Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #91
    Thấy vậy nhưng không phải vậy

    Xin phép các bác cho tớ có ý kiến. Phải xin phép vì tớ thấy bản thân không phải là cao nhân. Tớ chỉ là người trong cuộc, đang hoạt động trong ngành điện tử việt nam, tự thấy có trách nhiệm phải nói rõ một số vấn đề thực tế đang làm các bác băn khoăn. Ngoài ra không có ý gì khác. Không biết các bác có lắng nghe không? ...........
    Nhưng mà phải nói thôi, không nói thì làm sao chia sẻ với các bác. Thế thì nói nhé, viết ra thì đúng hơn. Xin các bác bỏ qua nhé.
    Theo tớ thì ngành điện tử việt nam đang "khát " những thương hiệu tầm cỡ. Những thương hiệu như Belco, VTB, VBH, Hanel, ... chỉ còn là quá khứ. Tớ chưa bàn lý do tại sao. Đó là một luồng thảo luận khác.
    Ở đây tớ chỉ xin nói làm sao để có những thương hiệu tầm cỡ. Muốn có thương hiệu "mạnh" thì sản phẩm phải đạt mức chất lương (ví dụ như tiêu chuẩn chất lương ISO...) và giá cả phù hợp. Như vậy thì phải sản xuất hàng loạt, sản xuất số lựong lớn. Với quy mô thị trường như nước ta thì đầu tư vào dây chuyền sản xuất, mày móc, nhà xưởng thì sẽ bỏ ra chi phí rất lớn nhưng quy mô sản xuất sẽ không tương ứng nên rất mạo hiểm khi đầu tư. Điều này cũng giải thích tại sao số lương công ty có thể asemble ở việt nam đềm được trên đầu ngón tay.
    Thêm nữa, kế bên nước ta có một "công xưởng của thế giới", đó là người khổng lồ trung quốc. Một nhà đầu tư sẽ luôn nghĩ đến các yếu tố này. Và thực tế chứng minh các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi suy nghĩ, phải 'bắt tay" với người khổng lồ mới tồn tại được. Đó là điều mà chúng ta phải chấp nhận, phải "sống chung với lũ", phải "đứng trên vai những người khổng lồ".
    Theo các bác như thế có đúng với thực tế không? Có phù hợp với suy nghĩ của bác nào không? hay là tầm nhìn của tớ cò hạn hẹp quá? Nếu các bác đồng ý thì cho ý kiến, tớ sẽ viết tiếp, hẹn gặp lại các bác.

    Comment


    • #92
      Belcoo! bạn đã nói lên những điều tôi muốn nói! rất cảm ơn bạn và rất vui khi có mình có ý tưởng giống với anh!

      Comment


      • #93
        Belcoo! Minh là người it noi, bạn nói đúng đấy. nhưng còn thiếu ko chi đứng trên vai người khổng lồ là đủ đâu (coi chưng ngã đấy) mà chúng ta phải liên kết lại VN ko thiếu nhân tài về điện tử đẳng cấp quốc tế (ko phai toi). phải có sự phân công lao động ngầm định để tận dụng tối đa thế mạnh của mổi người(minh thấy ở ta các bac 1 luc ôm nhiều việt qua ko focus được nên ko có được cái gi good thật sự cả). Chắc ko it người nghĩ như tôi đâu nhỉ???? Tương lai Điện Tử Viêt ko quá mờ mịt đâu các bác, bây giờ đã có một số doanh nghiệp nhận ra vấn đề và hoạt động có hiệu quả rồi đấy nhưng vẩn chưa thành cái gì to lắm, phải có thời gian!!!
        Càng học nhiều Càng thấy mình ngu

        Comment


        • #94
          Vì sao?

          Nếu đứng trên quan điểm "sống chung với lũ " thì các doanh nghiệp việt nam nói chung, các thương hiệu điện tử nói riêng đang từng bước thích ứng (khôn b biết có kịp chuyến tàu WTO hay không? ).
          lấy ví dụ như: giữa cùng một loại sản phẩm điện tử như Tivi, hay DVD player, hay set-top-box nhưng lại có rất nhiều thương hiệu khác nhau. điểm độc đáo của một thương hiệu thể hiện ở mặt nào?
          một câu hỏi không riêng cho việt nam và có rất nhiều câu trả lời.
          Nhưng các câu trả lời có thể chia ra hai nhóm.
          nhóm một, đại diện là Sony, có câu trả lời là ở các tính năng "like.no.other".
          nhóm hai, đại diện là Apple, với nhận xét "quái chiêu" của Steve Jobs "một thiết kế đẹp chỉ khi nào bạn muốn liếm nó".
          Có lẽ các bác cũng đã nhìn thấy chiếc "điên thoại của Chúa" iPhone. mặt sau của iPhone ghi rõ là "assemble in china". điều này lý giải tại sao iPhone hàng nhái từ trung quốc đang tràn ngập châu á.
          nhưng hàng nhái này không thể lẫn lộn với hàng thật nhờ vào MAC OS X.
          Chính phần mềm, chính hệ điều hành MAC OS X là nền tảng công nghệ cho iPhone. Cái mà không sờ đựoc, không ngửi được, không thấy được nhưng lại bán được.
          một triết lý đơn giản "một tính năng cao cấp nhưng không sử dụng được thì có ích gì !!!!"
          trở lại câu hỏi vế điểm độc đáo của một thương hiệu. không gì khác chính là giao diện gần gũi với người sử dụng. một giao diện mà khi nhìn vào là muốn sờ, muốn khám phá chính cái giao diện đó.
          Như vậy giao diện sử dụng sẽ là cầu nối giữa nhà sản xuất và người sử dụng. Phần mềm sẽ là "vũ khí tối thượng" của một thương hiệu, nói rộng hơn là của một quốc gia.
          Hãy nhớ về chuyến thăm việt nam của philips kohler, hãy nhớ về lời khuyên cộng đồng kinh tế việt nam: hãy phát triển phần mềm để giảm chi phí, tăng hiệu suất. một lời khuyên bổ ích !
          sao mình đem những morita, steve, philips vào đây làm gì cho lắm chuyện thế !!!!!
          ồ, có lý do đấy chứ.
          chúng ta không thiếu tài năng chinh phục đỉnh cao khoa học nhưng lại thiếu những người đưa công nghệ vào cuộc sống.
          chúng ta không thiếu tài năng viết ra những phần mềm "hoành tráng" nhưng lại thiếu nhân sự xây dựng giao diện, trên các sản phẩm điện tử, cho bác nông dân sử dụng (80% dân số đấy nhé).
          định hướng năm năm của ĐIỆN TỬ VIỆT NAM là gì nếu không là phần mềm, nếu không là một giao diện "thuần việt".
          tớ suy nghĩ như thế có phù hợp với thực tế không? tầm nhìn của tớ có hạn hẹp quá không? mong lắm những ý kiến phản biện từ các bác, tớ sẽ tiếp tục trao đổi. hẹn gặp lại các bác.

          Comment


          • #95
            Một thiển ý cũng là ý tưởng:
            - Các đại gia trên thế giới kiếm tiền hết cả rồi, bây giờ vào VN bảo VN các đồng chí hãy phát triển phần mềm đi.
            - Trong cơn lũ kinh doanh, nếu phát triển những cái người ta đã phát triển và đi trước, luôn luôn chúng ta sẽ đi sau. Chưa một đại gia nào không đi ngược hướng với thời cuộc mà lại thành công cả, hầu hết họ đều đi một hướng riêng, và tiên phong. Google thành công trong 8 năm. Bill là người giàu nhất khi chưa đầy 30 tuổi... Sau khi họ giàu, họ đều khuyên chúng ta đi theo con đường thế giới đang đi. Bill khuyên dùng Microsoft, Google khuyên dùng sáng tạo, trong khi thuê một đồng chí 8x về nói chuyện (Peter Sheahan)...

            Các nhà khoa học nói gì?
            - Công nghệ phần mềm phát triển với tốc độ quá chậm so với công nghệ phần cứng (các bạn đừng hiểu lầm cái này)
            - Con người không chạy ra khỏi được tự nhiên, cái người ta phát triển lên, cuối cùng họ sẽ quay lại với con người, rồi người ta làm giảm sự tương tác của con người (tự động hoá - Automation), bây giờ họ lại quay lại tương tác với con người (HAM - Human Adaptive Mechatronics). Nhưng thị trường này được đánh giá tới 2025 là rất ít, chỉ khoảng 6.5 tỉ USD tổng cộng. Nghĩa là môi người chỉ có 1$.

            F nói gì?
            - Hãy tập trung nghiên cứu phần cứng, nghiên cứu sản phẩm hữu hình. Bất kể nó là gì, khi ta nắm sản phẩm hữu hình, ta có. Khi ta nắm sản phẩm vô hình, ta phải trang bị một ý thức hệ rộng để đủ hiểu giá trị sản phẩm vô hình.
            - Nhưng theo dự kiến của F, trong vòng 40 năm tới đây, sự hiểu biết của con người cũng chưa đủ để thoát ra khỏi cái giá trị hữu hình. Có nghĩa là cả thế giới vẫn sẽ chỉ dừng lại ở mức giá trị sản phẩm hữu hình. Dù đó là cái iPhone hay là cái đồ nhái, hoặc bất kỳ cái gì, thì con người chỉ mua nó khi cầm được nó. 6 tỉ con người sẽ chưa thể đi đến giai đoạn mua những cái mà họ không thể cầm được trong khoảng 40 năm nữa. Đặc biệt là những nước đang phát triển và thậm chí các nước phát triển hiện nay họ cũng đang chưa vượt qua được cái ngưỡng đó.
            - Tổng thống Pháp từng nói: "Nếu như họ (chỉ các nước châu Phi), chưa thể phát triển được, thì loài người trên thế giới này cũng chưa thể phát triển lên được, và chúng ta cần phải giúp họ vượt qua đói nghèo... " (đại loại thế, F không nhớ). Hãy nhắm vào thị trường là số đông người dùng, đừng nhắm vào những tay tiến sĩ với cái đầu quá siêu phàm, ý thức hệ,... còn bao nhiêu công nhân, nông dân Việt Nam ngoài kia còn thiếu miếng ăn kìa.

            Cá nhân F:
            - Phát triển sản phẩm hữu hình cho thị trường Việt Nam
            - Ăn, mặc, ở, vẫn là điều Việt Nam cần phải lo trong 10 năm nữa, và 30 năm sau đó sẽ là chơi, sản phẩm hữu hình vẫn là cái VN sẽ vươn lên.


            Chúc vui
            Falleaf
            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

            Comment


            • #96
              Tôi có ý này
              1 . CÁc bác ít kinh nghiệm thì cứ mạc nhiên mà hỏi ------------> sẽ có cao nhân trả lơi
              2 . Các bác có nhiều kinh nghiệm thì trả lời những thác mác một cách vô tư không dấu diếm
              3 . Còn lại loại trung bình thì cứ mạc sức và vô tư bình luận ( nhưng lịch sự trang nhã)
              4 . Tất cả làm được điều đó vì học hỏi, vì hậu thế , vì lòng ham muốn thành công , vì ............... không ích kỹ thì DIỄN ĐÀN SẼ LÀ LỢI ÍCH
              VÔ DANH

              Comment


              • #97
                Bác Falleaf nói thiếu rồi .

                Bill khuyên các bạn trẻ hãy cố gắng học hành , hãy học những cái đáng học chứ đừng bỏ dở giữa chừng như Bill .

                Bill nói thêm : Không phải ai bỏ học cũng đều như Bill cả . Tất cả trước mắt phải chăm vào cái sự học , cái nền giáo dục đó ạ .
                Module RF chuyên dụng điều khiển, truyền dữ liệu, thiết kế đề tài, dự án điện tử - chuyển giao công nghệ... ĐT: 0904964977 - email: dientuqueduong@yahoo.com

                Comment


                • #98
                  Bác QD nói đúng. Đừng nhìn thấy có nhiều người thành công mặc dù quá trình học tập không ra sao cả. Nhưng đừng vì thấy Bill bỏ học mà vẫn giỏi thế, giầu thế mà sinh viêc chúng ta cũng vội bắt chước, cho rằng học là không cần thiết bằng cái khác (chắc là sự khôn lỏi chăng), mà không nhìn ra rằng: trước khi bỏ học thì trong đầu Bill đã có những gì về kiến thức, về cách tư duy. Còn ta, ta có gì trong đầu mà ta đã vội cho rằng học là không quan trọng đây.

                  PT.
                  Núi cao bởi có đất bồi
                  Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
                  Muôn dòng sông đổ biển sâu
                  Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

                  Comment


                  • #99
                    Nói về sự học hay nền giáo dục thì còn nhiều điều phải bàn lắm. Thế hệ của mình (đơn cử như mình chẳng hạn), ngày xưa còn nghĩ tới mấy đứa em... mấy miệng ăn trong gia đình... nên có dám đi học cao xa gì đâu! Ngày ấy chỉ muốn học lấy một cái nghề để làm luôn, kiếm tiền phụ giúp gia đình. Mà ngày ấy chọn nghề điện tử là một sự thách đố bởi không có linh kiện để mà làm. Đồ nghề thì chỉ có ba cái vớ vẩn (tương đương với ông thợ điện dân dụng bây giờ). Mình biết thời kỳ đó ai cũng vậy cả, chỉ có mình may mắn hơn là có cái đồng hồ vạn năng của USSR (giờ giữ làm kỷ niệm) và cái mỏ hàn Tiệp (vẫn dùng đến tận bây giờ).

                    Nhưng tại sao ngày ấy con người ta vẫn vượt qua được? Là vì "cái khó ló cái khôn". Có lẽ vì khó quá (mà chẳng biết hỏi ai) nên con người ta phải tự vận động, tìm tòi, chế biến...

                    Còn bây giờ thì sao? Các em ỷ lại quá nhiều. Chúng thậm chí chưa kịp nghĩ xem phải làm gì thì đã hỏi. Linh kiện bây giờ cũng sẵn, chúng vì nhờ vào cái đó nên chủ quan, kiến thức hổng rất nhiều.

                    Tất nhiên khi ra đời làm việc, cần nhất ở tính thực tế. Nhưng không phải vì vậy mà được phép chủ quan. Nếu rơi vào một môi trường khó khăn thì sẽ thế nào?

                    Tất cả vẫn là một bài toán nan giải. Nhưng cái chính:
                    Trước khi nhận xét về một nền giáo dục, hãy tự xét bản thân mình đã. Hãy xem lại mình đã dành bao nhiêu tâm huyết cho cái nghề mình đã chọn.
                    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                    Comment


                    • thực tế tại các công ty sản xuất

                      có bác hỏi tớ rằng: trong forum đang thúc đẩy xu hướng thực hiện phần cứng thì sao lại đi nói về phần mềm, như thế có phù hợp xu hướng của mọi người không? Tớ xin phép các bác được kể chuyện về thực tế xảy ra tại các công ty sản xuất hàng điện tử, một lĩnh vực có quan hệ mật thiết với thiết kế phần cứng. Xin các bác bỏ chút thời gian tham gia thảo luận nhé.
                      Đầu tiên là nói về sản phẩm DVD player. Trong quá trình sản xuất có xảy ra sai hỏng tại khâu kiểm tra việc đọc đĩa DVD mẫu. Giải pháp đầu tiên là thay mắt đọc, thay Mpeg board. Nhưng theo đánh giá thì sai hỏng này xảy ra hàng loạt, nêu thực thiện thay thế thì sẽ ngừng sản xuất, thay đổi quy trình công nghệ, chuyển đổi thiết bị... phục vụ cho tác vụ mới. giải pháp tiếp theo được đưa ra. Thay đổi cách thức đọc đĩa, nghĩa là nạp lại chương trình mới. Đến đây phần mềm đã phát huy được tác dụng là tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất của dây chuyền sản xuất.
                      Kế tiêp là nói về sản phẩm LCD TV. TRong quá trình sản xuất xảy ra hiện tương nguồn cung cấp cho bộ xử lý trung tâm và phần ngoại vi tại trạng thái mở máy không đồng bộ nên sản phẩm không đạt chỉ tiêu kiểm phẩm. Giải pháp đầu tiên là thay đổi thiết kế, tạo thời gian trễ trên nguồn cung cấp, tạo ra sự đồng bộ trong quá trình xử lý. Nhưng theo đanh giá thì tại khâu cung cấp board mạch phải thực hiện thay đổi thiết kế trên board nguồn, board xử lý trung tâm(gỡ bỏ linh kiện cũ, gắn linh kiện mới, kiểm tra các mối hàn, cân chỉnh lại các board). Giải pháp tiếp theo được đưa ra. tạo thời gian trễ bằng phần mềm, thời gian trễ này sẽ được đo đạc sao cho không ảnh hưởng đền thời gian mở TV nhưng lại đủ để đồng bộ trong quá trình xử lý. nghĩa là nạp lại flash và không phải ngừng sản xuất để xử lý sai hỏng. một lần nữa phần mềm lại phát huy tác dụng trong giảm chi phí và nâng cao hiệu suất của dây chuyền sản xuất.
                      Chính vì giảm được chi phí, nâng cao năng suất dây chuyền nên giảm giá được sản phẩm đến mức hợp lý, để cho hàng triệu khách hàng có thu nhập trung bình thấp có điều kiện mua và sử dụng những sản phẩm điện tử mới nhất.
                      Điều này lý giải được tại sao phát triển phần mềm không phải cho các vị tiến sĩ, không phải cho các cá nhân trí tuệ hơn người, không phải viễn vông mà chính là cho 80 % dân số của dân việt nam, cho bà con của chính chúng ta ở miền quê xa xôi.
                      Ngoài ra tớ còn đề cập đến những lời khuyên. Ồ, không biết tớ dùng từ có gây hiểu lầm không. Tớ xin lấy ví dụ thế này: khi chúng ta đến nhà của bạn bè, chúng ta thấy cảnh người mẹ chăm sóc cho bạn thì ta sẽ NHỚ VỀ mẹ, người cũng chăm sóc ta như vậy. Khi chúng ta thấy cô gái đang cười nói hạnh phúc với người yêu thì chúng ta sẽ NHỚ VỀ một nửa của mình và cười như là thấu hiểu. Đó là ý nghĩa của từ NHỚ VỀ mà tớ sử dụng. Bọn nước ngoài đâu phải tốt lành gì mà chúng ta phải nhất nhất nghe theo họ. Thế giới đầy rẫy bọn "sát thủ kinh tế" đấy thôi. nhưng khi chúng ta nghe họ nói và chúng ta NHỚ VỀ những kinh nghiệm mà chúng ta đã trải nghiệm thì có tác dụng hệ thống lại những bài học có được từ thực tế, kích thích sự sáng tạo của chúng ta. Rất quý báu phải không các bác!
                      Theo các bác, tớ viết như thế có phù hợp thực tế không? tầm nhìn của tớ có hạn hẹp quá không? rất mong những ý kiến phản biện từ các bác. nếu các bác đồng ý thì tớ sẽ viết tiếp về chủ đề "cái mà không thấy được, không sờ được, không ngửi được nhưng lại bán được" . Hẹn gặp lại các bác.

                      Comment


                      • Một bài viết rất hay, F rất muốn trao đổi với bạn về quan điểm này, về kinh nghiệm thực tế thì F chưa có điều kiện va chạm nhiều, vì suốt ngày ngồi trước cái máy tính, từ khi bắt đầu đi học đại học tới tận bây giờ. Mọi thứ đều là lý thuyết, và lý luận, tất nhiên cũng có nhiều cái lý luận và đang kiểm chứng thực tế. Do vậy rất muốn nghe những ý kiến của bạn để phát triển lý luận của mình.

                        Vậy quan điểm của bạn ở đây là:
                        Phần mềm giúp giảm giá thành sản xuất

                        Quan điểm trước của F đó là:
                        Sản phẩm chỉ bán được khi người dùng đánh giá đúng giá trị của nó, và khi người tiêu dùng chưa nhận thức được giá trị của nó thì tất yếu sản phẩm sẽ không bán được, bởi vì một sản phẩm bao gồm: thực thể (có thể không có), giá trị, và giá trị sử dụng.

                        Lý luận của F đang nằm trong phạm vi khảo sát tại thị trường Việt Nam, về ý thức, nhận thức, và điều kiện kinh tế VN, nên mới có những kết luận như vậy. Có nghĩa là hiện nay về mặt bằng chung, nhận thức của người dân VN về một sản phẩm vô hình có giá trị là còn thấp, và dự đoán của F đó là khoảng năm 2040 thì mới có thể phát triển sản phẩm vô hình ở VN.

                        Xin chờ các ý kiến trao đổi thêm của bạn.

                        Chúc vui
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • Gửi bác Bên Cô!

                          Hoan nghênh bác về cái "không ngửi được, không sờ được, mà lại bán được".
                          Nếu bác có cái nào thì Demo cho anh em thưởng thức. Đừng nói là sản phẩm "ngày xưa" ở Cổ Nhuế nhé.

                          Em nói thật, nếu muốn nền điện tử nước nhà phát triển, nên chú ý vào "phần cứng" đã.
                          Tại sao vậy? Bác thử tự hỏi xem dân Việt ta làm quen với đồ điện tử được bao nhiêu năm?

                          Xin lỗi bác, nhưng với 18 năm trong nghề, em đã gặp rầt nhiều khách hàng đến bảo: "Thay cho em con tụ". Mặc dù bệnh chẳng liên quan gì đến tụ.

                          Bác có biết, em đã từng phải hướng dẫn sử dụng TV cho một người bà con... Dù dùng Menu tiếng Việt nhưng vẫn không hiểu... Cuối cùng bác ấy bảo: "Mày cứ cho thành tiếng Tây cho nó dễ hiểu, tao cứ thấy OK là hiểu ngay".
                          Bác có biết, em thay ROM cho đầu đĩa Tàu, chạy tốt... Nhưng khách hàng bảo: "Đây không phải đầu của tao"... Chỉ vì khác font...
                          Cái đó nói lên dân trí của chúng ta còn thấp, không nên nói cao xa làm gì khi chưa đến thời điểm.

                          Và cái quan trọng nhất: Đây là "diễn đàn điện tử" chứ không phải "công nghệ thông tin". Những cái "không ngửi được, không sờ được" em đã gặp khá nhiều bên đó (CNTT) nhưng quả thực là không ngửi được chứ đừng nói là "phục vụ cho bà con..." như bác nói.
                          Tại sao vậy? Bởi những cái "không ngửi được" đó chỉ gây khó khăn cho thợ (nói chính xác là cho bà con) vì nó quá khó... Thay vì chỉ thay vài linh kiện thì họ chỉ còn cách đem sản phẩm ra... đắp đê!

                          Vì vậy, nếu thực sự muốn nền điện tử VN phát triển, hãy bắt đầu từ phổ thông đã... Bao giờ dân trí lên cao thì bác mới dùng cái "không ngửi được" đó... Mà có dùng thì vẫn phải bám sát thực tế, đừng đi xa quá kẻo không ai đuổi kịp (ngã ráng chịu à nghen).

                          Dù sao vẫn chúc cái "không ngửi được" của bác luôn đắt hàng.
                          Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

                          Comment


                          • Bác nhathung dùng từ oách quá, sau bác tránh dùng từ thế nhé, biết bác dùng kiểu "chơi chữ" anh em thoải mái thì cười xoà, nhưng anh em nào hơi nhạy cảm tí sẽ dễ hiểu lầm bác đấy.

                            Dù sao, cám ơn bác về trao đổi này.

                            Chúc vui
                            Falleaf
                            Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                            58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                            mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                            Comment


                            • muốn nền điện tử nước nhà phát triển, nên chú ý vào "phần cứng" đã.

                              Em vote nhiều nhiều về ý kiến này của anh nhathung1101 (nhà ... thùng 1101 tầng lầu) mà em xin trích dẫn lại dưới đây:

                              . . .muốn nền điện tử nước nhà phát triển, nên chú ý vào "phần cứng" đã.
                              (em đổi tên anh để đùa, đừng giận nha. Tại vì có anh nào đó đổi tên em là .... Lanh - Ương, làm em giận hết mấy ngày. Giờ thì em trả đũa bằng cách là anh nào em cũng .... đổi tên hết. Lỗi là cái anh đó chứ ko phải em).

                              Từ lâu, em vẫn nghĩ như thế. Nước ta khó mà đi lên bằng người nói chung, khó sánh vai trình độ điện tử nước người nói riêng, khi mà từng con diod (hic, thậm tệ đến điện trở, tụ điện ....) cũng phải nhập ngoại.

                              Bây giờ thử phân tích tình hình ra sao đã.

                              1/. Ngành điện tử - tin học nói chung, công ty mọc ra còn nhiều hơn nấm sau mưa, nhưng đa số là làm tin học. Nhưng làm tin học ở đây đa số cũng chỉ là khai thác những gì của người ta đã có là chính, số phần mềm lớn nhỏ "made in VN" thật sự chiếm không được một phần vạn của tổng hoạt động tin học. Còn linh kiện điện tử thì sao ? Khẳng định là gần 100% nhập ngoại, chỉ số gia công không lớn nên giá trị gia tăng cũng chẳng có bao nhiêu. Trình độ nghề nghiệp của anh em "con nhà điện tử" Việt Nam không phải là yếu, nhưng sống ngắc ngoải, và khó có cơ sở để xác định tương lai gần vững mạnh.

                              2/. Các CTy sản xuất linh kiện điện tử VN, trước đây có Điện tử Bình Hoà (BinhHoa Electronic Co.) ở Bình Thạnh, TP HCM, một thời sản xuất điện trở, tụ điện và một số linh kiện thụ động cho Pháp và một số nước Âu Châu khác. Điện tử Hà Nội cũng "làm" transistor chân - vàng - không - số, diod - không - tên nổi tiếng từ "ruột gan" Tiệp ngày nào. Bây giờ thì tất cả họ cũng "co vòi" vì công nghệ cũ không còn phù hợp nổi với cơ chế thị trường, cơ chế giá trị gia tăng làm họ không gánh nổi sức nặng của chiếc "mai rùa" tự thân. Mọi món hàng linh kiện điện tử đều có mang chữ "ngoại" đầy chua xót. Chúng ta chưa đánh giá đúng mức việc phát triển "phần cứng" trong việc phát triển điện tử - tin học nước nhà nên mới ra cớ sự như này.

                              3/. Điều kiện sản xuất linh kiện điện tử cơ bản (thụ động : điện trở, tụ điện .v.v..., tích cực : loại 1 hay 2 mối nối như diod, transistor, hybrid IC ...) ở VN không phải khó, nếu không nói là dễ dàng. Bạn của "ông xã" trước đây từng là GĐ Điện tử Bình Hoà cho biết là ta gần như có đủ 100%. Ví dụ : đất sét - nhôm và magnesium cho điện trở chẳng hạn, VN có đầy ra, trước đây đã dùng sản xuất hàng và được Âu Châu đánh giá là hợp với tiêu chuẩn khắc khe của họ. Silicium thì ở VN, mỏ cát trắng dẫy đầy, tỷ lệ Si rất cao làm Nhật, Âu Mỹ ... đều thèm muốn. Chế tạo ra Silicon sạch và siêu sạch cũng không khó. Chất bán dẫn thì chúng ta không có Ge (Germanium) nhưng có nhiều Telua, là một loại bán dẫn - tinh thể không thua kém so với Ge, khả năng chịu nhiệt lại rất cao, phù hợp với việc chế tạo linh kiện bán dẫn công suất (Semiconductor pcs) và cả tích hợp - lai công suất lớn (Power Hybrid IC).

                              4/. Tóm lại, không phải chúng ta sản xuất đủ mọi loại linh kiện điện tử ngay từ bây giờ, điều đó đòi hỏi vài chục năm nữa. Nhưng nên chăng bắt đầu từ bây giờ với các linh kiện "ăn tiền" mà đa phần thuộc về công suất lớn, "to lớn bự con", dễ sản xuất với trình độ lao động thấp của ta mà chưa cần đến công cụ chế tạo dưới kính hiển vi hay vi - tự động.
                              Một ví dụ, "ông xã" em ship hàng, vài chục con Thyristor cỡ nắm tay, con nào con nấy ... mấy triệu VN đồng, phát sợ. Ảnh bảo : VN mình thừa điều kiện để làm, vì cái CTy này bên Đức nhỏ như cái ... lỗ mũi, công cụ sản xuất chả khác xưởng cơ khí ở VN là bao nhiêu, chỉ có khác là có thêm phòng tinh thể - siêu sạch, thế thôi.

                              Nên chăng chúng ta gọi nhau, hợp tác lại những ai có điều kiện và khả năng phần cứng để bắt đầu ? Em xin "lanh chanh" một chân.

                              Gì thì gì, em vẫn tâm đắc với câu:
                              muốn nền điện tử nước nhà phát triển, nên chú ý vào "phần cứng" đã.
                              Lan Hương

                              Comment


                              • Quả thực như Lanh Ương có nói như vậy em cũng đồng ý.
                                nhưng quả thực "phần cứng" hay "phần mềm" phải đi trước đúng là vấn đề cần suy nghĩ..
                                Ngày xưa các Cụ có chủ trương là: Điện- Đường- Trường- Trại roài. Vậy nên giờ đây chúng ta phải nghĩ gì, phải nghĩ như thế nào? "cứng " hay "mềm " đều phải có thứ tự nhưng nếu cái thứ tự ưu tiên của thằng này mà đi xa lắc đến mức thành thạo bay nhảy mà thằng kia bập bẹ tập đi thì quả là 1 sự suy sụp nặng nề.

                                Em xin góp ý chút !Mong các cao nhân bỏ quá những gì mà em nói sai !
                                Đóng góp cho nền Điện Tử Việt Nam là hoàn thiện bản thân.

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X