Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chính phủ điện tử, những ghi nhận đầu tiên

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    - Một trang web hành chính bị hack, nhồi toàn ảnh sex. Hàng tuần sau mới được khắc phục.
    - Làm chứng minh thư nhân dân, được tặng thêm...100 tuổi ở Gia Lai Kontum.
    - Hoặc đơn cử như trường hợp cấp sổ đỏ cho nhà mình, diện tích sai be bét chỉ vì 1 dấu phẩy đặt sai chỗ.

    Vậy đó, ở cấp khu vực, hồ sơ được quản lý trực tiếp mà còn như vậy. Chung quy cũng chỉ vì vô trách nhiệm.
    Nếu những sai phạm ở trên mạng thì chờ đấy!!! Sẽ có hàng tỷ lý do, thậm chí dữ liệu bị xóa một cách cố ý, nhưng chẳng biết trách nhiệm thuộc về ai???
    Có thể các bác ấy giải thích: Dữ liệu truyền... ngược gió nên chưa nhận được đơn!
    Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

    Comment


    • #17
      Về chính phủ điện tử(CPĐT), ở nhiều nước đã phát triển và ứng dụng hiệu quả trong việc cải cách hành chính
      Tuy nhiên để áp dụng được chính phủ điện tử thì bản thân bộ máy hành chính của nước họ khi chưa có (CPĐT) đã hoàn thiện và vận hành tốt. Việc thay bằng công nghệ chỉ là sự thay đổi về phương thức vận hành chính phủ của họ còn về bản chất các nguyên tắc hành chính không hề thay đổi. Hơn nữa (CPĐT) chỉ phát triển ở các nước có điều kiện kinh tế khoa học kĩ thuật cao, trình độ văn hóa dân cư cao. Tuy nhiên việc áp dụng vào mỗi nước lại có những điều kiện khách quan riêng.
      Để vận hành được CPĐT trơn tru cần một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao và trình độ dân trí của dân cư cũng tương đối cao
      các nhà cải cách xã hội nếu không có đầu óc dễ mắc bệnh sang nước ngoài thấy cái gì hay, cái gì mới lạ là đem về áp dụng thực hành ngay, kiểu “Ở bên Tây ấy, quả chuối to bằng quả bí ĐAO” nhưng chưa chịu suy xét xem đem cái đó về có phù hợp với điều kiện của nước mình không
      Nước ta còn nghèo, một chiếc vi tính đối với người dân nói chung và với học sinh, sinh viên nói riêng còn rất đắt nhất với mặt bằng dân cư lao động. Ở thành phố, chiếc Pc có thể là phần thưởng cho cậu con trai đỗ đại học mà bố mẹ nó phải chắt bóp mua cho nó để khỏi “thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly”.
      Rồi thì máy tính cho sinh viên nghèo. Nó cũng tầm 4 đến 5 triệu sinh viên nghèo lấy đâu tiền mà mua
      Đấy là ở thành phố còn ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa khi mà theo triết lí người Mèo “ được no cái bụng là sướng rồi”, thì một chiếc máy tính quả là niềm mơ ước xa vời
      Sự không đồng đều giữa các tầng lớp dân cư cũng là một trở ngại lớn
      Đến ngay cả các bạn sinh viên ở quê lên( em ở Hà Nội nhưng nghe các bạn kể), bô mẹ một nắng hai sương, thức khuya dạy sớm để tháng tháng gửi lên cho con tầm 500K thì lấy tiền đâu mà mua PC đến tiền đi học thêm tin học ở các trung tâm hay tự học ở quán cũng chẳng có.
      Riêng việc nghe phong thanh thanh toán tiền lương hưu qua thẻ ATM, đã có mấy ý kiến, mấy ông bà già lẫn cẫn quên xừ nó mật khẩu thì sao. Cứ một ý tưởng cải cách lại đẻ ra biết bao vấn đề cần giải quyết
      Rồi chuyện đi khám bệnh ở các Trung Tâm Y tế chất lượng cao(Quản lí, xét nghiệm bằng phần cứng phần mềm), mình cũng đi khám rồi chất lượng thì cao nhưng giá cũng cao chẳng kém, tới đó các bạn sẽ gặp những cô ý tá miệng tươi như hoa, thoang thoảng mùi nước hoa dịu nhẹ, rồi sẽ có báo đọc, có nước giải khát.
      Người nghèo lấy đâu tiền ra đi khám. Thôi đành cố mà vào bệnh viện nhà nước chịu những ánh mắt khinh khỉnh, thái độ phục vụ thờ ơ lạnh nhạt của các y tá bác sĩ thôi.(không vơ đũa cả nắm nhưng phần lớn là như vậy). Không tin các bạn cứ thử vào khám ở một bệnh viện xem như thế nào. Cho nên việc cải cách(CPĐT) sẽ còn là tương lai lâu dài.

      Comment


      • #18
        Không biết các anh em thế nào, nhưng tớ đã trải qua khá nhiều...
        Cái thời nghèo khổ, nhưng vô cùng giàu về tinh thần... Ba tớ bảo:" Con thua họ nhiều lắm! Cố mà học cho bằng họ!"...

        Không phải tớ hoài cổ, nhưng tình cảm của con người ngày ấy đáng quý biết bao nhiêu...

        Thực ra, xã hội tiến bộ văn minh là phải vươn lên... phải nắm bắt được tri thức, phải biết vận dụng trí tuệ... để rồi cái đích cuối cùng chính là vượt qua chính bản thân mình.

        Ngay trong diễn đàn này, từ "tâm" và "huyết" thấy nhan nhản... Nhưng có ai hiểu một điều sơ đẳng: "hãy mong ở mình, đừng mong ở người".

        Tất nhiên, một xã hội mang tính cộng đồng là rất tốt (có lẽ vì vậy mà mình vẫn tham gia đến ngày hôm nay). Nhưng một xã hội mà chỉ có những người đi xin, và những người đi cho... thì nó sẽ đi đến đâu???

        Mình không muốn bàn đến chính trị, bởi mình cũng rất kỵ với điều này. Nhưng cơ cấu "xin" và "cho" đã tồn tại quá lâu! Vì vậy rất khó để phát triển cái gọi là "bình đẳng".

        Mình cũng rất hiểu cái "ghi nhận đầu tiên" của Hiệp, nhưng phải nói một cách phũ phàng rằng:
        - Nếu muốn ghi nhận và phát triển xa hơn, mỗi người trong chúng ta phải biết nhịn, biết nhường, biết hy sinh... thì mới khả dĩ.

        Chứ với xu hướng hiện nay... e rằng...

        Có ai nuôi vợ con tớ để tớ hy sinh cho lý tưởng không nhể???
        Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

        Comment


        • #19
          Các bác vẫn cứ nghĩ như thế thì F đúng là bó tay.

          Các bác cứ nghĩ thử xem, diễn đàn nhé, nó là một công cụ "điện tử" để chúng ta viết lên đó, gõ lên đó, trao đổi với nhau trên đó.

          Thế mà diễn đàn mở ra 2 năm trời rồi, vẫn có những thành viên chưa biết cách mở luồng mới, mở luồng sai chỗ, ý thức một số thành viên vẫn vào post bài lung tung... Diễn đàn phải đặt ra luật (lúc đầu không hề có luật)...

          Như vậy, nghĩa là luật phát sinh trong quá trình vận hành. Ngoài ra, các hướng dẫn phát sinh trong quá trình vận hành. Diễn đàn có lúc bị die... Lại sửa... lại khắc phục. Diễn đàn có lúc bị hack, lại sửa, lại khắc phục...

          Nói tóm lại, diễn đàn của chúng ta là một sự vận động và phát triển dần lên. Tại sao chúng ta không triển khai các công cụ như những diễn đàn tin học, nhìn cho nó hoành tráng? Tại sao chúng ta vẫn tiếp tục vận hành một cách rất đơn giản và cơ bản?...

          Cái này F thường thảo luận và gọi là trình độ diễn đàn. Trình độ diễn đàn không chỉ nằm ở kiến thức của thành viên, mà còn nằm ở ý thức của thành viên, hiểu biết của thành viên, kỹ năng thao tác với diễn đàn của thành viên, nhận biết tư tưởng phát triển của diễn đàn của thành viên, và tương tự dành cho các MOD.

          Thế hay là ta không lập diễn đàn từ 2 năm trước, đợi tới khi nào mọi người dùng Việt Nam đều biết diễn đàn là gì rồi và biết cách dùng diễn đàn thật hiệu quả rồi ta hãy mở diễn đàn?

          F không nói gì tới chính phủ nhé . Trình độ của F không dám đụng tới chính phủ, chỉ dám loanh quanh nói chuyện điễn dàn thôi. Các bác nói chuyện dân trí cao quá, nói chuyện hệ thống cao quá, nên thấy nhân tiện F thảo luận ngoài lề vậy

          Chúc vui
          Falleaf
          Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
          58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
          mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

          Comment


          • #20
            Thảo luận tốt lắm chứ! Nó tạo ra cho chúng ta một định hướng có thể không áp dụng với ta nhưng có thể áp dụng cho đời con cháu chúng ta.
            Nói thật, ở diễn đàn này mình vẫn... chưa quen với cách gõ! Ví dụ như chữ "ư", mình chỉ cần gõ "w" trong các ct khác...
            Nói vậy là để mọi người hiểu: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời".
            Vì vậy, cho dù là luật gì đi chăng nữa, dù hà khắc đến đâu... Nhưng chỉ cần "chí công vô tư" là đủ.
            Nói thật, ngay tại diễn đàn này, chúng ta dù có "mở" đến đâu chăng nữa, cũng cần phải có luật, và luật phải nghiêm, thì mới có "chất" được. Nếu không sẽ thành một "nồi xáo măng" mà thôi.
            Tuy nhiên, cũng giống như pháp luật, cần phải xét xem đến mức độ nào, tình huống nào... thì mới có công bằng để mọi người "tâm phục khẩu phục".

            Nói vậy chắc Hiệp hiểu cái chữ "TÂM" mà tớ nói chứ?
            Mà chứ "TÂM" để ở dưới chữ "ĐAO" là thành chữ "NHẪN" đó!
            Đêm nay tớ không ngủ - ngày mai tớ ngủ bù

            Comment


            • #21
              Chà thấy bác nhathung thức đến 1h để post bài thật là kính nể. Mình không có tư tưởng bi quan về eGovernment hay có ý chê những người già không biết sử dụng vi tính. Cách đây hơn 10 năm khi VN chưa có Internet, một thầy giáo của mình đã kêu đến nhà dùng máy tính và điện thoại để dial-up ra ISP ở nước ngoài để kết nối xem Internet như thế nào. Chi phí thiệt hại của chiến dịch thử nghiệm là một hóa đơn điện thoại hơn 1 triệu đồng. Điều này chứng tỏ người lớn cũng rất hội nhập và tạo điều kiện cho lớp trẻ tiếp cận và tìm hiểu những điều mới.
              Khi nói về CP điện tử (eGovernment) hay thương mại điện tử (ecommerce) hay bất cứ cái gì có gắn chữ "e" đầu tiên với người sử dụng bình thường hay nghĩ nó là một cái website (giống như mấy site của các bác bán linh kiện điện tử). Nhưng theo định nghĩa chuyên môn thì nó là sự trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) giữa các hệ thống hay doanh nghiệp với nhau. Kết quả là thông tin được trao đổi một cách tức thời, chính xác và tự động mà không đòi hỏi công sức của con người và thời gian. Các thông tin được trao đổi (exchange) là gì? Là những giao dịch (transaction), đơn đặt hàng (order), thông tin tài chánh, v.v.. và v.v.. EDI đã được sử dụng sớm bởi các doanh nghiệp và tổ chức chính phủ Mỹ và châu Âu trước khi bùng nổ Internet. Ví nêu một doanh nghiệp sản xuất điện tử muốn mua linh kiện để lắp ráp thì hệ thống của gọi sẽ gởi order cho supplier một EDI message mà đôi bên đã thỏa thuận về khuôn dạng (protocol). Rồi supplier confirm, delivery, bên mua sẽ gởi một FEDI message (Financial Electronic Data Interchange) đến bank để thanh toán cho người bán.
              Một vài định nghĩa trên để mọi người hiểu thế nào là "điện tử". Ở VN đang bùng nổ trào lưu mua/bán online. Từ cụ già đến em bé đều online. Mọi thứ đều được rao bán online từ điện thoại, quần áo, mỹ phẩm, trang sức, linh kiện điện tử, mới đây còn có một chú rao bán kiến trên forum. Mọi người đều hồ hởi chúng ta đã có thương mại điện tử thật là hoành tráng. Nhưng việc mua bán thì theo cách là người mua vào tìm kiếm hàng hóa trên website, alô hay email cho người bán hỏi cái giá, chạy ra cái ATM gần nhất (giờ phải đội thêm cái nồi cơm điện trên đầu) xếp hàng để chuyển khoản, rùi lại alô cho chú bán hàng để thông báo tớ đã chuyển khoản, về nhà chờ đợi không biết nó có ship hàng cho mình không. Chưa kể trường hợp người mua không có thẻ ATM cùng ngân hàng của người bán thì lại phải nhờ một đồng chí nào đó chuyển khoản. Như vậy là hình thức mua bán trên vẫn chưa thể gọi là thương mại điện tử vì vẫn phải mất nhiều thời gian cho việc đặt hàng và thanh toán.
              Quay lại về eGovernment chúng ta đã nghe nói đến đề án 112 thất bại lãng phí tiền tỉ. Lý do? Do mỗi địa phương làm một kiểu, máy móc và phần mềm không đồng bộ. Địa phương nào làm thành công thì sẽ có một hệ thống quản lý, duyệt hồ sơ giống như bài báo F đưa ra. Nhìn vào thì cũng thấy nó hoành tráng thật, hữu dụng thật nhưng nó đã có thể gọi là eGovernment được chưa? Theo quan điểm của mình thì nó mới chỉ là ứng dụng Intranet hay hơn thế là Extranet bởi vì nó chưa kết nối các địa phương và trung ương với nhau.
              Lấy gì kiểm chứng là những văn bản, thông tư, hay giá cả, mức thuế trong các hệ thống đó là do chính phủ ban hành và không bị sửa đổi. Việc cập nhật thông tin vẫn là nhập từ bên ngoài vào (chưa có cơ chế đồng bộ hóa synchronisation dữ liệu giữa trung ương và địa phương), việc xác thực điện tử chưa phổ biến. Ngoài ra các phần mềm thì do các công ty khác nhau viết nên không có một chỉ tiêu nào về tính chính xác và sự minh bạch trong xử lý dữ liệu.
              Như vậy chúng ta cần phải biết tiền bạc của chúng ta (tiền thuế) đang được đầu tư có đúng mục đích không? Không phải là trang bị 10 bộ máy tính đời mới thì gọi là tin học hóa (computerise), xây dựng một ứng dụng web-based hay làm website thì gọi là e- (commerce, government) và phải xem xét hết khả năng sử dụng và hiệu quả mang lại trong vài năm thì chúng ta mới có câu kết luận cuối cùng
              “If you create your own electricity, heating and water systems, you create your own politics. Maybe that’s what they’re afraid of.” –– Michael Reynolds

              Comment


              • #22
                Mọi quốc gia đều phát triển như vậy, không riêng gì VN. Không phải sự lãng phí của đề án 112 nằm ở chỗ mỗi đồng chí phát triển một kiểu, mà ở vấn đề các đồng chí thực hiện ấy đem tiền ra chia nhau rồi thực hiện qua loa.

                Mọi quốc gia đều phát triển những hệ thống rời rạc khác nhau, chưa có sự chính thức thống nhất. Mặc dù Hàn Quốc cũng tham gia vào liên minh opensource khu vực châu Á, nhưng bản chất họ vẫn sự dụng hệ điều hành Windows cho toàn bộ hệ thống của họ.

                Đặc biệt là rất nhiều hệ thống của họ, từ trường học, cho tới thương mại điện tử, bắt buộc phải dùng windows. Đồng chí nào không tin thử vào http://uwin.ulsan.ac.kr (trường F đang học) thì sẽ biết.

                Do vậy, một vấn đề phát sinh, như bác Ngọc nói, đó là việc tạo ra các cầu nối giữa các chuẩn này. IBM đề nghị MQ để giải quyết việc này. Một số đồng chí ứng dụng MQ và đang nghiên cứu phát triển e-commerce, e-banking, e-government, e-multimedia,...

                Thế nên, không chỉ có các bác nhà mình làm hệ thống khác nhau, mà toàn bộ thế giới đều làm như vậy. Cái chết không phải vì các chuẩn khác nhau, mà cái chết ở chỗ các bác ăn quá dày, dẫn tới đảo lộn mọi thứ. Chính trong dự án này, Hà Nội và HCM không dính vào, thì mỗi tên chạy theo một hệ thống khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng, khi phát triển lên rồi, thì người ta sẽ phải phát triển giải pháp cầu nối cho toàn bộ các hệ thống. Cái này lạm bàn hơi xa về việc tin học, ta quay trở lại vấn đề diễn đàn.

                Đầu những năm 2000, đây là thời kỳ đỉnh cao của javavietnam. Sau đó, MVN chơi xấu tách ra, và bỏ lại nhóm coreteam, mọi người chán, bỏ đi hết. Năm 2003, 2004 đánh dấu sự sụp đổ của javavietnam.

                Tới năm 2004, MVN tận dụng MVN forum, một sản phẩm mã nguồn mở của javavietnam thời đó, lập ra diendandientu.com mà chúng ta chắc ai cũng biết.

                Mục tiêu của họ thành lập diễn đàn này không phải vì họ là người làm trong ngành điện tử, chỉ có mỗi anh Lê Đức Hùng, giảng viên Tự Nhiên, nhưng anh này lại làm bên vi điện tử (một ngành mới và hơi khó phát triển cộng đồng). Rồi họ lại kêu F làm supermod. Rồi họ vứt diễn đàn ở đó cho nó tự phát triển, anh Hùng cũng rút, vứt lại F làm "không công" cho họ theo cái nghĩa "tụi tao chả cần làm gì, mày làm đi". Không hề có một liên lạc, trao đổi nào, các góp ý của F bị bỏ xó,...

                Thực ra, mục đích của họ làm là để làm gì? Họ đang chuẩn bị một hệ thống kết nối các diễn đàn, nhưng họ giải quyết theo kiểu chỉ kết nối các hệ thống của MVN forum. Khi đó, họ có tham vọng hình thành tất cả các forum của tất cả các ngành, và rồi họ sẽ thao túng toàn bộ thị trường forum Việt Nam.

                Ngoài ra, nên nhớ một điều, tỉ lệ người dùng Forum ở Việt Nam và Trung Quốc là cao nhất thế giới. Các công cụ khác dường như ít được hoan nghênh tại Việt Nam. Vừa mới đây thì có một công cụ là Joomla, cũng được anh em tin học quan tâm. Anh Hùng, chủ của joomlart trong nhóm Joomla core đã và đang kiếm được hàng triệu USD mỗi năm. Đây lại là công cụ CMS, không phải forum. Tiếp theo, cu Xuân thấy ghét bọn joomlaviet.org (vì cộng đồng này do một thằng nhóc 1985 lập ra, lại rất ngạo mạn, một số bác MOD ở đây thậm chí là do F chỉ cho biết joomla là gì rồi cũng khệnh khạng, trong khi những ngày đầu tiên thì chả có ma nào), bỏ ra lập drupal,.. Bác Quốc admin của joomla quốc tế cũng có nằm trong coreteam của R&P. Sau bác chuyển qua làm Magento (www.magentocommerce.com, xem trang tiếng Việt)...

                Sự chuyển biến của cộng đồng, chủ yếu do không có tinh thần phát triển, và phát triển không đúng bản chất và tốc độ phát triển của cộng đồng tin học.

                Tuy vậy, khi có quá nhiều hệ thống phát triển, ta còn chưa kể tới Ruby (sắp tới magento Việt Nam có 2 bác tính chiến, một là nhóm bác Quốc sẽ đánh chính thức tại vagento.com, và nhóm thằng đệ F sẽ đánh tại magentheme.com, còn nhóm nào khác thì F không biết),...

                Kết quả, dù làm gì, thì vẫn cần có một hệ thống kết nối cho các hệ thống. Google làm giải pháp này rất tốt. Facebook ra đời là một cuộc cách mạng... Vậy tương tự, với chính phủ điện tử, với hệ thống ebanking,... tất cả đều phải có các cầu nối.

                Năm 2004, tham vọng của một công ty tại Việt Nam, đó là đưa ra một cái cầu nối, nối hết tất cả các diễn đàn. Thực chất dự án này đã coi như là xong. Tuy nhiên thành viên diendantinhoc.org (vninformatics.com) cảm thấy không cần thiết và không muốn làm. Thế nên hệ thống của họ cũng "đi vào quên lãng".

                Điện tử Việt Nam của chúng ta thì sao? Chúng ta cũng chuẩn bị hệ thống như vậy, đó là sẽ kết nối toàn bộ hệ thống: dientuvietnam, picvietnam, avrvietnam, dspvietnam, robotics.vn, vntelecom,... từ đó thành viên có thể đi qua đi lại, mà không có ảnh hưởng gì. Điểm đặc biệt quan trọng nữa, đó là chúng ta sẽ dựng lại Tài Liệu Việt Nam, đây là một dự án mà F rất tâm đắc, dành cho nó một kế hoạch 10 năm. Khi có dịp F sẽ trao đổi nhiều hơn với các anh em, hiện tại thì nói thẳng rằng F lực bất tòng tâm. Anh em nào có tâm huyết thì trao đổi với F qua email, chứ giờ F không còn thời gian để thở.

                Tóm lại, như F phân tích cái "xã hội" nhỏ nhỏ các diễn đàn, và sự vận động của nó,... cũng cần "cầu nối", và chính phủ điện tử, hoặc bất kỳ cái gì đó cũng cần cầu nối.

                Vậy giờ chắc anh em nhìn rõ bản chất của đề án 112. Nó không phải chết vì mỗi anh phát triển một kiểu, trong nội bộ thì nhiều tên biết rõ lắm. Nếu HN khác, HCM khác, các tỉnh nhỏ khác,... thì sau này ta làm các hệ thống cầu nối... Thế nhưng!!!!!...

                Vài điểm trao đổi vậy với anh em.

                Chúc vui
                Falleaf
                Công ty TNHH Thương mại và Giao nhận R&P
                58/57 Nguyễn Minh Hoàng - Phường 12 - Quận Tân Bình - TP.HCM
                mail@falleaf.net - VP: (04) 36408561 - (08) 38119870

                Comment


                • #23
                  Nguyên văn bởi nhathung1101 Xem bài viết
                  Không biết các anh em thế nào, nhưng tớ đã trải qua khá nhiều...
                  Cái thời nghèo khổ, nhưng vô cùng giàu về tinh thần... Ba tớ bảo:" Con thua họ nhiều lắm! Cố mà học cho bằng họ!"...

                  Không phải tớ hoài cổ, nhưng tình cảm của con người ngày ấy đáng quý biết bao nhiêu...

                  Thực ra, xã hội tiến bộ văn minh là phải vươn lên... phải nắm bắt được tri thức, phải biết vận dụng trí tuệ... để rồi cái đích cuối cùng chính là vượt qua chính bản thân mình.

                  Ngay trong diễn đàn này, từ "tâm" và "huyết" thấy nhan nhản... Nhưng có ai hiểu một điều sơ đẳng: "hãy mong ở mình, đừng mong ở người".

                  Tất nhiên, một xã hội mang tính cộng đồng là rất tốt (có lẽ vì vậy mà mình vẫn tham gia đến ngày hôm nay). Nhưng một xã hội mà chỉ có những người đi xin, và những người đi cho... thì nó sẽ đi đến đâu???

                  Mình không muốn bàn đến chính trị, bởi mình cũng rất kỵ với điều này. Nhưng cơ cấu "xin" và "cho" đã tồn tại quá lâu! Vì vậy rất khó để phát triển cái gọi là "bình đẳng".

                  Mình cũng rất hiểu cái "ghi nhận đầu tiên" của Hiệp, nhưng phải nói một cách phũ phàng rằng:
                  - Nếu muốn ghi nhận và phát triển xa hơn, mỗi người trong chúng ta phải biết nhịn, biết nhường, biết hy sinh... thì mới khả dĩ.

                  Chứ với xu hướng hiện nay... e rằng...

                  Có ai nuôi vợ con tớ để tớ hy sinh cho lý tưởng không nhể???
                  Đúng là thời thế hệ cha mẹ các bác cũng có những thời để nhớ, cái thời con người ta nghèo vật chất, nhưng giàu về tinh thần. Thời đó con người sống với nhau bằng cái TÂM không hề so đo tính toán có thể giúp nhau từng bơ gạo, cái thời mà kẻ cắp sợ người lương thiện, học sinh được dạy làm người trước đã sau mới dạy kiến thức, cái thời thầy cô giáo dạy bằng cái TÂM, không tiêu cực chạy điểm
                  có những người sẵn sàng hi sinh cả mạng sống nhận lấy phần chết cho người đồng đội mình vì họ còn vợ trẻ mẹ già con thơ
                  cái thời "RA NGÕ GẶP ANH HÙNG"
                  Cái thời mà lớp trẻ đói bụng vẫn đến trường nhưng trong lòng tràn ngập lí tưởng học để xây dựng đất nước, cái thời mà sách gối đầu giường của các bác lúc đó là CHiến tranh và hòa bình, Thép đã tôi thế đấy, Ruồi trâu, cái thời "áo chăn chưa ấm thân mình" nhưng ngọn lửa tuổi trẻ cống hiến lúc nào cũng ngùn ngụt. NGày đó trên môi các bạn trẻ huýt sáo "ĐÔI BỜ", "KACHIUSA", vv sẵn sàng tình nguyện theo tiếng gọi của Tổ Quốc

                  giờ đây đó là "THỜI XA VẮNG"
                  Tạm dừng ở đây rảnh viết tiếp em xin được góp ý đôi điều
                  Ngày xưa vua hỏi Mạnh Tử về trị dân
                  ông này nói cốt ở CHÍNH DANH. Vua làm hết đạo VUA, tôi làm hết ĐẠO TÔI, cha làm hết ĐẠO CHA, con làm hết đạo CON, dân làm hết đạo DÂN thì nước ko loạn

                  THÓC GẠO TUY NHIỀU ĐẤY- LIỆU CÓ Ở YÊN mà ĐƯỢC KHÔNG

                  Comment

                  Về tác giả

                  Collapse

                  falleaf Tìm hiểu thêm về falleaf

                  Bài viết mới nhất

                  Collapse

                  Đang tải...
                  X