Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kính cẩn gửi các cao nhân trên diễn đàn này.

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tại sao phải học kinh tế - kỹ thuật

    Các bạn đang trao đổi về testbed và firmware, và các bạn cho rằng đấy là cái mà mình có thể giữ được chất xám của nhà thiết kế. F nói một cách bảo vệ bản quyền của R&P và Microchip đang thực hiện là như sau:
    cám ơn bạn F đưa ra ý tưởng để các thành viên cùng suy nghĩ. tôi xin phép có một ý thế này: sắp tới đây, có thể chính các bạn hoặc tôi sẽ xây dựng kế hoạch cho bản thân dựa trên kinh nghiệm thu được từ cuộc sống. tự hỏi rằng: tại sao không đặt bản thân vào vị trí như là nhà thiết kế D, nhà sản xuất P (như trong bài viết của F) để chúng ta có những quyết định tham gia vào kế hoạch của F hay không? tại sao chúng ta tham gia và tại sao không? nếu tham gia thì chúng ta sẽ hoàn thiện ở điểm nào? ...
    có thể những quyết định chỉ mang tính tham khảo. nhưng "cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến trái tim". có thể những quyết định chỉ là "ảo" nhưng sẽ giúp chúng ta rất nhiều khi đứng trước quyết định thật sự trong cuộc sống (ví dụ: như sàn chứng khoáng ảo...). có thể chúng ta là những con người của kỹ thuật nhưng thế giới luôn khuyến khích chúng ta trở thành những nhà quản lý. ngay cả chương trình học của chuyên ngành kỹ thuật vẫn có môn Kinh tế - Kỹ thuật đấy chứ.
    do đó tôi đề nghị hãy đặt bản thân vào vị trí của D, P hay R&P để ra quyết định, thực hành những trải nghiệm của bản thân. các bạn có đồng ý không ạ?
    hiện tại, tôi xin phép được nhập vai của nhà sản xuất P. nếu tôi là P thì tôi sẽ suy nghĩ thế này:
    trong thực tế thì dòng chảy công nghệ có 03 phân khúc chính: sở hữu trí tuệ, sản xuất sản phẩm và kinh doanh thương hiêu. trong đó, sản xuất sản phẩm là phân khúc có lợi nhuận thấp nhất. điều đó lý giải tại sao các nhà máy sản xuất phải tập trung lại để giảm chi phí và tăng lợi nhuận. ví dụ điển hình là người khổng lồ trung quốc.
    các nhà sản xuất luôn có khuynh hướng tiến đến phân khúc có lợi nhuận cao hơn, đó là kinh doanh thương hiệu, chiếm lĩnh kênh phân phối. do đó theo kế hoạch của F thì R&P sẽ chiếm lĩnh kênh phân phối, P sẽ không có được thượng hiệu riêng, nên P sẽ thương lượng để có thể vừa phân phối qua R&P vừa xây dựng thương hiệu riêng, có kênh phân phối riêng.
    do đó việc độc quyền phân phối của R&P chỉ có tác dụng trong thời gian nhất định, sau đó khi P có thương hiệu và tìm đến những nhà cung cấp khác để phá thế độc quyền của R&P.
    xin mời tham gia vào kế hoạch của chính bạn.

    Comment


    • Mình thấy luật chơi của F chỉ áp dụng được trước mắt, trong một thời gian ngắn và với những người bắt đầu gây dựng.
      Những người đã hoạt động lâu năm, có kênh riêng... họ có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho việc phân phối của R&P.
      Hơn nữa, việc bảo hộ đối với cấp nhà nước vẫn là bài toán nan giải thì 1 cty có gánh vác nổi không?

      Cách bảo vệ tốt nhất vẫn là... kinh tế. Có ai làm nhái đầu đĩa TQ không? Chỉ là 1 ví dụ nhưng ý mình là giá rẻ thì người ta chẳng hơi đâu làm nhái.
      Giảm giá thành, nghe qua như 1 bài toán kinh tế nhưng phụ thuộc rất lớn ở khâu kỹ thuật.
      Hàng TQ giá rẻ đều không cần (mua) thương hiệu. Chẳng ai cần biết chúng được sản xuất bởi hãng nào... Và khi mở ra, hầu hết chúng đều giống nhau... Và chúng được dân ta biết đến với cái tên "hàng Tàu"!!!
      Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

      Comment


      • Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
        Mình thấy luật chơi của F chỉ áp dụng được trước mắt, trong một thời gian ngắn và với những người bắt đầu gây dựng.
        Những người đã hoạt động lâu năm, có kênh riêng... họ có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho việc phân phối của R&P.
        Hơn nữa, việc bảo hộ đối với cấp nhà nước vẫn là bài toán nan giải thì 1 cty có gánh vác nổi không?

        Cách bảo vệ tốt nhất vẫn là... kinh tế. Có ai làm nhái đầu đĩa TQ không? Chỉ là 1 ví dụ nhưng ý mình là giá rẻ thì người ta chẳng hơi đâu làm nhái.
        Giảm giá thành, nghe qua như 1 bài toán kinh tế nhưng phụ thuộc rất lớn ở khâu kỹ thuật.
        Hàng TQ giá rẻ đều không cần (mua) thương hiệu. Chẳng ai cần biết chúng được sản xuất bởi hãng nào... Và khi mở ra, hầu hết chúng đều giống nhau... Và chúng được dân ta biết đến với cái tên "hàng Tàu"!!!
        Cái này thì bác hơi lầm, giờ đang bận, lúc nào rỗi thảo luận với bác về vấn đề này.

        Chúc vui
        Falleaf
        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

        Comment


        • Nhiều hãng lớn vào VN sẽ có nhiều nhà phân phối xuất hiện. Theo tôi thì cả nhà phân phối lẫn nhà sản xuất đều đi tìm D để có job và bạn hàng. D trong trường hợp TQ không nhất thiết phải sáng tạo mà chỉ nhái thôi cũng được. Còn P của họ thì mạnh vốn và nhanh. Tôi tin rằng khi một P nào đó đến với Microchip đặt vấn đề mua với số lượng lớn thì Microchip sẽ có thương lượng vì lợi nhuận. Trong cạnh tranh P có thể chọn nguyên liệu từ mọi phía một cách tự do ( khách hàng là thượng đế cơ mà). R&P không nên có ý ép khách hàng. Luật chơi của F sẽ là con dao hai lưỡi trong tương lai.
          Quan điểm của tôi là: Các P lớn hoặc vừa hãy nhìn ra cái lợi trong tương lai bằng cách tự đầu tư xây dựng D của mình đồng thời hợp tác với các D nhỏ khác (license thiết kế, mua bản quyền hoạc mua cả hãng vv) . Khi có sản phẩm mới sẽ có thương hiệu mới.
          Về phía các D nhỏ có sáng tạo nhưng không đủ tiền hướng tìm nên là các P muốn đầu tư.Tôi nói P bởi vì trong giai đoạn đầu thiết kế sản xuất của P sẽ nuôi. Tất nhiên đó chỉ là bài toán chung. Bao giờ cũng có đột biến. Việc bảo vệ bản quyền o VN còn chưa rõ.
          Nếu tôi là D có tài có sáng tạo nhưng tự kiêu và hớ hênh để cho người ta lấy mất thành quả của mình thì phải coi đó là bài học thôi. Tôi thấy chẳng có ai bảo vệ mình bằng chính mình.
          Ngọc

          Comment


          • Rất cảm ơn bác Ngọc đã hiểu ý và nói lên dùm những điều muốn nói. Nếu có thể bác cho em xin địa chỉ email, để có thể trao đổi những vấn đề tâm đắc. Rất mong được học hỏi.
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • nếu bạn là R&P

              Nếu tôi là D có tài có sáng tạo nhưng tự kiêu và hớ hênh để cho người ta lấy mất thành quả của mình thì phải coi đó là bài học thôi.
              xin phép bạn ngọc cho tôi hỏi một câu hơi ngoài lề: có lẽ bạn đã từng bị lấy mất thành quả phải không ạ? hay là bạn là một nhân chứng trong sự kiện đó? nếu đúng là như vậy thì không biết có tò mò quá không khi tôi thật sự muốn nghe bạn kể về sự kiện đó. có câu hỏi đặt ra: để làm gì? trong tương lai, có thể các thành viên khác gặp trường hợp tương tự như vậy, và cách giải quyết sẽ như thế nào? chúng ta hãy lắng nghe ý kiến đối thoại và tự chuẩn bị cách giải quyết cho riêng mình nhé.

              Tôi tin rằng khi một P nào đó đến với Microchip đặt vấn đề mua với số lượng lớn thì Microchip sẽ có thương lượng vì lợi nhuận.
              nhân đây tôi cũng xin phép kể một trường hợp, có thể gọi là "cá lớn nuốt cá bé".
              hãng điện tử TCL khi chuẩn bị xâm nhập vào nước ta phải chuẩn bị quá trình nghiên cứu về thị trường. có nhiều kênh thông tin để đạt được điều đó và kênh thông tin khách quan nhất chính là từ doanh nghiệp điện tử viêt nam. họ đã làm điều đó như thế nào?
              hợp đồng được ký kết với doanh nghiệp điện tử viêt nam. cung cấp hàng và support kỹ thuật rất cặn kẽ. thiết kế của TCL nhưng đã được bộ phận D (theo như kế hoạch của F) của việt nam nâng cấp cho phù hợp thi trường việt nam, con người việt nam. và những thiết kế nâng cấp đã được cập nhật trong thiết kế gốc của TCL rất nhanh chóng. nhưng đây chỉ là sự kiện về kỹ thuật, môt sự kiện nhỏ để dẫn đường cho môt sự kiện lớn tiếp theo.
              lượng hàng bán được trong thị trường việt nam thể hiện rất rõ trên số lượng đặt hàng của doanh nghiệp và số lượng đặt hàng ngày càng tăng. ồ, một tập đoàn lớn không thể bỏ qua thị trường này.
              các điều kiện về kinh tế - kỹ thuật đã chín mùi, TCL nhanh chân nhảy vào thị trường việt nam và hiện nay đang cạnh tranh với samsung để giành lấy "miếng bánh" ngon nhất. nhưng về phần doanh nghiệp việt nam được gì?
              đó là thương hiệu, đó là sự trưởng thành của bộ phận D, đó là sự mở rộng của bộ phận P.

              Một luật chơi như thế này được đặt ra, tối thiểu F khẳng định rằng luật chơi đó áp dụng trên lãnh thổ Việt Nam và R&P sẽ làm điều đó
              không lẽ F định xây dựng R&P trở thành công ty đăng ký phát minh và bản quyền chăng? ồ vừa làm phân phối vừa làm đăng ký bản quyền thì very cool. nhưng lúc đó F sẽ phải mất nhiều thời gian cho công tác bảo vệ bản quyền đấy. khi đó còn ai sẽ thay F lo việc phân phối cho microchip? không biết tôi nói có đúng ý của F không?
              theo tôi: không nên xem bộ phận D và P là tách rời. hai bộ phận đó nên thống nhất. đối tương cần quan tâm ở đây chính là một thương hiệu. R&P sẽ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho môt thương hiệu. do đó R&P sẽ hỗ trợ tối đa trong việc xây dựng thương hiệu mới.
              không biết ý kiến của các bạn thế nào!
              hãy tham gia xây dựng kế hoạch của chính bạn.

              Comment


              • Nguyên văn bởi nhathung1101
                Mình thấy luật chơi của F chỉ áp dụng được trước mắt, trong một thời gian ngắn và với những người bắt đầu gây dựng.
                Những người đã hoạt động lâu năm, có kênh riêng... họ có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể lũng đoạn thị trường, gây khó khăn cho việc phân phối của R&P.
                Em đồng ý với nhận định này của anh Nhathung1101. Trở lại với bài toán phân phổi của anh F.
                Em đứng trên vị trí của người thiết kế D (hiện giờ cũng làm đủ từ thiết kế PCB, lập trình firmware, phát triển software trên PC). Ban đầu mới bước ra thị trường, vốn, kinh nghiệm, các mối quan hệ chưa có nên việc phát triển cá nhân là rất khó khăn, chưa ai biết đến mình thì làm sao có cơm đây. Như vậy trong hoàn cảnh này đến mới mô hình của anh F là rất hợp lý. Vốn, kinh nghiệm sẽ được một phần support từ R&P và nhà sản xuất P. R&P sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa em và nhà sản xuất P. Vấn đề sẽ phát sinh ngay sau project đầu tiên này. Giả sử sản phẩm của P rất phát triển có tiếng vang lớn trên thị trường (vì có sự hỗ trợ từ R&P về kĩ thuật và giá), nhiều nhà sản xuất P', P'' nữa sẽ đến đặt vấn đề với R&P để phát triển sản phẩm tương tự. Các nhà sản xuất này mặc dù biết đã có sản phẩm của P rồi, nhưng vẫn có ý định đầu tư vì nó có một khâu nào đó trong quy trình sản xuất họ đang có lợi nhuận siêu ngạch. Như anh F nói, R&P sẽ bán cho P', P'' với giá cao hơn của P nhằm bảo vệ P. Đây là một điểm em cho là sai, vì bảo vệ P mà R&P sẽ chắc chắn không làm việc được với P' và P'' nữa, tất nhiên ông bán giá cao thì tôi đi chỗ khác, điều đó là tất nhiên. Trên quan điểm của người thiết kế D, chắc chắn sẽ tự đặt câu hỏi tại sao mình không hợp tác với P' và P'' nhỉ ? Nếu nói điều đó là ấu trĩ vì cái lợi trước mắt thì cũng đúng và ban đầu thiếu kinh nghiệm. Điều này có tiếp diễn lâu dài không ? chắc chắn là không, lần sau khi đã có kinh nghiệm và tiếng tăm rồi thì D nhất định sẽ làm việc trực tiếp với nhà sản xuất khác để tránh bài học với P' và P''.

                R&P không phải là nhà cung cấp sản phẩm duy nhất Microchip trên thị trường, R&P không thể ngăn cản các nhà sản xuất tiếp xúc với các nhà cung cấp khác khi mua sản phẩm. Ngay trên đầu chúng ta đã có ông PRC rồi, với giá chào bán rẻ đến bất ngờ, với chính sách giá cứng để bảo vệ nhà sản xuất như mô hình anh F thì càng cô lập R&P trong thị trường phân phối hơn. Vì tất nhiên khi đã có kinh nghiệm thì việc tìm thấy nhưng nhà cung ứng với giá siêu rẻ là điều tất nhiên. Lại càng không thể có việc Microchip có chính sách giá dành riêng cho thị trường Việt Nam để cạnh tranh với TQ, dù đứng trên bất cứ quan điểm nào thì Microchip cũng là thằng sản xuất, bằng mọi giá phải mang về lợi nhuận cao nhất. M đã bán cho TQ với giá quá rẻ, nếu bảo nó giảm giá cho VN vào thời kì đầu, uh thì giảm giá, nhưng M có chịu để như vậy mãi không, TQ sẽ nói gì vì nó mua nhiều mà vẫn phải chịu giá cao, rồi ông Lào, Campuchia thấy VN được giảm giá thì cũng yêu cầu M phải có chính sách giá tương tự. Chắc chắn M sẽ không làm như vậy, chẳng hơi đâu vì R&P mà M giảm bớt lợi nhuận của mình, dù cung cấp cho thị trường VN thông qua TQ thì M vẫn có lợi hơn. Nó chẳng chịu cắn răng ngồi nghe thuyết phục, mày cứ ngồi chờ đi, rồi VN sẽ phát triển, em nghĩ chẳng phải, M nó chỉ tin vào doanh số, điều mà ở VN cực kì khó thực hiện cho dù mọi developer dùng đồ của M đi nữa. Nếu M khống chế đựoc moi nhà cung cấp khác bán đồ giá rẻ cho em rồi (mặc dù điều này là không thể) thì chỉ sau 2 đêm thôi, Atmel hoặc Freescale hoặc ông xyz nào đó sẽ có khách hàng mới.

                Và điều tất nhiên mô hình anh F trong trường hợp lý tưởng nhất mới có thể tồn tại trong thời gian ngắn. Em nghĩ thị trường tất nhiên sẽ phải vận hành theo quy luật của nó. Luôn tìm được cách thức tốt nhất để có lợi nhuận cao nhất. Ban đầu D làm việc với R&P, R&P sẽ làm việc với P, P'. Tất nhiên sau một thời gian sẽ là D làm việc với P, P'. R&P sẽ phải tìm một D' khác, số lượng các D' này thì nhiều nhưng các P thì rất ít, toàn thằng đầu có sạn cả.

                Câu cuối của anh F có hỏi về việc bảo vệ firmwave, theo em firmwave là cái cần phải bảo vệ nhất, hardwave thì cho không cũng được, không thành vấn đề, đằng nào thì với một bài toán thì thiết kế hardwave cũng chẳng khác nhau nhiều lắm ở thời kì dùng các IC tích hợp, khả trình như hiện nay. Còn hơn thua nhau ở cái mạch là ở firmwave, phần cứng của Iphone có hơn máy điện thoại khác không, em thấy không hơn, thậm chí còn kém, cũng chỉ là một con ARM11 của Samsung, không hơn đồ của chính Samsung và Nokia là mấy. Sự thành công của nó ngoài thiết kế còn là sự tiện dụng do firmwave mang lại. Anh MinhHa có kể em nghe một bài toán xử lý ẩnh nếu làm đúng lý thuyết sẽ cần một bộ xử lý có tốc độ 1Ghz, nhưng thuật toán khác nhau, cùng với bài toán đó chỉ cần một con 25Mhz là giải quyết được. Nếu không bảo vệ firmwave thì hôm nay ra sản phẩm thì sáng mai ngủ dậy đã có cái tương tự rồi thậm chí còn xịn hơn.

                Đôi điều em nhận thấy và hóng hớt được, có gì sai mong các anh bổ xung.
                Last edited by phamthaihoa; 29-11-2007, 09:55.

                Comment


                • Có mấy điểm thế này, các bác hiểu lầm luật chơi mà F đưa ra. Thực tế luật chơi đây là một sự chống tiêu cực, và làm lợi một cách đích thực cho P, chứ không phải là ép P.

                  Lưu ý rằng, dù P có đi mua ở đâu đi nữa, thì điều đó có nghĩa là P sẽ mua sản phẩm của Microchip, và Microchip bán được sản phẩm, đúng không nào.

                  Vậy thì nhà phân phối nào bán cũng chỉ là thay mặt Microchip đứng ra giao dịch mà thôi. Nhà sản xuất P là nhà sản xuất có thế mạnh, ở đây họ là người mua sản phẩm trực tiếp, họ là khách hàng. Chính thức họ là khách hàng của Microchip.

                  Tại sao họ nên chọn Microchip thì đây là một câu chuyện dài, nhưng một điều chắc chắn kết cục của câu chuyện dài này, thì họ sẽ có lợi về vấn đề tài chính. Nghĩa là từ khâu thiết kế sản phẩm, sản xuất sản phẩm, tới khâu bán sản phẩm ra thị trường, bảo hành, bảo trì,... Tổng kết lại, họ phải thắng, thì họ mới chọn Microchip.

                  Vậy Microchip luôn muốn họ thắng. R&P là nhà phân phối của Microchip, R&P hưởng một lợi nhuận phần trăm nào đó, vậy R&P cũng muốn họ thắng.

                  R&P là nhà phân phối tại Việt Nam, vậy R&P muốn những nhà sản xuất P ở Việt Nam thắng.

                  Vậy mọi vấn đề mà R&P có thể giúp một nhà sản xuất thắng là ở các khâu nào?

                  1) Khâu thiết kế sản phẩm
                  2) Khâu bán sản phẩm Microchip cho nhà sản xuất P, và ở đây là vấn đề giá bán.

                  Một đặc điểm của sản phẩm điện tử là sản phẩm điện tử có đời sống ngắn, trung bình 1 năm, một số sản phẩm 3 năm. Do vậy, việc cho ra đời một sản phẩm điện tử, cần tốc độ thiết kế nhanh, để cho ra sản phẩm nhanh. Bởi vì toàn bộ các khâu còn lại trong việc sản xuất và ra sản phẩm cuối là do nhà sản xuất P thực hiện. Chỉ cần ra được thiết kế, nhà sản xuất P sẽ tự lo phần còn lại của mình, và họ đã có quy trình đó. Cái mà họ không có chỉ là bản thiết kế hoàn chỉnh.

                  Sự khác biệt của một bản thiết kế testbed và một bản thiết kế hoàn chỉnh ra sản phẩm, là một câu chuyện dài nữa, mà ở đây chúng ta khoan bàn luận.

                  Khâu thứ hai, là khâu bán sản phẩm Microchip cho một nhà sản xuất. Một sản phẩm điện tử luôn có giá bán theo số lượng nhất định, không phải là một gía duy nhất. Nếu như nhà sản xuất đăng ký với R&P, R&P đăng ký với Microchip, số lượng sản phẩm này sẽ được lên kế hoạch sản xuất bởi Microchip, và khi nó nằm trong kế hoạch sản xuất, thì chi phí và giá thành sẽ giảm xuống đáng kể. Lượng sản phẩm nào nằm ngoài đó, thì giá thành sản phẩm sẽ tất nhiên cao.

                  Những gì mà các bạn thấy trên microchipdirect là những gì nằm ngoài kế hoạch sản xuất. Điều đó có nghĩa là "sẽ có giá rẻ hơn". Giá rẻ thế nào, F tạm thời không đề cập, bởi vì đây là một bài toán khá phức tạp nữa. Đó chính là hiện tượng mà các bạn thấy rằng những người buôn bán lẻ chip Microchip ở dientuvietnam hay picvietnam, có thể bán được với cái giá thậm chí còn rẻ hơn giá của Microchip. Một số trong số đó là do họ sample, con số này không đáng kể. Một số khác, là thực sự họ mua được giá rẻ của Trung Quốc. Khẳng định với các bạn rằng, R&P có thể cung cấp được giá cạnh tranh với thị trường TQ đó, vì R&P cũng có chức năng không khác gì nhà phân phối ở Trung Quốc.

                  Đến đây, bài toán rõ ràng ra, đó là khi một nhà sản xuất P đặt hàng thiết kế với một nhà thiết kế D (hay D có thể là nhà thiết kế của chính nhà sản xuất P, hoặc có thể chính là P), và họ chọn Microchip để phát triển, rõ ràng họ đã thấy được cái lợi mà họ kiếm được trong một bài toán tổng thể.

                  Vậy lý do gì mà họ lại thay đổi nhà cung cấp, hoặc loại bỏ nhà thiết kế của mình? Nếu nhà thiết kế thực hiện bản thiết kế không đạt yêu cầu, chuyện này ta bỏ ra, bởi vì chắc chắn anh quá yếu, không đáp ứng nhu cầu. Ở đây là đang nói tới một bản thiết kế thành công, và đưa vào sản xuất.

                  Thế thì nhà sản xuất P thường không cần biết là nhà thiết kế D sẽ dùng sản phẩm gì, họ đưa ra các yêu cầu sản phẩm, họ tính toán giá cả, và họ yêu cầu nhà thiết kế D làm việc đó cho họ. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Microchip đã được bán ngay khi họ chọn Microchip để thiết kế. Thế nhưng, làm sao để tất cả các nhà thiết kế D trong nước, tin tưởng và sử dụng sản phẩm Microchip?

                  Vậy chính là chỗ, về mặt giá cả. Microchip hoàn toàn cạnh tranh và R&P khẳng định một điều rằng, cứ một hệ thống sản phẩm nào trên 1000pcs, thì Microchip và R&P sẽ có thể cung cấp giá cạnh tranh nhất trong các hãng để đáp ứng nhu cầu về giá thành sản phẩm cho khách hàng, chính là những nhà sản xuất P.

                  Chỉ có điều, tại sao lại thay đổi nhà cung cấp? Trong khi R&P và nhà thiết kế D đã bỏ thời gian, tiền bạc, công sức... và một nhà phân phối khác nhảy vào... Câu hỏi đặt ra là, R&P phải bảo vệ các nhà thiết kế D, vậy ai sẽ bảo vệ R&P? Chính là Microchip. Vậy ai sẽ bảo vệ Microchip? Chính là các nhà sản xuất thực sự muốn tìm kiếm lợi nhuận.

                  Một điều đơn giản rằng, các nhà sản xuất chỉ muốn giá rẻ thôi, vậy tại sao lại thay đổi? Và một điều chắc chắn rằng, khi thay đổi, họ sẽ không có giá rẻ hơn. Nếu như các bạn nói rằng phí vận chuyển rẻ hơn, thì xin thưa rằng ở mức độ hàng nghìn con chip, phí vận chuyển là không đáng kể. Thuế rẻ hơn << đây là vấn đề!! << Rõ ràng tiêu cực.

                  Lại tiếp đến việc mua hàng. Giá rẻ như nhau, hàng của R&P có trong kế hoạch sản xuất mà lại không bán được. Một nhà phân phối khác không có kế hoạch sản xuất lại đòi lấy hàng? << Rõ ràng tiêu cực.

                  R&P làm dịch vụ kém, mất khách hàng... Đây là một câu chuyện dài khác. R&P = Reliable and Perfect. Đặt vấn đề dịch vụ lên để cạnh tranh. Chúng ta sẽ nói chuyện này sau, vì đây không phải nói về R&P.

                  Vậy thì có hàng loạt những vấn đề không làm lợi cho nền sản xuất ở Việt Nam, chỉ làm lợi cho một số người, sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi, làm doanh nghiệp sản xuất yếu đi,... R&P quyết không nhúng tay vào đó. Microchip bảo vệ R&P, dù nhà sản xuất kia thay đổi nhà phân phối, dù nhà phân phối kia có bán được hàng. Lợi nhuận của nhà phân phối đó, chắc chắn sẽ được trích phần trăm trả cho R&P. Microchip luôn luôn bảo vệ R&P nếu R&P đã làm việc chính đáng. R&P luôn bảo vệ các nhà thiết kế sử dụng Microchip. Các nhà sản xuất sẽ là khách hàng của Microchip và bảo vệ cho sự phát triển của Microchip. Chỉ có một câu trả lời thôi, họ kiếm được nhiều tiền hơn vì dùng Microchip. Vậy tại sao ở VN chúng ta thua TQ khi chúng ta có cùng cái giá với họ rồi??? Vấn đề dịch vụ của R&P chúng ta sẽ đề cập trong thời gian tới, ở luồng khác.

                  Những người quản lý doanh nghiệp sản xuất thực sự, những người khách hàng thực sự, F khẳng định rằng R&P và Microchip sẽ làm lợi cho họ. Đó là bài toán duy nhất, và cả hai cùng có lợi.

                  Chúc vui
                  Falleaf
                  Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                  58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                  mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                  Comment


                  • Hoà hiểu sai ý:

                    Bảo vệ nhà sản xuất P ở đây, có nghĩa là bảo vệ chống lại sự cạnh tranh của các sản phẩm tương tự khác và cùng loại. Ví dụ họ dùng sản phẩm Atmel, thì R&P sẽ thúc đầy hỗ trợ cho nhà sản phẩm P chiến thắng.

                    Nếu có nhà sản xuất P', P'' dùng sản phẩm của Microchip, và họ có nhà thiết kế D', D''. Nếu họ làm nhái sản phẩm của P, chắc chắn R&P không hỗ trợ. Tại sao lại phải hỗ trợ P', P'' để làm nhái sản phẩm của P, trong khi thị trường của họ có thể mở rộng? R&P không bao giờ đi giết khách hàng của mình.

                    Đặt ra bài toán thế này? Tại sao hai sản phẩm giống nhau, P' làm ra được, bán được, mà P không làm ra được giá đó? Ta không kể tới các loại sản phẩm nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ. Với những loại sản phẩm như vậy R&P sẽ bán được bao nhiêu con chip? Nếu đã tính tới mức độ sản xuất lớn, P và P' đủ sức cạnh tranh với nhau, vậy thì ở thị trường Việt Nam ta có thể điểm mặt chỉ tên.

                    Với mô hình sản xuất vừa, với năng lực sản xuất và phân phối, P sẽ được R&P bảo vệ thiết kế và hỗ trợ phát triển sản phẩm. Còn với P', và nhà sản xuất D', muốn nhái mẫu mã của nhà sản xuất P. R&P chắc chắn sẽ bán cho họ nếu năng lực của họ đạt được năng lực của P'. Nhưng R&P sẽ không hỗ trợ họ phát triển sản phẩm đó. Nhưng, nhưng nếu P' thiết kế một sản phẩm với những yêu cầu riêng của họ, vậy thì thiết kế đó là một thiết kế khác.

                    Chẳng hạn, một nhà sản xuất P đặt hàng thiết kế một bộ điều khiển từ xa bằng RF với tính năng a, b, c. Nhà sản xuất P đặt hàng thiết kế một bộ sản phẩm RF kết hợp với IR, có tính năng a, d, f... Thì hai sản phẩm này là hai sản phẩm khác nhau. Có cái giống, có cái khác. R&P hỗ trợ về mặt thiết kế, thực chất là gì, là về lựa chọn linh kiện, các phương pháp thiết kế, các tính năng và tối ưu sản phẩm. R&P không đụng đến vấn đề sản phẩm khi hoàn thành. Với thị trường sản phẩm loại RF, nhà sản xuất P phải thắng. Với thị trường sản phẩm RF + IR, nhà sản xuất P' phải thắng.

                    Không thể nói rằng P và P' ở đây cạnh tranh nhau. Ứng dụng của họ khác nhau. Nếu P thấy rằng sản phẩm tích hợp thêm IR sẽ có lợi hơn, họ sẽ đặt hàng với yêu cầu a, b, c, d, f. ... Và vì đặc điểm của thị trường các nhà sản xuất quy mô vừa, họ sẽ khống chế những khu vực thị trường nhất định. Không thể một anh ở HCM và một anh ở HN lại làm giống thiết kế của nhau mà bảo là không nhái??!!. Hai anh không đụng thị trường của nhau.

                    Hơn nữa, kinh doanh không phải A sẽ là A, B sẽ là B. Nếu như nhà sản xuất P và P' cùng làm giống nhau y chang, giả sử cho trường hợp nhái. Nhưng P' mạnh hơn P, sản xuất nhiều hơn P. Chiếm lĩnh thị trường của P.... R&P vẫn bán giá rẻ cho P, nhưng P sẽ đặt hàng nữa hay không khi năng lực thiết kế và năng lực sản xuất không còn? Lúc này bài toán tổng quát hơn rất nhiều, và nó không còn là bài toán kỹ thuật nữa. Lúc đó là bài toán những người kinh doanh và đầu tư ngồi nói chuyện với nhau rồi.

                    F xin phép đứng bên ngoài nghe, vì nói tới mức này F xin đầu hàng vì F không được đào tạo chuyên môn về nó.

                    Còn đối với P và P' đều là những nhà sản xuất nhỏ. Xin phép nói thẳng rằng cái chi phí để đặt hàng thiết kế chắc chắn là không có. Hầu hết là họ tự thiết kế, rồi họ tự làm sản phẩm, rồi họ bán sản phẩm,... Cái này thì thậm chí họ cũng không cần bảo vệ bởi R&P làm gì. Họ chỉ cần đăng ký đề tài và mua được với giá tốt hơn giá mua lẻ trên thị trường với số lượng vừa đủ lớn là được rồi.

                    Những đề tài loại nhỏ này, với số lượng 100pcs/tháng, F cũng sẽ cố gắng hỗ trợ phần nào.

                    Chúc vui
                    Falleaf
                    Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                    58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                    mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                    Comment


                    • Tại sao VN mình không thấy ông nào bán PIC /89xx có sẵn chương trình nhỉ ?
                      Thế mà Tung của lại xâm nhập vào thị trường Hà nội này ngay giữa thanh thiên bạch nhật đó .
                      Chỉ cần :
                      - Alo cần 100 con Pic cho đồng hồ
                      - Alo cần 100 con Pic cho biển quang báo hoặc
                      - Alo cần 100 con điều khiển vận hành Ampli
                      Trả lời :
                      - Trưa ngày kia có hàng !
                      Còn những thứ lằng nhằng khác thì cứ đưa bài toán ra , một tuần sau trả lời kết quả xét nghiệm . Nhưng với điều kiện phải mua lô đầu 500 con

                      Mình có biết mù tịt gì về PIC+89 đâu . Thế mà hàng ngày vẫn sản xuất biển quang báo đấy thôi . Việc của mình chỉ có đảm nhiệm làm sao cho nguồn nuôi thật .... sạch . Dao dộng thạnh anh thật ... ổn định . Còn ốc vít thì có người khác lo
                      Xong !
                      Last edited by nguyendinhvan; 29-11-2007, 15:51.
                      Chuyên làm các mạch điện tử bí hiểm và kỳ quặc .
                      nguyendinhvan1968@gmail.com

                      Mobil : 0903 252 168 Chỉ gọi từ 09 giờ đến 17 giờ . Từ 18 giờ ngoài vùng phủ sóng

                      Comment


                      • Nguyên văn bởi nguyendinhvan Xem bài viết
                        Tại sao VN mình không thấy ông nào bán PIC /89xx có sẵn chương trình nhỉ ?
                        Thế mà Tung của lại xâm nhập vào thị trường Hà nội này ngay giữa thanh thiên bạch nhật đó .
                        Chỉ cần :
                        - Alo cần 100 con Pic cho đồng hồ
                        - Alo cần 100 con Pic cho biển quang báo hoặc
                        - Alo cần 100 con điều khiển vận hành Ampli
                        Trả lời :
                        - Trưa ngày kia có hàng !
                        Còn những thứ lằng nhằng khác thì cứ đưa bài toán ra , một tuần sau trả lời kết quả xét nghiệm . Nhưng với điều kiện phải mua lô đầu 500 con

                        Mình có biết mù tịt gì về PIC+89 đâu . Thế mà hàng ngày vẫn sản xuất biển quang báo đấy thôi . Việc của mình chỉ có đảm nhiệm làm sao cho nguồn nuôi thật .... sạch . Dao dộng thạnh anh thật ... ổn định . Còn ốc vít thì có người khác lo
                        Xong !
                        Đang làm đây bác, đang chuẩn hoá trước phần điều khiển. Cách làm của bác F đã chuẩn bị lâu rồi , phải nói đúng ra là 2 năm rồi nhưng lúc đó chưa có điều kiện triển khai, bây giờ thì có rồi. Mai Tuấn Đạt đang phụ trách phần này. Sắp tới, các giải pháp về điều khiển LED, giải pháp về MMC/SD card, SMS,... đều được thiết lập sẵn. Đặt hàng phát có luôn. Bây giờ đang xây dựng (MMC/SD, SMS). LED thì mới nhen nhóm thôi.

                        Do vậy, khách hàng của R&P sẽ được phục vụ tới tận răng. Đây là cuộc chơi về công nghệ mà R&P sẽ làm thay đổi cách làm việc của thị trường nhúng ở VN. Thậm chí sách datasheet, Manual,... F đang cho dịch hết ra tiếng Việt. Đang suy nghĩ và cân nhắc giữa việc phát hành thành sách, hoặc cho miễn phí dạng ebook, vì chi phí phát hành quá cao.

                        Cuốn DS PIC16F887 (bản thảo đã hoàn tất) sẽ được phát hành thử vào đầu 2008, để thử nhu cầu thị trường. Nếu thấy nhu cầu thị trường có hiệu quả, ta sẽ tung tiếp cuốn Manual cho dòng Midrange vào khoảng giữa năm 2008, và cuối năm 2008 ta sẽ tung nốt dòng dsPIC và Highend.

                        F đã chẳng nói rằng, chỉ trong 1 năm thôi, F sẽ óanh AVR cơ mà . Cộng đồng PIC Việt Nam sau nhiều năm làm việc và nghiên cứu sẽ được support để có thể làm ra sản phẩm nhanh hơn. Đây cũng là một trong những giải pháp mà R&P làm để bảo vệ những nhà thiết kế Microchip đấy. Chứ không chỉ đơn giản là đề tài, dự án, hay tới trực tiếp công ty để được hỗ trợ.

                        Chúc vui.
                        Falleaf
                        Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                        58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                        mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                        Comment


                        • Tôi đã chứng kiến cả việc cướp không design lẫn việc cá lớn nuốt cá bé. Kể ra chỉ làm các bạn trẻ không hiểu rồi nhụt trí không ích lợi gì. Vả lại có khi đó chỉ là nhận định cá nhân do không đủ tầm nhìn về kinh tế chính trị mà thôi.
                          Theo tôi biết thì có một nguyên tắc chung đối với các nhà phân phối:
                          Một chip maker có thể có nhiều đại diện lớn ví dụ như : Avnet, Arrows, Future cùng tham gia bán hàng (Tôi không biết R&P có liên hệ chút nào với 3 giant nói trên không)
                          Các đai lý này đều ra sức tìm khách( Ds và Ps) và giúp đỡ họ mọi chi tiết và thông tin kĩ thuật đều đươc giữ kín ( kí kết nếu khách hàng cần). Khi đã thỏa thuận được giá và các điều kiện supply lúc đó đại lý đó sẽ đăng kí chính thức với chip maker và các đại lý khác không được quyền phá giá với cùng một khách. Ít nhất là như vậy ở USA. Còn ra sao ở VN , TQ thì tôi không biết. Về lý thì chip maker sẽ có quyết định cuối cùng. Việc tranh chấp lúc này sẽ ở level khác không liên quan tới khách hàng. Kinh nghiệm cho thấy khách hàng nên tham khảo cẩn thận trước khi đi đến thỏa thuận giá. Nếu khách không tỏ ra thực lòng mua hàng chỉ thử chơi thì đai lý sẽ xếp công ty đó với lower priority (luật chơi của R&P có điểm đó) và điều đó cũng công bằng thôi.

                          Tôi thấy ( không hề có ý vơ đũa cả nắm ) có rất nhiều D tài năng nhưng ít điều kiện để trưởng thành. Sự thất bại nhiều khi từ hoàn cảnh. Rất khó trao đổi kinh nghiêm vì đã có câu " không cái dại nào giống cái dại nào". Nhưng để mất cái ' chí lớn' thì không nên. Tôi thấy rằng tài sản trí tuệ trong firmware là rất lớn cần phải bảo vệ từ nhiều phía. Đó cũng là "cần câu cơm" của rất nhiều hãng trên thế giới ( không nên bàn vì có làm sẽ thấy ngay thôi) Các chipset ngày càng chứa nhiều "chất xám" trong nó và dĩ nhiên là giá trị tiền bạc rồi.
                          Viêc tự bảo vệ tài sản trí tuệ không phụ thuộc vào hãng to hay nhỏ, D,P giầu hay nghèo. Cụ thể bảo vệ như thế nào là lĩnh vưc chuyên môn quá sâu không tiện đưa ra diễn đàn. Nhưng cũng đừng khóa kĩ quá nhơ mất chìa khóa thì sao.

                          Ngoc

                          Comment


                          • hãy tham gia kế hoạch của chính bạn

                            Tôi đã chứng kiến cả việc cướp không design lẫn việc cá lớn nuốt cá bé. Kể ra chỉ làm các bạn trẻ không hiểu rồi nhụt trí không ích lợi gì. Vả lại có khi đó chỉ là nhận định cá nhân do không đủ tầm nhìn về kinh tế chính trị mà thôi.
                            Tôi thấy ( không hề có ý vơ đũa cả nắm ) có rất nhiều D tài năng nhưng ít điều kiện để trưởng thành. Sự thất bại nhiều khi từ hoàn cảnh. Rất khó trao đổi kinh nghiêm vì đã có câu " không cái dại nào giống cái dại nào". Nhưng để mất cái ' chí lớn' thì không nên
                            hà hà, ý nghĩa của hai đoạn này tôi đọc và hiểu là có mâu thuẫn. tôi không có ý định thọc mạch chuyện của người khác. chỉ biết rằng: kinh nghiệm của bản thân chỉ là vũ khí để tự vệ nhưng nhiều vũ khí tự vệ hợp lại sẽ trở thành vũ khí tấn công đấy. lấy ví dụ từ thực tế là năm 45 dân ta chỉ có gậy gộc (vũ khí tự vệ) nhưng cả dân tộc dùng vũ khí gậy gộc để rược mấy anh Pháp chạy trối chết. và còn nữa, những bài viết của tôi chỉ toàn là chuyện khó khăn nhưng các bạn vẫn đọc đấy thôi (một lần nữa xin cảm ơn), chưa thấy bạn nào đòi bỏ nghề điện tử cả.
                            nhưng mà thôi có những chuyện thuộc về "sống để bụng, chết mang theo" nên tôi chỉ nêu ý kiến riêng, mong bạn thứ lỗi cho.
                            Nhưng cũng đừng khóa kĩ quá nhơ mất chìa khóa thì sao

                            Nhà sản xuất P sợ rằng nhà thiết kế D sẽ mang sản phẩm của mình đi bán cho một nhà sản xuất B nào đó.
                            Nhà thiết kế D sợ rằng nhà sản xuất P sẽ đặt hàng mua đứt bán đoạn và không xứng đáng với công sức mình thiết kế
                            Nhà thiết kế D làm việc với R&P là nhà phân phối, và nhà phân phối R&P cũng đã mất công hỗ trợ thiết kế cho nhà thiết kế D và nhà sản xuất P
                            nếu bạn là R&P thì bạn thấy có cần thiết gộp nhà thiết kế D vào R&P luôn không! khi đó nhà P sẽ chỉ biết R&P, nỗi lo bị lấy mất sản phẩm được giải tỏa.

                            khi tôi vào vai của R&P thì R&P sẽ tập trung vào mua bán linh kiện. bên cạnh đó R&P phát huy lợi thế của nhà cung cấp linh kiện bằng cách tư vấn cho nhà P về thiết kế, vật tư, linh kiện (điều này nằm trong tấm tay của R&P).
                            tôi lấy ví dụ: R&P chọn sản phẩm mobile phone để tập trung đầu tư. khi đó thiết kế về mobile phone của microchip (M) sẽ được R&P tư vấn và phát triển tại thị trường viêt nam.
                            về điện thoại thì có rất nhiều mẫu mã và phân khúc thị trường. khi đó trên các phân khúc thị trường sẽ có các nhà P độc lập. các mẫu mã cũng có thể có các nhà P độc lập. khi đó R&P có lợi ích như sau:
                            1) R&P sẽ đạt đựoc doanh số của chip maker (cụ thể là M) vì R&P sẽ hỗ trợ và xây dựng nhiều nhà P .
                            2) các nhà P có sự hỗ trợ từ R&P (từ M) rất nhanh chóng và hiệu quả. khi đó các nhà P không có ý định thay đổi thiết kế khác khi sản xuất đang ổn định.
                            3) số lượng đặt hàng của R&P là lớn vì :
                            - sản phẩm điện thoại khi thay đổi mẫu mã bên ngoài đã trở thành một model khác.
                            - nếu thay đổi tính năng thi chỉ cần thay đổi firmware.
                            như vậy với cùng thiết kế thì R&P chỉ cần thay đổi mẫu mã là có sản phẩm mới, thay đổi firmware thì có dòng sản phẩm cao cấp hơn.
                            4) khi số lượng đặt hàng của R&P lớn thì vấn đề giá cả sẽ trở nên cạnh tranh hơn các nhà cung cấp khác (trong trường hợp không còn độc quyền)
                            5) khi R&P mạch hơn các đối thủ thì thương hiệu R&P sẽ đến với các nhà sản xuất, đến với các đối tác khác, thị phần của R&P sẽ mở rộng.
                            kế hoạch của tôi không đựoc chi tiết, mong các bạn đóng góp thêm.
                            hãy tham gia kế hoạch của chính bạn

                            Comment


                            • Nguyên văn bởi ngoc Xem bài viết
                              Tôi đã chứng kiến cả việc cướp không design lẫn việc cá lớn nuốt cá bé. Kể ra chỉ làm các bạn trẻ không hiểu rồi nhụt trí không ích lợi gì. Vả lại có khi đó chỉ là nhận định cá nhân do không đủ tầm nhìn về kinh tế chính trị mà thôi.
                              Theo tôi biết thì có một nguyên tắc chung đối với các nhà phân phối:
                              Một chip maker có thể có nhiều đại diện lớn ví dụ như : Avnet, Arrows, Future cùng tham gia bán hàng (Tôi không biết R&P có liên hệ chút nào với 3 giant nói trên không)

                              Ngoc
                              Chỉ nói cám ơn thôi, vì bài viết đã đủ.

                              Riêng câu hỏi này thì F xin trả lời luôn, đó là R&P có vai trò và chức năng tương đương với Excelpoint, AVnet,.. đối với các sản phẩm Microchip, ở tại thị trường Việt Nam.

                              Có nhiều điểm R&P hơn Excelpoint, Avnet,... ở thị trường Việt Nam, đó là sự hỗ trợ kỹ thuật bằng tiếng Việt, và có nhiều chức năng hơn Excelpoint, Avnet trong việc phát triển Microchip ở Việt Nam. R&P có những bản quyền nhất định để mở rộng hoạt động tiếng Việt.

                              Chúc vui
                              Falleaf
                              Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                              58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                              mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                              Comment


                              • Nguyên văn bởi belcooo Xem bài viết
                                1) R&P sẽ đạt đựoc doanh số của chip maker (cụ thể là M) vì R&P sẽ hỗ trợ và xây dựng nhiều nhà P .
                                2) các nhà P có sự hỗ trợ từ R&P (từ M) rất nhanh chóng và hiệu quả. khi đó các nhà P không có ý định thay đổi thiết kế khác khi sản xuất đang ổn định.
                                3) số lượng đặt hàng của R&P là lớn vì :
                                - sản phẩm điện thoại khi thay đổi mẫu mã bên ngoài đã trở thành một model khác.
                                - nếu thay đổi tính năng thi chỉ cần thay đổi firmware.
                                như vậy với cùng thiết kế thì R&P chỉ cần thay đổi mẫu mã là có sản phẩm mới, thay đổi firmware thì có dòng sản phẩm cao cấp hơn.
                                4) khi số lượng đặt hàng của R&P lớn thì vấn đề giá cả sẽ trở nên cạnh tranh hơn các nhà cung cấp khác (trong trường hợp không còn độc quyền)
                                5) khi R&P mạch hơn các đối thủ thì thương hiệu R&P sẽ đến với các nhà sản xuất, đến với các đối tác khác, thị phần của R&P sẽ mở rộng.
                                kế hoạch của tôi không đựoc chi tiết, mong các bạn đóng góp thêm.
                                hãy tham gia kế hoạch của chính bạn
                                1) Một số điều bạn hiểu sai về nhà thiết kế. Một nhà thiết kế có thể là nhà thiết kế của P, và bản thân P cũng có thể là nhà thiết kế của chính mình. Thường thì P luôn có nhà thiết kế của chính mình.

                                2) Nhà thiết kế D, họ không chỉ làm việc trên Microchip, họ còn có thể làm việc trên rất nhiều sản phẩm khác nhau. Chẳng hạn, việc thiết kế một bộ IMU, thì cái chính không phải là con vi điều khiển, mà cái chính lại là con cảm biến. Như vậy, có sự giao thoa giữa nhà thiết kế D, và R&P, nhưng không có nghĩa là R&P thâu tóm nhà thiết kế D.

                                R&P ngược lại sẽ có rất nhiều nhà thiết kế D1, D2,... và mỗi nhà thiết kế đó, R&P chọn lựa cho mình. Bởi vì R&P sẽ xây dựng được thương hiệu là đại diện của Microchip, R&P sẽ nhận được các đơn hàng, thế thì R&P không "giành ăn" với các nhà thiết kế của mình. R&P chỉ định, hoặc chuyển giao một phần để người đặt hàng làm việc trực tiếp với nhà thiết kế D. R&P sẽ chuyển vai trò của mình trở thành vai trò hỗ trợ thiết kế. R&P chỉ tập trung vào một số sản phẩm của R&P, vì R&P không phải là thánh mà có thể làm được hết mọi thứ. Trong một năm, R&P chỉ tập trung làm 1 hoặc 2 sản phẩm gì đó thôi. Vì R&P cũng có phòng R&D của mình.

                                Nhà thiết kế được chọn là nhà thiết kế của R&P hoặc của Microchip, điều bắt buộc đầu tiên là phải tốt nghiệp khoá đào tạo của R&P và có bằng kỹ sư Microchip. Bằng cấp này có giá trị quốc tế đối với hệ thống của Microchip. Nghĩa là bạn thậm chí có thể đi xin việc làm ở Singapore nếu bạn có được bằng cấp này, và bạn có thể đăng ký làm nhà thiết kế của Microchip trực tiếp nếu bạn có bằng cấp này.

                                Nếu bạn muốn trở thành giảng viên của Microchip, có nghĩa là bạn sẽ phải đi học tại Singapore. Nhưng sắp tới đây, R&P cũng dự kiến sẽ tổ chức luôn lớp học này tại Việt Nam, sau khi có một lượng kỹ sư Microchip nhất định tại Việt Nam. Khi đó, với các chương trình RTC của Việt Nam do R&P mở ra, các bạn có thể trở thành giảng viên của các chương trình này.

                                Bằng việc làm này, R&P tạo ra một cơ hội nghề nghiệp mới cho các nhà thiết kế của mình. Cách R&P làm, đó là giữ quan hệ, chứ không bắt buộc sự phụ thuộc. Khi không có R&P, bạn có thể làm việc trực tiếp với Excelpoint hoặc Avnet,... hoặc trực tiếp với Microchip,... Nhưng R&P tin tưởng vào chính sách dùng người của mình, và cách mình phục vụ thị trường Việt Nam. Ai cũng nghĩ rằng tại sao không làm trực tiếp với Microchip? Vậy có ai nghĩ tại sao Microchip lại chọn R&P không?

                                Xét cho cùng, lợi nhuận của Microchip và R&P thu được, không phải khi bán được chip, mà khi thiết kế được sản phẩm. Còn lợi nhuận mà nhà sản xuất P thu được, không phải là khi bán sản phẩm ra thị trường, mà chính là từ khi có ý tưởng làm ra sản phẩm và chọn R&P. Một nhà thiết kế D không thắng khi dùng hệ thống sản phẩm MCU khác, bởi vì các bạn nên tin vào một lời hứa của F với thị trường MCU ở Việt Nam rằng F sẽ chiến thắng ở VN trong thị trường MCU. Và chính từ đó, các nhà thiết kế sẽ có một cộng đồng hỗ trợ cực mạnh. Việc các bạn chuyển qua sử dụng PIC chỉ là một việc làm rất nhỏ với các bạn, nhưng R&P sẽ tìm mọi cách để bảo vệ các bạn. Các bạn tin một người Việt Nam, hay tin một người Trung Quốc, đó là tuỳ ở các bạn. R&P sẽ luôn đứng ở đây, bên cạnh những thiết kế của Việt Nam.

                                3) Rất cám ơn các bạn đã có những góp ý với F về một kế hoạch. F sẽ cố gắng làm tốt điều này trong mảng MCU.

                                Năm 2004, F bắt đầu đánh mảng MCU, F đã dựng được picvietnam, và R&P.
                                Năm 2011, F sẽ đánh mảng DSP, đang xây dựng dspvietnam. Dự kiến năm 2011, thị trường DSP sẽ lớn hơn thị trường MCU.

                                Trước năm 2011, dự kiến F sẽ cho ra đời một xưởng nhỏ chuyên phục vụ hàn lắp và làm mạch in dạng prototype cho các sản phẩm SMT, phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

                                F đang muốn tìm các đối tác đầu tư vào mảng này. Nếu ai có hứng thú, xin các bạn liên hệ với F.

                                Về sản xuất phần cứng, nó là một trong những kế hoạch nằm trong đầu F. Nếu có thể có người hợp tác sớm thì F cũng chơi sớm, nếu không thì kế hoạch này rơi vào khoảng năm 2015 - 2020.

                                Năm 2009, có một người bạn (từng là người hướng dẫn F ở Pháp) người Pháp rủ F mở một công ty ở HongKong chuyên mảng robotics. F đang thảo luận vấn đề này và sẽ cố gắng triển khai trong năm tới.

                                Có đồng chí nào máu me, xin nhào vào với F. F từng đọc một bài báo trên báo tuổi trẻ. Dự kiến tới năm 2045 VN mới đuổi kịp được TQ. Năm 2025 thì mới chuyển mình lên được.

                                Thế thì kế hoạch của cả cuộc đời F, sẽ là chuẩn bị cho thằng con, hoặc con bé con của F, hoặc cháu... Ta không nên tham quá. Ta làm tới đúng việc ta xong, cả đời F thì làm việc tới 2020 là đã 40 tuổi rồi, lúc đó có cố làm 10 năm nữa là 2030 là để chuẩn bị cho con cháu thôi. Hy vọng lúc đó tụi nó đuổi kịp TQ, và F còn được nhìn thấy lúc đó, và tất nhiên ta cũng nên hy vọng thêm cái nữa là báo tuổi trẻ dự đoán đúng hahaha...

                                Chúc vui
                                Falleaf
                                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                CHIBANG Tìm hiểu thêm về CHIBANG

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X