Thông báo

Collapse
No announcement yet.

[LabVIEW] Tự học labview

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Đến khúc gay cấn, và cần cho bài tập của em thì hết! chán thế

    Comment


    • #17
      Nguyên văn bởi HocLabVIEW Xem bài viết
      Đến khúc gay cấn, và cần cho bài tập của em thì hết! chán thế
      Bạn chờ thêm chút nhé, phần đó chưa hết đâu ạ Bạn cần hỏi gì hay bài tập gì cứ post lên nhé
      Thân ái!
      Công Ty Cổ phần thương mại và Công nghệ Tự động hóa Cyberlab

      Simplify your life!

      Comment


      • #18
        Em muốn hỏi làm sao để tạo một bộ đếm như trong VĐK ấy! tức là mình có 1 biến dạng boolean làm sao đếm đc số lần nó đạt mức cao(thấp) ạ.

        Comment


        • #19
          Nguyên văn bởi HocLabVIEW Xem bài viết
          Em muốn hỏi làm sao để tạo một bộ đếm như trong VĐK ấy! tức là mình có 1 biến dạng boolean làm sao đếm đc số lần nó đạt mức cao(thấp) ạ.
          Bạn cứ chờ theo dõi nhé, nó sẽ có trong nội dung bài sau
          Thân ái!
          Công Ty Cổ phần thương mại và Công nghệ Tự động hóa Cyberlab

          Simplify your life!

          Comment


          • #20
            up up up chờ bài kế....

            Comment


            • #21
              Bài 5: Cấu trúc CASE, SEQUENCE, EVENT và FORMULA NODE (Đỗ Trung Hiếu - CYBERLAB JSC.)

              Tiếp tục bài 5....
              3. Cấu trúc EVENT
              Trong LabVIEW, cấu trúc EVENT hoạt động đóng vai trò giống như ngắt trong lập trình Vi điều khiển (Interrupt). Cấu trúc này cho phép người lập trình tạo ra các rẽ nhánh đặc biệt với điều kiện là các sự kiện đặt trước.
              Một ưu điểm của cấu trúc này là cho phép chương trình chuyển lập tức sang chương trình ngắt bất kỳ khi nào điều kiện ngắt được thỏa mãn. Điều này giúp quản lý chương trình hiệu quả hơn, và giảm đáng kể bộ nhớ và tác vụ sử dụng.
              Để tạo cấu trúc EVENT, ta chọn Programming >> Structures >> Event structure
              Để hiểu và thấy được ưu điểm của cấu trúc EVENT, ta theo dõi ví dụ sau theo 2 cách thực hiện: Có sử dụng EVENT và không sử dụng cấu trúc EVENT.
              Ví dụ: Viết chương trình điều khiển một đại lượng X (ví dụ X là lượng nước trong bình chứa) bằng 3 nút bấm: Increase, Decrease, và Unchange. Nếu ấn Unchange thì X không đổi, ấn Increase thì X tăng, ấn Decrease thì X giảm.
              Ta có thể sử dụng 2 phương pháp để thực thi bài toán trên, một phương pháp sử dụng EVENT và 1 phương pháp không sử dụng cấu trúc EVENT.


              Cấu trúc Event
              Time out: thời gian mà cấu trúc Event chờ (tính bằng mili giây) để một sự kiện xảy ra. Nếu quá thời gian này mà không có sự kiện nào xảy ra
              Cấu trúc EVENT cũng tương tự như cấu trúc CASE, với các “case” chứa các chương trình tương ứng với mỗi sự kiện khác nhau.
              Case mặc định ban đầu là case “time out”, chưa code chương trình trong trường hợp không có sự kiện nào xảy ra.
              Ta ví dụ tạo 1 chương trình thực hiện một bộ đếm, đếm số lần 1 biến logic thay đổi (ví dụ số lần ấn nút ADD). Mỗi lần ấn nút ADD sẽ kích hoạt 1 Event Case để tăng giá trị 1 biến Count lên 1 đơn vị.
              Để xóa bộ đếm, ta sử dụng nút Clear. Khi nút ấn, một Event Case được kích hoạt để xóa giá trị của biến Count.
              Cuối cùng, ta sử dụng nút STOP để kích hoạt event case dừng chương trình.
              Đầu tiên ta tạo vòng lặp While chứa chương trình chính.
              Tạo event structure, đưa đầu vào Time out là 10, thể hiện Event structure sẽ thực hiện chờ 10ms cho mỗi sự kiện tiếp theo. Nếu sau 10ms không có sự kiện nào xảy ra, sẽ thực hiện 1 vòng lặp kế tiếp.

              Để tạo 1 Case mới, ta click chuột phải vào rìa của Event structure, chọn Add Event Case

              Mở ra cửa sổ Edit Events. Đầu tiên ta chọn tạo Sự kiện ADD button value changed. Chọn như hình dưới.
              Ấn OK để tạo Event mới, đó là Event case của sự kiện nút ADD được ấn.

              Trong Even Structure bây giờ xuất hiện 1 case mới, đó là case của sự kiện “value chang” của nút ADD. Để thực hiện việc thêm 1 giá trị vào Count khi sự kiện này diễn ra, ta sử dụng 2 Local Variable của biến Count. 1 Local Variable là dạng Read, local Variable còn lại ở dạng Write.
              Thực hiện như hình dưới đây, ta có thể coi như đã thực hiện 1 lệnh: Count = Count +1.

              Tương tự như với cách tạo Case trên, ta tạo thêm Case CLEAR: value change.
              Với Case này, thực hiện lệnh Count = 0 để xóa giá trị bộ đếm.

              Cuối cùng ta tạo Case: Stop : Value change.
              Nếu Case này xảy ra, ta đưa giá trị True vào STOP Condition của vòng lặp While bên ngoài để dừng chương trình.

              Chạy chương trình, với giao diện như dưới đây. Khi ấn nút ADD, biến COUNT đếm tăng thêm 1 đơn vị. Khi ấn CLEAR, COUNT nạp lại giá trị 0. Khi ấn STOP, chương trình dừng.

              Cuối cùng, ta thử đưa các biến, nút ấn trên ra khỏi vòng lặp, chạy chương trình, ta vẫn thấy kết quả như vậy.
              Việc đưa các nút bấm ra khỏi chương trình chứng tỏ trong vòng lặp không cần thực hiện việc kiểm tra trạng thái của các biến mà thực hiện các Sự kiện trong EVENT Structure như các ngắt trong Vi điều khiển. Điều này cho phép giảm bớt rất nhiều tài nguyên của máy tính khi thực hiện chương trình, đồng thời tăng thêm khả năng đáp ứng nhanh của các vòng lặp.
              Sử dụng EVENT Structure, bạn cũng có thể quản lý chương trình đơn giản và dễ dàng hơn với các sự kiện khác nhau.

              Đưa các biến ra ngoài vòng lặp.

              Dưới đây là 1 ví dụ về chương trình đếm tương tự như trên nhưng sử dụng CASE Structure.
              CASE ngoài cùng check giá trị của nút ADD, nếu là True sẽ tăng thêm biến đếm COUNT 1 đơn vị. Nếu là FALSE thì check giá trị của nút CLEAR. Nếu nút CLEAR là true thì xóa giá trị của biến đến COUNT. Nếu không, giữ nguyên giá trị.
              Bạn có thể thấy chương trình phức tạp hơn nhiều và cũng tốn tài nguyên hơn nhiều do phải thường xuyên kiểm tra trạng thái của các biến, đồng thời trong các CASE có thể chưa các chương trình phức tạp, sẽ không đảm bảo được thời gian thực thi 1 Case kéo dài bao lâu.

              Bài tập ví dụ download tại:
              * counter case structure.vi
              * counter event structure.vi
              Hẹn gặp các bạn tại bài tiếp theo
              Công Ty Cổ phần thương mại và Công nghệ Tự động hóa Cyberlab

              Simplify your life!

              Comment


              • #22
                Mô phỏng động cơ một chiều không sử dụng Control Design and Simulation Toolkit

                (Đỗ Trung Hiếu- Cyberlab JSC.)
                Đây là một đề tài mà tôi từng giúp đỡ một bạn Sinh viên năm cuối để làm đồ án tốt nghiệp liên quan đến LabVIEW: Mô phỏng động cơ điện một chiều (không sử dụng Control Design and Simulation Toolkit) và thiết kế bộ điều khiển PID, Mờ và Thích nghi cho động cơ đó.
                Ở đây tôi chỉ đưa ra 2 phần: mô phỏng động cơ và bộ điều khiển PID
                Đầu tiên là mô phỏng động cơ, tôi có sử dụng mô hình vật lý của động cơ để mô phỏng với đầu vào là Điện áp (Voltage) và Moment quán tính (Torque), đầu ra là Vận tốc và Dòng điện. Tất cả gói gọn trong 1 chương trình con "dc_motor_model (SubVI)"
                Các tham số động cơ được nhập ở Cluster "Motor_para", gồm điện trở trong, hằng số điện, moment quán tính của trục động cơ, không có L (tính gần đúng), và dt là đơn vị thời gian mỗi lần tính toán (dt càng nhỏ thì phép mô phỏng càng gần đúng, ở đây tôi đặt dt=1uS)

                Tôi cũng thiết lập một chương trình con khác (dc_motor_body(SubVI)) mô phỏng động cơ trong không gian 3 chiều, với vận tốc quay đầu trục đúng bằng vận tốc quay của động cơ được tính toán từ "dc_motor_model(SubVI)"

                Thay đổi đầu vào U(điện áp) và T(moment trục) để quan sát thay đổi vận tốc, dòng điện:

                Thiết kế hệ điều khiển PID:
                Tôi cũng gửi kèm theo file thiết kế và mô phỏng bộ điều khiển động cơ sử dụng thuật toán PID:

                Chương trình gồm 2 vòng lặp For: Vòng lặp tạo tín hiệu đặt vận tốc, và vòng lặp mô phỏng gồm bộ điều khiển PID và mô hình động cơ. Kết quả được xuất ra tín 2 đồ thị vận tốc và dòng điện theo thời gian.
                Đây chỉ là 1 ví dụ đơn giản về việc mô phỏng 3D hệ điều khiển động cơ điện 1 chiều dựa trên mô tả vật lý của đối tượng. Thiết nghĩ với các bước tương tự, chúng ta cũng có thể mô phỏng được nhiều hệ thống phức tạp khác, như hệ điều khiển động cơ điện xoay chiều 3 pha, động cơ BLDC, động cơ đồng bộ, cánh tay Robot...
                Vấn đề cốt lõi là các bạn phải có phương trình vật lý mô tả động lực học hệ thống, sau đo sử dụng LabVIEW để mô phỏng trong miền thời gian.
                Nếu như các bạn đã có mô hình đối tượng trên Matlab, cụ thể là file Mathscript, thì việc mô phỏng trên LabVIEW cũng có thể thực hiện được, tôi sẽ trình bày trong 1 bài riêng.
                Việc mô phỏng mô hình 3D trong LabVIEW cũng sẽ được nói chi tiết sau. Mong các bạn chú ý theo dõi.
                Chương trình được down tại đây:
                dcmotor_model_(3D_and_electromechanical).rar
                Chúc các bạn thành công!
                Đây là bài ví dụ thêm cho các bạn Mong các bạn sẽ thấy thú vị hơn khi tự học LabView. Hẹn gặp lại các bạn trong bài sau
                Công Ty Cổ phần thương mại và Công nghệ Tự động hóa Cyberlab

                Simplify your life!

                Comment


                • #23
                  hay! rất hữu ích! cổ vũ anh hoàn tất seri!

                  Comment


                  • #24
                    hi anh! cho em hỏi về việc tách tách một mảng thành nhiều mảng theo 1 điều kiện như thế nào ạ.
                    giả sử mảng 2D có 10 phần tử và e muốn tách thành 2 mảng :
                    + mảng 1: gồm các phần tử có giá trị từ (giả sử )5->10
                    +mảng 2: gồm các giá trị còn lại
                    mong anh giúp đỡ
                    doconghung92@gmail.com

                    Comment


                    • #25
                      Có ai còn ở trong luồng này nữa không.
                      Cho mình hỏi 1 vấn đề.
                      Mình đang thiết kế giao diện điều khiển động cơ với dsPic dùng labview.
                      Giao điện diều khiển bao gồm điều khiển thuận ngược và sét tốc độ.
                      Mình viết code thế này:Click image for larger version

Name:	Screenshot 2013-12-07 13.07.31.jpg
Views:	1
Size:	67.6 KB
ID:	1389366 Click image for larger version

Name:	Screenshot 2013-12-07 13.22.42.jpg
Views:	1
Size:	83.8 KB
ID:	1389367
                      Nhưng khi run nó báo lỗi. Click image for larger version

Name:	Screenshot 2013-12-07 13.23.09.jpg
Views:	1
Size:	68.7 KB
ID:	1389368
                      Ai có thể giúp mình và bổ sung thêm ý kiến được không.

                      Comment


                      • #26
                        Ad ơi đăng lời giải ví dụ bài 5 đi

                        Comment


                        • #27
                          Chào bạn, mình muốn sử dụng hình ảnh để điều khiển servo thông qua Labview, bạn có thể giúp mình đc k?
                          Cảm ơn bạn rất nhiều!

                          Comment


                          • #28
                            Nguyên văn bởi hao.hohuy Xem bài viết
                            Có ai còn ở trong luồng này nữa không.
                            Cho mình hỏi 1 vấn đề.
                            Mình đang thiết kế giao diện điều khiển động cơ với dsPic dùng labview.
                            Giao điện diều khiển bao gồm điều khiển thuận ngược và sét tốc độ.
                            Mình viết code thế này:[ATTACH=CONFIG]79611[/ATTACH] [ATTACH=CONFIG]79612[/ATTACH]
                            Nhưng khi run nó báo lỗi. [ATTACH=CONFIG]79613[/ATTACH]
                            Ai có thể giúp mình và bổ sung thêm ý kiến được không.
                            Theo kinh nghiệm nhìn vào lỗi của bạn là do VISA chứ ko phải do lỗi lập trình.

                            Comment


                            • #29
                              anh setwon ơi sao vẫn chưa hết vậy. phần 9 giao tiếp tcp/ip vẫn không có vậy anh. anh có tài liêu post lên dây e xin tham khảo với hoặc a gửi qua mail đây cũng đc. e cảm ơn 11d1tdhbk@gmail.com

                              Comment


                              • #30
                                Các bạn có thắc mắc, có thể đặt câu hỏi tại trang Cộng đồng LabVIEW Việt Nam: https://decibel.ni.com/content/groups/labview-vietnam

                                Comment

                                Về tác giả

                                Collapse

                                setwon Tìm hiểu thêm về setwon

                                Bài viết mới nhất

                                Collapse

                                Đang tải...
                                X