hữu cơ với nhau, không thể tách rời.
                  một lần nữa phần mềm đã tham gia tạo nền tảng công nghệ cho thương hiệu.
                  cái vô hình đã được định dạng và ... bán
                  rất mong nhận được ý kiến phản biện từ các bác.
                  Em đọc bài của bác mà phì cười. Bác chắc là dân coding chứ không phải là dân điện tử. Hai ví dụ bác đưa ra rất sinh động nhưng bác nói nặng về phần mềm quá mà quên mất cái gốc của các sản phẩm điện tử là các con tụ, con trans, con chip chứ không phải cái ngọn tức là cái phần mềm được cài trên nó. Một bộ kit người ta chấp nhận nó vì nó chạy ngon, giúp đỡ, hỗ trợ người dùng tốt chứ không phải vì cái phần mềm đi kèm nó. Nếu một bộ kit bán chạy chỉ vì phần mềm nó tốt hơn thì sớm muộn nó cũng bị đào thải. Tương tự như cái TV cũng vậy. Nó được người dùng chấp nhận vì nó có mầu nét, âm thanh nghe sướng tai chứ không phải vì cái giao diện người dùng thân thiện đâu bác.
                  Một yếu tố phần mềm chỉ được xét đến khi mà phần cứng của nó ngang bằng nhau. Đó là chân lý không thể thay đổi. Thế nên phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu được đâu bác à!!!
                  Rất mong được nghe lời phản biện của bác.
                  AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                  Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                  Mob: 0982.083.106

                  Comment


                  • Bác VNArmy mang một sản phẩm bác làm được ra thị trường (bán cho người dùng cuối), sản phẩm của bác có bao giờ là độc nhất vô nhị không? Tôi đoán là sản phẩm tiêu dùng đến với người mua lẻ thì hầu như đều phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng chức năng.

                    Vậy nếu nền tảng phần cứng và chức năng của các sản phẩm như nhau, thì tất nhiên mẫu mã, giao diện và dịch vụ phục vụ của sản phẩm nào tốt hơn sẽ giúp nó có ưu thế cạnh tranh hơn. Ví dụ của bác belcoo tôi nghĩ là thiết thực, tạo giao diện hấp dẫn == tăng giá trị của sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh => giành được khách hàng (và đối thủ cạnh tranh bị mất khách hàng).

                    Vấn đề bác belcoo đặt ra không dừng ở chỗ làm ra được sản phẩm tốt hay không, mà còn là bán được hay không, tôi nghĩ thế.

                    Comment


                    • Nguyên văn bởi VNarmy Xem bài viết
                      Một yếu tố phần mềm chỉ được xét đến khi mà phần cứng của nó ngang bằng nhau. Đó là chân lý không thể thay đổi. Thế nên phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu được đâu bác à!!!
                      Rất mong được nghe lời phản biện của bác.
                      Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
                      Bác VNArmy mang một sản phẩm bác làm được ra thị trường (bán cho người dùng cuối), sản phẩm của bác có bao giờ là độc nhất vô nhị không? Tôi đoán là sản phẩm tiêu dùng đến với người mua lẻ thì hầu như đều phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng chức năng.

                      Vậy nếu nền tảng phần cứng và chức năng của các sản phẩm như nhau, thì tất nhiên mẫu mã, giao diện và dịch vụ phục vụ của sản phẩm nào tốt hơn sẽ giúp nó có ưu thế cạnh tranh hơn. Ví dụ của bác belcoo tôi nghĩ là thiết thực, tạo giao diện hấp dẫn == tăng giá trị của sản phẩm cao hơn các đối thủ cạnh tranh => giành được khách hàng (và đối thủ cạnh tranh bị mất khách hàng).

                      Vấn đề bác belcoo đặt ra không dừng ở chỗ làm ra được sản phẩm tốt hay không, mà còn là bán được hay không, tôi nghĩ thế.
                      Bác nên đọc kỹ bài tôi và bài bác Belcoo một chút ạ. Để ý cái tôi đánh dấu đỏ ở trên đi.
                      Phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu
                      Gốc còn chưa vững sao đã lo chuyện hoa lá cành được phải không bác.
                      AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                      Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                      Mob: 0982.083.106

                      Comment


                      • - Tôi đọc không kỹ đoạn bác VNarmy đặt giả thiết phần cứng của các sản phẩm phải bằng nhau thì mới so đến phần mềm. Xin lỗi bác. À, nhưng nếu phần cứng chất lượng khác nhau một chút nhưng đáp ứng một số tính năng cơ bản mà người dùng cần, thì đã có thể dùng phần mềm để tạo lợi thế rồi nhỉ?

                        Câu này của bác tôi thấy không rõ nghĩa lắm: "Phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu".

                        Tôi nghĩ ý của bác là: phần mềm không thể là nền tảng của sản phẩm tốt, phần cứng mới là nền tảng (gốc) cần quan tâm. Nhưng nếu liên quan đến thương hiệu, thì tôi cho là phần mềm là công nghệ quyết định sự thành bại của thương hiệu. Ý các bác thế nào?

                        Comment


                        • Nguyên văn bởi picvendor Xem bài viết
                          - Tôi đọc không kỹ đoạn bác VNarmy đặt giả thiết phần cứng của các sản phẩm phải bằng nhau thì mới so đến phần mềm. Xin lỗi bác. À, nhưng nếu phần cứng chất lượng khác nhau một chút nhưng đáp ứng một số tính năng cơ bản mà người dùng cần, thì đã có thể dùng phần mềm để tạo lợi thế rồi nhỉ?

                          Câu này của bác tôi thấy không rõ nghĩa lắm: "Phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu".

                          Tôi nghĩ ý của bác là: phần mềm không thể là nền tảng của sản phẩm tốt, phần cứng mới là nền tảng (gốc) cần quan tâm. Nhưng nếu liên quan đến thương hiệu, thì tôi cho là phần mềm là công nghệ quyết định sự thành bại của thương hiệu. Ý các bác thế nào?
                          Cảm ơn bạn đã hiểu ý tôi.
                          Về câu hỏi của bạn tôi xin đưa ra ví dụ như thế này. Bia HN các bác thấy chục năm trở lại đây có thay đổi gì về mẫu mã ko, tiền quảng cáo của nó có tốn ko? Bia Foster quảng cáo thì rầm rĩ, mẫu mã thì đẹp, slogan hay. Nhưng sao đã phải cuốn gói đi? Vì sao vậy? Vậy quyết định thành bại có phải ở cái vỏ chai ko?
                          Ví dụ sinh động hơn nữa nè: Ai đã từng làm AT89C51 đều biết phần mềm Keil cực tốt. AVR thì phải dùng Codevision - phần mềm liên tục vá lỗi. Vậy nhưng hiện nay còn bao nhiêu sp công nghiệp dùng AT89C51 hay là chuyển sang PIC, AVR, ARM? Vậy sự hữu dụng của Keil có kéo nổi AT89C51 ko?
                          Quyết định sự thành bại của thương hiệu chính là cái gốc của nó chứ ko phải cái trang hoàng cho nó đâu bác à.
                          AVR đã quay trở lại: ATMEGA32: 66k, ATMEGA8A: 30k, ATMEGA48: 30k.
                          Xem thêm tại Online Store ---> Click here
                          Mob: 0982.083.106

                          Comment


                          • Chị Lan Hương ơi! Coi có nhầm không đó, Phi năm nay mới 27t thôi, có nhầm gì không đó, đúng là Phi ở Nha Trang đã rất lâu. Nhưng bạn từ năm 90 lận hả? Chắc là quen nhau từ chuyện cái đồng hồ kỷ thuật số, lúc đó Phi không biết IC số là gì, có chạy đi hỏi hết các sư phụ để học hỏi, phải chăng biết nhau từ đó???

                            Comment


                            • Mình vốn hay đi làm xa, kể cả các tỉnh vùng cao, vùng sâu, vùng xa... nên cũng khá hiểu về cuộc sống và nhu cầu của bà con.
                              Nói ra chắc không ai tin, có nhà lo miếng ăn cho con đã đủ mệt... Đâu dám mơ mộng TV hay máy tính? Vì vậy tối đến họ chẳng có việc gì làm nên đi ngủ sớm... và thế là dân số lại càng tăng... lại càng đói nghèo...

                              Những cái đó có dùng "phần mềm" hay "thương hiệu" mà giải quyết được chăng?
                              Sao các bác không sản xuất ra sản phẩm có giá rẻ, ổn định để giúp cho bà con???

                              Các bác chưa làm được sản phẩm giá rẻ vì các bác vẫn chưa chủ động về nguồn linh kiện.

                              Thử hỏi sản phẩm các bác sản xuất ra có cái gì là "Việt" thực sự? Hay các bác chỉ lắp ráp từ những linh kiện nhặt nhạnh từ khắp nơi trên thế giới??? Thử hỏi với đủ chủng loại, xuất xứ như vậy thì các bác có yên tâm về chất lượng sản phẩm không? Nếu chất lượng chưa đảm bảo thì đừng nói đến thương hiệu làm chi cho mệt.

                              Đồng ý là "phần mềm" có tác động trong khâu tiêu thụ. Nhưng rất tâm đắc với câu của VNArmy:
                              "Phần mềm không thể là nền tảng công nghệ cho thương hiệu"

                              Vì vậy, muốn nhắn gửi các bác rằng:

                              Trước khi đem chuông đi đánh xứ người, hãy lấy được lòng tin của dân mình đã!

                              Mà cái đó cần phải nhìn vào thực tế!
                              Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                              Comment


                              • Rất đồng ý với nhathung về quan điểm này. F vẫn để trên blog của mình suốt mấy năm nay dòng chữ "Nếu người Việt Nam không có ý thức làm chủ, thì người nước ngoài sẽ làm chủ chúng ta".

                                Muốn làm chủ, thì phải giữ lấy cái phần gốc, đừng nắm phần ngọn. Ngày hôm nay tôi cho anh ăn thật nhiều, bởi vì tôi ăn nhiều gấp 100 lần anh. Nhiều lần F nói một cách khá vui thế này, bây giờ thế giới đâu còn dám "óanh Việt Nam" là bởi vì nếu như oánh xong, VN cho 1/3 thế giới nhịn cơm à?

                                Nói thế thì hơi quá, nhưng phải xét ở khía cạnh, con người ta, nếu khi trình độ phát triển, tới một mức nào đó, sẽ có những giá trị của các sản phẩm vô hình. Nhưng sản phẩm hữu hình rồi vẫn là cái gốc của mọi vấn đề. Càng phát triển, người ta càng thấy tuổi trẻ thích những sản phẩm vô hình, nhưng người già, người thành đạt, họ mới là người có tiền mua sắm, thế thì họ mua cái gì? Thực sự mà nói là họ mua ensure và eleen (sữa).

                                Xin hỏi thử một cái TV 5M - 10M có bằng một tháng uống sữa của họ không? F vẫn cho rằng phải tập trung vào người tiêu dùng, thực sự tại sao F luôn nói, F không sợ nước ngoài thâm nhập thị trường VN, là bởi vì chỉ có người VN mới hiểu rõ văn hoá của người VN, mới làm ra được những sản phẩm mà người VN cần. Có những giải pháp tưởng chừng vô vọng ở các nước, nhưng lại rất thành công ở VN, đó là việc đặt hàng loạt các trạm wifi tại các quán cafe. Các bạn thử chỉ ra chỗ nào trên thế giới có thể làm được như ở VN (trên bình diện cả nước), đó là chuyện với F là không tưởng, nhưng nó lại làm được ở VN.

                                Có rất nhiều sản phẩm mà người VN cần, nước ngoài không có, hoặc không cần. Đó là cách mà sản phẩm VN sẽ sống được ở VN, người tiêu dùng VN bây giờ của ngành điện tử còn rất rộng. Nhưng phải đánh giá thật đúng, phải hiểu người VN để làm việc cho người VN trước đã. Phải "trị quốc" rồi mới "bình thiên hạ". Mình phải nói là còn quá non để nghĩ tới chuyện bình thiên hạ vào thời điểm này ở vn.

                                Tuy nhiên, CNTT có một niềm tự hào: http://joomlart.com
                                Phần cứng có nhiều lắm
                                Cơ khí: Bộ phận xe ô tô (xuất khẩu)
                                Máy cnc, robots
                                Quần áo
                                Mì gói
                                ...

                                Còn lại tất cả mấy cái khác, chỉ thấy đi làm giàu cho nước ngoài, vì chúng ta chỉ toàn đi gia công mà thôi. Sau đó thì bọn PSV, TMA đem người chuyên viên đi bán cho nước ngoài . Các đồng chí trẻ tuổi mới đi thì tưởng công ty đãi ngộ, biết đâu đó là một kiểu bán người lao động .

                                Nhiều chuyện F nhìn vào dưới con mắt hơi khác, rất mong được thảo luận thêm.

                                Chúc vui
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X